• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Chuyên đề về hệ điều hành Linux.

CongNam

New Member
LINUX.png

Chào tất cả các bạn, có lẽ trong tất cả chúng ta gần như ai cũng biết đến và sử dụng thông thạo hệ điều hành Windows, đây là một hệ điều hành mà gần như 90% máy tính của Việt Nam nói chung và thế giới nói riêng đều phải chạy nó.
Nói đến hệ điều hành Linux thì chắc có thể các bạn đã nghe qua rồi, nhưng việc cài đặt và làm chủ được hệ điều hành này thì quả là một vấn đề không đơn giản chút nào. Chính vì vậy mà hôm nay mình muốn mở chủ đề này để tất cả chúng ta cùng vào đây tham gia, trao đổi và chia sẽ kinh nghiệm về hệ điều hành Linux.

Mong các bạn tham gia nhiệt tình!
 
Chỉnh sửa cuối:
Tổng quan về Linux.

Linux là tên gọi của một hệ điều hành máy tính và cũng là tên hạt nhân của hệ điều hành. Nó có lẽ là một ví dụ nổi tiếng nhất của phần mềm tự do và của việc phát triển mã nguồn mở.

Phiên bản Linux đầu tiên do Linus Torvalds viết vào năm 1991, lúc ông còn là một sinh viên của Đại học Helsinki tại Phần Lan. Ông làm việc một cách hăng say trong vòng 3 năm liên tục và cho ra đời phiên bản Linux 1.0 vào năm 1994. Bộ phận chủ yếu này được phát triển và tung ra trên thị trường dưới bản quyền GNU General Public License. Do đó mà bất cứ ai cũng có thể tải và xem mã nguồn của Linux.

Một cách chính xác, thuật ngữ "Linux" được sử dụng để chỉ Nhân Linux, nhưng tên này được sử dụng một cách rộng rãi để miêu tả tổng thể một hệ điều hành giống Unix (còn được biết đến dưới tên GNU/Linux) được tạo ra bởi việc đóng gói nhân Linux cùng với các thư viện và công cụ GNU, cũng như là các bản phân phối Linux. Thực tế thì đó là tập hợp một số lượng lớn các phần mềm như máy chủ web, các ngôn ngữ lập trình, các hệ quản trị cơ sở dữ liệu, các môi trường làm việc desktop như GNOME và KDE, và các ứng thích hợp cho công việc văn phòng như OpenOffice.

Khởi đầu, Linux được phát triển cho dòng vi xử lý 386, hiện tại hệ điều hành này hỗ trợ một số lượng lớn các kiến trúc vi xử lý, và được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau từ máy tính cá nhân cho tới các siêu máy tính và các thiết bị nhúng như là các máy điện thoại di động.

Ban đầu, Linux được phát triển và sử dụng bởi những người say mê. Tuy nhiên, hiện nay Linux đã có được sự hỗ trợ bởi các công ty lớn như IBM và Hewlett-Packard, đồng thời nó cũng bắt kịp được các phiên bản Unix độc quyền và thậm chí là một thách thức đối với sự thống trị của Microsoft Windows trong một số lĩnh vực. Sở dĩ Linux đạt được những thành công một cách nhanh chóng là nhờ vào các đặc tính nổi bật so với các hệ thống khác: chi phí phần cứng thấp, tốc độ cao (khi so sánh với các phiên bản Unix độc quyền) và khả năng bảo mật tốt, độ tin cậy cao (khi so sánh với Windows) cũng như là các đặc điểm về giá thành rẻ, không bị phụ thuộc vào nhà cung cấp. Một đặc tính nổi trội của nó là được phát triển bởi một mô hình phát triển phần mềm nguồn mở hiệu quả.

Tuy nhiên, hiện tại số lượng phần cứng được hỗ trợ bởi Linux vẫn còn rất khiêm tốn so với Windows vì các trình điều khiển thiết bị tương thích với Windows nhiều hơn là Linux. Nhưng trong tương lai số lượng phần cứng được hỗ trợ cho Linux sẽ tăng lên.

* Các bản phân phối Linux
Linux hiện nay có nhiều bản phân phối khác nhau, một phần là bởi vì tính chất nguồn mở của nó. Sau đây là một số bản phân phối chủ yếu:

* Debian GNU/Linux
* Red Hat
* Fedora Core
* SuSE
* Ubuntu
* Mandrake/Mandriva
* Gentoo
* Slackware
 
Vì sao Ubuntu vẩn chưa thể vương cao được

Ubuntu, hệ điều hành Linux được xem là tốt nhất hiện nay, có khá nhiều các bộ ứng dụng miễn phí và tuyệt vời, giao diện được cải thiện đáng kể, khả năng tương tác tốt với các ứng dụng truyền thông phương tiện, thậm chí là các ứng dụng game...
Nhưng vì sao, Ubuntu vẫn chưa chiếm lĩnh được lòng tin của người dùng và thị phần của miếng bánh hệ điều hành dù nhiều người vẫn thường than phiền về các sản phẩm của Microsoft?


1. FUD (Fear, Uncertainty and Doubt)


FUD tức là lo lắng(Fear), không chắc chắn (Uncertainty), nghi ngờ (Doubt). FUD được hiểu chung là một nỗ lực có tính chiến thuật nhằm gây ảnh hưởng lên nhận thức của công chúng bằng cách reo rắc những thông tin mập mờ, không chính xác.
Microsoft đã từng bị kết tội ở vô số phiên toà điều trần, chẳng hạn như vụ việc gần đây khi Novell (đỡ đầu cho phiên bản Linux SuSE) mua "quyền bảo vệ" từ các phát minh phần mềm của Microsoft. Các tin tức đã được "quét nước sơn" bóng bẩy nên từ giới truyền thông tới người dùng phổ thông, những người vốn không để ý tới cách tranh chấp, cũng như hầu hết người dùng vẫn cho rằng: "Chắc là Microsoft đã không lăm le kiện cáo những vấn đề liên quan tới Linux?"
2. Vấn đề phần cứng

Cài đặt và sử dụng Ubuntu rất dễ dàng, nhưng người sử dụng Windows lại không thường biên dịch các driver từ mã nguồn mở, một khi họ tìm thấy. Do đó, phải tốn cả khối thời gian để tìm kiếm driver thiết bị trên các trang lưu trữ của Linux (ALSA) không phải là điều mà mọi người cho là thú vị.
Trong khi đó, Microsoft sẵn sàng mở hầu bao cho các nhà sản xuất phần cứng để đổi lấy "lòng trung thành" của họ, chẳng hạn như vụ scandal gần đây liên quan đến Foxconn. Các nhà sản xuất phần cứng hùa vào, từ chối hệ điều hành Linux khi thiết kế drivers, nhằm để giảm giá thành. Còn rất lâu nữa Linux mới đủ tài chính để biến chiến trường trở nên cân bằng hơn. Đó là lí do sâu xa của vấn đề.
Mỗi khi một chiếc máy in hay webcam không làm việc, phía Linux lại mất một người dùng tiềm năng, và cán cân không thay đổi.
Tất nhiên, có những người đặc biệt nhiệt tình và thông thái dành thời giờ vàng son của họ để tạo ra các driver, nhưng có vẻ như khó khăn lại lộ ra khi số đội ngũ này lại không có người kế cận thực sự.
3. Tâm lý người sử dụng thông thường.

Mặc dù đa phần người sử dụng Windows phải đối mặt hàng ngày với mối hiểm hoạ từ virus, spyware cũng như các ứng dụng ngày càng ngập lụt, nhưng họ vẫn tiếp tục sử dụng nó, kể từ đời phiên bản Windows 3.1
Thử nghiệm trên chiếc máy tính xách tay Acer, sử dụng RAM 1 GB phiên bản mới nhất Ubuntu 8.04 thì thấy, hệ điều hành làm việc một cách mượt mà, chỉ tốn mất khoảng 400 MB, không cần bộ nhớ cache trên đĩa cứng. Pin hoạt động kéo dài 3 tiếng đồng hồ, trong khi đó, lượng pin này chỉ sử dụng được 1 tiếng rưỡi khi cài Vista.
Thử nghiệm trên cho thấy, có vẻ như mọi người vẫn không ngại ngùng bỏ ra hàng trăm USD đổ vào các phần mềm thương mại. Thậm chí, còn phải chịu phiền toái với thông tin quảng cáo trên sản phẩm. Có khi lí do chỉ vì họ muốn gửi được các hình mặt cười động đậy (có trên Yahoo Messenger).
An toàn, miễn phí và nhẹ nhàng, đó là 3 lí do để tìm tới Linux.
4. Kĩ năng sử dụng chưa đến đầu đến đũa.

Thử tưởng tượng, bạn đang sử dụng Windows, còn tất cả những người xung quang đều dùng Linux. Nếu muốn chia sẻ tập tin qua mạng Windows, bạn phải đọc các liệu hướng dẫn và chỉnh sửa thủ công tập tin cấu hình (hoặc cài một trình cấu hình bằng đồ hoạ đôi khi cũng có thể làm việc được). Chuyện gì xẩy ra khi bạn không thể có 30 phút để làm việc đó? Đáng nhẽ ra mọi chuyện phải suôn sẻ, các máy tính này phải làm việc chứ? Tại sao bạn không quẳng ngay cái thao tác nhấp chuột phải để chọn share?
Đây chỉ là một ví dụ nho nhỏ về sự không đồng bộ giữa các thiết bị phần mềm với nhau, cũng giống như những khó khăn thường mắc phải ở như ở trên có nêu do sự xung đột, thiếu hệ thống và chuẩn giữa phần cứng với phần mềm.
Nhưng trên hết, rõ ràng, ở ngay sự thiếu đồng bộ này thì nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng nhiều người xa lánh Linux là do họ chưa được đào tạo một cách bài bản, có ý thức cá nhân hoá sản phẩm cũng như những kĩ năng thực hành, sử dụng cơ bản nhất.
5. Thiếu thông tin...

Khi bạn mua một chiếc máy tính mới thì chắc chắn, bạn sẽ phải hỏi nhà sản xuất về khả năng thích ứng với các ứng dụng mã nguồn mở, trong đó có Ubuntu, Linux, nhưng câu trả lời từ họ lại thường không phải bao giờ cũng có. Vì thế, lựa chọn của bạn bị hạn chế đi nhiều.
Liệu một người sử dụng bình thường sẽ ngó ngàng tới Linux khi nào? Có lẽ, khi anh ta được tận mắt chứng kiến hai chiếc máy tính giống nhau cùng phi nước kiệu, một bên cài Vista, còn bên kia là Ubuntu. Dell và Asus là những nhà sản xuất máy tính xách tay mà chúng ta có thể thấy chút hi vọng về viễn cảnh này. Họ đang chọn một giải pháp khác ngoài Windows khi cài mặc định vào máy trước khi xuất sưởng, và đương nhiên đó là Ubuntu.
6. Người tiêu dùng và hoạt động thương mại

Công việc thương mại vốn sử dụng Windows ngay từ khi Bill Gate, người sáng lập Microsoft vẫn còn là một chàng trai. Thử tưởng tượng hàng triệu công nhân không tìm thấy nút Star trên màn hình máy tính, một công ty tiêu hàng đống tiền để đào tạo lại nhân viên một khi chuyển sang dùng hệ điều hành khác, thử tưởng tượng số giờ công bị đánh mất chỉ vì những hệ luỵ người ta vốn khó chấp nhận này? Mặc dù Linux là hoàn toàn miễn phí nhưng nó có một cái giá đáng kể đấy: tri thức để sử dụng.
Kết luận: Ubuntu vẫn chưa thể mở cờ chiếm thế thượng phong trên chiến thường hệ điều hành, cho dù có những cố gẳng của Canonical cũng như cộng cồng mã nguồn mở. Trong nay mai, Linux có thể sẽ thay đổi được dần cán cân chênh lệch hiện nay, nhưng hẳn tương lai đó còn rất xa...


Theo Geek
 
Một số câu lệnh cơ bản của Linux dành cho người mới bắt đầu

Đây là hệ điều hành đáng tin cậy, an toàn, ngày càng thân thiện với người dùng và được hàng ngàn lập trình viên trên thế giới tiếp tục phát triển. Để việc tiếp cận với hệ điều hành này dễ dàng hơn, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn một số câu lệnh cơ bản để có thê thực hiện một số công việc thông dụng thông qua cơ chế dòng lệnh (Command Line).

Cơ chế dòng lệnh(Command Line) là cách đơn giản nhất để tương tác với hệ thống. Ưu điểm của nó là thực hiện tác vụ nhanh hơn so với việc chúng ta sử dụng giao diện đồ hoạ. Dưới đây là một số câu lệnh thông dụng mà chúng tôi giới thiệu đến các bạn tham khảo.

Lưu ý: hệ điều hành Linux phân biệt chữ hoa và chữ thường.

Lệnh liên quan đến hệ thống

exit: thoát khỏi cửa sổ dòng lệnh.
logout: tương tự exit.
reboot: khởi động lại hệ thống.
halt: tắt máy.
startx: khởi động chế độ xwindows từ cửa sổ terminal.
mount: gắn hệ thống tập tin từ một thiết bị lưu trữ vào cây thư mục chính.
unmount: ngược với lệnh mount.

Lệnh thao tác trên tập tin

ls: lấy danh sách tất cả các file và thư mục trong thư mục hiện hành.
pwd: xuất đường dẫn của thư mục làm việc.
cd: thay đổi thư mục làm việc đến một thư mục mới.
mkdir: tạo thư mục mới.
rmdir: xoá thư mục rỗng.
cp: copy một hay nhiều tập tin đến thư mục mới.
mv: đổi tên hay di chuyển tập tin, thư mục.
rm: xóa tập tin.
wc: đếm số dòng, số kí tự... trong tập tin.
touch: tạo một tập tin.
cat: xem nội dung tập tin.
vi: khởi động trình soạn thảo văn bản vi.
df: kiểm tra dung lượng đĩa.
du: xem dung lượng đĩa đã dùng cho một số tập tin nhất định

Lệnh khi làm việc trên terminal

clear: xoá trắng cửa sổ dòng lệnh.
date: xem ngày, giờ hệ thống.
cal: xem lịch hệ thống.

Lệnh quản lí hệ thống

rpm: kiểm tra gói đã cài đặt hay chưa, hoặc cài đặt một gói, hoặc sử dụng để gỡ bỏ một gói.
ps: kiểm tra hệ thống tiến trình đang chạy.
kill: dừng tiến trình khi tiến trình bị treo. Chỉ có người dùng super-user mới có thể dừng tất cả các tiến trình còn người dùng bình thường chỉ có thể dừng tiến trình mà mình tạo ra.
top: hiển thị sự hoạt động của các tiến trình, đặc biệt là thông tin về tài nguyên hệ thống và việc sử dụng các tài nguyên đó của từng tiến trình.
pstree: hiển thị tất cả các tiến trình dưới dạng cây.
sleep: cho hệ thống ngừng hoạt động trong một khoảng thời gian.
useradd: tạo một người dùng mới.
groupadd: tạo một nhóm người dùng mới.
passwd: thay đổi password cho người dùng.
userdel: xoá người dùng đã tạo.
groupdel: xoá nhóm người dùng đã tạo.
gpasswd: thay đổi password của một nhóm người dùng.
su: cho phép đăng nhập với tư cách người dùng khác.
groups: hiển thị nhóm của user hiện tại.
who: cho biết ai đang đăng nhập hệ thống.
w: tương tự như lệnh who.
man: xem hướng dẫn về dòng lệnh như cú pháp, các tham số...

Để hiểu và sử dụng tốt các câu lệnh trên, các bạn nên sử dụng lệnh man với cú pháp: man ten_cau_lenh để có được những thông tin đầy đủ về chức năng cũng như cú pháp của câu lệnh. Chúc các bạn có những giây phút thú vị khi khám phá hệ điều hành này.
 
Là PDAVIET,bác có thể hướng dẫn cách đồng bộ PPC với Linux được không?Mình dùng Acer Aspire one Linux,đã cài synce,synce-engine.... nhưng không thể nào connect được.Đọc các bước làm trên synce nhưng chạy các lệnh toàn có dòng lỗi mà không biết tại sao.BÁc có thể hướng dẫn từng bước một được không?Thanks!
 
Là PDAVIET,bác có thể hướng dẫn cách đồng bộ PPC với Linux được không?Mình dùng Acer Aspire one Linux,đã cài synce,synce-engine.... nhưng không thể nào connect được.Đọc các bước làm trên synce nhưng chạy các lệnh toàn có dòng lỗi mà không biết tại sao.BÁc có thể hướng dẫn từng bước một được không?Thanks!
Linux mình vẩn chưa dùng để kết nối với PPC với lại cũng chưa từng thấy bài HD nào về kết nối ppc với linux . Bạn chịu khó cài thêm HDH XP nữa đi cài // ấy hoặc cài hẵn XP thôi, chỉ có XP là kết với PPC tốt nhất
 
Linux, có rắc rối như vẫn đồn đại?

Nỗ lực cải tiến của cộng đồng mã nguồn mở khiến Linux ngày càng được chú ý hơn. Nhưng nhiều người vẫn ngần ngại chuyển nhà do những lời đồn đại hệ điều hành mã nguồn mở này thiếu thốn cả phần mềm lẫn driver hiếm như lá thu .

Các con nghiện nhắn SMS sẽ là những người thấy bất tiện nhất khi mới đổi "dế", do mỗi hãng có một kiểu thiết lập khác nhau, như Nokia dùng phím 0 để gõ khoảng trắng, trong khi Sony Erricsson dùng phím #. Để quen với kiểu nhắn mới, bạn sẽ phải mất vài ba ngày, hoặc thậm chí cả tuần lễ mới đạt được "phong độ" như trước.

Tương tự, chuyển từ Windows sang Linux cũng khiến những người quen thuộc với Windows từ ngày chập chững làm quen với máy tính cảm thấy cực kì khó khăn. Bạn vẫn quen dùng hệ điều hành theo "kiểu Windows", nhưng cách hoạt động khác của Linux khiến bạn lạc lối, và thậm chí bỏ cuộc quay lại với "mái nhà xưa". Trong vô số lý do dẫn đến "bỏ cuộc" với người mới chuyển sang Linux, hai lý do phổ biến nhất là "thiếu thốn" phần mềm và trình điều khiển phần cứng (driver) "hiếm như lá thu".

Là hệ điều hành chiếm thị phần thống trị, Windows có bộ sưu tập phần mềm khổng lồ cho đủ mọi phiên bản từ 2000, XP, đến Vista. Khi có nhu cầu tìm phần mềm mới, ví dụ như phần mềm chuyển đổi định dạng, người dùng Windows chỉ việc vào Google, gõ từ khoá "video converter", sau đó vào các site được Google cung cấp địa chỉ, tải về và cài đặt phần mềm sẵn sàng sử dụng. Hoặc phổ biến hơn như ở Việt Nam, bạn chỉ cần ra hàng hỏi mua đĩa tổng hợp phần mềm về cài.

Cách tìm phần mềm trên Linux có hơi khác một chút. Phần lớn phần mềm đều có thể tìm thông qua thành phần Package Manager đi kèm với phiên bản bạn chọn, mỗi phiên bản có thể có tên khác nhau. Như trên Ubuntu, bạn sẽ dùng Add/Remove Applications hoặc Synaptic Package Manager. Bạn sẽ tìm phần mềm, tải và cài đặt phần mềm thông qua Package Manager này, thay vì vào trực tiếp trang chủ để tải phần mềm. Package Manager có thể không bao quát hết mọi phần mềm dành cho Linux, nhưng vẫn đủ khả năng cung cấp phần lớn phần mềm bạn cần. Bạn có thể tìm ra cách khác để cài đặt phần mềm khi đã hiểu rõ hơn về Linux, cũng giống như người dùng Windows không cần tới Google để tìm phần mềm.

suse91_061008.jpg


Giao diện Linux phiên bản Suse 9.1 bắt mắt
Ngoài thiếu thốn phần mềm, Linux còn bị đồn đại "không có trình điều khiển" đầy ác ý. Viễn cảnh phần cứng "chết đứng" do không có driver khiến nhiều người ngần ngại không dám chuyển sang Linux. Trên thực tế, phần lớn driver cho các thiết bị phần cứng phổ biến đều đã được "đóng gói" sẵn theo phiên bản Linux bạn cài đặt. Một số thiết bị không kèm theo, như card đồ hoạ Nvidia/ATI chỉ đòi hỏi bạn tick vào vài ô đồng ý với Thoả thuận người dùng (EULA) mới cho cài đặt, nhưng cũng không hề "hiếm có khó tìm": chỉ cần vào System > Hardware Drivers> chọn tải về và cài đặt hoàn toàn tự động. Ví dụ cụ thể: để cài driver cho card mạng Broadcom 4318 WLAN trên phiên bản Linux Ubuntu 8.04, người dùng chỉ cần nhấn chuột tổng cộng 6 lần, gõ mật khẩu xác nhận, chờ khoảng 1 phút rưỡi để tải, cài đặt và khởi động lại để sử dụng. Tìm driver trên Linux thực tế cực kì dễ dàng, thậm chí trong một số trường hợp .. dễ hơn cả Windows.
HĐH mã nguồn mở hoá ra không hề rắc rối phức tạp như vẫn "đồn đại": Linux và Windows trong phần lớn trường hợp đều đơn giản, tiện dụng như nhau. Trở ngại lớn nhất nằm ở phía người dùng, mà cụ thể hơn là thay đổi cách thức làm việc với Windows đã thành thói quen từ những ngày đầu làm quen với máy vi tính.

(Theo itwire)
 
Sử dụng máy scan trên Ubuntu 8.04

Mách bạn các bước sử dụng scanner khi cài đặt và sử dụng chúng trên Ubuntu, cùng cách xử lý các scanner chưa được Ubuntu hỗ trợ. Kiểm tra scanner

Muốn xác định scanner có được Ubuntu hỗ trợ hay chưa, bạn thực hiện theo một trong ba cách:

Cách 1. Cắm dây cáp nối thiết bị vào máy tính, thường là cổng USB. Sau đó, chạy chương trình scan trên Ubuntu có tên XSane.

Nếu màn hình chính của XSane xuất hiện mà không có thông báo lỗi, máy scan của bạn đã được Ubuntu hỗ trợ. Khi đó, bạn đến ngay phần 2 để bắt đầu sử dụng máy scan.

Ngược lại, nếu có thông báo lỗi, thường là “No devices available” thì bạn cần đến phần 3 để tiến hành các bước cài đặt driver.

Cách 2. Một cách khác, rõ ràng hơn, bạn truy cập vào địa chỉ

https://wiki.ubuntu.com/HardwareSupportComponentsScanners

chọn nhà sản xuất thiết bị tương ứng như Canon, Dell, HP..., sau đó kích vào liên kết tương ứng để tìm xem thiết bị scanner của mình có thuộc vào danh sách được Ubuntu hỗ trợ sẵn hay không. Nếu có, bạn đến ngay phần 2 để bắt đầu với máy scan của mình.

Cách 3. Nếu máy scan của bạn không có trong danh sách được Ubuntu hỗ trợ, bạn truy cập vào địa chỉ

www.sane-project.org/sane-backends.html

để xem danh sách các máy scan được SANE (Scanner Access Now Easy) hỗ trợ. SANE là một dự án cung cấp hầu hết các driver cho thiết bị scanner trên Ubuntu.

Nếu thiết bị của bạn thuộc danh sách này, bạn cần cài đặt driver như sau:

+ Cập nhật danh sách phần mềm hệ thống: root@hdhhac-desktop:~# apt-get update

+ Cài đặt thư viện libsane-extras bằng cách sử dụng chương trình Synaptic, hoặc gõ lệnh sau:

root@hdhhac-desktop:~# apt-get install libsane-extras

Lệnh này sẽ cài đặt các driver dành cho máy scan được dự án SANE hỗ trợ.

+ Mở file /etc/sane.d/dll.conf để xem thiết bị scanner của mình đã có trong danh sách liệt kê hay chưa: root@hdhhac-desktop:~# vim /etc/sane.d/dll.conf

Nếu ngay trước dòng tương ứng với tên máy scan của mình có dấu chú thích (#), bạn cần xóa dấu này đi để kích hoạt driver tương ứng với thiết bị của mình.

+ Đến đây, bạn mở chương trình XSane và bắt đầu sử dụng máy scan với driver vừa được cài đặt.

Sử dụng máy scan

Bạn cần sử dụng phần mềm tương tác với máy scan để có được các hình ảnh như mong muốn. Trên Ubuntu, mọi người thường sử dụng XSane để phục vụ cho mục đích này. Phần mềm này sử dụng SANE-library để giao tiếp với các máy scan. Tuy có hỗ trợ camera và các thiết bị video với những tác vụ cơ bản, nhưng XSane được thiết kế với mục đích chính là dành cho máy scan.

Với XSane, bạn có thể dễ dàng sao chép các trang văn bản, sau đó lưu trữ dưới dạng hình ảnh và thực hiện các thao tác fax hoặc chuyển qua email. Bạn có thể sử dụng XSane để lưu trữ hình ảnh thu được ở dạng multi-page documents chứ không chỉ là những hình ảnh riêng biệt. Cần đến với website

http://XSane.org

để tham khảo đầy đủ thông tin về chương trình hỗ trợ scan hữu ích này.

Để scan một trang tài liệu, bạn tiến hành các bước như sau:

1. Đặt trang tài liệu vào trong máy scan.

2. Khởi chạy XSane bằng cách vào menu Applications -> Graphics -> XSane Image Scanner. Bạn cũng có thể bấm vào nút Scan ngay trên máy scan để thực hiện thao tác này.

3. Trên cửa sổ chính của XSane, bạn bấm nút Scan để thực hiện thao tác quét trang tài liệu của mình. Khi tiến trình scan kết thúc, bạn sẽ nhận được kết quả ngay trên cửa sổ Viewer của XSane. Tại đây, bạn lưu ảnh từ menu File -> Save image dưới một trong các định dạng như JPEG, PDF, PNG, PNM...; hoặc thực hiện một vài thao tác xử lý như thay đổi kích thước của ảnh, thay đổi chiều hiển thị của ảnh...

(Theo VietNamNet)
 
Back
Top