Dragon459
Manager
Chính phủ chỉ đạo Bộ Công Thương kiểm tra việc đồng loạt tăng giá cước 3G
Chính phủ chỉ đạo Bộ Công Thương kiểm tra việc đồng loạt tăng giá cước 3G. Sau khi 3 mạng di động đồng loạt tăng cước 3G, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã yêu cầu Bộ Công Thương nắm tình hình vụ việc, nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh thì tiến hành điều tra, xử lý theo đúng quy định.
Nhà mạng cho rằng phải tăng cước 3G vì dịch vụ này đang bán dưới giá thành.
Sau khi 3 mạng di động đồng loạt tăng cước 3G, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã yêu cầu Bộ Công Thương nắm tình hình vụ việc, nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh thì tiến hành điều tra, xử lý theo đúng quy định.
Vừa qua dư luận báo chí có nhiều bài phản ánh việc VinaPhone, MobiFone và Viettel đồng loạt tăng giá cước dịch vụ 3G vào ngày 16/10/2013 lên cùng một mức cước, có dấu hiệu "bắt tay nhau", lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường vi phạm pháp luật về cạnh tranh, việc tăng giá cước là không có cơ sở, bất hợp lý.
Về việc này, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo cơ quan quản lý cạnh tranh khẩn trương nắm tình hình vụ việc, nếu có dấu hiệu lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vi phạm pháp luật về cạnh tranh thì tiến hành điều tra, xử lý theo đúng quy định của pháp luật; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
Trước đó ngày 17/10 ICTnews và Infonet đã tổ chức trong buổi Giao lưu trực tuyến với chủ đề "Vì sao tăng cước 3G" sáng nay.
Tại buổi giao lưu này, theo ông Nguyễn Đình Chiến, Phó Tổng Giám đốc Công ty MobiFone, thực tế từ ngày 9/8, MobiFone đã có văn bản đề xuất tăng cước 3G bắt đầu từ 1/9/2013. Ông Hồ Đức Thắng, Phó Giám đốc Công ty VinaPhone cũng cho biết từ cuối tháng 8 đã có văn bản điều chỉnh giá cước và xin được tăng giá cước từ 15/9. Còn với Tập đoàn Viettel, theo ông Nguyễn Việt Dũng, Trưởng phòng Kinh doanh, thì Viettel cũng đã xin điều chỉnh giá cước từ ngày mùng 1/10.
Theo cả 3 đại diện nhà mạng, đến ngày 4/10, doanh nghiệp mới nhận được văn bản của Cục Viễn thông chấp thuận điều chỉnh giá cước. "Cũng như các nhà mạng khác, theo chu kỳ tính cước, nếu áp dụng giá cước trong nửa đầu tháng thì giá cước sẽ được tính tròn tháng vào ngày mùng 1, còn nửa cuối tháng thì cước sẽ chỉ tính nửa tháng. Để đảm bảo quyền lợi của khách hàng thì chúng tôi chọn ngày 16/10 bắt đầu tăng giá, như thế người dùng sẽ chỉ bị tính nửa chu kỳ cước của tháng đó", ông Hồ Đức Thắng lý giải.
Phát biểu tại buổi giao lưu trực tuyến, ông Nguyễn Đức Trung, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ TT&TT khẳng định đúng là từ tháng 8/2013, cả 3 doanh nghiệp MobiFone, Viettel và VinaPhone đều đã có văn bản đăng ký điều chỉnh giá cước. Sau đó, trong quá trình thẩm định, Cục Viễn thông đã yêu doanh nghiệp phải bổ sung, giải trình thêm về phương án tăng giá (hạn cuối là 13/9). Trên cơ sở giải trình của các doanh nghiệp, nhìn được bức tranh chung cũng như sự cân đối của cả thị trường Việt Nam, Cục Viễn thông mới ban hành văn bản chấp thuận cho các doanh nghiệp điều chỉnh giá cước. Cục không ấn định thời điểm tăng giá, nhưng có thể do văn bản chấp thuận của Cục được ký cùng một ngày 4/10 nên dẫn tới sự trùng thời điểm tăng giá của 3 doanh nghiệp viễn thông.
Ông Nguyễn Đức Trung khẳng định, viễn thông là một trong những ngành tại Việt Nam có cạnh tranh và cạnh tranh rất tốt nên người dân đã có quyền được lựa chọn dịch vụ và sử dụng giá cước rất hợp lý. Phần lớn các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đều cạnh tranh thông qua giảm giá mà cụ thể là dịch vụ truy nhập Internet qua mạng di động giá cước rất thấp so với giá thành và so với giá cước khu vực. Từ khi ra đời dịch vụ di động 3G, để thu hút khách hàng, tăng lưu lượng sử dụng, doanh nghiệp đã giảm giá cước truy nhập Internet xuống dưới giá thành rất nhiều, và lấy các dịch vụ di động khác bù lỗ cho dịch vụ này. Việc doanh nghiệp điều chỉnh tăng cước là việc cần làm và nếu thị trường không có biến động lớn thì trong tương lai, doanh nghiệp sẽ tiếp chỉnh điều chỉnh tăng cước như lộ trình doanh nghiệp đăng ký với Bộ để đảm bảo giá cước không thấp hơn giá thành, để thị trường phát triển bền vững, tránh đổ vỡ.
Trả lời câu hỏi việc tăng cước của 3 nhà mạng có vi phạm Luật Cạnh tranh hay không? ông Trần Anh Sơn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Cạnh tranh, Bộ Công thương nói: "Mãi tới cuối năm ngoái, Bộ TT&TT mới ban hành Thông tư quy định về giá thành của gói cước. Chúng tôi đang trong quá trình thu thập thông tin cần thiết, căn cứ thông tin nhận được và trao đổi với Bộ TT&TT, chúng tôi mới có thể đưa ra những nhận định của mình".
Trả lời ICTnews ngày hôm qua luật sư Phạm Hoàn Thành, Văn phòng Luật sư Phạm và Liên danh cho biết, theo quy định của Luật cạnh tranh thì Theo nghị định 116 hướng dẫn một số điều của Luật cạnh tranh, những doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường không được phép tăng giá quá 5%/lần hoặc nhiều lần với tổng mức tăng quá 5% trong 60 ngày liên tiếp khi không có biến động bất thường làm tăng giá thành sản xuất hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, Luật Viễn thông lại quy định doanh nghiệp viễn thông không được bán dưới giá thành. Như vậy, có thể cho thấy 3 mạng di động bán dịch vụ 3G dưới giá thành cũng đã vi phạm Luật Viễn thông. Luật cạnh tranh đưa ra các quy định nhằm tránh việc các doanh nghiệp thống lĩnh thị trường lũng đoạn. Tuy nhiên, ở trong trường hợp 3 mạng tăn
Theo ICTnews.