Nóng, lạnh, ẩm mốc và giằng xóc đều có thể gây nguy hiểm cho máy tính xách tay, thậm chí mức độ tàn phá còn khủng khiếp hơn mọi loại virus hoặc spyware. Một cú xóc mạnh có thể phá hỏng đĩa cứng, làm vỡ màn hình LCD hoặc hủy hoại vĩnh viễn một bo mạch chủ. Đó chính là lý do tại sao những người làm việc trong môi trường khắc nghiệt không ngần ngại móc hầu bao đến 3.000USD hoặc nhiều hơn nữa để sở hữu một chiếc máy tính xách tay dạng "nồi đồng cối đá” như GoBook XR-1 của General Dynamics (find.pcworld.com/55504), hoặc Toughbook-29 của Panasonic (find.pcworld.com/ 55503). Tuy nhiên, với những thủ thuật được đề cập trong bài viết bên dưới, bạn sẽ không phải chi thêm một số tiền lớn như thế để bảo vệ chiếc máy tính xách tay của mình.
Ngừng đĩa cứng: Sẽ rất nguy hiểm cho đĩa cứng đang hoạt động nếu chẳng may máy tính của bạn gặp hiện tượng xóc hay bị rơi trong quá trình di chuyển. Nếu không thể tắt hẳn máy hoặc chuyển máy về chế độ "ngủ đông" (Hibernate) để các vòng đĩa cứng ngừng quay hoàn toàn, bạn hãy đóng gập nắp máy lại và đợi trong giây lát để máy chuyển sang chế độ chờ (standby) trước khi di chuyển. Nếu máy tính của bạn không có tính năng tự động chuyển sang chế độ standby khi gập nắp máy, hãy thực hiện điều này một cách thủ công (trong Windows, nhấn Start.Shut Down.Standby).
Cầm tay chắc chắn: Để một máy tính có thể được cầm chắc chắn hơn, bạn có thể quấn các dải băng 3M Safety Walk (find.pcworld.com/55505) thật chặt dọc theo các mép của vỏ máy. Điều này có thể làm mất đi vẻ đẹp bên ngoài nhưng sẽ rẻ hơn nhiều so với việc sửa chữa hoặc mua mới nếu bạn chẳng may làm rơi máy. Trong xe ôtô, nên tránh đặt máy ở những nơi bị rung liên tục và đừng bao giờ đạp phanh quá gấp. Khi sử dụng máy tính xách tay trong quán café, phòng chờ sân bay, văn phòng cơ quan hay một nơi công cộng nào đó, hãy luôn để ý đến dây cắm điện của máy, vì chỉ cần ai đó vấp vào cũng có thể kéo văng chiếc máy tính của bạn
Trang bị túi bảo vệ: Một túi đựng máy với lớp đệm mỏng bằng nylon hay bằng da sẽ bảo vệ cho máy tính xách tay của bạn khỏi các va đập nhẹ, nhưng nếu là những cú ngã như trời giáng thì chỉ có túi bảo vệ với nhiều lớp đệm mới đủ khả năng hóa giải được cú xóc đó. Tại Việt Nam, bạn có thể tìm mua các loại túi bảo vệ máy của Targus với mức giá dao động trong khoảng 50 - 150 USD.
Bọc lại: Nếu bỏ máy tính xách tay trong một túi đựng không có miếng đệm hoặc balô, bạn nên bọc máy lại bằng một lớp bảo vệ như Body Glove Neoprene Notebook Sleeve của Fellowes (25 USD, find.pcworld.com /55508) và Skooba Skin của RoadWired (30 USD, find.pcworld.com/55509).
Theo dõi nhiệt độ: Đối với máy tính xách tay thì "cái lạnh" không đáng lo. Nhưng khi nhiệt độ xung quanh tăng lên thì nhiệt độ bên trong máy cũng tăng theo. Khi nghi ngờ máy tính quá nóng, bạn nên xem lại tài liệu kỹ thuật đi kèm để biết nhiệt độ bên trong tối đa cho phép là bao nhiêu (thường là 45oC hoặc 113oF). Sau đó, bạn sử dụng tiện ích Speed Fan của Alfredo Milani Comparetti (find.pcworld.com/50043, Hình ) để theo dõi tình trạng nhiệt độ của các thành phần bên trong máy (CPU và các phần cứng khác).
Đảm bảo sự đối lưu không khí: Hầu hết máy tính xách tay đều "tẩu tán" một lượng lớn nhiệt lượng (hơi nóng) thông qua mặt đáy của vỏ máy. Bất kỳ điều gì cản trở dòng không khí đối lưu xung quanh bề mặt đó đều có thể gây ra quá nóng (overheating). Bạn nên tránh đặt máy trên tấm chăn, nệm ghế hoặc các bề mặt có độ mềm khác. Ngay cả việc đặt máy trên lòng trong thời gian dài cũng có thể gây ra hiện tượng quá nóng (hai chân bạn sẽ cảm thấy được điều này). Bạn có thể trang bị một miếng lót giải nhiệt, chẳng hạn như loại Notebook Cooler của Antec (35 USD, find.pcworld.com/53082).
Xuân Cường
PC World Mỹ 1/2007
Ngừng đĩa cứng: Sẽ rất nguy hiểm cho đĩa cứng đang hoạt động nếu chẳng may máy tính của bạn gặp hiện tượng xóc hay bị rơi trong quá trình di chuyển. Nếu không thể tắt hẳn máy hoặc chuyển máy về chế độ "ngủ đông" (Hibernate) để các vòng đĩa cứng ngừng quay hoàn toàn, bạn hãy đóng gập nắp máy lại và đợi trong giây lát để máy chuyển sang chế độ chờ (standby) trước khi di chuyển. Nếu máy tính của bạn không có tính năng tự động chuyển sang chế độ standby khi gập nắp máy, hãy thực hiện điều này một cách thủ công (trong Windows, nhấn Start.Shut Down.Standby).
Cầm tay chắc chắn: Để một máy tính có thể được cầm chắc chắn hơn, bạn có thể quấn các dải băng 3M Safety Walk (find.pcworld.com/55505) thật chặt dọc theo các mép của vỏ máy. Điều này có thể làm mất đi vẻ đẹp bên ngoài nhưng sẽ rẻ hơn nhiều so với việc sửa chữa hoặc mua mới nếu bạn chẳng may làm rơi máy. Trong xe ôtô, nên tránh đặt máy ở những nơi bị rung liên tục và đừng bao giờ đạp phanh quá gấp. Khi sử dụng máy tính xách tay trong quán café, phòng chờ sân bay, văn phòng cơ quan hay một nơi công cộng nào đó, hãy luôn để ý đến dây cắm điện của máy, vì chỉ cần ai đó vấp vào cũng có thể kéo văng chiếc máy tính của bạn
Trang bị túi bảo vệ: Một túi đựng máy với lớp đệm mỏng bằng nylon hay bằng da sẽ bảo vệ cho máy tính xách tay của bạn khỏi các va đập nhẹ, nhưng nếu là những cú ngã như trời giáng thì chỉ có túi bảo vệ với nhiều lớp đệm mới đủ khả năng hóa giải được cú xóc đó. Tại Việt Nam, bạn có thể tìm mua các loại túi bảo vệ máy của Targus với mức giá dao động trong khoảng 50 - 150 USD.
Bọc lại: Nếu bỏ máy tính xách tay trong một túi đựng không có miếng đệm hoặc balô, bạn nên bọc máy lại bằng một lớp bảo vệ như Body Glove Neoprene Notebook Sleeve của Fellowes (25 USD, find.pcworld.com /55508) và Skooba Skin của RoadWired (30 USD, find.pcworld.com/55509).
Theo dõi nhiệt độ: Đối với máy tính xách tay thì "cái lạnh" không đáng lo. Nhưng khi nhiệt độ xung quanh tăng lên thì nhiệt độ bên trong máy cũng tăng theo. Khi nghi ngờ máy tính quá nóng, bạn nên xem lại tài liệu kỹ thuật đi kèm để biết nhiệt độ bên trong tối đa cho phép là bao nhiêu (thường là 45oC hoặc 113oF). Sau đó, bạn sử dụng tiện ích Speed Fan của Alfredo Milani Comparetti (find.pcworld.com/50043, Hình ) để theo dõi tình trạng nhiệt độ của các thành phần bên trong máy (CPU và các phần cứng khác).
Đảm bảo sự đối lưu không khí: Hầu hết máy tính xách tay đều "tẩu tán" một lượng lớn nhiệt lượng (hơi nóng) thông qua mặt đáy của vỏ máy. Bất kỳ điều gì cản trở dòng không khí đối lưu xung quanh bề mặt đó đều có thể gây ra quá nóng (overheating). Bạn nên tránh đặt máy trên tấm chăn, nệm ghế hoặc các bề mặt có độ mềm khác. Ngay cả việc đặt máy trên lòng trong thời gian dài cũng có thể gây ra hiện tượng quá nóng (hai chân bạn sẽ cảm thấy được điều này). Bạn có thể trang bị một miếng lót giải nhiệt, chẳng hạn như loại Notebook Cooler của Antec (35 USD, find.pcworld.com/53082).
Xuân Cường
PC World Mỹ 1/2007