• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

EBOOKS ÂM NHẠC, MĨ THUẬT, THỂ THAO

NguyenQuang

Super V.I.P
Đây là nơi giới thiệu các cuốn sách về âm nhạc, mĩ thuật, thể dục thể thao trong và ngoài nước
 
The Beatles Complete Songbook

Bạn là người “hoài cổ”, bạn đam mê những ca khúc bất hủ hay bạn là một fan hâm mộ cuồng nhiệt “Tứ quái The Beatles”... Sưu tập lời bài hát của nhóm nhạc nổi tiếng này không còn gì dễ hơn khi bạn đến với e-CHÍP. Toàn bộ các ca khúc được phát hành đều có trong bộ sưu tập này, chúng được sắp xếp theo từng album và theo thứ tự phát hành nên thuận tiện cho việc tra cứu. Kèm theo mỗi bài hát là hợp âm cho guitar để nếu thích, bạn có thể vừa đàn vừa hát. Cuối cùng là bảng hướng dẫn hợp âm guitar.

Download HERE
 
Âm nhạc cổ truyền Việt Nam

Được hấp thụ hai nền văn hóa Đông và Tây, G.S Nguyễn Kỳ Hưng thấy được sự đóng góp quan trọng của văn hóa và nghệ thuật Đông phương nơi kho tàng văn hóa thế giới trong nhiều thập niên qua. Qua đó, thế giới hầu như chỉ biết đến và ngưỡng mộ văn hóa và nghệ thuật của Trung Hoa và Nhật Bản. Điều đáng buồn là văn hóa và nghệ thuật của nước ta cũng có các sắc thái riêng biệt, độc đáo không kém gì tinh hoa của hai quốc gia này, nhưng lại bị thua thiệt một phần vì sự phổ biến hạn hẹp, một phần vì thiếu sự nhận chân giá trị của chính chúng ta. Bài biên khảo này nhắm vào việc nhận chân các sắc thái sinh động của nền âm nhạc cổ truyền Việt Nam. Từ đó, chúng ta có thể tự hào, nghiên cứu thêm và phát huy những gì chúng ta có cho cộng đồng thế giới cùng biết.
 
E-book học chơi Tennis

pmm2.jpg


Tháng 7-2007, khi mà những giải vô địch bóng đá hàng đầu tại châu Âu kết thúc, thì những người hâm mộ thể thao vẫn có một sự kiện hấp dẫn khác là giải quần vợt Wimbledon danh tiếng. Nhân dịp này, tôi xin gửi một quyển “mini” e-book có trình bày về lịch sử của giải quần vợt danh tiếng này, không những thế còn giới thiệu về lịch sử các giải Grand Slam còn lại. Ngoài ra, quyển sách này còn có một số thông tin rất hữu ích cho những người đã, đang và chuẩn bị tập chơi tennis như: Bí mật về bóng tennis, Cách chọn giày để thi đấu, Các chiến thuật chơi tennis, Dinh dưỡng cho người chơi tennis,... Hy vọng quyển sách này sẽ cung cấp phần nào thông tin và những kiến thức hữu ích về bộ môn tennis, một môn thể thao đang phát triển tại Việt Nam và được rất nhiều người yêu thích. Ebook có dung lượng 1,16MB, bạn có thể tải miễn phí tại www.echip.com.vn.
 
Nhập môn cờ vây (Vũ Thiện Bảo biên soạn Trần Trung Tín hiệu đính)
Nhập môn cờ vây Giới thiệu Cờ Vây hiện đã phát triển trên phạm vi thế giới mà đại diện là Hiệp hội cờ vây nghề nghiệp dư thế giới với 55 thành viên ở hầu hết các châu lục á, Âu, Phi, Mỹ, úc mà Việt Nam chúng ta là một trong 5 thành viên mới nhất. Hàng năm, trên thế giới đều có nhiều giải vô địch cờ Vây cho mọi đối tượng thi đấu, chuyên nghiệp hoặcnghiệp dư, nam hoặc nữ v.v... Chơi cờ Vây là một hoạt động rất có ích, nó không chỉ làm phong phú sinh hoạt văn hoá của mọi người, mà còn giúp người ta rèn luyện tư duy, tăng cường ý chí.

http://www.4shared.com/file/24383309/385b3167/NhapMonCoVay.html
 
Tinh thần Việt Võ đạo (Vovinam)

Ý Nghĩa 10 Điều Tâm Niệm Của Việt Võ Đạo Sinh

Môn phái võ đạo, võ thuật luôn tồn tại, phải có một ý thức hệ vững chắc, một tổ chức đầy đủ, một chương trình huấn luyện hữu hiệu. Có một ý thức hệ vững chắc, môn phái võ đạo, võ thuật ấy mới có thể hướng dẫn tinh thần các võ sinh, để có một ý thức dụng võ đứng đắn, không bao giờ làm tổn thương tới danh dự môn phái và trật tự xã hội. Với một tổ chức đầy đủ, kỷ luật võ đường mới có thể bảo đảm được nếp sống trong và ngoài võ đường, và do đó mới có thể hướng dẫn các võ sinh về tinh thần thượng võ.

Có một chương trình huấn luyện hữu hiệu, mới có thể đào luyện võ sinh tinh tiến về căn bản võ thuật để làm sáng danh môn phái trong những trường hợp phải dụng võ. Tuy nhiên, cả ba phần vụ võ trên là phần vụ võ đào tạo. Phần vụ đào tạo đó hữu hiệu hay không, trước hết phải do tâm nguyện của võ sinh, tức võ sinh phải có kỷ luật tự giác hay không. Sau đó, là phần bổ túc kỷ luật tập thể, nhằm mục đích chỉ đào tạo những hạt giống tốt. Mười điều tâm niệm của Việt Võ Đạo Sinh chính là phản ảnh chủ trương trên của môn phái: một mặt minh định ý hướng đào tạo của môn phái, một mặt qui định kỷ luật tự giác của các môn sinh.

I - Hoài Bão và Mục Đích Học Võ
Người học võ trước hết phải có hoài bão lớn lao, là mong đạt tới mức độ siêu việt, chớ không phải chỉ cốt học qua loa một vài đòn thế để tự vệ là đủ. Ở đây hoài bão của Việt Võ Đạo sinh là "Nguyện đạt tới cao độ của nghệ thuật".

Nghề võ cũng như nghề may, nghề nấu ăn, nghề báo, nghề văn, ai ai cũng đều có thể theo được, nhưng chỉ những người bền tâm, bền chí mới hy vọng đạt tới một mức khả quan để trở thành nghệ thuật. Nghề nào cũng có thể đạt tới mức tinh thục. Những khi đã vào được nghệ thuật võ học rồi, tâm nguyện của người học võ chưa phải như thế là đã giải quyết xong, mà còn học nữa, trau giồi nữa, trau giồi mãi mãi, tới cao độ của nghệ thuật. Tất nhiên mức độ của nghệ thuật võ không cùng, nhưng nếu có tâm, chí, người học võ có thể đạt được tới mức cao siêu nào đó. Mức độ cao siêu đó là cao độ. Bởi vì nghệ thuật võ không cùng, nên không bao giờ có cao độ tuyệt đối. Cao độ của nghệ thuật là một cao độ tương đối, mà người học võ nêu thành tâm bền chí, có thể đạt tới được.

Sau đó, người học võ phải tìm hiểu mục đích học võ của mình. Học võ mà không có đích chẳng khác gì người đi đường không biết rõ mình đi đâu, người lính ra trận không biết rõ mình ra trận để làm gì.

Chỉ có những người chưa học võ mới có quan niệm sai lầm rằng: học võ "để đánh người", hoặc học võ "để đi đánh lộn". Sự thật trái lại. Thực tế cho chúng ta thấy rằng: càng những người không biết võ, hoặc biết võ vẽ một vài miếng mới hiếu chiến, tức "thích đánh lộn".

Người giỏi võ không thế, chẳnh những trau giồi về võ thuật, mà còn trau giồi cả về tinh thần thượng võ, ý thức võ đạo. Những người có tinh thần thượng võ và ý thức võ đạo luôn luôn bình tĩnh giải quyết sự việc. Họ không có mặc cảm tự ti, là bị người coi thường. Họ rất ghét sự gây gổ cá nhân, và thường tỏ ra là người có sức chịu đựng giỏi hơn người khác. Lý do thật giản dị: Anh không dùng võ để tỏ ra là mình mạnh để khỏi có mặc cảm sợ người, vì anh hiểu rằng chỉ cần một vài thế võ là hạ xong địch thủ.

Học võ để hạ địch thủ trong một lúc tức giận nào đó, không hợp với tinh thần Việt Võ Đạo. Việt Võ Đạo Sinh học võ với một mục đích cao cả hơn: Học võ để có thể giúp ích đồng bào nhiều hơn, để hòa giải những mâu thuẫn giữa con người với con người, giữa quốc gia với quốc gia. Anh học võ với ý thức phục vụ, chứ không phải với ý thức đàn áp. Anh học võ để phục vụ dân tộc của anh và nhân loại tất cả chúng ta, của tất cả mọi người.

Tóm lại, cả 2 câu trên, khi bước vào ngưỡng của Việt Võ Đạo, đều được đặt ra nghiêm chỉnh và giải đáp phân minh. Đúc kết lại thành điều tâm niệm thứ nhất:
Việt Võ Đạo Sinh Nguyện Đạt Tới Cao Độ Của Nghệ Thuật Để Phục Vụ Dân Tộc Và Nhân Loại.

II - Nghĩa Vụ Của Việt Võ Đạo Sinh Đối Với Môn Phái Và Dân Tộc.
Đã có hoài bão và hiểu rõ mục đích học võ rồi, người học võ còn phải tìm hiểu nghĩa vụ đối với môn phái ra saỏ Đối với dân tộc ra saỏ

Ở đây, nghĩa vụ của người võ sinh đối với môn phái là: "Nguyện trung kiên phát huy môn phái". Chúng ta cần phải đọc kỹ lại đoạn đầu của điều tâm niệm thứ 2 là: "Trung kiên phát huy môn phái", chớ không phải trung kiên riêng cho cá nhân nào. Tuy nhiên, nếu cá nhân đó đương chấp chưởng công cuộc phát huy môn phái, thì một võ sinh trung kiên có nghĩa vụ phải tiếp tay, góp sức. Và như vậy, là chúng ta đã trung kiên đúng với tinh thần mà chúng ta tự nguyện.

Muốn phát triển môn phái chúng ta phải thực hiện những việc gì? Có hai cách phát huy môn phái:

Dầy công khổ luyện để trở thành huấn luyện viên, võ sư trực tiếp truyền thụ võ thuật và tinh thần võ đạo cho quần chúng.
Thực tập tinh thần võ đạo trong đời sống. Nghĩa là ở trong gia đình, chúng ta phải là những người cha từ, con hiếu, anh hiền, em thảo, với bạn bè phải giữ tín nghĩa, với hàng xóm phải luôn luôn tìm dịp giao hòa, giúp đõ. Có thế chúng ta mới đưọc mọi người thương mếm, cảm phục. Và đó chính là chúng ta đã tích cực phát huy môn phái.
Còn nghĩa vụ đối với dân tộc là: "Xây dựng thế hệ thanh niên Việt Võ Đạo". Tại sao cần phải xây dựng thế hệ thanh niên Việt Võ Đạỏ Vì có được thế hệ thanh niên Việt Võ Đạo là có được bức trường thành kiên cố để bảo vệ đất nước, xây dựng tương lai. Chính tinh thần võ đạo đã khơi mở tấm lòng thiết ta yêu nước của người công dân và làm cho dân tộc trường tồn, vũng chắc.

Từ hàng ngàn năm nay, nước Nhật đã vượt biết bao khó khăn, thử thách, quật cường được sau bao nhiêu hiểm họa vong quốc, vì họ đã sẵn có một căn bản những thế hệ thanh niên võ đạo.

Việt Nam chúng ta, sau bao hiểm họa mất nước, còn tồn tại được tới ngày nay, chính vì tiền nhân chúng ta vẫn tiềm tàng một tinh thần võ đạo phôi thai.

Hoặc nói cách khác: Ông cha chúng ta chưa hình thành xong một ý thức hệ võ đạo nhưng vì luôn luôn hàm dưỡng một tinh thần thượng võ bất khuất, tức một tinh thần võ đạo phôi thai, nên sau bao lần phải đương đầu với nạn ngoại xâm, vẫn chiến thắng những trận cuối cùng để bảo toàn lãnh thổ. Trong những lần lâm nguy biến như vậy (Trần, Lê, Tiền Nguyễn), bao giờ việc đảm đương sứ vụ cứu nước cũng do thế hệ thanh niên tiền võ đạo đứng ra đảm nhiệm.

Vì vậy, tiếp tục truyền thống ấy, việc làm tiên quyết của môn phái chúng ta: Xây dựng thế hệ thanh niên Việt Võ Đạo.

Tóm lại, cả 2 câu hỏi trên, được đúc kết lại thành điều tâm niệm thứ 2:
Việt Võ Đạo Sinh Nguyện Trung Kiên Phát Huy Môn Phái, Xây Dựng Thế Hệ Thanh Niên Việt Võ Đạo.

III - Tình Đoàn Kết Trong Môn Phái.
Sau khi biết rõ nghĩa vụ của mình đối với môn phái và đối với dân tộc, Việt Võ Đạo Sinh đề cập tới tình đoàn kết trong môn phái. Trong bất cứ đoàn thể nào tình đoàn kết cũng được nói tới trước nhất. Thiếu sự bất đồng tâm nhất chí, thì dẫu là một đoàn thể gồm toàn nhữn vị bác học uyên thâm cũng chả thành công một việc gì cả. Trái lại, một khi đã có tình khối đoàn kết, có sự gắn bó chặt chẽ với nhau, thì dầu với một khối người chất phác, tầm thường, hiểu biết nông cạn, vẫn có thể bạt núi lấp sông.

Vì lẽ trên, Việt Võ Đạo Sinh phải luôn luôn giữ vững kỷ cương và không bao giờ chấp nhận một mầm mống chia rẽ nhỏ nhặt nào. Tình đoàn kết trong môn phái phải được khơi mở sâu xa, thắm thiết và liên tục phát huy trong đời sống tập thể.

Việt Võ Đạo Sinh phải dẹp bỏ mọi mặc cảm, thành kiến, quyết tiêu trừ mọi tự ái sai lầm, mọi ý nghĩa cá nhân riêng lẻ. Có thế sự thông cảm giữa những người trong môn phái mới mỗi ngày được vun tươi thêm mà nẩy nở. Tuyệt đối không có thù hằn trong nội bộ, nếu có những thắc mắc phải giải quyết ngay trong một lúc. Hơn bất cứ đoàn thể nào hết, môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo không bao giờ chấp nhận hay tha thứ một mầm mống mâu thuẫn nào trong nội bộ.

Một quốc gia không thể trưởng thành trong sự chia rẽ. Một võ phái không thể nào phát huy được, nếu luôn luôn có những mâu thuẫn trong nội bộ.

Do đó, người dưới phải chân thành, thuần hậu, tôn kính người trên và mọi người (đồng đạo) đối với nhau phải thật tình thương mến. (Danh từ đồng đạo chỉ chung tất cả mọi người trong môn phái cùng theo đuổi một mục đích võ thuật, võ đạo).

Sự thương mến đồng đạo ở đây, với môn phái Vovinam, là một sự thương mến tích cực. Có thương mến tích cực mới dẹp bỏ được thành kiến về gia cấp, về trình độ học vấn, về tài năng đặt biệt để đi tới một niềm thông cảm sâu xa và luôn luôn nâng đỡ, dìu dắt nhau trên con đường phục dân tộc và nhân loại.

Tóm lại, điều tâm niệm thứ 3 của Việt Võ Đạo Sinh là:
Việt Võ Đạo Sinh Đồng Tâm Nhất Chí, Tôn Kính Người Trên, Thương Mến Đồng Đạo.

IV- Võ Kỷ Và Danh Dự Võ Sĩ
Sau tình đoàn kết trong môn phái, Việt Võ Đạo Sinh vào phần võ kỷ và danh dự võ sĩ. Kỷ luật của một môn phái võ đạo khác với kỷ luật của quân đội và kỷ luật của các đảng phái cách mạng hay chánh trị. Kỷ luật võ đạo không tạo lập trên căn bản sắt máu hay tinh thần toàn chuyên (Otolitoriste).

Kỷ luật của một môn phái võ đạo có những nguyên tắc căn bản của nhà võ: Đượm tình thẳng thắn và tính như nhất.

Kỷ luật ấy, một phần dựa vào những nguyên tắc thông cảm tự giác, một phần xây trên nguyên tắc sinh tồn của môn phái, nên mặc dầu không có tính cách khắt khe quá đáng, nhưng mang tính chất chọn lọc, đào thải hợp lý. Vì vậy, hình phạt tối đa của môn phái chỉ là thu hồi đai đẳng, trục xuất ra khỏi môn phái, và tuyên báo quyết định đó trước công luận. Nhưng từ hơn 50 năm nay, môn phái Vovinam chưa bao giờ phải có quyết định quyết liệt, chỉ vì môn phái chúng ta đã từ người trên thuần cẩn làm gương cho người dưới và đặt vấn đề chọn lọc kỹ lưỡng ngay từ lúc đầu.

Vì vậy, võ sinh gương mẫu bao giờ cũng là người tôn trọng kỷ luật tới mức tuyệt đối. Môt môn phái võ đạo, chỉ có thể tồn tại và phát huy được, do những khối óc và những bàn tay xây dựng, chớ không do những thái độ anh hùng cá nhân, vô kỷ luật.

Nói đến"cá nhân" chúng ta liên tưởng ngay tới những nhóm người rời rạc, nhiều mâu thuẫn nội bộ, nhiều tự ái, nhiều thành tín, mặc cảm. Đó là "cá nhân" hiểu theo nghĩa sâu.

Theo một nghĩa tốt đẹp hơn, chúng ta lại hiểu cá nhân như một bậc anh hùng khó tính: có tài, nhưng thích làm việc tùy hứng, không bao giờ ở lâu một nơi, làm lâu một việc

Cả 2 thứ cá nhân của "cá nhân chủ nghĩa" và "anh hùng cá nhân chủ nghĩa" đều không thích hợp với Việt Võ Đạo. Bởi mang nặng tính chất nghệ thuật và kỷ thuật, nên nghề võ chỉ thích hợp với những người có kỷ luật tự giác tinh thần.

Khi học võ mà chú trọng qua nhiều tới danh dự cá nhân, sẽ không thể nào hòa mình vào tập thể. Cá nhân phải để ra ngoài: Chỉ có con người học võ để trở thành võ sĩ, chớ không có cá nhân học võ để trở thành võ sĩ.

Do đó, khi học võ, Việt Võ Đạo Sinh chỉ giữ lại phần "con người" của mình, để trở thành "người võ sĩ" của Việt Võ Đạo, và không lúc nào quên nêu cao danh dự của người võ sĩ, tức danh dự chung của tập thể, một thứ danh dự bênh yếu chống mạnh, một thứ danh dự vượt lên khỏi những tự ái cá nhân để hoà mình vào nền võ đạo.

Đúc kết lại, điều tâm niệm thứ 4 là:
Việt Võ Đạo Sinh Tuyệt Đối Tôn Trọng Kỷ Luật Và Nêu Cao Danh Dự Võ Sĩ.

V- Ý Thức Dụng Võ
Sau khi hòa mình vào võ kỷ, vào tập thể, Việt Võ Đạo Sinh phải có ý thức dụng võ cho đúng đắng để nói lên được tinh thần cao đẹp của môn phái. Việt Võ Đạo Sinh học võ không phải với mục đích ganh hơn thua, với người hoặc kiêu căng, phách lối, khinh thị người. Trái lại, khi trình độ võ thuật càng cao càng phải thuần cẩn, lễ độ, giao hòa với các võ phái khác, để cùng phát triển, phục vụ cho nền võ đạo dân tộc và nhân loại. Nên nhớ: cái hay, cái giỏi của ta tự nó đã nỗi bật không cần phải khoe khoang, gièm pha, khiêu khích để được dịp thử tài với các võ phái khác, vì đó chỉ là thái độ của kẻ cuồng bạo, xuẩn động, võ phu, chứ không phải là phong thái hào hùng, cao nhã của người võ sĩ chân chánh, của Việt Võ Đạo Sinh.

Một đôi khi đã ra tay cảnh cáo, trừng phạt một phần tử hư hỏng của một võ phái nào đó, Việt Võ Đạo Sinh chỉ coi đấy là một việc làm bất đắc dĩ khuyến thiệt một vài cá nhân hư hỏng, chớ không bao giờ có ý định xúc phạm tới toàn thể của họ để gây ra thù chuốc nghịch, tức không vơ đũa cả nắm.

Ngoài ra môn phái Vovinam không chủ trương cho võ sinh thượng đài. Vì thượng đài gây cho võ sinh một tinh thần hiếu chiến hiếu thắng, coi chiến và thắng là mục đích tối hậu của sự học võ. Thượng đài cũng có một số luật lệ đã qui định, như sức vóc, cấm một số đòn chân... để tiết chế đi phần nguy hiểm cho các võ sĩ, nhưng vẫn không trù liệu trước được hết mọi trường hợp nguy hiểm dự liệu. Nhưng quan trọng hơn cả là tinh thần người võ sĩ thượng đài: thần kinh hệ suy nhược, óc lỏng, trí nhớ kém, sự thông minh giảm súc. Theo bác sĩ Halstead, một chuyên viên khám nghiệm các võ sĩ thượng đài, thì 60% võ sĩ thượng đài phải giảm sút năng lực, 50% lâm tình trạng ngu độn hoàn toàn. Chính Gene Tunney, cựu vô địch quyền Anh hạng nặng thế giới cũng ngỏ lời khuyên các võ sĩ trẻ tuổi nên bỏ cuộc sớm, mà theo anh, lý do chính là "những cú đấm, tưởng không mạnh, sẽ lần hồi tiêu diệt trí khôn của con người."

Bỏi vậy, người võ sĩ luôn luôn chiến và thắng trên võ đài, tâm trí thường mê mụ đi (vì óc lỏng), thường trở thành người khó tánh, hay nổi giận, ưa phản ứng bằng sức mạnh nhưng xử dụng sức mạnh lại rất chậm chạp, thường sơ hở không giữ kín những trọng huyệt, nên khó có thể chiến và thắng được ở ngoài đời. Môn phái Vovinam, mặc dầu tôn trọng các võ phái khác, cũng không tán thành những trường hợp trên, vì không muốn các võ sinh có ý thức học võ chỉ cốt nhắm mục đích thượng đài.

Tóm lại, để cụ thể hóa việc học võ, theo tinh thần võ đạo, Việt Võ Đạo Sinh chỉ được dụng võ trong 2 trường hợp thông thường:
Trong đời tư: dùng để tự vệ (khi danh dự, quyền sống cá nhân bị xúc phạm, đe dọa)
Trong đời công: dùng võ để bênh vực lẽ phải (trọng công bằng, chính trực, chống bất công bạo ngược).
Tóm lại, tất cả mọi giải đáp trên được đúc kết thành điều tâm niệm thứ 5:
Việt Võ Đạo Sinh Tôn Trọng Các Võ Phái Khác, Chỉ Dùng Võ Để Tự Vệ Và Binh Vực Lẽ Phải.
 
Chỉnh sửa cuối:
3 điều tiếp theo của Vovinam

VI - Ý Hướng Học Tập Và Đời Sống Tinh Thần.
Khi đã có ý thức dụng võ đứng đắn, Việt Võ Đạo Sinh bắt đầu đi vào chủ trương "Cách Mạng Tâm Thân". Muốn cách mạng tâm thân, phải rèn luyện tâm thân. Muốn rèn luyện tâm thân, phải có ý hướng học tập và trau giồi đời sống tinh thần. Có thế chúng ta mới có huy vọng vào được bên trong tòa nhà võ đạo, chớ không chỉ quanh quẩn bên ngoài ngưỡng cửa võ thuật.

Ý hướng học tập của Việt Võ Đạo Sinh có thể thâu tóm trong 2 chữ: Chuyên Cần.

Chuyên: Tập trung tâm trí vào một việc, một sự nghiệp.
Cần: Lo và làm hết sức mình, không quản khó nhọc.
Chỉ giản dị có 2 chữ "Chuyên cần", mà theo được đúng, thật khó biết bao!

Ý hướng học tập của Việt Võ Đạo Sinh có 5 điểm căn bản:

Học cho rộng: Học ở đây thuộc phạm vi võ đạo và võ thuật, cả lý thuyết và thực hành, từ những thế, đòn, miếng tới ý thức hệ Việt Võ Đạo, từ ý thức hệ Việt Võ Đạo tới các ý thức võ đạo và võ thuật của các môn võ khác trên thế giới. Chỉ giản dị có bấy nhiêu thôi, cũng đòi hỏi ở chúng ta biết bao nhiêu công phu học hỏi, nghiên cứu, thực tập.
Hỏi cho kỷ: Mỗi người đều có óc thiên bẩm, có mức thông minh khác nhau, có chí hướng và nghĩ lực hơn kém nhau. Nhưng tất cả đều giống nhau ở điểm: học đều gì chưa biết rõ, thì phải hỏi. Hỏi ở thầy, ở bạn trong cuộc sống. Hỏi một lần chưa hiểu được thấu đáo, sẽ hỏi nữa, hỏi cho kỷ lưỡng, không bỏ cuộc nửa chừng, không tự ái chán nản.
Nghĩ cẩn thận: Khi đã hiểu rồi, còn phải suy nghĩ thêm về những điều mình đã học. Suy nghĩ càng thêm cẩn và thận trọng, lúc thi hành càng ít lỗi lầm. Thói quen suy nghĩ sẽ làm ta hiểu nhanh, biết rộng, luôn luôn tìm thêm được những ý nghĩ mới, ý kiến mới, ý niệm mới. Thiên kiêu sáng tạo, phát minh, chính một phần lớn là kết tinh của những công trình suy nghĩ. Môn phái Vovinam sở dĩ hình thành được, mở đầu là công trình suy nghĩ của Cố Võ Sư Sáng Tổ Nguyễn Lộc. Trong lịch sử, những danh nhân làm nên sự nghiệp lớn là những người có thói quen suy nghĩ, chuyên cần suy nghĩ. Người có thói quen suy nghĩ cẩn thận, kỷ lưỡng, là người không bao giờ mắc phải những lỗi lầm quan trọng do sự vội vàng, cẩu thả tạo nên.
Luận cho sáng: Không một sự việc nào trong đời sống không bắt chúng ta phải suy luận. Những luận cứ, nếu càng sáng rõ bao nhiêu, càng dễ tới thành công bấy nhiêu. Muốn luận cho sáng, chúng ta phải hàm dưỡng đầy đủ những công phu quan sát, phân tích, tổng hợp, biện luận, phản luận và kết luận mau lẹ bao nhiêu, trí tuệ chúng ta càng thăng hoa bấy nhiêu, và càng gần với đích thành công bấy nhiêu.
Làm hết sức mình: Làm, trong việc học võ là thực tập võ thuật. Làm, trong đời sống là luyện cho chúng ta một thói quen ham hoạt động, ưa chuộng thực tế, không ảo tưởng. Không một ai thành công lớn hay lâu dài trong cuộc sống nếu những người đó chỉ làm hết một nửa sức mình. Muốn làm hết sức mình, phải luôn luôn tự đào luyện cho mình một kỷ luật tinh thần vững chắc, một ý thức về công việc đầy đủ. Lại luôn luôn vừa làm, vừa học, để mỗi ngày có thêm kinh nghiệm quý giá hơn, gặt hái được nhiều thành quả hơn.
Kế đó, đến phần rèn luyện tinh thần.

Phương pháp rèn luyện tinh thần của Việt Võ Đạo Sinh có thể thâu gọn vào việc phát triển và rèn luyện những đức tính:

Đức tính sống khỏe: Khỏe mạnh về cả tinh thần lẫn vật chất, để trí óc được luôn luôn thăng bằng. Trí óc thăng bằng là đầu mối của mọi đức tính.
Đức tính đức độ: Luôn luôn bao dung, điều hoà khắc chế mình và tha thân (người) để cùng tiến bộ.
Đức tính cương trực: Tức đức tính cương quyết và thẳng thắn, một đức tính tối cần cho nhà võ.
Đức tính trầm tĩnh: Chìm lắng và bình tĩnh, đễ tránh những trường hợp xốc nổi, nóng nảy, vội vàng, dễ dàng đưa tới thất bại.
Đức tính tháo vát: Rèn luyện thói quen có thể ứng biến với mọi hoàn cảnh, trong mọi trường hợp.
Sau hết, và cũng quan trọng hơn hết, Việt Võ Đạo Sinh phải trau giồi đạo hạnh.

Thế nào là "đạo hạnh"?

Đạo hạnh chính là 2 tiếng gọi tắt của 5 tiếng "phẩm hạnh Việt Võ Đạo".

Phẩm hạnh Việt Võ Đạo vô cùng cần thiết cho sự rèn luyện tâm thân của Việt Võ Đạo Sinh trong cả đời công cũng như trong đời tư, vừa phù hợp với đạo và võ thuật, vừa thích ứng với mọi hoàn cảnh.

Chúng ta đều biết giá trị của cuộc sống có 3 thành tố: Âm tố, Dương tố và Đạo thể.

Âm tố, tượng trưng cho sự mềm, sự tĩnh, sự tối. Dương tố tượng trưng cho sự cứng, sự động, sự sáng. Vòng đạo thể bao người, với những phẩm danh:

Phối hợp
Khắc chế
Điều hoà
Bao dung
Phối hợp, khắc chế, điều hòa, bao dung, những tính mềm (nhu), cứng (cương), tĩnh, động, tối, sáng của tạo vật, chính là những phẩm tính của đạo, của võ đạo, của Việt Võ Đạo. Đó là những phẩm hạnh căn bản mà một Việt Võ Đạo Sinh phải luôn luôn trau giồi, để làm tròn sứ vụ võ đạo của mình. Và, đó cũng là những phẩm hạnh căn bản, đầu mối của mọi đức tính.

Tóm lại, tất cả giải đáp trên được đúc kết lại thành điều tâm niệm thứ 6:
Việt Võ Đạo Sinh Chuyên Cần Học Tập, Rèn Luyện Tinh Thần, Trau Dồi Đạo Hạnh.

VII- Tâm Nguyện Sống Của Việt Võ Đạo Sinh
Khi rèn luyện tâm thần là Việt Võ Đạo Sinh đã tự tạo cho mình tâm nguyện sống: Tâm nguyện sống được thể hiện bằng 4 đức tính:

Trong sạch
Giản dị
Trung thực
Cao thượng
Bốn đức tính trên, không những chỉ phù hợp với Việt Võ Đạo Sinh, mà rất có thể phù hợp với các tôn giáo và các tổ chức dân sự cũng như quân sự. Tuy nhiên, Việt Võ Đạo Sinh là những người dũng mãnh, thực tế, nên việc làm thể hiện những đức tính đó có tính cách tích cực, ngang nghiên và linh hoạt. Trong khi các tu sĩ thì thể hiện những đức tính trên theo tinh thần tiêu cực, chìm lặng vào nội tâm.

1. Về đức tính trong sạch: Với các tu sĩ, thì trong sạch có nghĩ là: mắt không nhìn những gì ô uế, tai không nghe những gì tà mị, không nghĩ những điều vẫn dục, để ngăn chặn những hành động xấu xa ngay từ gốc rễ. Việt Võ Đạo Sinh không thế. Vì sống trong lòng xã hội phải hoà hợp với mọi người, mọi giới, chúng ta không thể bưng tai bịt mắt trước những tội lỗi, xấu xa của xã hội, mà trái lại, phải lắng tai, phải nhìn thẳng vào mọi sự việc để giải quyết và cải thiện nó. Miễn là chúng ta không bao giờ để cho những tội lỗi, xấu xa đó làm xao xuyến, vẩn dục tâm hồn mà phát động ra những lỗi lầm, tội lỗi.

2. Về đức tích giản dị: Với các tu sĩ thì giản dị có nghĩa là: ăn, ở, trang phục đều đơn so, đạm bạc. Mặc dầu khi có đủ điều kiện để hưởng ứng những tiện nghi, hoa mỹ, cũng không dùng tới. Trái lại, giản dị đối với Việt Võ Đạo Sinh là những người bình thường nên cũng có những nhu cầu thông thường và muốn được thỏa mãn, song không hạch sách, đòi hỏi, gây phiền toái, khó chịu mọi người. Đức tính giản dị làm cho Việt Võ Đạo Sinh luôn luôn thích ứng với mọi hoàn cảnh và dễ dàng được thiện cảm của mọi người.

Chúng ta cũng phải cần phân biệt giản dị khác với lập dị. Một người có nhà cao cửa rộng, chăn ấm, nệm êm, nhưng vì muốn được khen là giản dị, lại vác chiếu xuống nằm ở một hóc bếp thì đó chỉ là lập dị. Cũng như một thiếu niên, nhờ sinh trong một gian đình khá giả, cha mẹ may mặc cho những hàng đắt tiền, quý giá lại bỏ đó đòi may những hàng vải xấu thô kệch thì cũng chỉ là lập dị. Hoàn cảnh cho phép thì ta cứ dùng, chỉ khi nào hoàn cảnh không có mà cầu kỳ, đòi hỏi nọ kia thì mới là thiếu giản dị.

3. Về đức tính trung thực: Trung thực với môn phái, với người trên, và với cả mọi nguời nữa. Nhưng trung thực không có nghĩ là không biết tới sự gian trá, nhưng tự thắng mình để không bị nhiễm tính gian trá, đó mới là phẩm cách xứng đáng của Việt Võ Đạo Sinh. Đối với người ngoài, trung thực cũng không có nghĩa là ngây thơ, đần độn, để hứng chịu tất cả mọi âm mưu lừa đảo và khuynh đảo. Trong những trường hợp cần thiết, người trung thực phải chứng tỏ cho kẻ gian trá hiểu rằng lối sống và những thủ đoạn gian trá của họ không thể thành công. Đó là đức tính trung thực của Việt Võ Đạo Sinh.

4. Về đức tính cao thượng: Cao thượng không phải là một đức tính thường lệ, chiếu lệ, mà cao thượng là một đức tính ứng dụng trong những truờng hợp đặc biệt.

Ví dụ: Khi giao đấu, ai cũng biết rõ anh A là người có bản lãnh võ thuật hơn anh B. Nhưng anh A không chịu ra đòn, và cứ nhường nhịn mãi, tới lúc bị anh B đánh ngã. Trong thâm tâm anh A muốn chứng tỏ mình là một cao thượng nên đã áp dụng đức tính này trong một trường hợp thông thường. Tất nhiên mọi người xung quanh chẳng những có thế cho rằng anh A kém tài, mà còn có thể ngộ nhận rằng anh ta là người gàn dở, thiếu tinh thần thể thao.

Ngược lại nếu anh A là người có tử thù với anh B, nhưng tới lúc có thể trả thù được, anh A không làm, vì anh B đã thành thực hối lỗi. Đây là một trường hợp đặc biệt, nên ai cũng thấy rõ rằng anh A là người cao thượng.

Tuy nhiên, việc rèn luyện đức tính cao thượng. đã khó mà việc hành xử sao cho đứng đắn, càng khó hơn. Đức tính cao thượng không phải là thái độ bất chợt, một nghĩa cữ xuông, mà là một công phu hàm dưỡng từng ngày.

Tóm lại, 4 đức tính đã được tóm tắt trong điều tâm niệm thứ 7 của Việt Võ Đạo Sinh:

Việt Đạo Sinh Sống Trong Sạch, Giản Dị, Trung Thực Và Cao Thượng.

VIII- Ý Chí Của Việt Võ Đạo Sinh
Khi đã có tâm nguyện sống, Việt Võ Đạo Sinh còn phải rèn luyện ý chí, Người xưa thường phân ý chí ra là 3 loại, với lối diễn tả gợi hình:

Loại ý chí lau sậy: Tức là loại ý chí dễ ngả nghiên, hay thay đổi, gió chiều nào ngã theo chiều ấy, dễ bẻ dễ gẫy, không có chủ định gì cả.
Loại ý chí gỗ mục, củi mục: Khá hơn một chút, vì có đôi chút công dụng trước khi bị mục hẳn hay cùn hẳn. Nhưng khi đã mục hẳn, cùn hẳn rồi thì lúc đó còn là những vật đáng bỏ và chờ đợi sự mai một.
Loại ý chí đanh thép: Tức loại ý chí vững vàng nhất. Thép là vật liệu phổ thông, nên ai nấy đều hiểu rõ công dụng của nó là vũng vàng, chắc chắn. Ý chí của những người đại trượng phu, những bậc anh hùng: để lâu ngày có thể bị rỉ sét, nhưng thể bẻ gẫy được.
Là Việt Võ Đạo Sinh, tất nhiên chúng ta phải tự rèn rũa, tôi luyện lấy một ý chí đanh thép. Hơn thế nữa, chúng ta phải kiện toàn ý chí đanh thép ấy, để ý chí chúng ta luôn luôn ngời sáng không bị rỉ sét.

Trong thực tế, muốn kiện toàn ý chí đanh thép, Việt Võ Đạo Sinh phải:
Trước khi quyết định, cần thâu lượm, cân nhắc kỹ càng các sự kiện và dữ kiện.

Khi bắt tay vào việc rồi, thì không đắn đo nữa, phải thực hiện kỳ được, với tất cả sở năng, mau lẹ và kiên quyết.
Đã có ý chí là phải hành động. Hành động là đá thử vàng để tìm hiểu xem ý chí đó có thật là đanh thép không. Trong đời sống, chúng ta đã gặp biết bao nhiêu người thích nói mạnh, khỏe giỏi, nhưng vừa chậm chạp phải những khó khăn của thực tế liền lùi bước lẫn tránh ngay. Đó là trường hợp của những anh hùng rơm, ngọn lửa ấy chỉ bốc cháy rất mau, thật lớn, nhưng đã sớm tàn lụi ngay.

Do đó, ý chí đanh thép còn cần phải băng qua một cuộc thí nghiệm nữa, mới có thể chứng tỏ nghị lực và hành động của người có nó. Ý chí đanh thép phải đụng chạm với những khó khăn trở ngại của thực tế mới chứng tỏ được sự rắn chắc và bền bỉ. Còn khó khăn, trở ngại nào đáng giá cho bằng những khó khăn, trở ngại khi phải đương đầu với cường quyền, bạo lực?

Như Hưng Đạo Đại Vương đứng trước thế ào ạt, dũng mãnh của cường địch, thấy quân mình ít, thế yếu, mà vội đầu hàng thì làm sao mấy lần đại thắng quân Mông Cổ, hầu biểu dương ý chí đanh thép, cương quyết.

Nếu Trần Bình Trọng chịu khuất phục, đầu hàng ngay sau khi bị bắt, và chỉ nói câu "Ninh vi Nam quỷ, vô vi Bắc Vương" (thà làm quỷ nước Nam, không làm vương đất Bắc) ở hậu tuyến, thì ông còn làm gì được kể là người có ý chí đanh thép.

Nếu Nguyễn Cao, Phó Nguyên súy nghĩa quân Cần Vương Bãi Sậy mà đầu hàng Thống Sứ Bihourd để ra làm quan với Pháp, thì ông đâu còn là người có ý chí kháng Pháp đanh thép.

Cường quyền, bạo lực là những thử thách lớn nhất và hữu hiệu nhất của ý chí đanh thép. Cho nên có ý chí đanh thép thôi, chưa đủ, còn cần phải kiện toàn nó, và để nó không bao giờ bị khuất phục trước cường quyền, bạo lực.

Đúc kết lại điều tâm niệm thứ 8 là:

Việt Đạo Sinh Kiên Toàn Ý Chí Đanh Thép, Thắng Phục Cường Quyền, Bạo Lực
 
2 điều cuối của Vovinam

IX-Nếp Suy Cảm, Nghị Lực, Và Tính Thực Tế Của Việt Võ Đạo Sinh
Điều tâm niệm thứ 9 bao gồm 3 mục tiêu:

Nếp suy cảm
Nghị lực
Tính thực tế
1 - Ý thức hệ Việt Võ Đạo công nhận mọi sự việc trên đời đều có 2 mặt tương phản và 2 giá trị đối lập đó luôn luôn ở tình trạng thôi thúc nhau để sinh hóa, nhưng đồng thời cũng thừa nhận một thực thể thứ 3 giữ vai trò phối hợp, khắc chế, điều hoà, bao dung cả 2 phản tố để tồn tại.

Với ý thức hệ đó, Việt Võ Đạo Sinh không có thành kiến qui định vĩnh viễn những gì là hoàn toàn tốt, những gì là hoàn toàn xấu, và luôn luôn đứng trên cương vị bao dung, hoán cải. Một sự việc xét theo khía cạnh này có thể là khiếm khuyết, song luận theo khía cạnh kia lại là ưu điểm.

Vì vậy, Việt Võ Đạo Sinh cần sáng suốt nhận định để phân biệt và giải tỏa được mọi khúc mắc, để biết rõ bề mặt và bề trái của sự việc, ngỏ hầu xử sự cho hợp thời, đúng lúc. Có kẻ bề ngoài coi thật ôn hòa, khả ái nhưng bên trong lại đầy thủ đoạn, biếm nhẽ. Có người bên ngoài thật ngang ngược, thô bạo nhưng bên trong lại vô cùng thuần hậu, hiền lương.

Hơn nữa "gần mực thì đen gần đèn thì rạng", Việt Đạo Sinh phải sáng suốt nhận định để lánh xấu, gần tốt, phân biệt được người thực, kẻ giả, người hiền, kẻ ác. Lầm thù thành bạn đã là một lầm lỗi đáng kễ, thiệt hại tới bản thân, nhưng lầm bạn ra thù thật là một lỗi lầm quan trọng, mang hận suốt đời không bao tha thứ được. Vì đời người dễ dâu mỗi lúc đã kiếm được người tri kỷ.

2 - Câu chuyện Câu Tiễn nước Việt muốn phục thù Ngô, đã chịu bao thảm nhục chăn ngựa, nếm phân, rồi nằm gai nếm mật, luyện quân, cải cách nội trị trong suốt mấy chục năm đáng để cho chúng ta suy nghĩ. Và Bình Định Vương Lê Lợi, trong 10 năm kháng Minh, biết bao nhiêu lần Vương gặp thảm cảnh quân sĩ tan nát, phải trốn chạy thảm nhục. Nhưng Vương cũng như vua Việt Câu Tiễn, không một chút nản lòng. Phần nhiều những người có nghiệp lớn, đều có nghị lực, bền vững, sâu xa và chí khí lớn rộng như vậy. Thất bại không hề ngã lòng. Sức mạnh không thể khuất phục. Họ lần lược giải quyết những khó khăn, bằng cách bền bỉ và dẻo dai đương đầu với những khó khăn. Họ là những người có nghị lực sung mãn. Chúng ta gọi họ là những người bền gan tranh đấu, cũng như quần chúng thường gọi là những người to gan, lớn mật.

Việt Võ Đạo Sinh chúng ta phải kế tục những ảnh hưởng đó: "bền gan tranh đấu".

Có bao nhiêu trường hợp "tranh đấu" đòi hỏi chúng ta phải "bền gan"

Mạnh tử đưa ra ba trường hợp tranh đấu lớn trong đời sống. Ba trường hợp điển hình cho sự tranh đấu, mà nếu viên mãn được, đó là mẫu người đại trượng phu, lý tưởng.

Trường hợp trước uy vũ: Uy quyền và bạo lực, không thể làm khuất phục được (uy vũ bất năng khuất)
Trường hợp trước sự nghèo đói: Trước sự nghèo đói của bản thân, chí khí vẫn không dờ đổi, không ai có thể mua chuộc được (bần tiện bất năng di).
Trường hợp trước sự giàu sang: Giàu sang dễ làm hỏng con người, bị chìm ngợp trong những phương tiện hưởng lạc dồi dào, cũng là một trường hợp thử thách lớn. Khi giầu sang, vẫn không kiêu sa dâm dật, tự chế phục mình mà không dời bỏ chí khí (phú quý bất năng dâm)
Ba trường hợp thử thách trên, cũng chính là ba trường hợp mà chúng ta thường gặp, thường nghe, thường thấy. Việt Võ Đạo Sinh xử sự rất hợp với mẫu người đại trượng phu.

Kết hợp với đoạn trên, chúng ta có 2 phần đầu của điều tâm niệm thứ 9: "Sáng suốt nhận định, bền gan tranh đấu".

3 - Việt Võ Đạo Sinh phải thực tế trong hành động.

Có 3 loại hành động.

Loại hành động "tếu": Phát sinh từ một thái độ lạc quan quá trớn, nhìn đâu cũng chỉ thấy toàn một màu hồng, việc gì cũng dễ dàng, thành công tựa như một đồ vật để trong túi áo, muốn lấy ra lúc nào thì lấy. Người hành động tếu là người không bao giờ giốc hết tâm trí và khả năng vào một việc gì, và cốt làm chiếu lệ với một thái độ tếu. Lúc gặp khó khăn trở ngại lớn, cách giải quyết hay hơn hết là bỏ chạy, rồi đổ vây lỗi cho hoàn cảnh hay người khác, và coi như việc đó đã giải quyêt xong.
Loại hành động "dựa dẫm": Khác với hành động trên phát sinh từ một thái độ lạc quan quá trớn, những người có thái độ hành động dựa dẫm, nhìn đâu cũng chỉ thấy toàn những khó khăn trở ngại không thể vượt nổi. Quan niệm ấy phát sinh từ thái độ bi quan quá lố mà ra. Do đó, nẩy sinh óc thụ động, làm việc với thái độ ỷ lại, dựa dẫm, máy móc, chiếu lệ. Lúc gặp khó khăn, trở ngại lớn, chưa đối đã nghĩ tới thất bại, có tâm lý chủ bại, thụ động trước hoàn cảnh, rồi đổ vấy cho số mạng, định mạng. Ngược lại, lúc gặp hoàn cảnh thuận tiện, cũng không dám đích thân bắt lấy cơ hội, tự lực giải quyết. Hành động dựa dẫm hoàn toàn có tánh cách cầu an, thụ động.
Tất nhiên cả 2 loại hành động này không hợp với tinh thần Việt Võ Đạo, chúng ta gạt bỏ.


Loại hành động tháo vát: Không hành động tếu, không hành động dựa dẫm, tất nhiêm chỉ còn một con đường hành động thứ 3 nữa, phù hợp với tinh thần Việt Võ Đạo Sinh là hành động tháo vát. Hành động tháo vát là loại hành động chủ động, thông minh, nhiều sáng kiến, thích ứng một cách hợp tình, đại lý với mọi hoàn cảnh, mọi trường hợp. Người có hành động tháo vát luôn luôn yêu người, kết hợp với người nhưng không dựa dẫm vaò người. Là người luôn luôn ứng phó mau lẹ với mọi hoàn cảnh, nghịch cảnh, nhưng không vướng phải những lầm lỗi qua trọng như hãnh tiến, bừa bãi, kiêu binh, khinh địch.
Tóm lại 3 mục tiêu trên được đúc kết thành điều tâm niệm thứ 9 :
Việt Võ Đạo Sinh Sáng Suốt Nhận Định, Bền Gan Tranh Đấu, Tháo Vát Hành Động.

X- Đức Sống Và Tinh Thần Cầu Tiến Của Việt Võ Đạo Sinh.
Sau những giải đáp về nếp suy cảm, nghị lực và hành động,Việt Võ Đạo Sinh phải tự kiện toàn bằng 4 đức tính: Tự tin, tự thắng, khiêm cung, độ lượng.

1. Tự tin: Tin ở mình. Tuy nhiên, khi nói tin ở mình, cũng không có nghĩa là tin ở những"tin xấu" của mình, vì những tính xấu không có gì đáng đặt vấn đề tự tin hay không tự tin.

Phải tin ở mình, tức phải tin những gì tốt đẹp nhất mà mình có, như ý chí, đạo đức, danh dự, niềm tin, khả năng võ thuật.

Vào thực tế, tại sao đức tính đầu tiên của Việt Võ Đạo Sinh phải là đức tính tự tin? Chính vì phân biệt giữa người trường thành và người chưa trưởng thành, phân biệt giữa người có tư cách, có khả năng thực sự với kẻ thô lậu, huyênh hoang là đức tính tự tin.

Mình có tinh ở mình thì người mới tin được mình. Không có đức tính tự tin không thể thành công.

Tự tin theo nghĩ rộng, còn có một ý nghĩa tích cực nữa, là phát huy phần tốt đẹp trong con người của mình, để mỗi lúc một thăng hoa hơn, làm việt có hiệu quả hơn.

2. Tự thắng: Thắng mình. Tất nhiên, không phải là thắng những gì tốt đẹp của mình: mà là thắng những thói hư tật xấu, những vị kỷ yếu đuối trong con người của mình.

Thói hư, tật xấu trong con người chúng ta có rất nhiều, tùy thuộc ở tham vọng, dục vọng của mọi người. Những thói hư tật xấu ấy nhiều đến nỗi tiền nhân chúng ta phải lập luận "sống mỗi người một nết, chết một người một tật". Tuy nhiên, về mặt tích cực, không ai trong chúng ta không ao ước: mỗi ngày tự chế ngự được nhiều tính xấu hơn, tự tăng tiến được nhiều tính tốt hơn. Chính cố gắng để ngày một tốt hơn là cách tự thắng tích cực hơn cả, vì nó làm mới, làm đẹp, làm tiến bộ con người.

Tự thắng nhưng gì là hư, xấu trong con người của mình nhất định sự nghiệp của mỗi chúng ta sẽ bớt đi một số trở ngại, khó khăn do chính chúng ta tạo ra.

3. Khiêm cung: Tức khiêm nhường, cung kính với người trên, hay người trong độ tuổi hơn mình. Đức tính khiêm cung sẽ làm chúng ta mỗi ngày được nhiều người cảm mến hơn.

4. Độ lượng: Tức đức độ, rộng lượng với người dưới, hay người nhỏ tuổi hơn mình. Đức tính động lượng sẽ làm cho chúng ta mỗi ngày thêm gần thân với lớp người trẻ hơn. Chúng ta sẽ dễ dàng thông cảm hơn với người dưới và nhỏ tuổi hơn ta, khi ta thành thật chia xẻ tình cảm và những thắc mắc của họ trong đời sống, bằng lòng độ lượng. Đó cũng là một trong những bí quyết thành công.

Tóm lại, khi đối xử với mình và với người, Việt Võ Đạo Sinh phải luôn luôn nhớ tới 4 đức tính đã được đúc kết thành đoạn đầu của điều tâm niệm thứ 10: "Tự tin, tự thắng, khiêm cung, độ lượng".

Tu dưỡng được 4 đức tính tự tin, tự thắng, khiêm cung, độ lượng rồi, Việt Võ Đạo Sinh khả dĩ mang được "đạo" vào "đời", hay nói khác đi, đã có thể hành xử được sứ vụ Việt Võ Đạo trong sinh hoạt thường nhật qua những các xử kỷ tiếp vật.

Tuy nhiên đường đi còn dài, trong công cuộc tu dưỡng 10 điều tâm niệm trên, sẽ có lúc cá tính chúng ta như một con ngựa bất kham, không chịu đi đúng đường, chúng ta gặp sai lầm. Rồi sau đó, chúng ta mang mặc cảm tội lỗi, thiếu tin tưởng ngay chính với bản thân. Cũng như một người đi đôi giầy mới trên con đường bùn lầy, mới đầu còn gượng nhẹ, sau giẫm cả đôi giầy xuống bùn vì nghĩ rằng: "đằng nào cũng đã bẩn rồi".

Tinh thần ấy, chẳng những không phù hợp, mà còn phản bội cả tinh thần Việt Võ Đạo, phá tan tất cả nhũng gì tốt đẹp nhất mà mỗi chúng ta đã dầy công tu dưỡng và xây dựng nên. Chúng ta phải còn can đảm nhìn lại bước đường đã qua để tự tu tỉnh. Lỗi lầm nào trong quá khứ cũng có thể tha thứ được, nếu hiện tại của chúng ta trong sạch và cao thượng. Chúng ta, cũng không nhìn lại bước đường đã qua bằng cặp mắt kiêu ngạo, tự đắc, tự mãn, hoặc than van, thương tiếc, mà nhìn lại với mục đích: "luôn luôn kiểm điểm để tiến bộ".

Đó chính là điều kiện căn bản để thực hiện cuộc cách mạng tâm thân, được coi như một công trình tư dưỡng không ngừng của mỗi Việt Võ Đạo Sinh để diệt trừ những cái xấu, tệ, dơ hầu phát huy không ngừng những cái tốt, hay, đẹp về cả 2 phương diện tinh thần và vật chất.

Vì vậy, khuyến điều chót của Việt Võ Đạo Sinh chính là phần cuối điều tâm niệm thứ mười: "luôn luôn kiểm điểm để tiến bộ".

Tựu trung, đường xử lý, đối nhân và phản tỉnh của Việt Võ Đạo Sinh đúc kết trong điều tâm niệm thứ 10:


Việt Võ Đạo Sinh Phải Tự Tin, Tự Thắng, Khiêm Cung, Độ Lượng, Luôn Luôn Kiểm Điểm Để Tiến Bộ.
 
Lời Tuyên Thệ Nhập Môn Vovinam

Trước Quốc Kỳ, tượng trưng tinh thần bất khuất và sự bất diệt của dân tộc
Trước Việt Võ Đạo Kỳ, tượng trưng cho truyền thống hào hùng và độ lượng của người võ sĩ đạo

Trước chân dung Sáng Tổ, tượng trưng tinh thần hy sinh của người thanh niên đối với tổ quốc và nhân loại

Chúng Tôi, các tân môn sinh, nguyện noi gương Sáng Tổ Môn Phái:

- Sống trong sạch, cao thượng
- Hàm dưỡng chí khí
- Khổ công luyện tập
Để bảo vệ danh dự Tổ Quốc
Để phục vụ dân tộc và nhân loại
Để xây dựng thế hệ thanh niên Việt Võ Đạo
 
Gửi bác Shinichi

Bác ơi!nếu bác có tài liệu về vovinam thì đóng gói thành file prc hoặc gì gì đó cho anh em down xuống từ từ tham khảo nhé!Em cũng thích lắm nhưng đọc trên máy tính mờ hết cả mắt mà vẫn không tập trung được!hì:D
 
cám ơn bác nhiều nhé....dạo này chán hi-end đâm ra ghiền nhạc dân tộc....sao trang web bác cho ko vào đựơc, mà bác có tập 2 up lên luôn cho anh em thưởng thức đi....thanks....
 
Back
Top