• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH!!!

Status
Không mở trả lời sau này.

XuanTruong

Super V.I.P
chandunghcmgl3.jpg

"Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao Nhân dân ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành"!!!​
Hồ Chí Minh!


Hưởng ứng cuộc vận động toàn dân "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"!!! Nhân kỷ niệm lần thứ 118 ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 - 19/5/2008)!!! Mình mở Topic này để tất cả mọi người Post những bài thơ, văn, hình ảnh, những mẩu chuyện kể của Bác hoặc viết về Bác trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người vị cha già muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam!!!​
Lưu ý: Không Spam trong Topic này nhé!!! Nếu có bình luận thì hãy thể hiện lòng biết ơn, kính trọng và thương nhớ đến Người!!!
 
Việt Nam - Hồ Chí Minh!!!
bachosn6.jpg




Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại!!!
langbacuq1.jpg
 
Những lời dạy của Bác về đạo đức
Tự mình phải:

Cần kiệm.

Hoà mà không tư.

Cả quyết sửa lỗi mình.

Cẩn thận mà không nhút nhát.

Hay hỏi.

Nhẫn nại (chịu khó).

Hay nghiên cứu, xem xét.

Vị công vong tư.

Không hiếu danh, không kiêu ngạo.

Nói thì phải làm.

Giữ chủ nghĩa cho vững.

Hy sinh.

Ít lòng tham muốn về vật chất.

Bí mật.

Đối với người phải:

Với từng người thì khoan thứ.

Với đoàn thể thì nghiêm.

Có lòng bày vẽ cho người.

Trực mà không táo bạo.

Hay xem xét người.

Làm việc phải:

Xem xét hoàn cảnh kỹ càng.

Quyết đoán.

Dũng cảm.

Phục tùng đoàn thể.
 

Sinh thời Bác Hồ luôn dành cho kiều bào sự quan tâm đặc biệt. Đặc biệt vì, kiều bào - những người con yêu của dân tộc đang phải sống xa quê hương, đất nước đều là con Hồng cháu Lạc, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Đặc biệt vì, dù xa cách bao lâu, dù ở đâu, làm gì, dù khó khăn, gian khổ đến đâu... kiều bào vẫn luôn luôn hướng về Tổ quốc, mong được trở về, góp phần tham gia xây dựng đất nước. Chính vì đặc biệt nên sự quan tâm của Bác Hồ đối với kiều bào đã đặt cơ sở cho việc hình thành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với kiều bào nửa thế kỷ qua.

Sự quan tâm của Bác Hồ với kiều bào không chỉ thể hiện ở những định hướng lớn của Người về việc tổ chức, xây dựng phong trào yêu nước của kiều bào những ngày đầu cách mạng mà còn ở cả trong những công việc cụ thể, thường xuyên và liên tục trong suốt quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam.

Có thể nói rằng, ngay từ những năm đầu trong quá trình bôn ba tìm đường cứu nước và hoạt động ở nước ngoài, Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc đã thường xuyên liên lạc với những người Việt Nam yêu nước ở nước ngoài để tìm hiểu và nắm tình hình chung. Trong những năm 1918 – 1923, khi đang sống và hoạt động tại Pháp, Người đã hoạt động tích cực trong phong trào yêu nước của Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp. Năm 1919, cùng với việc gửi bản Yêu sách tám điểm đến Hội nghị Vécxây đòi quyền dân tộc tự quyết cho nhân dân Việt Nam, Người còn biên soạn theo thể văn vần và bỏ tiền ra in để tuyên truyền rộng rãi trong kiều bào tại Pháp và gửi về nước. Những năm sau đó, Người thường xuyên viết thư trao đổi tình hình với nhiều người Việt Nam tại Pháp và đề nghị họ giúp đỡ việc cung cấp tài liệu để tập hợp viết sách báo tuyên truyền, vận động kiều bào.

Thời kỳ này, phần đông kiều bào ta ở Pháp là những binh lính bị huy động sang Pháp trong những năm chiến tranh đang chờ ngày hồi hương. Họ không biết tiếng Pháp, và không ít người còn chưa đọc thông thạo tiếng Việt. Để giáo dục tinh thần yêu nước cho đồng bào mình trên đất Pháp và để tuyên truyền cổ động về trong nước, Người đã vận động Hội những người Việt Nam yêu nước ra báo Việt Nam hồn và viết một bài bằng văn vần, in thành truyền đơn, cổ động cho việc ra báo và kêu gọi mọi người tham gia mua báo.

Thông qua những hoạt động sôi nổi và tích cực của mình, Nguyễn Ái Quốc đã giác ngộ, cuốn hút kiều bào tham gia hoạt động trong phong trào của Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, từng bước đưa Hội những người Việt Nam yêu nước trở thành một thành một đoàn thể của Hội Liên hiệp thuộc địa. Từ đó, thông qua phong trào của kiều bào, những sách báo mang tư tưởng giáo dục tinh thần yêu và cách mạng, trong đó có Việt Nam yêu cầu ca do Nguyễn Ái Quốc biên soạn và in ấn, báo Le Paria do Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập và làm chủ bút... được truyền về Việt Nam, từng bước góp phần định hướng con đường cứu nước cho nhân dân ta.

Khi về hoạt động tại Quảng Châu (Trung Quốc) những năm 1925-1927 và ở Thái Lan những năm 1928-1929, Nguyễn Ái Quốc đã liên lạc với những kiều bào yêu nước đang sống và hoạt động tại đây, từng bước “thức tỉnh họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ" thành đội ngũ cán bộ cách mạng đầu tiên cho phong trào cách mạng Việt Nam.

Ngay sau khi nước nhà vừa giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi nhiều thư, điện cho kiều bào báo tin nước nhà độc lập, cám ơn kiều bào đã gửi thư, điện chúc mừng, quyên góp xây dựng đất nước và kêu gọi kiều bào hãy phát huy truyền thống con Hồng cháu Lạc yêu nước, thương nòi, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau ổn định cuộc sống và làm cho thế giới văn minh nghe thấy tiếng nói của Tổ quốc, hãy luôn hướng về Tổ quốc và tỏ ra xứng đáng với những anh em đang chiến đấu anh dũng ở Nam Bộ để bảo vệ cho nền Độc lập của nước nhà ... Đầu năm 1946, trong thư chúc Tết kiều bào, Người đã đánh giá cao tấm lòng của kiều bào tuy ở nơi đất khách quê người, nhưng lòng vẫn yêu mến cố hương Tổ quốc, đồng thời khẳng định: "Tổ quốc và Chính phủ cũng luôn luôn nhớ thương các đồng bào, như bố mẹ thương nhớ những người con đi vắng. Đó là nhân tâm thiên lý, đó là tình nghĩa một nhà".

Đặc biệt, trong chuyến thăm nước Pháp năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành nhiều thời gian thăm hỏi, động viên kiều bào. Cùng với những cuộc gặp gỡ, trao đổi, thoả thuận với đại diện Chính phủ Pháp về việc binh sĩ Việt Nam ở Pháp muốn trở về Tổ quốc, đã có gần 30 cuộc gặp gỡ, trao đổi công việc giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh với đại biểu các giới kiều bào trong chuyến thăm lịch sử này. Người đã tiếp và nói chuyện với đại biểu các đoàn thể kiều bào: thuỷ thủ, công nhân, trí thức, phụ nữ, thiếu nhi; đi thăm kiều bào ở một số nơi trên nước Pháp và đặt vòng hoa trước mộ binh sĩ Đông Dương chết trong Chiến tranh thế giới thứ nhất... Trong các cuộc gặp gỡ ấy, Người cám ơn kiều bào đã ủng hộ Chính phủ, đã quyên tiền và thuốc men gừi về giúp Tổ quốc và đánh giá cao việc kiều bào đã biết xử sự như người con của một dân tộc đã có một nền văn hóa lâu đời, tranh thủ được sự quý mến và cảm tình của nhân dân Pháp đối với nước Việt Nam ta; đồng thời bày tỏ quyết tâm của Chính phủ trong việc bảo vệ nền độc lập, thống nhất cho đất nước. Người căn dặn kiều bào phải triệt để đoàn kết, tranh thủ sự cảm tình và sự giúp đỡ của nhân dân Pháp; phải ra sức tuyên truyền và ủng hộ bằng mọi phương diện cho Tổ quốc; thực hành đời sống mới Cần, Kiệm, Liêm, Chính và ra sức học hỏi, mỗi người cần thạo một nghề để mai sau về nước giúp ích cho công cuộc xây dựng đất nước...

Kết thúc chuyến thăm nước Pháp, chia tay kiều bào về nước, trước khi tàu chuyển bánh, Người còn ngó đầu qua cửa sổ vẫy chào như muốn nói với kiều bào: "Tôi đi nhưng ý nghĩ của tôi bao giờ cũng vẫn gần gũi đồng bào". Cùng về với Người trong chuyến đi này có một số kiều bào toại nguyện ước mong được trở về Tổ quốc để trực tiếp xây dựng và bảo vệ đất nước. Nhiều người sau đó đã trở thành những nhà khoa học đầu ngành, gánh vác những trọng trách lớn của Đảng và Nhà nước, góp một phần quan trọng vào sự nghiệp cách mạng chung của cả dân tộc như: Giáo sư Viện sĩ Trần Đại Nghĩa, Giáo sư bác sĩ Trần Hữu Tước...

Trong những năm vừa kháng chiến vừa kiến quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn "nhớ đến kiều bào ở hải ngoại đã ra sức hy sinh phấn đấu, dù cực khổ bao nhiêu cũng một lòng trung thành với Tổ quốc". Người thường xuyên gửi thư, điện thăm hỏi và động viên kiều bào ở nước ngoài phải đoàn kết chặt chẽ, thương yêu giúp đỡ nhau, thi đua học hỏi và giúp nhau tiến bộ, luôn một lòng ủng hộ Tổ quốc, đồng thời mở rộng tình thân thiện giữa nhân dân ta và nhân dân thế giới... Để giúp đỡ kiều bào, Người nhắc nhở các cán bộ làm công tác ngoại giao ở nước ngoài: từ lời nói đến việc làm, bất kỳ việc to hay nhỏ đều phải “đem tình thân ái của Tổ quốc cho kiều bào, để giúp đỡ họ, để tuyên truyền cho thanh niên và cho cả dân tộc Việt Nam".

Một trong những mong muốn của kiều bào là được trở về quê hương, tham gia xây dựng đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng Đảng và Chính phủ tạo mọi điều kiện thuận lợi để đón tiếp kiều bào về nước. Ngày 10 tháng 1 năm 1960, Người đã xuống tận cảng Hải Phòng để được trực tiếp đón kiều bào từ Thái Lan về nước chuyến đầu tiên. Trong buổi gặp mặt đầy cảm động này, Người khen ngợi kiều bào đã bao năm ở nơi “đất khách quê người" nhưng luôn luôn hướng về Tổ quốc và tin tưởng kiều bào nay trở về xứ sở sẽ cùng đồng bào cả nước "đồng cam cộng khổ, vượt mọi khó khăn, hăng hái thi đua, thực hành tiết kiệm, góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng Tổ quốc giàu mạnh, vui tươi...". Để giúp đỡ kiều bào về nước xây đời sống mới, Người chú trọng đến những vấn đề cụ thể cho tương lai của kiều bào, như việc bố trí nơi ăn, chốn ở, việc sử dụng hợp lý khả năng chuyên môn... và trường học cho con em của kiều bào. Người thường xuyên nhắc nhở các ngành, các cấp chính quyền: "kiều bào về đến địa phương nào, thì cán bộ và nhân dân ta ở đó cần phải hết lòng giúp đỡ để kiều bào đúng như Đảng và Chính phủ đã chỉ thị" .

Những năm sau đó, Người đã dành nhiều thời gian đến thăm các gia đình kiều bào mới về nước, động viên họ cố gắng vượt qua những khó khăn, trở ngại, nhanh chóng ổn định cuộc sống mới. Người theo dõi sát sao từng bước đi, từng sự cố gắng và mỗi thành tích của kiều bào, kịp thời khen thưởng những gương "người tốt, việc tốt"...

Sự gần gũi, thân mật trong những lần gặp gỡ, sự ân cần, chu đáo trong những lời chỉ bảo, dặn dò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm xúc động lòng người, làm cho kiều bào càng nhận rõ và ý thức sâu sắc hơn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, cổ vũ kiều bào thi đua phấn đấu, cùng nhau góp sức vào sự nghiệp chung của cả dân tộc.

Trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, kế thừa và phát triển tư tưởng đại đoàn kết dân tộc và thực hiện lời dạy của Bác Hồ:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương,

Con Hồng cháu Lạc phải thương nhau cùng,

Đảng và Nhà nước ta luôn coi kiều bào là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước; đồng thời, mong muốn, khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài nêu cao tinh thần tự trọng và tự hào dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống dân tộc Việt Nam, đoàn kết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, giữ mối quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng đất nước...

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX, đặc biệt là Nghị quyết 36-NQ/TW, ngày 26 tháng 3 năm 2004, của Bộ Chính trị, Chương trình hành động của Chính phủ Về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài và những hoạt động cụ thể của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, của các bộ ngành và các tổ chức xã hội... đã và đang cổ vũ kiều bào phát huy truyền thống yêu nước, thương nòi, đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, cùng góp phần vào việc xây dựng xây dựng và mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc, phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu: Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Tháng Giêng này kỷ niệm 39 năm ngày Bác Hồ gửi lá thư cuối cùng cho kiều bào (27-1-1969 - 27-7-2008), ôn lại những lời căn dặn của để thấy được rõ hơn sự quan tâm sâu sắc của Người đối với kiều bào và mong được góp phần vào việc cổ vũ toàn dân ta, đặc biệt là kiều bào, tin tưởng vào con đường phát triển đất nước mà Đảng và Bác Hồ đã chọn, đoàn kết phấn đấu xây dựng nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới như Bác Hồ hằng mong muốn../.
 
Cuộc sống giản dị của Bác ở Phủ Chủ tịch
Trong những năm ở Phủ Chủ tịch, Bác đã sống hàng ngày như thế nào?

Mùa hè nóng lắm, Hà Nội là vào nơi nóng bậc nhất ở đồng bằng Bắc Bộ. Nhưng như đã nói, Bác không cho lắp máy điều hòa không khí. Còn quạt máy thì cho đến năm 78,79 tuổi, Bác vẫn không chịu dùng quạt trần và quạt để bàn.

Có một lẽ Bác không nói ra và đây mới là sẽ chính sâu xa ở trong lòng. Số đông người Việt Nam ta ngày ấy chưa có quạt máy để dùng, cho nên từ trong lòng, Bác HỒ không muốn dùng quạt máy . Những ngày hè nóng nực nhất, Bác HỒ chỉ dùng quạt giấy và quạt nan thôi.

Đấy là mùa hè. Còn về mùa đông, Bác HỒ có một cái áo bông của đồng bào biếu. Bác dùng nhiều năm rồi. Mới đầu bông xốp còn dày, ấm. Sau dùng mãi nó lép kẹp xuống không ấm lắm nữa. Nhưng chưa ai dám nghĩ đến việc xin Bác bỏ cả mền bông đâu, chỉ nghĩ đến thay cái vỏ ngoài. Lúc đầu cái vỏ bằng vải mới, dần dần nó phai màu, đứt chỉ ở khủyu tay và ở cổ. Bác bảo mạng lại. Nó rách ở vai thì Bác bảo vá vai. Mùa rét tháng 2-1969, nó rách một miếng nữa ở vai, những đồng chí chuyên săn sóc sức khỏe của Bác nhân dịp ấy mới nhắc một đề nghị đã nhiều lần: Xin Bác cho thay vỏ ngoài, nó lại rách một lần thứ hai ở vai rồi. Đây là một người bạn chiến đấu mấy chục năm nay của Bác, cho nên Bác nói thẳng, thân tình lắm. Bác quay lại bảo đồng chí ấy thế này: "Này chú ạ, Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước mặc áo vá vai thế này là cái phúc cho dân đấy. Đừng bỏ cái phúc ấy đi". Và nhất định Bác không cho thay cái vỏ mới. Bây giờ trong bảo tàng vẫn là cái áo bông vá vai như thế. Bác còn có lò sưởi điện. Bác có mấy cái, nhưng Bác lại càng ít dùng lò sưởi điện. Cũng vì lẽ không muốn phụ thuộc vào lò sưởi điện, và nhất là vì lẽ số đông người Việt Nam không có sưởi điện hàng ngày sưởi về mùa đông.

Ở đây cũng rõ một nét trong đời sống hàng ngày của Bác. Bất kỳ cái gì có tí lãng phí cũng quyết không để lãng phí. Nhưng đã cần thì dùng cho đủ mức cần.

Về việc tiết kiệm điện, không biết bao nhiêu lần, tự tay Bác tắt những cái đèn, cái quạt và cái đài đang tiêu điện mà không ai dùng cả. Ở nước ta thế mà khi ra nước ngoài cũng thế. Đi lướt qua một hành lang trên con đường đến nơi nào đó bạn tiếp khách hay trong nhà khách của bạn, thấy có một bóng đèn điện để đấy không cần là Bác tìm xem chỗ tắt bật ở đâu, Bác tắt đi. Có đồng chí ở với Bác khá nhiều năm đã nói:

- Tất cả các năm mình ở với Bác, luôn luôn mình là cán bộ tắt đèn. Bác cứ thấy xa xa có những bóng đèn đang sáng, Bác bảo xem lại có ai ở đấy không, có cần để ánh sáng để bảo vệ không? Nếu không thì tắt đi.

Suốt thơì gian 15 năm từ ngày về Hà Nội, Bác nhận một ô tô loại trung bình chứ không phải loại sang nhất và Bác cứ dùng thế mãi cho đến khi qua đời.
 
Nhân cách của Bác Hồ

Nhà văn đức Eđuard Claudius (1911-1976) nguyên là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHDC Đức tại Việt Nam (1959-1961), từng tham gia đội quân tình nguyện quốc tế thứ nhất chống phát xít Tây Ban Nha 1936, đã viết nhiều tác phẩm về cuộc đấu tranh chống phát xít cuả nhân dân Tây Ban Nha và nhân dân Đức. Ông cũng viết nhiều phóng sự về các truyền thuyết và truyện cổ tích Việt Nam, Lào, Campuchia. Nhà văn Claudius từng ghi nhận ảnh hưởng tích cực của Bác Hồ và Thủ tướng Phạm Văn Đồng đối với cuộc đời sáng tác của ông. Sau đây là những suy nghĩ của nhà văn trong bài trả lời phỏng vấn của nhà nghiên cứu văn học Đức Hoxtơ (Horst Haase).

"Mỗi khi tôi nghĩ về những nhân cách chính trị vĩ đại ở Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng thì tôi càng thấy rằng, đó chính là sự thống nhất giữa tư tưởng và hành động, sự thống nhất giữa hoạt động và nhân cách chính trị với thái độ rất giản dị, khiêm tốn, nhân hậu. Ở Hồ Chí Minh và ở Wilheim Pieck tôi thường cảm nhận được nét tương đồng đó.

Tôi muốn miêu tả điều tôi thường nghĩ bằng một kỷ niệm. Hồ Chí Minh thường đề nghị, khi đến thăm không tịnh trọng và hãy để mọi thủ tục ngoại giao ở nhà. Người đích thân đứng đợi trước căn nhà nhỏ, nơi Người sống.

Trong bộ y phục giản dị, Người tiếp đón và dẫn khách vào căn phòng nhỏ của Người. Một lần nữa tôi được Người tiếp. Nhân dịp này, chúng tôi định bớt chút thời gian để bàn về thơ của Người. Nhưng thật là thú vị, chúng tôi không hề đề cập đến thơ của Người, mà tới nước Đức và những vấn đề chính trị của nó. Người đặc biệt quan tâm tới các vấn đề dân tộc Đức. Sau khi chúng tôi cạn những tách chè, Người hỏi thăm đến các con tôi. Người gửi cho chúng nhiều kẹo đựng trong một cái âu gốm cổ tuyệt đẹp. Người tìm cách bỏ kẹo vào túi cho tôi. Và tôi, lịch sự như tôi cần phải thế, cản lại chút ít, nhưng chiếc kẹo này rơi xuống đất. Cả hai chúng tôi cùng ngồi xuống và gom những chiếc kẹo này lại. Đoạn chúng tôi nhìn nhau. Người cười. Người có tiếng cười tuyệt đẹp, sâu thẳm vang ra từ lồng ngực. Sau đó Người nói "Thế đấy, giả thử khi người ta không có con cái, thì chúng ta phải làm mọi việc để làm gì". Chính Người lại không có con cái, thế nhưng hàng tuần hai ba lần Người tiếp các cháu thiếu nhi và danh cho chúng cả buổi tối. Đối tôi, đó chính là sự vĩ đại. Ở Người tầm cao về chính trị được quy định bởi tầm cao nhân đạo chủ nghĩa và tầm cao nhân đạo này lại được quy định bởi tầm cao về chính trị.

Hàng loạt những kỷ niệm nho nhỏ như vậy đã tỏa ra từ nhân cách của Người và nhân cách Phạm Văn Đồng. Tôi luôn có cảm nhận họ không hiện ra một cách xúng xính trong vai trò lãnh tụ chính trị của họ, mà họ tự thân vận động và làm việc với tư cách một con người thuần phác, dẫu cho trong khoảnh khắc nào đó, họ có ở hay không ở trong cương vị này. Bởi vì họ đến với những con người thuần phác, và chính họ cũng là con người thuần phác.

Sự vĩ đại của những nhân cách này là ở chỗ, họ có gốc rễ trong đời sống của nhân dân và sức mạnh của họ bắt nguồn từ đây.

Chắc chắn đây là những phong thái, những biểu hiện và sự kết tinh nhân cách, mà trong đó hiện diện mọi lực lượng có thể quyết định thắng lợi của cuộc đấu tranh lâu dài ở Việt Nam".
 
THỜI THƠ ẤU VÀ THANH NIÊN CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (1890-1911)

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 5 nǎm 1890 tại quê ngoại làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, trong một gia đình nhà nho.

Thân phụ Chủ tịch Hồ Chí Minh là ông Nguyễn Sinh Sắc, sinh nǎm 1862 tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ nhưng ông sớm có ý chí tự lập, thông minh, ham học.

Nǎm 1901 Nguyễn Sinh Sắc thi Hội và đậu Phó bảng. Tuy đỗ cao nhưng ông vẫn sống rất thanh bạch, khiêm tốn, ghét thói xu nịnh, cam phận của các quan lại trong triều đình Huế. Ông chỉ làm quan trong một thời gian ngắn và sau đó sống bằng nghề dạy học, bắt mạch bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân. Ông đã đi nhiều nơi, liên lạc với những người yêu nước, tuyên truyền đoàn kết, kêu gọi nhân dân sống có tình nghĩa thủy chung. Tư tưởng yêu nước tiến bộ, nhân cách cao thượng của ông đã ảnh hưởng rất sâu sắc đến những người con. Ông qua đời tại thị xã Cao Lãnh (Đồng Tháp) vào nǎm 1929, thọ 67 tuổi.

Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh là bà Hoàng Thị Loan sinh nǎm 1868 trong một gia đình nho học. Bà là một phụ nữ thông minh, cần cù chịu khó, thương yêu chồng con và giàu lòng nhân ái. Bằng nghề làm ruộng và dệt vải bà đã hết lòng chǎm lo cho chồng và các con. Cuộc đời của bà tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại hình ảnh về một phụ nữ Việt Nam sống có tình nghĩa và có ảnh hưởng rất lớn tới tư cách của các con mình. Bà Hoàng Thị Loan qua đời tại Huế nǎm 1901, lúc 33 tuổi.

Chị gái Chủ tịch Hồ Chí Minh là Nguyễn Thị Thanh, sinh nǎm 1884. Chị đã tham gia nhiều phong trào yêu nước, nhiều lần bị thực dân Pháp và triều đình phong kiến bắt giam. Nguyễn Thị Thanh qua đời tại quê hương nǎm 1954, thọ 70 tuổi.

Anh trai Chủ tịch Hồ Chí Minh là Nguyễn Sinh Khiêm, sinh nǎm 1888. Từ tuổi thanh niên, Nguyễn Sinh Khiêm đã đi nhiều nơi truyền thụ kiến thức, mở mang vǎn hoá. Do tham gia các hoạt động yêu nước chống thực dân và phong kiến nên Nguyễn Sinh Khiêm đã từng bị tù đày nhiều nǎm. Nguyễn Sinh Khiêm qua đời nǎm 1950, thọ 62 tuổi.
 
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TIẾP NHẬN CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN
VÀ KHẲNG ĐỊNH CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG VIỆT NAM (1911-1920)

Ngày 5 tháng 6 nǎm 1911, với bí danh Vǎn Ba, Nguyễn Tất Thành(1) nhận làm phụ bếp cho tàu Amiran Latusơ Tơrêvin (Amiral Latouche Tréville) của hãng Nǎm sao, rời Sài Gòn đi Mác-xây (Marseille) Pháp, bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước. Từ nǎm 1911 đến nǎm 1920, Nguyễn Tất Thành đã đến nhiều nước ở châu Âu, châu Phi , châu Mỹ, nghiên cứu và học hỏi để quyết định con đường Cứu nước.

Cuối nǎm 1917, Nguyễn Tất Thành từ Anh trở lại Pháp. ở đây anh được biết ở nước Nga V.I Lênin đã lãnh đạo cách mạng thành công, sáng lập Nhà nước công nông đầu tiên trên thếgiới, bảo vệ quyền lợi của đại đa số nhân dân lao động. Tin vui ấy đã cổ vũ lòng hǎng hái của Nguyễn Tất Thành.

Nǎm 1918, chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc. Nǎm 1919 các nước đế quốc thắng trận họp Hội nghị Véc-xây (Versailles). Nhân dịp này thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn A'i Quốc (tên mới của Nguyễn Tất Thành) đã gửi tới Hội nghị bản yêu sách đòi quyền tự do cho nhân dân Việt Nam.

Tháng 7 nǎm 1920 qua báo Nhân đạo (L'Humanité) Pháp, Nguyễn A'i Quốc được đọc Luận cương của V.I Lê nin về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa. Sau này nhớ lại niềm sung sướng khi đọc Luận cương của V. I Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Luận cương của V. I Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên nhu đang nói trước quần chúng đông đảo: "Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ.! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta.

Nguyễn A'i Quốc là đại biểu duy nhất của nhân dân Đông Dương tham dự Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp tại thành phố Tua (Tours). Tại Đại hội này Anh đã cùng với những nhà hoạt động chính trị và vǎn hoá nổi tiếng của Pháp như: Macxen Casanh (Marcel Cachin), Pôn Vayǎng Cutưyariê (Paul Vaillant Couturier)... bảo vệ chủ nghĩa Mác, chống lại những người cơ hội. Trên diễn đàn của Đại hội, Nguyễn A'i Quốc đã tố cáo tội ác của thực dân Pháp ở Đông Dương, kêu gọi giai cấp công nhân và nhân dân Pháp ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam và nhân dân các thuộc địa khác. Người đề nghị: "Đảng xã hội cần phải hoạt động một cách thiết thực để ủng hộ những người bản xứ bị áp bức ... Đảng phải tuyên truyền chủ nghĩa xã hội trong tất cả các nước thuộc địa. Chúng tôi thấyrằng việc Đảng xã hội gia nhập Quốc tế thứ ba có nghĩa là Đảng hứa một cách cụ thể là từ nay Đảng sẽ đánh giá đúng tầm quan trọng của vấn đề thuộc địa". Cũng tại Đại hội này Người đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế cộng sản, trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

Sau Đại hội Tua, người cộng sản Việt Nam đầu tiên Nguyễn A'i Quốc bắt tay ngay vào hoạt động nhằm đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân các thuộc địa đấu tranh chống áp bức, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người.

(1) Tên gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ nǎm 1901.
 
Chỉnh sửa cuối:
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ VẬN DỤNG
SÁNG TẠO ĐƯỜNG LỐI CỦA V.I LÊNIN VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ THUỘC ĐỊA
(1920-1924)

Nǎm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp thành lập Hội liên hiệp thuộc địa nhằm tổ chức và lãnh đạo phong trào cách mạng giải phóng dân tộc Điều lệ của Hội nêu rõ: "Mục đích của Hội là tập hợp và hướng dẫn cho mọi người dân các xử thuộc địa hiện sống trên đất Pháp để soi sáng cho những người dân ở thuộc địa về tình hình mọi mặt ở nước Pháp nhằm mục đích đoàn kết họ; thảo luận và nghiên cứu tất cả những vấn đề chính trị và kinh tế của thuộc địa". Tuyên ngôn của Hội kêu gọi nhân dân thuộc địa đoàn kết đấu tranh tự giải phóng và nhấn mạnh "Vận dụng công thức của Các Mác chúng tôi xin nói với anh em rằng, công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện bằng sự nỗ lực của bản thân anh em. Hội liên hiệp thuộc địa thành lập chính là để giúp đỡ anh em trong công cuộc ấy".

Để đẩy mạnh công tác tuyên truyền và vận động cách mạng ở các thuộc địa, Hội liên hiệp thuộc địa đã xuất bản báo Le Paria (Người cùng khổ). Nguyễn A'i Quốc là linh hồn của tờ báo, vừa là chủ nhiệm, kiêm chủ bút, thủ quỹ, báo xuất bản bằng tiếng Pháp nhưng ở trang đầu còn có tên báo bằng chữ ả rập và chữ Hán. Số 1 của tờ báo ra ngày 1 tháng 4 nǎm 1922, trong đó có lời kêu gọi nêu rõ: Báo Le Paria ra đời do sự thông cảm chung của các đồng chí ở Bắc Phi, Trung Phi và Tây Phi thuộc Pháp, ở Ma-đa-gat-xca, ở Đông Dương, Ǎng ti và Guyannơ... Báo kêu gọi họ đoàn kết lại để đấu tranh cho sự tiến bộ về vật chất và tinh thần của chính họ, hô hào họ tổ chức lại nhằm mục đích giải phóng những người bị áp bức khỏi những lực lượng thống trị, thực hiện tình yêu thương và hữu ái... Báo Le Paria là vũ khí chiến đấu. Sứ mệnh của nó đã rõ ràng: giải phóng con người.

Tác phẩm của Nguyễn A'i Quốc "Bản án chế độ thực dân Pháp" được xuất bản vào cuối nǎm 1925. Nhiều bài trong tác phẩm đã được đǎng báo Le Paria và một số báo, tạp chí ở Pháp và Liên Xô. Bằng những chứng cớ và số liệu cụ thể, những người thật việc thật Nguyễn A'i Quốc đã thức tỉnh nhân dân các thuộc địa, đồng thời chỉ ra con đường đấu tranh của cách mạng thuộc địa, Nguyễn A'i Quốc chỉ rõ: "Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa. Nếu muốn giết con vật ấy người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi thì cái vòi còn lại kia sẽ tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt sẽ lại mọc ra".

Trong bài viết nhan đề "Đông Dương" đǎng trong Tạp chí Cộng sản (La Revue Communiste) số 15 tháng 5 nǎm 1921, Nguyễn A'i Quốc nhấn mạnh : "Ngày mà hàng trǎm triệu nhân dân châu A' bị tàn sát và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của một bọn thực dân lòng tham không đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ, và trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc họ có thể giúp nhũng người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn".

Tháng 6 nǎm 1923, được sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn A'i Quốc rời nước Pháp sang Liên Xô. Được thực tiễn cách mạng Nga lúc đó cổ vũ, Nguyễn A'i Quốc kiên trì đấu tranh bảo vệ và phát triển sáng tạo tư tưởng của V.I Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, hướng sự chú ý của Quốc tế Cộng sản tới phong trào đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa.

Nguyễn A'i Quốc đặc biệt quan tâm tới tình cảnh của người nông dân trong các nước thuộc địa. Họ chiếm đại đa số trong xã hội và cách mạng thuộc địa không thể thắng lợi nếu không có sự tham gia của đông đảo nông dân. Tại Hội nghị lần thứ I Quốc tế Nông dân (tháng 10 nǎm 1923) Nguyễn A'i Quốc được bầu vào Hội đồng Quốc tế Nông dân và được cử vào đoàn Chủ tịch của Hội đồng. Người còn được mời làm chuyên gia của Ban thư ký giúp Hội đồng chuẩn bị nội dung cho các cuộc họp và là chuyên gia về những công việc liên quan đến các thuộc địa.

Người viết nhiều bài báo về tình cảnh nông dân Bắc Phi, nông dân Trung Quốc, nông dân Việt Nam. Trong bài phát biểu tại Hội nghị Quốc tế Nông dân, Nguyễn A'i Quốc đã tố cáo những thủ đoạn thực dân để biến nông dân thành nô lệ với hai bàn tay trắng. Vì vậy người nông dân không còn đường sống mà phải đấu tranh, họ là lực lượng cách mạng vô cùng to lớn. Kết thúc bài phát biểu Nguyễn A'i Quốc kêu gọi: "Thưa các đồng chí, tôi phải nhắc lại với các đồng chí rằng Quốc tế của các đồng chí chỉ trở thành một Quốc tế thật sự khi mà không những nông dân phương Tây, mà cả nông dân ở phương Đông, nhất là nông dân ở các thuộc địa là những người bị bóc lột và bị áp bức nhiều hơn các đồng chí, đều tham gia Quốc tế của các đồng chí".

Trong các bài phát biểu tại Đại hội V Quốc tế Cộng sản (nǎm 1924) Nguyễn A'i Quốc đã đề cập vấn đề về mối quan hệ giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng chính quốc, kêu gọi sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới với cách mạng thuộc địa. Tại phiên họp XXV ngày 3 tháng 7 nǎm 1924 Nguyễn A'i Quốc chỉ rõ: "Trong tất cả các thuộc địa Pháp, nạn nghèo đói đều tǎng, sự phẫn uất ngày càng lên cao. Sự nổi dậy của nông dân bản xứ đã chín muồi. Trong nhiều nước thuộc địa họ đã vài lần nổi dậy, nhưng lần nào cũng bị dìm trong máu. Nếu hiện nay nông dân vẫn còn ở trong tình trạng tiêu cực thì nguyên nhân là vì họ còn thiếu tổ chức , thiếu người lãnh đạo. Quốc tế cộng sản phải giúp đỡ họ tổ chức lại, cần phải cung cấp cán bộ lãnh đạo cho họ và chỉ cho họ con đườngđi tới cách mạng và giải phóng".

Cuối nǎm 1924 Nguyễn A'i Quốc yêu cầu được trở về châu A' để thực hiện hoài bão giải phóng nhân dân các dân tộc thuộc địa, trong đó có nhân dân Việt Nam.
 
Chỉnh sửa cuối:
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH SÁNG LẬP CHÍNH ĐẢNG
CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM
(1924-1930)
Ngày 11 tháng 11 nǎm 1924 Nguyễn A'i Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc). Trong báo cáo gửi Chủ tịch Đoàn quốc tế cộng sản ngày 18 tháng 12 nǎm 1924, Nguyễn A'i quốc đã thông báo về việc đã tiếp xúc với nhóm những người Việt Nam yêu nước ở Quảng Châu để huấn luyện về phương pháp hoạt động tổ chức và sau ba tháng học xong sẽ trở về Đông Dương, và có một đoàn khác sang. Người nhấn mạnh: "Trong lúc này, đây là biện pháp duy nhất".

Nguyễn A'i Quốc đã cùng một số đồng chí trực tiếp giảng bài cho các lớp huấn luyện. Những bài giảng của Người được tập hợp in thành sách mang tên "Đường Cách mệnh" xuất bản nǎm 1927. Một trong những vấn đề đầu tiên Nguyễn A'i Quốc đặc biệt quan tâm là đào tạo những người tự nguyện hy sinh phấn đấu suốt đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người; hiểu lý luận Mác - Lênin; biết đoàn kết và tổ chức nhân dân cùng phấn đấu vì sự nghiệp chung. Phân tích những bài học kinh nghiệm của nhiều cuộc cách mạng trên thế giới, Nguyễn A'i Quốc nêu rõ cách mạng Việt Nam phải theo gương cách mạng Nga đánh đuổi đế quốc giành độc lập dân tộc, đánh đổ phong kiến tay sai đem lại ruộng đất cho nông dân.
Người nói: "Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật... Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công phải lấy dân chúng làm gốc, phải có đảng vững bền".

Tháng 6 nǎm 1925, trên cơ sở số cán bộ được huấn luyện, Nguyễn A'i Quốc thành lập Hội Việt Nam Thanh niên cách mạng", tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 21 tháng 6 nǎm 1925, báo "Thanh niên" ra đời. Đây là tờ báo cách mạng làm nhiệm vụ tuyên truyền giới thiệu về chủ nghĩa Lênin và cách mạng Tháng Mười Nga; giải thích đường lối chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam. Báo là người tuyên truyền tập thể, người cổ động và tổ chức tập thể, góp phần quan trọng vào việc xúc tiến thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tháng 5 nǎm 1927, Nguyễn A'i Quốc, rời Quảng Châu, đi Mátxcơva, sau đó đi Béc lin, tham dự Hội nghị Ban chấp hành mở rộng của Liên đoàn chống chiến tranh đế quốc tại Brúc xen (Bỉ), đi Y' và trở về Xiêm (Thái Lan). Cuối nǎm 1929, Người trở lại Trung Quốc, triệu tập Hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào cầu nǎm 1930.
 
Chỉnh sửa cuối:
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH - NGƯỜI TỔ CHỨC VÀ LÃNH ĐẠO CÁCH MẠNG THÁNG TÁM THẮNG LỢI VÀ SÁNG LẬP NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
(1930-1945)
Sau cao trào 1930-1931, sự khủng bố của thực dân Pháp càng gắt gao hơn, nhiều chiến sĩ cách mạng bị bắt bớ, tù đày, giết hại. Ngày 6 tháng 6 nǎm 1931, Nguyễn A'i Quốc bị chính quyền Anh bắt giam trái phép tại Hồng Kông (Trung Quốc).

Cuối nǎm 1933, Nguyễn A'i Quốc rời Hồng Kông. Đầu nǎm 1934 Người trở lại Liên Xô. Tại đây Người vào học trường Quốc tế Lênin, nghiên cứu ở Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa, đồng thời tiếp tục theo dõi, chỉ đạo phong trào cách mạng trong nước trong hnh hình chủ nghĩa phát xít đã công khai đàn áp mọi phong trào dân chủ và hoà bình. Trong nhiều tài liệu Nguyễn A'i Quốc nêu lên sách lược của Đảng Cộng sản Đông Dương trong thời kỳ 1936-1939, nhấn mạnh vấn đề tập hợp mọi tầng lớp nhân dân và thành lập một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi đấu tranh đòi tự do, dân chủ và hoà bình.

Trước những chuyển biến của tình hình thế giới, tháng 10 nǎm 1938, Nguyễn A'i Quốc rời Liên Xô về Trung Quốc. Tháng 9 nǎm 1940 phát xít Nhật chiếm đóng Đông Dương. Cuối nǎm 1940
Người về sát biên giới Việt - Trung , bắt liên lạc với tổ chức Đảng, chuẩn bị về nước. Người đã mở lớp huấn luyện chính trị để chuẩn bị cán bộ đáp ứng yêu cầu tình hình nhiệm vụ mới. Người nêu rõ trong tài liệu huấn luyện: "Sự nghiệp giải phóng dân tộc là sự nghiệp chung của các dân tộc, các giai cấp bị bóc lột ở Đông Dương. Toàn thể nhân dân Đông Dương không phân biệt dân tộc nào, giai cấp nào đều phải đồng tâm hiệp hội đoàn kết cùng nhau mới làm nổi".

Ngày 28 tháng 1 nǎm 1941, Nguyễn A'i Quốc về nước, Người chọn Cao Bằng làm cǎn cứ địa xây dựng tổ chức, phát động phong trào cách mạng. Vùng Khuổi Nậm Pác Bó là nơi họp Hội nghị lần thứ VIII của Trung ương (tháng 5 nǎm 1941) do Nguyễn A'i Quốc chủ trì, nơi ra báo Việt Nam độc lập, mở các lớp huấn luyện xây dựng lực lượng cách mạng. Pác Bó có hang Cốc Bó, nơi Nguyễn A'i Quốc chọn làm chỗ ở và làm việc của mình.

Ngày 6 tháng 6 nǎm 1941, Nguyễn A'i Quốc gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước "Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy. Chúng ta phải đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sôi lửa nóng... Việc cứu quốc là việc chung, ai là ngườiViệt Nam đều phải kề vai gánh vác một phần trách nhiệm: người có tiền góp tiền, người có của góp của, người có sức góp sức, người có tài nǎng góp tài nǎng. Riêng phần tôi, xin đem hết tâm lực đi cùng các bạn, vì đồng bào mưu giành tự do độc lập, dẫu phải hy sinh tính mệnh cũng không nề".

Tháng 8 nǎm 1942, lấy tên là Hồ Chí Minh và với tư cách là đại diện Mặt trậnViệt Minh và phân hội Việt Nam thuộc Hiệp hội quốc tế chống xâm lược, Người sang Trung Quốc. Ngày 29-8-1942 Người bị chính quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch bắt giam, sau đó bị giải qua gần 30 nhà lao của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây. Trong thời gian ở tù, Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm thơ nổi tiếng "Nhật ký trong tù". Đến nay "Nhật ký trong tù" đã được dịch ra hơn 10 thứ tiếng.

Tháng 9 nǎm 1943, Hồ Chí Minh được trả lại tự do. Tháng 3 nǎm 1944, Người tham dự Hội nghị các lực lượng cách mạng Việt Nam ở Liễu Châu (Trung Quốc). Tại Hội nghị này Người đã đọc báo cáo về hoạt động của Mặt trận Việt Minh và Đảng Cộng sản, nêu rõ tiền đồ của sự nghiệp giải phóng dân tộc ở Việt Nam, mối quan hệ mật thiết và lâu đời giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Tháng 9 nǎm 1944, Hồ Chí Minh trở lại Cao Bằng. Người gửi thư cho đồng bào toàn quốc kêu gọi chuẩn bị triệu tập Quốc dân đại hội. Tháng 12 nǎm 1944, Người quyết định thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của quân đội nhân dânViệt Nam.

Ngày 9 tháng 3 nǎm 1945, phát xít Nhật đảo chính hất cẳng Pháp độc chiếm Đông Dương. Cuộc chiến tranh thế giới thứ I cũng bước vào giai đoạn cuối với những thắng lợi của Liên Xô các nước Đồng minh. Ngày 4 tháng 5 nǎm 1945, Hồ Chí Minh rời Cao Bằng về Tân Trào (Tuyên Quang) sau sự kiện Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản (ngày 9 tháng 8 nǎm 1945) và ồ ạt tiến công đạo quân Quan Đông của chúng, Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hirôsima (6-8), và Nagadaki (9-8), ngày 10 tháng 8 phe Đồng minh đã gửi công hàm yêu cầu Nhật Bản đầu hàng không điều kiện. Chớp thời cơ ấy, ngày 12 tháng 8 nǎm 1945, Hồ Chí Minh cùng Ban thường vụ Trung ương Đảng quyết định Tổng khởi nghĩa vũ trang trong cả nước. Theo đề nghị của Người, Hội nghị toàn quốc của Đảng đã họp tại Tân Trào ngày 13 tháng 8 nǎm 1945. Hội nghị thông qua quyết định Tổng khởi nghĩa, thành lập ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. Ngày 16 tháng 8 nǎm 1945 Quốc dân đại hội Tân Trào đã hoàn toàn nhất trí với chủ trương phát động khởi nghĩa của Đảng. Đại hội đã bầu ra ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam (tức Chính phủ lâm thời) do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.

Trong bức thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Hỡi đồng bào yêu quý! Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến; toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta. Nhiều dân tộc bị áp bức trên thế giới đang ganh nhau tiến bước giành độc lập. Chúng ta không thể chậm trễ. Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên". Ngày 19-8, khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội, ngày 23-8 thắng lợi ở Huế, ngày 25 tháng 8 thắng lợi ở Sài Gòn.

Ngày 2 tháng 9 nǎm 1945, tại Quảng trường Ba Đình Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Người tuyên bố: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy".
 
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH, NGƯỜI TỔ CHỨC VÀ LÃNH ĐẠO CUỘC ĐẤU TRANH
GIỮ VỮNG CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG VÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC
(1946-1954)

Sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn dân đấu tranh xây dựng, củng cố và giữ vững chính quyền non trẻ. Ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời 3-9-1945, Người đề ra những nhiệm vụ cấp bách lúc đó là động viên toàn dân chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm.

Để giữ vững thành quả cách mạng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những biện pháp cần thiết để xây dựng hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân từ Trung ương tới địa phương, một chính quyền thực sự của dân, do dân và vì dân. Trong thư gửi ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng tháng 10 nǎm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng, nếu không có Chính phủ thì nhân dân không ai dẫn đường. Vậy nên Chính phủ với dân phải đoàn kết thành một khối.... Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp Nhật.
Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta".

Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm hàng đầu tới việc xây dựng chính sách đại đoàn kết dân tộc. Ngày 3 tháng 12 nǎm 1945, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội. Nhân dịp này Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư gửi tới đồng bào các dân tộc thiểu số, Người khẳng định: "Nhờ sự đoàn kết giữa các dân tộc, nhờ sự hy sinh của tất cả các đại biểu mà chúng ta tranh được quyền tự do độc lập và xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà". Từ đây về sau các dân tộc đã đoàn kết phải đoàn kết thêm, đã phấn đấu càng phải phấn đấu thêm nữa, để giữ gìn quyền độc lập cho vững vàng để xây dựng một nước Việt Nam mới". Một phần quan trọng trong trưng bày ở phần này là giới thiệu các tài liệu hiện vật về hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm bảo vệ nền độc lập, giữ vững hoà bình ở Việt Nam. Trong bức thư ngày 23 tháng 11 nǎm 1946 gửi người Việt Nam, người Pháp và thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Chính phủ và nhân dân Việt Nam kiên quyết cộng tác thật thà với người Pháp. Trong khi phải giữ chủ quyền của Tổ quốc, cần hy sinh thì cũng phải kiên quyết hy sinh.... Người Việt và người Pháp có thể và cần phải bắt tay nhau trong một sự nghiệp cộng tác bình đẳng, thật thà để gây dựng hạnh phúc chung cho cả hai dân tộc".

Trước dã tâm của thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta một lần nữa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng Trung ương Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến trên phạm vi cả nước. Sáng ngày 20 tháng 12nǎm 1946, trên làn sóng phát thanh của Đài tiếng nói Việt Nam, lời kêu gọi cứu nước của Người đã truyền đi khắp nước:

"Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ... Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước".

Một trong những nhân tố quan trọng đảm bảo kháng chiến thắng lợi là sự lãnh đạo của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể về xây dựng Đảng nhằm nâng cao vai trò tập hợp, đoàn kết và lãnh đạo toàn dân. Trong tác phẩm: "Sửa đổi lối làm việc" viết nǎm 1947, Người nêu lên những kinh nghiệm, những bài học thực tiễn có tính lý luận, bồi dưỡng tác phong lãnh đạo của người đảng viên cộng sản. Người đặc biệt chú trọng đến việc nâng cao tư cách và đạo đức cách mạng của đảng viên và khẳng định: "Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân".

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khởi xướng phong trào Thi đua yêu nước. Người nhắc nhở toàn dân: "Mỗi một người lấy việc xung phong trong phong trào thi đua ái quốc làm nhiệm vụ thiêng liêng của mình". Người yêu cầu các cán bộ Đảng, Chính quyền và các đoàn thể phải thấm nhuần và thực hiện tư tưởng: Nước lấy dân làm gốc", và chỉ rõ: "Trong công cuộc kháng chiến kiến quốc, lực lượng chính là ở dân, vậy tất cả anh chị em, các bộ đội cơ quan chính phủ và các đoàn thể trong khi tiếp xúc hoặc chung sống với dân, ai cũng phải nhớ và thực hành.

"Gốc có vững, cây mới bền
Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân".​

Tháng 2 nǎm 1951, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng khai mạc tại chiến khu Việt Bắc. Trong Báo cáo Chính trị trình bày tại Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ nhiệm vụ chính trị của Đảng là : Đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn và tổ chức Đảng Lao động Việt Nam, Người nói: "Chúng ta phải có một Đảng công khai, tổ chức hợp với tình hình thế giới và tình hình trong nước để lãnh đạo toàn dân đấu tranh cho đến thắng lợi Đảng Lao động Việt Nam phải là một đảng to lớn, mạnh mẽ, chắc chắn, trong sạch, cách mạng triệt để. Nhiệm vụ cấp bách nhất của Đảng ta ngày nay là phải đưa kháng chiến đến thắng lợi, các nhiệm vụ khác đều phải phụ thuộc vào đó".

Ngày 6 tháng 12 nǎm 1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Bộ Chính trị Trung ương Đảng thông qua kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng Tư lệnh và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Người chỉ thị cho Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp: "Chiến dịch này là một chiến dịch rất quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà còn đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân toàn dân, toàn Đảng, phải tập trung hoàn thành cho kỳ được".
 
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở MIỀN BẮC VÀ ĐẤU TRANH CHỐNG MỸ XÂM LƯỢC,
GIẢI PHÓNG MIỀN NAM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC
(1954-1969)

Trở lại Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn cách mạng mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ nhiệm vụ của nhân dân Việt Nam là thi hành đúng Hiệp nghị Giơ ne vơ nǎm 1954 về Đông Dương; củng cố hoà bình, đấu tranh để thực hiện thống nhất đất nước bằng Tổng tuyển cử tự do; củng cố miền Bắc về mọi mặt; mở rộng và củng cố Mặt trận dân tộc thống nhất trong cả nước. Đặc biệt chú trọng công tác xây dựng Đảng, Người nhắc nhở đảng viên phải phấn đấu, chú trọng nâng cao đạo đức cách mạng, coi đó là nền tảng của mỗi đảng viên để hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang của mình. Nǎm 1958 Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm "Đạo đức cách mạng", trong đó Người nêu lên tư cách của một người đảng viên là: Phải trung thành tuyệt đối với Đảng, quyết tâm suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho cách mạng; ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lao động lên trên lợi ích của cá nhân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, vì Đảng vì dân mà đấu tranh; gương mẫu trong mọi việc, ra sức học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, luôn luôn dùng phê bình và tự phê bình để nâng cao tư tưởng và cải tiến công tác của mình và đồng chí mình tiến bộ.

Về phần mình, lời nói đi đôi với việc làm, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là gương sáng về thực hành đạo đức cách mạng. Những kỷ vật của Người để lại được giới thiệu trong bảo tàng (như bộ quần áo gụ, đôi dép cao su v.v...) không chỉ nói về cuộc sống giản dị, đức khiêm tốn của một con người mà còn nói lên nhân cách của một vị lãnh tụ của nhân dân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Một ngày Tổ quốc chưa thống nhất, miền Nam chưa được giải phóng là một ngày tôi ǎn không ngon, ngủ không yên".

Người luôn dành tình cảm sâu đậm với miền Nam, quan tâm theo dõi và cổ vũ từng bước tiến của cách mạng miền Nam. Trong Thư gửi đồng bào cả nước ngày 6 tháng 7 nǎm 1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Thống nhất nước nhà là con đường sống của nhân dân ta. Đại đoàn hết là một lực lượng tất thắng". Đồng bào miền Nam luôn hướng về Bác Hồ, về Thủ đô Hà Nội, quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Những vật lưu niệm từ miền Nam gửi tới Người được trưng bày đã nói lên tình cảm tha thiết của nhân dân miền Nam đối với Người.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III Đảng Lao động Việt Nam, tháng 9 nǎm 1960 Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Đại hội lần này là Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hoà bình thống nhất nước nhà". Đại hội đã bầu lại Chủ tịch Hồ Chí Minh là Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam.

Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III miền Bắc bước vào thực hiện kế hoạch 5 nǎm lần thứ nhất. Cùng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh động viên toàn Đảng toàn dân vừa xây dựng, phát triển kinh tế, giữ gìn và phát triển nền vǎn hoá dân tộc, vừa chǎm lo đến đời sống hàng ngày của nhân dân. Người cổ vũ nhân dân miền Nam ruột thịt đang chiến dấu anh dũng để giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh đến việc xây dựng con người mới, Người nói: "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa". Người đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp giáo dục và chỉ rõ: "Trong công tác giáo dục phải luôn luôn kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực hành, giữa giáo dục với lao động, vǎn hoá với đạo đức cách mạng; phải đẩy mạnh phong trào thi đua hai tốt: Dạy thật tốt và học thật tốt ".

Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao nhiệm vụ miền Bắc phải là nền tảng, là niềm tin đối với đồng bào miền Nam.
Nǎm 1962, khi tiếp Đoàn đại biểu nhân dân miền Nam ra thǎm miền Bắc, Chủ tịch Hổ Chí Minh nói: "Hình ảnh miền Nam yêu quý luôn luôn ở trong trái tim tôi". Người mong muốn miền Nam sớm được giải phóng để vào thǎm đồng bào, cán bộ và chiến sĩ thân yêu. Nǎm 1963 khi Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đề nghị tặng Huân chương Sao vàng cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đề nghị: "Chờ đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc thống nhất, Quốc hội cho phép đồng bào miền Nam trao cho tôi Huân chương cao quý đó. Như vậy thì toàn dân ta sẽ sung sướng, vui mừng".

Tháng 8 nǎm 1964 đế quốc Mỹ gây ra sự kiện "Vịnh Bắc Bộ", và từ tháng 2 nǎm 1965 đã mở rộng cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miền Bắc và ồ ạt đưa quân viễn chinh Mỹ vào miền Nam Việt Nam. Trước tình hình đó Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn thể nhân dân Việt Nam: "Lúc này chống Mỹ cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng nhất của mọi người Việt Nam yêu nước". Tháng 7 nǎm 1966 Mỹ đã dùng máy bay ném bom Thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng, Chủ tịch Hồ Chí Minh động viên nhân dân Việt Nam vượt qua hy sinh gian khổ và kêu gọi: "Chiến tranh có thể kéo dài 5 nǎm, 10 nǎm, 20 nǎm, hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố xí nghiệp có thể bị tàn phá. Song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do! Đến ngày thắng lợi nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!".

Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng tình đoàn kết giúp đỡ của nhân dân thế giới đối với nhân dânViệt Nam và luôn gắn cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam với cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Trong những nǎm kháng chiến cứu nước gian khổ, Người nói với nhân dân Việt Nam: "Nhân dân ta chiến đấu hy sinh chẳng những vì tự do, độc lập riêng của mình mà còn vì tự do, độc lập chung của các dân tộc và hoà bình thế giới". Tháng 11 nǎm 1964, Hội nghị quốc tế đoàn kết với nhân dân Việt Nam đã được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội với sự tham dự của 64 đoàn đại biểu của 52 nước và tổ chức quốc tế là sự cổ vũ to lớn đối với cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân Việt Nam.

Về quan hệ với nước Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn phân biệt sự khác nhau giữa những người Mỹ xâm lược và nhân dân Mỹ; Người thông cảm sâu sắc với nỗi đau của những gia đình, những người phụ nữ Mỹ có người thân tham gia cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết nhiều thư gửi nhân dân Mỹ, coi họ là những người bạn thân thiết. Trong bức thư gửi nhân dân Mỹ tháng 1 nǎm 1962, Người viết: "Nhân dân Mỹ và nhân dân Việt Nam không thù oán gì nhau. Nhân dân Việt Nam kính trọng các bạn là nước đầu tiên phất cờ chống chủ nghĩa thực dân và chúng tôi mong muốn có quan hệ hữu nghị với các bạn".

Từ nǎm 1965, khi tròn 75 tuổi, chuẩn bị cho cuộc "ra đi" của mình, Bác Hồ bắt đầu viết Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta. Trong những nǎm còn lại, cứ đến tháng 5, Bác Hồ lại sửa chữa và viết thêm vào vǎn kiện "tuyệt đối bí mật" này. Trong Di chúc Người viết: "Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân... Đảng cần có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế, vǎn hoá, nhằm không ngừng nâng cao đời sốngcủa nhân dân...".
Vào hồi 9 giờ 47 phút ngày 2 tháng 9 nǎm 1969, trái tim của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngừng đập, để lại nỗi tiếc thương vô hạn cho toàn thể nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế. Nhà thơ Tố Hữu đã viết về những ngày tang lễ Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội:

Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa.... "
 
Đây là hai bài thơ do Bác Hồ sáng tác!!!

Ngắm Trăng
Trong tù không rượu cũng không hoa.
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ.
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ.
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Không Đề
Đường non khách tới hoa đầy.
Rừng sâu quân đến, tung bay chim ngàn.
Việc quân việc nước đã bàn,
Xách bương, dắt trẻ ra vườn tưới rau.​
 
Last edited by a moderator:
Bài học gần dân trong đạo đức Hồ Chí Minh

Lấy dân làm gốc là một trong những điểm nổi bật nhất trong tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh. Những bài học về gần dân, lấy dân làm gốc của Bác luôn có ý nghĩa thời sự, đặc biệt là từ sau giải phóng miền Nam, khi đất nước bước vào thời kỳ xây dựng và phát triển kinh tế, khi quyền lực thường đi liền với lợi ích kinh tế. Học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh, cán bộ, đảng viên không thể không thực hành bài học gần dân của Bác.

Trong những trang đầu tiên ở cuốn sổ tay mà Ban Dân vận Trung ương phát hành, có bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác dân vận. Trong đó, điều được nhấn mạnh nhất, lại không phải là những câu nói hô hào, kêu gọi, ngược lại, là những định nghĩa ngắn gọn và dễ hiểu nhất về một đất nước dân chủ. Bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh của địa phương, rồi động viên, tổ chức toàn dân ra thi hành.

Bà Tòng Thị Phóng, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương nói: "Trong việc giải quyết các vấn đề ở cơ sở, phải tham khảo ý kiến của nhân dân, đặc biệt là thông qua các đoàn thể quần chúng, thực hiện dân chủ cơ sở. Nơi nào thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, nơi đó có sự thông nhất cao trong toàn xã hội, tạo sức mạnh toàn dân, tạo sự đồng thuận , sự thống nhất cao ngay từ cơ sở".

Gần dân, không nhất thiết là phải cùng người dân lội ruộng, tát nước… Đó chỉ là một trong những biện pháp để tìm hiểu nguyện vọng của nhân dân, để cùng với nhân dân suy nghĩ và hành động. Cùng với dân suy nghĩ và hành động, chỉ có thể xuất phát từ tấm lòng biết coi trọng nhân dân, ý thức sâu sắc được thế nào là dân chủ, và điều quan trọng hơn hết, là tất cả suy nghĩ và hành động, đều phải vì dân.

Nhà báo Trần Lê tâm sự: "Hồ Chí Minh có nói rất nhiều, là gần dân, tất cả phải vì dân… Một số nơi, một số người cho mình cái quyền nói gì cũng đúng, làm gì cũng phải, cái xa dân bắt đầu từ chỗ đó. Họ chỉ nặng làm công tác hành chính, làm công tác cầm dấu. Điều quan trọng là cái dấu quốc huy đó nó quyết định sinh mạng chính trị, sinh mạng kinh tế, đời sống của người dân. Nếu những người đó thăm thú, quan tâm, biết được nguyện vọng của dân, anh ta sẽ giải quyết mọi việc ổn thỏa".

Khi người ta không xuất phát từ tấm lòng vì dân, cũng khó mà lắng nghe ý kiến của nhân dân. Do đó sẽ dẫn đến khoảng cách giữa người dân, và chính quyền, tất yếu sẽ dẫn đến khoảng cách giữa chính sách của chính quyền và ý chí, nguyện vọng của nhân dân.Bởi thế, mà xuất hiện tình trạng khiếu kiện vượt cấp, và kéo dài. Nhưng không phải lúc nào, những khiếu kiện, bức xúc của người dân cũng được trả lời kịp thời và nghiêm túc.

Nhà báo Trần Lê nói: "Chúng ta phải cải tiến, cải cách hành chính. Tôi nghĩ, cải cách hành chính, chúng ta đừng có nghĩ là chỉ có cải cách thủ tục hành chính, mà phải cải cách mối quan hệ giữa chính quyền, giữa những người cầm quyền với đồng bào của mình".

Hội đồng nhân dân; Ủy ban Nhân dân; Tòa án nhân dân; Viện kiểm sát nhân dân… Đặt tên các cơ quan công quyền như vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn nhắc nhở những người lãnh đạo, những người có trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước: không được quên nguồn gốc của một chính quyền dân chủ.
Bởi vậy, nên gần dân là vấn đề đạo đức, còn đảm bảo dân chủ, tuy cũng chính là gần dân, đã được thể chế hóa bằng luật pháp và các điều lệ của Đảng.

Chúc Vui!!!!
 
Hồ Chí Minh

Tố Hữu
26-8-1945


Hồ Chí Minh
Người lính già
Đã quyết chiến hy sinh
Cho Việt Nam độc lập
Cho thế giới hoà bình!
Người đã sống nǎm mươi nǎm vũ bão
Vì nhân loại
Người quyết dâng xương máu
Vì giang sơn
Người quyết dứt gia đình!

Hồ Chí Minh
Người đã quyết
Mặc phong ba giá tuyết
Mặc gươm súng xiềng gông
Làm tên quân cảm tử đi tiên phong


Đánh trǎm trận, thề trǎm phen quyết thắng!
Bao thất bại dẫu xát lòng cay đắng
Hồn vẫn tươi vui, thơm ngát tình đời
Bước trường chinh dầu mỏi gối khan hơi
Tim gang thép vẫn bừng bừng lửa chiến
Cờ đã phất, phải gương cao quyết tiến! Người xông lên
Và cả đoàn quân, thừa huyết khí thanh niên
Rập bước tiến bên người Cha anh dũng.
Tiếng Người thét
Mau lên gươm lắp súng!
Và cả đoàn quân
Đã bao nhiêu nǎm tháng trải phong trần
Mắt sáng quắc tay xanh loè mã tấu
Vụt ào lên quyết hy sinh chiến đấu
Diệt cường quyền!
Ôi sức mạnh vô biên!
Hồ Chí Minh
Hỡi ngọn đuốc thiêng liêng
Trên đầu ta, ngọn cờ dân tộc
Trǎm thế kỷ trong tên Người: A'i Quốc
Bạn muôn đời của thế giới đau thương!
Chúng tôi đây
Lớp con cháu trên đường
Gươm tuốt vỏ, súng cầm tay, xốc tới
Ngọn cờ đỏ sao vàng bay phấp phới
Nước non Hồng vang dội Tiến quân ca

Hồ Chí Minh
Người trẻ mãi không già!
 
Viếng lǎng Bác

Viễn Phương
4-19764-1976

Con ở miền Nam ra thǎm lǎng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lǎng
Thấy một mặt trời trong lǎng đất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trǎng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!

Mai về miền Nam, thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lǎng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn là cây tre trung hiếu chốn này.
 
Một con người chủ nghĩa Mác sinh ra

Hải Như
100 ngày, Bác qua đời

Xin Bác cứ tập bài quyền buổi sáng
Như mọi ngày trời mới rạng đông
Và xem như không có cháu vào thǎm
Cháu xin phép dạo quanh vườn đây đó.

Ta sẽ đến thǎm ngôi nhà Bác ở
Thǎm vườn cây còn ấm mãi hơi Người
Thǎm bụi hoa nhài, nhớ Bác khôn nguôi
Hoa vườn Bác, Bác tự tay chǎm chút
Bác không nhắc, ta quên hoa râm bụt
Bởi trong ta, còn cỏ nội hoa hèn
Đời sẽ nghèo nếu trong bước đi lên
Ta quên hết sắc hương ta đã có
Hương dẫu thoảng cũng khiến đời giàu có
Biết ơn Người chủ nghĩa Mác sinh ra
Đẹp thế đó nâng niu từng cây cỏ...
Ta sẽ đứng dừng bên cây vú sữa
Cây của miền Nam được Bác Hồ trồng
Ngay sát đầu nhà, để có thể bên song
Người - hôm sớm, ngắm vun cây, tưởng nhớ...
Ta chẳng thấy Bác trồng hoa chậu nhỏ
Có lẽ vì không muốn bó vào khuôn

Hai chữ thiên đường ta hiểu đúng hơn
Đâu phải chỉ những lâu đài cao ngất
Mà trước hết là tự do, độc lập
Cho mỗi cuộc đời, cho cả cỏ hoa!

Một con người chủ nghĩa Mac sinh ra
Đẹp thế đó, ôi linh hồn của Đảng...
Xin Bác cứ tập bài quyền buổi sáng
Như mọi ngày trời mới rạng vầng đông.
Và xem như không có cháu vào thǎm
Cháu xin phép dạo quanh vườn đây đó...

Ta quen quá vì vẫn là lối ngõ
Của nghìn xưa, làng mạc cũ quê nhà
Chẳng có lâu dài lộng lẫy nguy nga
Ôi sau trước Bác Hồ ta không khác!
Đừng dệt nhé chuyện thần kỳ về Bác
Chữ thần kỳ Bác riêng tặng nhân dân
Đảng ta lập ra gian khổ muôn phần
Lập ra Đảng là một người giản dị
Người nguyện sống trọn cuộc đời chiến sĩ
Thǎm vườn Người, ta cứ nghĩ vườn ta!
Một con người chủ nghĩa Mác sinh ra
Đẹp thế đó, giữa nếp nhà thanh bạch...

Trong vườn rộng, đâu chỗ người tiếp khách?
Đâu hồ sen? đâu những khóm hoa hồng?
Xưa, người dân khi đến trước sân rồng
Lưng cúi gập vì thấy mình bé lại
Ta đi giữa vườn Người, lòng thư thái.
Ngẩng cao, nghe dưới gót sỏi cười
Ôi vui sao, ta thấy bên Người
Như thấy lớn cạnh vua Hùng dựng nước
Nhưng Người khác những vua hùng thuở trước
Sống cuộc đời y hệt cuộc đời ta
Một con người chủ nghĩa Mác sinh ra
Đẹp thế đó, ôi linh hồn của Đảng...
Xin Bác cứ tập bài quyền buổi sáng
Như mọi ngày mới rạng vầng đông.
Và xem như không có cháu vào thǎm
Cháu xin phép dạo quanh vườn đây đó...

Ta muốn hỏi chim nào quanh trướỏc ngõ
Phải chim xưa lánh nạn đến vườn Người
Chim nhớ Bác Hồ thờ thẫn chim ơi
Lòng Người rộng hơn biển khơi, chưa hết...
Chim có thấy những canh khuya, ngừng viết
Trên chiếc ghế tre, im lặng Người ngồi
Đừng tưởng Bác Hồ chỉ có vui thôi
Có những lúc Bác Hồ buồn ghê gớm
Đấy là lúc: ta sai lầm to lớn
Quên mọi người, ta chỉ thấy mình ta!
Một con người chủ nghĩa Mác sinh ra
Đẹp thế đó, không dung mình sống nhỏ...

Ta sẽ đến thǎm ngôi nhà Bác ở
Để lòng ta tưởng niệm nhớ ơn Người
Bác đã cho ta, Bác đã cho đời
Lẽ sống của ngày mai trên trái đất
Lẽ sống đẹp, không coi mình cao nhất
Mong kiếp người, ai cũng cất đầu cao
Có thể con người chiếm lĩnh các vì sao
Nhưng lẽ sống đến vườn Người mới thấy!
Xin Bác cứ tập bài quyền buổi ấy
Như mọi ngày trời mới rạng vầng đông
Nghìn nǎm sau, những thế hệ xa xǎm
Đến vườn Bác, khỏa tâm hồn cộng sản...
 
Một số lời dạy của Bác Hồ về đạo đức lối sống

- Đối với mình - Phải siêng nǎng, không được lười biếng, ai lười biếng không làm được việc. Phải tiết kiệm, không xa xỉ, vì xa xỉ hoá ra tham lam, nhất là đối với tiền bạc của đoàn thể phải rất phân minh.


- Học cái tốt thì khó, ví như người ta leo núi, phải vất vả, khó nhọc mới lên đến đỉnh.
Học cái xấu thì dễ, như ở trên đỉnh núi trượt chân một cái là nhào xuống vực sâu.

Mấy nǎm kháng chiến, các cô, các chú đã học được nhiều đức tính tốt. Về xuôi nhất là về thành thị, sẽ có nhiều người phức tạp, nhiều thứ quyến rũ mình vào thói xấu.

- Trong giáo dục không những phải có tri thức phổ thông mà phải có đạo đức cách mạng. Có tài phải có đức. Có tài không có đức, tham ô hủ hoá có hại cho nước. Có đức không có tài như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được ai.

- Công trạng của cá nhân chủ yếu là nhờ tập thể mà có. Vì vậy người có công trạng không nên tự kiêu mà cần khiêm tốn. Khiêm tốn và rộng lượng, đó là hai đức tính mà người cách mạng nào cũng phải có.

...Cần, Kiệm, Liêm, Chính là nền tảng của Đời sống mới, nền tảng của Thi đua ái quốc.

Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Thiếu một mùa, thì không thành trời.
Thiếu một phương, thì không thành đất
Thiếu một đức, thì không thành người.
.....

Cần với Kiệm, phải đi đôi với nhau, như hai chân của con người.

Cần mà không Kiệm, "thì làm chừng nào xào chừng ấy". Cũng như một cái thùng không có đáy; nước đổ vào chừng nào, chảy ra hết chừng ấy, không lại hoàn không.

Kiệm mà không Cần, thì không tǎng thêm, không phát triển được. Mà vật gì đã không tiến tức phải thoái. Cũng như cái thùng chỉ đựng một ít nước, không tiếp tục đổ thêm vào, lâu ngày chắc nước đó sẽ hao bớt dần, cho đến khi khô kiệt.
....
Cần, Kiệm, Liêm, là gốc rễ của Chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có ngành, lá, hoa, quả mới là hoàn toàn. Một người phải Cần, Kiệm, Liêm, nhưng còn phải Chính mới là người hoàn toàn.
....
Tự mình phải chính trước, mới giúp được người khác chính. Mình không chính, mà muốn người khác chính là vô lý.

- Do chủ nghĩa cá nhân mà sinh ra đòi hỏi hưởng thụ, đãi ngộ. Người ta ai cũng muốn ǎn ngon mặc đẹp, nhưng muốn phải cho đúng thời, đúng hoàn cảnh. Trong lúc nhân dân ta còn thiếu thốn mà một người nào đó muốn riêng hưởng ǎn ngon mặc đẹp, như vậy là không có đạo đức.

- Trong cuộc đấu tranh to lớn, lâu dài, gay go, ít nhiều đảng viên, ít nhiều nơi không tránh khỏi những khuyết điểm như: chủ quan, hẹp hòi, mạo hiểm, hủ hoá, xa quần chúng, chủ nghĩa địa phương, không giữ kỷ luật, làm việc luộm thuộm, tự kiêu, tự mãn v.v.
- Dù đó là những chứng bệnh thành niên, nhưng từ nay, Đảng đòi hỏi các đảng viên phải kiên quyết tẩy cho kỳ sạch những bệnh ấy. Vì nếu không trị cho khỏi hết, thì nó có thể lây ra mà trở nên rất nguy hiểm cho Đảng.

- Luôn luôn cầu tiến bộ. Không tiến bộ thì là ngừng lại. Trong khi mình ngừng lại thì người ta cứ tiến bộ. Kết quả là mình thoái bộ, lạc hậu.
Tiến bộ không giới hạn. Mình cố gắng tiến bộ, thì chắc tiến bộ mãi.
Luôn luôn tự kiểm điểm, tự phê bình những lời mình đã nói, những việc mình đã làm, để phát triển điều hay của mình, sửa đổi khuyết điểm của mình.
Đồng thời phải hoan nghênh người khác phê bình mình

- Thang thuốc chữa bệnh quan liêu:

+ Phải đặt lợi ích dân chúng lên trên hết, trước hết.
+ Phải gần gũi dân, hiểu biết dân, học hỏi dân.
+ Phải thật thà thực hành phê bình và tự phê bình.
+ Phải làm kiểu mẫu: Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư.

- Phải thật sự mở rộng dân chủ trong cơ quan. Phải luôn luôn dùng cách thật thà tự phê bình và thẳng thắn phê bình, nhất là phê bình từ dưới lên. Phải kiên quyết chống cái thói "cả vú lấp miệng em", ngǎn cản quần chúng phê bình.
 
BÌNH DỊ NHỮNG NƠI Ở

Sau chặng đường dài, hơn ba mươi nǎm, dấu chân Người in trên 25 quốc gia của thế giới đầy biến động trong những nǎm đầu của thế kỷ 20. Ngày 28-1-1941, Bác Hồ dừng chân bên cột mốc 108, lòng bồi hồi xúc động, nhìn về phía trước, nơi đó là Tổ quốc, là đất mẹ. Từ giờ phút lịch sử dó, Người sẽ cùng cả dân tộc Việt Nam hướng về tương lai, sắp xếp lại trật tự xã hội với một ý chí mãnh liệt: Dân tộc Việt Nam phải được hồi sinh, phải trở về chính mình như ông cha đã từng gìn giữ trong suốt 4000 nǎm lịch sử.

Thật là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, nơi Bác chọn dừng chân đầu tiên khi trở về Tổ quốc là nơi Đầu nguồn tiếng Tày là Cốc Bó, từ đây như dòng nước mát tuôn chảy mãi về xuôi, đem về sự sống trường tồn.

Những ngày đầu vất vả gian truân với cảnh tĩnh mịch ẩm ướt của núi rừng, Bác vận động anh em, dọn dẹp sửa sang nơi ở cho thoáng mát. Nơi hoang sơ của núi rừng mà Bác như thấy một giang sơn hùng vĩ nên thơ.

"Đại bản doanh" đầu tiên được bố trí thật giản dị, phía trong hang là chỗ ngủ kê mấy thanh gỗ ghép lại, đêm nằm vừa đau lưng, vừa lạnh, phải đốt lửa để bớt đi giá lạnh và ẩm ướt. Những ngày đầu Bác làm việc trong hang nhờ ánh sáng yếu ớt chiếu từ khoang trống nhỏ trên đỉnh hang. Đêm đêm để xua đi nỗi vất vả, thiếu thốn, Bác thường kể chuyện cho anh em nghe về lịch sử các thời kỳ ông cha dựng nước và giữ nước, cũng nếm mật nằm gai mưu cầu nghiệp lớn, Bác kể chuyện thế giới, chuyện chiến tranh, chuyện cổ tích và cả chuyện tiếu lâm, để trong hang có tiếng cười vui. Ǎn uống kham khổ, rau rừng nấu cháo ngô, bắp chuối chấm với muối trắng. Những bữa "cải thiện" là khi bắt được con cá, sǎn được con thú về kho muối mặn ǎn dần.
Khi phía ngoài hang được dọn dẹp sạch sẽ gọn gàng, ban ngày Bác thường ra phiến đá phía ngoài làm việc, sau giờ làm việc Bác ra ngồi câu cá cạnh gốc cây si bên bờ suối. Để bảo đảm tuyệt đối bí mật chỗ ở, Bác cho làm thêm một cơ sở khác cách đó không xa, nơi có mái núi đá. Bác thường nói vui là một vườn Bách thú, vì ở đây có nhiều rắn rết, bọ rừng. Rồi sau đó Bác còn cho làm tiếp mấy lán nhỏ nữa ở Khuổi Nậm, để đề phòng khi có động. Dẫu ở hang, ở mái đá hay ở lán, Bác cũng luôn sắp xếp nơi ở gọn gàng, sạch sẽ và bí mật. Khi rời đi không để lại dấu vết. Bác tự bố trí nơi nghỉ, nơi làm việc, Bác nhặt từng phiến đá nhỏ xếp thành từng bậc cạnh chỗ nằm, trên các bậc đó Bác để sách, tài liệu, giấy viết, bút mực, máy chữ... mỗi loại quy định chỗ để riêng, ngǎn nắp, gọn gàng, khi cần với tay có thể lấy được, lúc đầu anh em ở với Bác chưa có thói quen gọn gàng nên khi có việc là lúng túng, lộn xộn. Bác luyện dần thành thói quen cho anh em.

Buổi sáng Bác thường dậy sớm hơn tập thể dục, trước cửa hang Bác chọn một nền phẳng nhỏ vừa chỗ đứng tập thể dục, dụng cụ tập đơn giản với hai hòn cuội trắng Bác thường bóp để luyện gân bàn tay (sau này khi đọc sách Bác cũng thường bóp hai hòn cuội ). Bác dùng hai hòn "tạ" to nhỏ bằng đá, thay đổi khi tập. Sau mấy phút tập cho ấm người, Bác tắm suối hoặc leo núi. Bác tập leo núi nhiều nên Bác có một sức chịu đựng dẻo dai, khi leo núi anh em trẻ cũng khó mà theo kịp Bác. Buổi sáng Bác vận động anh em tập thể dục để có sức khoẻ chống lại bệnh tật nơi rừng núi hang động ẩm ướt.

Trong bộ quần áo Chàm, quần xắn cao, Bác cùng anh em kiếm củi, hái rau rừng, tǎng gia trồng rau trồng hoa bên bờ suối. Cạnh hang có dòng suối nước chảy trong mát Bác cùng anh em tạo cảnh hòn non bộ, có đá tai bèo, có cây có nước, Bác lấy cây lau làm một chiếc cầu nhỏ, bên cầu có con thuyền gọt bằng thân gỗ trắng, đang cắm sào đứng đợi trông thật sinh động. Có dồng chí khéo tay lấy hòn đá gan gà đẽo con cò đặt cạnh hồ nước như đang mò tép, in bóng xuống mặt nước trông thật nên thơ. Một thế giới sinh vật cảnh nơi núi rừng hoang vu, thiếu thốn, tạo nên cảm giác thanh tao, mãn nguyện, như để quên đi cái đói cái rét của thực tại mà hướng về công việc cho tương lai, bình sinh của cuộc đời mới.

Trong hang có khối thạch nhũ cao quá đầu người Bác dùng dao đẽo, gọt, tạo dáng hình người rồi lấy mực nho vẽ mắt và miệng, ai cũng bảo trông giống ông Tây, Bác bảo đấy là tượng Các Mác. Bác hỏi anh em địa phương tên dòng suối, được biết là suối Giàng, còn ngọn núi cao có tên là núi Khỉ, vì ở đây khỉ rất nhiều, hay còn gọi là núi Đào vì có tích là Tiên Cô đã xuống đây.

Bác cười vui và nói:
- Xưa có tiên cô xuống, nay có tiên cậu, tiên ông đến thật là hay. Rồi Bác nói tiếp - Cụ Các Mác là người muốn tất cả loài người thành tiên, nay ta đặt tên cho núi là núi Các Mác. Cụ Lênin là người thực hiện chủ trương của Cụ Các Mác nên ta đổi tên suối Giàng thành suối Lênin. Từ đó hai địa danh đã đi vào lịch sử của dân tộc.

Từ hang Cốc Bò, mái đá Lũng Lãn hay dưới những mái lán dọc dòng Khuổi Nậm, từ khu Lam Sơn (Nguyên Bình) về Lũng Cát hay chuyển về hang Pác Tẻng, nơi đâu Bác cũng tạo nên một không khí bình thản, tự tại, một cuộc sống đầm ấm mang nặng tình đồng chí để vượt qua thử thách, gian nan thiếu thốn của buổi đầu dựng nước. Từ nǎm tháng đời thường toát lên một sức mạnh tiềm ẩn mãnh liệt, nơi đây Bác đã triệu tập Hội nghị Trung ương Tám, thành lập Mặt trận Việt minh, ra báo "Việt Nam Độc lập", huấn luyện cán bộ toả ra trǎm ngả đường của đất nước để chỉ đạo cách mạng... Bác dịch sách, viết báo, làm thơ, ngày cũng như đêm, mưa cũng như nắng, lúc ở hang động hay dưới tán lá cây rừng, ánh sáng bắt nguồn từ Bác - từ Pắc Bó nơi thánh địa của cách mạng, nơi xuất phát cuộc hành trình cách mạng của cả dân tộc trên đường Thiên lý hướng về tương lai.

Cách mạng phát triển nhanh chóng, thời cơ đã đến, Bác chuyển về lán Nà Lừa, lấy Tân Trào triệu tập Quốc dân đại hội, phát lệnh Tổng khởi nghĩa cướp chính quyền trong cả nước. Trên đường về Hà Nội, Bác ghé làng Gạ rồi về 48 Hàng Ngang viết bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Cách mạng thành công nhưng khó khán trǎm bề, thù trong giặc ngoài, thế nước "nghìn cân treo sợi tóc", Bác phải chuyển chỗ ở nhiều nơi để tránh nguy hiểm, luôn luôn cải trang, lúc đi sớm khi về tối lúc ở số 8 Lê Thái Tổ, khi ở Bắc Bộ phủ, lúc ngủ ở Quần Ngựa khi về Bưởi... Nhiều nơi đã để lại những kỷ niệm không quên về Bác, trong buổi đầu cách mạng gian nan, vất vả, hiểm nguy. Kháng chiến bùng nổ, Bác lại lên đường mở cuộc trường chinh. Bác về Vạn Phúc viết lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, về Chùa Trầm chúc tết Quý Hợi 1947, vai đeo balô lên núi rừng Việt Bắc đi kháng chiến, dưới mái lán lá rừng vách nứa bên Làng Sảo, Bác triệu tập hội nghị Trung ương chỉ đạo đường lối trường kỳ kháng chiến, rồi đến Khuổi Tấu viết "Việt Bắc anh dung" về trận thắng Pháp đầu tiên trong cuộc kháng chiến; có phút thư giãn về huyện lỵ Sơn Dương "Đi thuyền sông Đáy" làm thơ; hay về -hang Bòng chỉ đạo chiến dịch Biên giới; trở lại Kim Bình dự Đại hội Đảng lần thứ 2; đến Khuôn Điền cùng Trung ương chỉ đạo chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - trận quyết chiến cuối cùng chấm dứt chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới. Hơn 3000 ngày hành quân đi kháng chiến, vượt qua bao gian khổ khó khǎn, lãnh đạo toàn Đảng toàn dân làm nên trận thắng oanh liệt ghi mãi nghìn nǎm và chứng minh cho thế giới một chân lý: một dân tộc dù nhỏ bé nếu biết đoàn kết có thể chiến thắng một đế quốc to, mạnh hơn nhiều lần về vũ khí.

Cuộc sống đời thường đạm bạc nơi chiến khu Việt Bắc, theo Bác suốt ngàn ngày kháng chiến là mái lán đơn sơ của cây rừng Việt Nam. Đồng chí Lê Vǎn Nhương (Bác đặt tên cho là Cần) tham gia trong đội dân công hoả tuyến Nghệ An, khéo tay, biết nghề mộc, được cùng một đồng chí nữa chuyên làm lán cho Bác ở, kể lại rằng: Bác yêu cầu tìm chỗ ở cho Bác, nơi yên tĩnh, bí mật, nơi có bóng cây thoáng mát và có đất để tǎng gia, gần nguồn nước, phía sau có núi để dễ làm hầm trú ẩn, thuận lợi cho liên lạc dễ dàng di chuyển khi có động. Làm lán cho Bác không to quá, diện tích bằng khoảng hai chiếc chiếu, đủ cho Bác kê chiếc bàn nhỏ làm việc và nơi nghỉ. Lán cao vừa tầm Bác, không cao quá 2m. Làm không cầu kỳ mà giản di, vật liệu sẵn có xung quanh, 3 phía có vách nứa, lán đặt trên 4 cọc tre, lối lên lán làm một cái thang bằng tre khoảng 3 bậc, mặt lán không cao quá, cách mặt đất khoảng nửa mét, tuỳ theo địa hình. Phên vách, sàn làm bằng tre, luồng hoặc nứa. Đồ dùng bày biện phía trong lán lại càng đơn giản hơn. Bố trí một bàn, một ghế bằng gỗ tạp đủ để cái máy chữ nhỏ, một ít sách, tài liệu cần thiết, những thứ đồ dùng vặt như bút giấy, hai hòn sỏi bóp luyện tay... để cạnh. Một hòm nhỏ đựng tư trang để phía dưới. Chân giường đóng thẳng xuống đất cho chắc chắn, trên vách treo cái quạt bằng lá cây rừng. Cái tẩu thuốc, Bác thường nói vui đấy là Têlêpôn của Bác, khi cần Bác gõ vào cột tre theo tín hiệu quy định là người giúp việc có mặt. Thời gian rỗi Bác cùng anh em trong cơ quan chơi bóng chuyền, tập thể thao, tǎng gia sản xuất, trồng bí trồng bầu, nuôi gà, nuôi bò. Trong thời gian này Bác nảy sinh ra tư tưởng quan lý kinh tế theo phương thức khoán sản phẩm. Bác bảo các đồng chí, giao bò cho dân địa phương nuôi, khi bò phát triển thì một phần để lại cho nhân dân còn một phần cho tập thể. Trồng được nhiều bí, cả một bãi rộng dày đặc quả, khi thu hoạch anh em kiểm số lượng quả vì nhiều nên bị lẫn liên tục. Bác bày cho cách, đếm xong quả nào cắm một que tre khi cắm hết chỉ cần gom số que là ra số quả tǎng gia được và giao cho người quản lý.

Kháng chiến thắng lợi, Bác về Thủ đô Hà Nội, lúc đầu Trung ương có ý định mời Bác về ở trong ngôi nhà Toàn quyền cũ, vì ở đấy có đủ tiện nghi sinh hoạt, bảo đảm tốt cho sức khoẻ của Bác, tiện việc tiếp khách và mọi công việc của một vị lãnh tụ, nhưng Bác không chịu. Bác bảo, Bác chứ không phải viên Toàn quyền, không phải vua, Chủ tịch một nước còn nghèo, chưa có quyền hưởng thụ quá mức trung bình của người dân, nên Bác quyết định chọn cho mình ngôi nhà của người thợ điện ngày trước, một ngôi nhà bình dị như bao ngôi nhà khác, mái ngói, nền đất, nơi mà mùa nóng thì nhiệt độ cao hơn hẳn xung quanh, ngày thiếu ánh sáng phải thắp đèn. Chỉ có điều tiện duy nhất là gần với anh em phục vụ trong không khí ấm cúng gia đình.

Nǎm 1958, Trung ương quyết định xây nhà cho Bác, nhưng Bác chỉ nhất trí khi làm theo ý Bác. Bác cho gọi kiến trúc sư Nguyễn Vǎn Ninh để trao đổi việc làm nhà. Bác dặn kiến trúc sư làm theo kiểu nhà sàn của đồng bào Việt Bắc, nơi Bác đã từng sống trong sự đùm bọc, bảo vệ của đồng bào các dân tộc trong những ngày đầu kháng chiến. Ngôi nhà sàn dưới bóng cây cạnh hồ nước, xung quanh có vườn hoa cây cảnh vừa đẹp lại vừa mát là môi trường tốt cho sức khoẻ, lại thuận lợi cho công việc, vừa không tốn nhiều tiền của nhân dân. Bác dặn gỗ dùng làm nhà cho Bác, chỉ dùng loại gỗ như đồng bào thường dùng. Tầng dưới bố trí một chiếc bàn lớn và mười một chiếc ghế (số ghế đủ cho các đồng chí trong Bộ Chính trị lúc bấy giờ) xung quanh nhà xây một bờ tường thấp, trên lát gỗ làm ghế cho các cháu thiếu nhi ngồi khi các cháu vào với Bác. Xung quanh nhà làm một dãy hành lang vừa phải để khi Bác ngồi đọc sách có ai qua lại không bị ảnh hưởng, vừa nói Bác vừa bê chiếc ghế mây ra, Bác ngồi giơ tay làm cữ, áng chừng độ rộng của hành lang cho đồng chí kiến trúc sư biết. Bác dặn đi dặn lại là phải hết sức tiết kiệm. Khi Bác đi thǎm một số nước về thì nhà sàn đã làm xong Bác lấy tiền riêng của mình tổ chức bữa liên hoan ngọt Bác gọi là "tiệc liên hoan khánh thành công trình". Bác mời đồng chí Ninh và những anh em công nhân tham gia làm nhà sàn cho Bác, đến dự liên hoan. Buổi liên hoan vui vẻ, Bác đi đến chỗ đồng chí Ninh và khen công trình làm nhanh, tốt, rồi ân cần phê bình nhẹ. Bác nói chân tình, nước ta chưa giàu, dân ta còn chưa có đủ nhà ở cần phải tiết kiệm. Khi chụp ảnh lưu niệm, Bác vẫy tay gọi đồng chí Ninh:

- Ông "Kiến..." đến đứng gần đây.

Tất cả cười vui vẻ, Bác gọi "ông Kiến" bớt đi hai chữ "trúc sư" vừa vui lại vừa nhắc nhở kiến trúc sư phải tiết kiệm, mà nghĩa đen "kiến" là con vật hay leo, như đồng chí Ninh đã leo thang trong việc làm nhà sàn cho Bác, không làm đúng như ý Bác là phải tiết kiệm, mà leo thang hơi quá.
Bác ở nhà sàn với thời gian dài nhất trong quãng đời còn lại của Bác. Trong nhà sàn bố trí đơn giản, chỉ có những đồ dùng rất gần gũi với Bác. Một chiếc giường đơn trải Chiếu cói, cái tủ nhỏ, bộ bàn ghế, trên bàn để đèn, lọ hoa, cái máy thu thanh, cái quạt nan, mấy quyển sách cần thiết hàng ngày: Chiếc bàn nhỏ và chiếc ghế mây ở cuối hành lang là nơi Bác ngồi làm việc những buổi chiều hè. Bác thường ngồi đọc báo ở đây, dưới tán lá cây vú sữa rì rào trước gió như tiếng nói của đồng bào miền Nam bên Bác. Những vật bình thường đã ở bên Bác đến suốt cuộc đời và sẽ ở mãi với nhà sàn cùng non sông đất nước như một huyền thoại về một con người.
Hàng nǎm đến ngày sinh nhật Bác, nhiều đoàn thể cơ quan, khách trong nước, khách nước ngoài đến chúc mừng sinh nhật Bác. Khách đến Bác rất vui, nhưng sau Bác bảo sinh nhật Bác là ngày riêng cá nhân mà làm ảnh hưởng nhiều đến thời gian và tiền bạc của tập thể. Bác gặp đồng chí phụ trách công tác bảo vệ, nhờ tìm cho Bác một chỗ yên tĩnh, gần núi, làm một ngôi nhà nhỏ chỉ độ 2 đến 3 người làm việc, nhưng nhớ là không lấy đất trồng trọt của dân. Khi tìm được một địa điểm trên núi Ba Vì, Bác đồng ý. Thế là gần đến ngày sinh nhật, Bác "tạm lánh" lên làm việc trên đó. Bác dặn ở nhà báo với mọi người Bác đi công tác xa. Lên đó yên tĩnh thoáng mát gần với thiên nhiên. Ngày sinh nhật, các đồng chí bảo vệ phục vụ tìm một bó hoa rừng đến chúc mừng Bác, Bác cháu vui trong nỗi niềm gia đình đầm ấm, Bác đặt tên cho ngôi nhà là "ngôi nhà cần kiệm" vì ở đó Bác làm việc được nhiều hơn, phục vụ được nhiều hơn và tiết kiệm hơn cho dân, cho nước.

Cuộc đời Bác gắn liền với những nơi ở thật bình dị bình dị như con người Bác. Từ ngày dựng nước gian lao vất vả đến khi làm Chủ tịch nước Bác vẫn giữ lối sống bình dị, không đòi hỏi một sự ưu tiên, một vinh hoa cho riêng mình. Bác chọn nơi ở là nơi gần với người lao động. Bác đi thǎm các địa phương xa, phải ở lại qua đêm, các đồng chí địa phương thường bố trí cho Bác nơi ở tốt nhất, nhưng Bác không chịu. Bác tự chọn cho mình chỗ ngủ, có khi bố trí trên bãi biển, có lúc trên trận địa pháo. Bác là vậy tư tưởng tác phong của Bác là gần dân, luôn luôn giữ mức sống như của người dân bình thường, hoà cùng nhịp sống, nỗi niềm của người dân. Ngay khi chuẩn bị cho mình về cõi vĩnh hằng "đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin", Bác cũng dặn hoà thân mình khắp ba miền Tổ quốc, nơi tưởng niệm trên ngọn đồi toả mát bóng cây. Gần dân là cuộc sống đời thường hàng ngày của Bác, là ý tưởng vĩnh cửu của tư tưởng Bác.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Back
Top