• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Hướng dẫn OC - CPU A64 (Socket 754/939)

Re: Hướng dẫn OC - CPU A64 ( Socket 754/939 )

Sau khi tìm hiểu đc những gì về hardware của mình, ta chuẩn bị đầy đủ những software để có thể bắt tay vào OC

Những soft cần có chủ yếu:
- Prime95 hay SP2004: dùng để test CPU, Ram, PSU...
- 3D03, 3D01: dùng để test CPU , Ram , Vid ....
- SuperPI: 32M để test Ram
- Speedfan: theo dõi temp , volt ....
- CPU-Z: xem thông tin CPU , mobo , Ram ....
- Memtest in Windows: test Ram
- Và kèm theo soft A64 Info để xem + chỉnh sửa thông số CPU, Timings Ram cũng như tính tóan trước speed CPU, Ram...
Link down:
http://avala.yubc.net/~lukija/A64Info.rar



Tôi xin nói thêm về: Thế nào là stable ? (sự ổn định)

Khi OC, có người muốn kéo maximum chỉ để bench họăc chụp screenshot, ghi danh vào bảng vàng của giới Ocer. Nhưng khi nói tới stable, là phải nói tới stable cả hệ thống, bao gồm: CPU, Mobo, Ram, Vid, PSU...
Điều này thực sự ko phải dễ dàng đạt đc, để biết cả hệ thống có stable hay chưa, ít nhất ta phải bỏ ra 1 tuần để test với đủ lọai software nêu ở phần trên và trong điều kiện test khắc nghiệt nhất (temp cao
Tôi sẽ nói thêm ở phần tiếp theo để dễ theo dõi hơn.

Overclocking CPU:

- Để bắt tay vào OC, ta cần phải tách từng thành phần riêng rẻ với nhau, vì vậy đầu tiên ta sẽ test CPU trước

- Với A64, các bộ chia (ratio ,divider ,divisor) là phổ biến: 100, 133, 166, 200. Ta set divider = 133 hay 100 để bảo đảm tối đa khả năng Ram ko ảnh hưởng tới quá trình OC CPU, timings Ram sẽ set DF hay set theo SPD của Ram

- set Multi CPU = DF, LDT Multi = 3 hay 4 để bảo đảm HT Link ko quá 1000 hay 1100Mhz (HT Link sẽ = LDT Multi x HTT). Về phần chipset NB và SB thì có thể tăng thêm 0.1v hoặc giữ volt DF. Chỉ khi ta kéo HTT lên cao để bench hay đua (> 350Mhz) thì mới thực sự cần tăng Volt NB và SB.

Với chipset RD480 và RD580, sau khi thay đổi LDT Multi, ta phải save Bios, tắt máy và sau đó bật lại thì mới có tác dụng

- Disable Cool 'n Quite, set Vcore CPU cao hơn DF 0.1v

- Disable tất cả những gì liên quan tới Spread Spectrum

- Với 1 số mobo đời mới sau này, sử dụng chipset ATI RD580 và RD480, trong Bios sẽ có thêm phần Option: RD480/580 HT Drive Strength, HT Receiver Comp, và HT PLL Control. Những Option này set = 31 hoặc Optimal, High

- Lưu ý tùy theo Cooling đang xài mà xem xét có nên tăng Vcore lên cao hay ko. Trong quá trình OC luôn theo dõi temp CPU cũng như temp các thành phần khác.

Khả năng Oc sẽ tỉ lệ nghịch với nhiệt độ

- Bắt đầu ngòai Bios, tăng HTT ( bus CPU A64 ) từ 5 --> 10Mhz, boot vào Windows và test

- Cứ thế tăng dần HTT lên cho tới khi nào test gặp error, ta sẽ tăng Vcore lên 0.025v tiếp và làm lại các bước trên.

- Cho tới khi nào Vcore và temp quá cao thì ta nên dừng lại ở đây. Vcore khuyến cáo khi dùng HSF cho A64 single core ko nên set quá 1.55v, dual core ko nên quá 1.5v. Temp ko nên cao quá 55°C để đảm bảo chạy lâu dài cho cả hệ thống
Nếu dùng WC thì tùy vào chất lượng, hiệu wả mà ta có thể set Vcore cao hơn so với dùng HSF.

Với bản thân tôi dùng WC thì ko kéo quá 1.55v và HSF thì ko wá 1.45v với CPU X2 3800+

- Khi đã tới ngưỡng max stable thì nên chấp nhận ở đây, 1 là tăng cường cooling để kéo cao hơn nữa, 2 là hạ thấp hơn ngưỡng này 50 --> 100Mhz để bảo đảm an tòan tuyệt đối

- Lưu ý: phải bảo đảm là ta đã lock PCI/AGP/PCI-Ex Bus trước khi bắt đầu tăng HTT
Cách kiểm tra xem mobo có lock AGP/PCI bus hay ko là chỉnh AGP bus = 66, PCI bus = 33, PCI-Ex bus = 100, sau đó vào Windows dùng Clockgen để kiểm tra bus như hình dưới (tùy theo chipset mà chọn PLL Setup)

SNAG-0002.jpg


Thế nào là CPU stable like rock?

Để biết CPU stable hay chưa, ta dùng prime95 hay SP2004 để test
- small FFT: test thuần túy CPU, cache L2: trong vòng 12h
- large FTT: test CPU, 1 ít Ram và cũng như test cả PSU: 12h

Nếu thật sự chắc ăn thì tăng thời gian test của mỗi test trên lên 24h

==> Ta đã vượt qua phần Test OC CPU


Overclocking RAM DDR1 (Memory):

SNAG-0000.jpg



Như đã đọc sơ sài về fần Ram ở trên, giờ ta bắt đầu tìm hiểu kĩ lượng hơn về từng thông số của Timings Ram.

Với A64 thì timings Ram sẽ đc tinh chỉnh khá nhiều và phức tạp (như hình minh họa trên của A64 Info) Lưu ý là ko fải mobo nào cũng cho ta chỉnh đầy đủ Timings trong Bios, và tất nhiên 1 điều, Bios cho chỉnh càng nhiều thì ta sẽ tối ưu khả năng OC Ram càng cao, cũng như khó khăn ko ít.

Những thông số chính cần lưu ý:

- Cas Lantency (Cas hay Tcl), Ras to Cas Delay (Trcd), Ras Precharge (Trp), Cycle Time (Tras) 4 thông số trên luôn đc nhà SX Ram nêu rõ trong SPD, hoặc trong Bios ít nhất cũng cho tinh chỉnh 4 thông số này

- Nguyên tắc chung cho hầu hết timings là càng thấp sẽ chạy càng nhanh

- Cas: 2 , 2.5 sẽ cho perfomance cao, cas 3 dành cho các lọai Ram oc kém hay các lọai Ram 2x1Gb
Cas 2 chỉ thật sự fát huy tốc độ với timings 2-2-2-5 hoặc 2-3-2-5, còn lại 2-3-3-5 hay 2-4-4-5 đều ko nhanh hơn cas 2.5 mấy.
Chỉ với chip Winbond CH/BH thì khả năng chạy 2-2-2-5 ở bus cao là dễ dàng, với các lọai chip khác đừng ráng ép cas 2 mà kéo

- Trcd: thông số này ảnh hưởng tốc độ Ram ko kém gì Cas, và nó thật sự khó ép hơn cả cas, nếu giữ đc Trcd ở 3 (hoặc đặc biệt như BH5 là 2) thì nó sẽ cho tốc độ nhanh nhất
Chính vì thế ta thấy hầu hết TCCD khi kéo bus quá 290 --> 310, Trcd fải set = 4 để có thể oc cao, nếu set đc = 3 thì con TCCD đó fải thuộc hàng chiến

- Trp: thông số này ráng ép = 3 hay 2 sẽ cho tốc độ nhanh nhất, và thường thì Trp sẽ dễ dàng ép hơn Trcd.

- Tras: tùy ứng dụng mà Tras đem lại tốc độ tối ưu, có ứng dụng thích Tras thấp (5, 6) có ứng dụng lại thích Tras cao (7, 8)
Nhưng hầu hết Tras càng cao thì sẽ càng stable, Tras càng thấp thì tốc độ càng nhanh

- Về tổng quát 4 thông số timings cơ bản trên, xếp theo thứ tự tốc độ sẽ là:
2-2-2-5 > 2-3-2-5 > 2.5-2-2-5 > 2.5-3-2-5 > 2-3-3-5 > 2.5-3-3-5 > 3-3-3-5 > 2.5-4-3-5 > 2.5-4-4-5 > 3-4-3-5 > 3-4-4-5


- Command Rate: 1T sẽ nhanh hơn 2T, tuy nhiên sự chênh lệch ko nhiều
Với A64 khi sử dụng 4 thanh Ram double side thì bắt buộc fải chạy 2T
Còn lại, ta nên chạy 1T để fát huy tốc độ Ram

- Refresh Rate (Tref):
Tref cần fải đc mày mò để tìm ra Tref nào stable nhất. Tref ảnh hưởng tí nhiều tới perf nhưng sẽ là cả vấn đề cho stable. Đây là 1 trong những công đọan mất thời gian nhiều nhất
Fụ thuộc vào Bios, Ram... để tìm ra Tref tối ưu nhất cho systems

SNAG-0001.jpg



Những thông số Timings còn lại:
Các thông số sau sẽ ảnh hưởng nhiều tới perf và stable:

- Row Cycle Time (Trc): càng thấp càng nhanh, càng cao càng stable, 7 cho max perf
Trừ trường hợp unstable wá ta mới fải set Trc > 10, nếu ép đc từ 7 --> 9 sẽ cho perf tốt nhất

- Write to Read Delay Time (Twtr):
set 1 cho perf, 2 cho stable nhưng sẽ giảm bandwidth (băng thông) đáng kể

- Bank Interleave:
enable cho perf, disable để oc cao hơn, nhưng ko cao hơn đc bao nhiêu
Nếu Ram ta càng nhiều, vd như 2x1Gb hoặc 4x1Gb thì khi enable Bank Interleave sẽ cho tốc độ nhanh, chỉ duy nhất trường hợp 2x256Mb là enable sẽ = diasble

Các thông số sau sẽ ảnh hưởng ko nhiều tới perf và stable:

- Ras to Ras Delay (Trrd):
bình thường ta set = 2, chỉ thử set 3 khi nào cần stable, nhưng hầu như ít ảnh hưởng tới perf và stable

- Write Recovery Time (Twr):
set 2 hoặc 3, ảnh hưởng chút tới bandwidth nhưng ko nhiều

- Read to Write Delay Time (Trtw):
set 2 (trường hợp đặc biệt là 1) cho perf, 3 hay 4 cho stable, ảnh hưởng chút tới bandwidth

- Write Cas Latency (Twcl):
luôn set = 1. Đa số trường hợp set khác 1 sẽ ko boot!!!

- Max Async:
set 7 cho perf, 8 hoặc 9 cho stable
Trường hợp set đc = 6 cũng ko tăng đc perf

- Read Preamble:
set = 5 cho perf, 5.5 --> 6.5 cho stable

Có 1 số trường hợp Max Async và Read Preamble sẽ bị ảnh hưởng bởi HTT và divider. Ví dụ ta chạy divider 200 (1:1) MAX và RP = 7, 5 với HTT 250 thì ok nhưng khi chạy HTT 300 divider 166 thì fải tăng MAX và RP = 8, 6 mới boot đc
Trường hợp này ko fải ai cũng gặp và tôi cũng ko giải thích đc, chỉ lưu ý cho mọi người biết thêm

- Idle Cycle Limit:
set thấp chp perf, cao cho stable, thường thì 16 sẽ dễ dàng stable và cho perf ok

- Dynamic Idle Cycle Counter :
Enable cho perf và Disable cho stable


Ngòai ra còn có 2 thông số cần quan tâm nhất trong việc Oc Ram , đó là: DRam Drive Strength và DRam Data Drive Strength

- DRam Drive Strength:
Tùy Bios cho tinh chỉnh và gọi tên khác nhau, thông thường có 2 Options: Weak drive và strong drive
Với DFI thì Options này hiển thị bằng số 1, 2, 3
Với TCCD thì hầu hết nên set weak để dễ dàng oc cao và stable hơn

- DRam Data Drive Strength:
DFI: 1 --> 8 hoặc 1 --> 15 hoặc 1 --> 31
Còn các mobo khác thi : Level 1 = 50% Reduce, Level 2 = 30% Reduce, Level 3 = 15% Reduce, Level 4 = 0% Reduce

Ko có nguyên tắc chung nào với Data drive strength và drive strength, điều duy nhất là ta fải bỏ thời gian mày mò từng cái kết hợp với nhau để biết thông số nào fù hợp cho Ram mình. Đây cũng là 1 trong những công đọan nhức đầu nhất.


PS: Các thông số Timings còn lại tôi ko nói tới vì sự ảnh hưởng của nó rất ít


(còn tiếp , sẽ update vào tuần sau)

Update phần OC Ram DDR1:


Sau khi tìm ra giới hạn bus CPU, ta bắt tay vào phần OC Ram
Điều đầu tiên cần biết là chip Ram? Nếu gặp những lọai Ram thông dụng thì ta có thể tham khảo thêm khả năng Oc trên forums và set timings giống như thế rồi kéo bus Ram lên. Trường hợp gặp những lọai Ram no-name, hãy set timings theo SPD của Ram (hình dưới) và bắt đầu kéo bus

SNAG-0000.jpg



Với DDR thông thường Volt chuẩn (Vdimm) sẽ là 2.5v --> 2.7v
Tuy nhiên hiện nay các hãng sx Ram dành cho Ocer đã có warranty cho những lọai Ram chịu ăn Volt cao. Vd như OCZ VX, Mushkin Redline... chạy ở ~ 3.3v. Tất nhiên là với điều kiện active cooling cho Ram.


Điều ko thể thiếu khi oc ram, nếu ta có điều kiện nên dùng 1 Fan ~ 80mm xịt thẳng vào Ram, còn nếu ko thì fải đảm bảo air flow trong case tốt nhất để Ram có thể giải nhiệt cao.
Lưu ý nếu cho Ram ăn ~ 2.9v và cao hơn thì active cooling là ko thể thiếu để chạy 24/7.
1 điều tất nhiên là Ram càng nhiều chip (16) sẽ nóng hơn và khó Oc hơn Ram ít chip (8)

Hình tham khảo active cooling với DFI NF4 và Mushkin LII BH-5 chip

lol.jpg



Tìm max bus Ram DDR1:

Ban đầu nếu chưa rành thì ta set như SPD, các thông số cần thiết là 4 thông số Ram trong CPU-Z. Các thông số phức tạp khác thì tùy Bios cho chỉnh hay ko, ta có thể để Auto.

Ta set Vdimm trên DF 0.1v hoặc 0.2v, set bus cao hơn DF 5Mhz và bắt đầu boot vào Windows
Cách test xem Ram có stable hay ko sẽ làm như sau:
- chạy Memtest trong Windows ít nhất 30 fút
- chạy 3DMark01, 03, 05 hoặc đơn giản hơn là chơi game trong 1h đồng thời với việc chạy prime95 (hay SP2004) large FFT.
- khi các bước trên đều ok thì ta chạy PI32M.

Sau đó lại ra Bios tăng bus Ram lên 5Mhz và cứ làm tuần tự các bước trên, cho đến khi nào đụng max Ram thì ta có thể tăng Vdimm lên 0.1v nữa để test.


Nếu đã tìm đc max stable của Ram, ta bắt đầu quay sang tinh chỉnh các thông số timings còn lại (fần này ở post 7 và post 8 tôi đã có nói)

Muốn biết đc hiệu năng của timings + bus Ram ra sao, hãy dùng 3DMark để kiểm chứng là rõ nhất, điểm càng cao sẽ cho hiệu năng tốt.

Hiệu năng của Ram sẽ thể hiện rõ qua Bench 3D

Nếu ta dùng Ram bus 200 2-2-2-5 và bus 250 3-3-3-8, khi dùng các ứng dụng bình thường thì sẽ ko cảm nhận đc khác biệt tốc độ, nhưng với Benchmark 3D thì timings sẽ là chìa khóa cho tốc độ, bus cao chưa hẳn là ưu thế trong Games. Vì vậy hãy cân nhắc kĩ lưỡng việc chạy bus thấp + tight timings hay bus cao + relax timings.


PS: việc mày mò tất cả thông số timings cùng với việc oc Ram tới max để stable sẽ tốn rất nhiều thời gian.

Để biết thật sự Ram đã stable hay chưa tốt nhất cứ chạy folding hay SP2004/prime95 và Games (thỉnh thỏang) trong 2 ngày trở lên
 
Chỉnh sửa cuối:
OC CPU A64 (Socket 754/939)

Với những người đã có kinh nghiệm OC thì bài viết này có lẽ sẽ là dư thừa , nhưng sẽ có ích cho những ai mới bắt đầu tập tành OC , và tất nhiên bài viết ko thể hoàn hảo , trong wá trình viết nếu có gì sai sót , xin mọi người góp ý , sửa chửa dùm)


as_amd_logo.jpg


Trước tiên khi bắt tay vào để OC, ta phải tìm hiểu kĩ lưỡng những gì ta đang có trong tay cũng như cách tối ưu cho nó để có thể đạt được kết quả OC tốt nhất.

Và với fương châm: "tiền nào của nấy, hay ko bằng hên" nếu đã muốn OC tốt thì số tiền bỏ ra so với 1 bộ máy ko OC sẽ cao hơn khá nhiều, và may mắn sẽ là điểm mấu chốt, vì vậy đừng so sánh kết quả của mình với người khác, hãy hài lòng với những gì mình đạt đc trong khả năng tài chính cũng như tay nghề của mình.

1. Mainboard:

Mainboard (mobo) tốt hỗ trợ OC thì hầu như giá cả sẽ cao hơn so với các loại mobo bình dân. Mobo sẽ đc sử dụng nhưng linh kiện cao cấp, thiết kế board tốt cũng như Bios sẽ đc viết tỉ mỉ hơn

- Bios: là fần quan trọng nhất nhì của mobo, Bios viết tốt sẽ giúp cho các thành fần liên kết với nhau tốt hơn, cho công suất hoạt động cao nhất cũng như có thể chỉnh sửa những "registry" của fần cứng (Ram, CPU, Vid Card...)

Lấy vd như với CPU A64 s939 thì khi ta sử dụng hết 4 thanh Ram double side, CPU A64 chỉ sẽ chạy ở Command Rate Timings là 2T

Nhưng Oskar Wu (kĩ sư viết Bios cũng như thiết kế mobo của DFI) đã tìm ra đc cách làm cho 4 thanh Ram DS cũng có thể chạy đc 1T (ngoài DFI ra chưa ai làm đc điều này)

- Điện cung cấp cho CPU: thường thì đc sử dụng là điện 3 pha, nhưng hiện nay điện 3 pha có khuyết điểm là nếu sử dụng với CPU Dual Core, mosfet sẽ rất nóng với passive cooling, vì vậy các mobo đời sau và cao cấp đều dùng điện 4 pha (trường hợp Asus dùng 8 pha nhưng vẫn ko hơn đc 4 pha)

- Tụ điện: Tụ điện chất lượng cao, nhiều thì sẽ giúp cho điện cung cấp tốt hơn, OC ổn định (stable) hơn so với những mobo ít tụ

Tụ điện hay mosfet chất lượng kém, hoặc ko đc tản nhiệt tốt dưới điều kiện OC khắc nghiệt có thể bị nổ, hư... gây hỏng hóc cho cả mobo

Điện 3 pha và 12 con mosfet nằm dưới 3 cục tản nhiệt (Heatsink - HS)

wol_error.gif
Hình này đã được thay đổi kích thước. Click vào đây để xem đúng kích thước của hình. Kích thước gốc của hình là 800x600.
Mosfet%20,%20tu.jpg


Điện 4 pha và 16 con mosfet nằm dưới cục HS màu đen
wol_error.gif
Hình này đã được thay đổi kích thước. Click vào đây để xem đúng kích thước của hình. Kích thước gốc của hình là 800x600.
dien%204%20pha.jpg


2. CPU:

Thành phần chính để OC với hệ thống A64 chính là nó, vì vậy hiểu rõ mình đang sử dụng CPU gì là điều ko thể thiếu

Những điều cần biết với CPU:

- Socket gì? 939 hay 754 hay 940 chân...
socket 754 là dòng A64 chỉ có 1 mem-controller, socket 939 và 940 thì có dual mem-controller

- Voltage (Vcore)? 1.35v, 1.45v hay 1.5v...

- Revision mấy? E3, E4, E6...

- Công nghệ sx? 90nm, 130nm...
công nghệ sx càng nhỏ thì sẽ càng mát (90nm sẽ mát hơn 130nm) và sẽ dễ oc cao hơn

- Cache L2? 512kb, 1Mb...
Cache L2 càng cao, CPU sẽ chạy càng nhanh, tuy nhiên tùy ứng dụng. Thường thì 512kb và 1Mb cache L2 sẽ chênh lệch tốc độ rất ít, rất khó cảm nhận

- HTT: Hyper Transport Bus
Với A64 thì HTT luôn bằng 200Mhz
Công thức tính speed của CPU sẽ bằng = HTT x multi CPU
Và A64 chỉ cho chỉnh multi CPU lùi, vì vậy ta nên giữ multi ở chuẩn (default - DF) rồi tăng HTT lên để OC

A64%20Info.jpg


- Tản nhiệt cho CPU:
Phương châm khi OC CPU: tăng cường giải nhiệt tối đa trong khả năng, giữ Vcore mức thấp nhất có thể

Với tản nhiệt bằng heatsink và quạt (HSF) thì ta có thể so sánh với hình dưới (chụp hơi xấu mong mọi người thông cảm)

wol_error.gif
Hình này đã được thay đổi kích thước. Click vào đây để xem đúng kích thước của hình. Kích thước gốc của hình là 800x600.
Cooling%20HSF.jpg


HSF DF vs Ninja Plus 6 heatpipe: sự chênh lệch nhiệt độ (temp) giữa 2 HSF trên là ~ 20°C full load
Với HSF DF (CPU X2 3800+), nếu chạy DF ko tăng Vcore thì khi full load 2 Core temp sẽ lên tới 65°C và máy tự động shut down
Ninja Plus thì khi oc lên 2.8Ghz Vcore 1.4v full load chỉ có 51°C, máy vẫn stable

Và 1 điều ko thể thiếu cho Ocer là kem tản nhiệt lọai tốt
Tôi khuyên dùng AS5, dễ mua và hiệu wả cực tốt

AS5.jpg


3. Ram DDR1:

Với những Ocer thật thụ, việc OC Ram cùng với OC CPU là 1 điều lí thú nhất
Có thể mọi người chưa tin lời tôi nói, nhưng tôi dám khẳng định là: OC Ram khó hơn OC CPU rất nhiều

Với những người mới tập tành OC, fần OC Ram sẽ là phụ. Và thật sự CPU A64 cũng ít bị ảnh hưởng bởi speed Ram nhiều như Athlon XP cũ

Với memory controller tích hợp vào CPU, tốc độ Ram của A64 đã đc tăng lên đáng kể, ta có thể tăng speed CPU, hãm Ram lại ở DF nhưng tốc độ cả system hầu như ko giảm mấy, và tất nhiên max perfomance vẫn là speed CPU cao + speed Ram cao

Điểm đáng nói là nếu ta thật sự muốn biết về OC Ram, ta cần fải có 1 mobo hỗ trợ Tweak Ram cực tốt, Bios lúc này sẽ thể hiện cho ta những thông số về Ram rất fức tạp, nếu muốn OC tốt Ram thì ít nhất ta phải mất 1 tuần cực nhọc với nó. Trong trường hợp này tôi khuyến cáo nên dùng các mobo sau cho max tweak/OC Ram: DFI NF4 series, DFI CFX3200, Sapphire RD580

DFI Bios Memory Guide (tiếng Anh!!!)
/http://www.dfi-street.com/forum/showpost.php?p=203179&postcount=4

Trước khi mua Ram hãy tìm hiểu kĩ chip sử dụng là lọai gì? Nếu ta thích TCCD thì có Corsair XL Gskill LA/LE....
Winbond BH-5/6 hay CH-5... có thể mua các lọai Gskill GH, Muskhin LII (lọai cũ)... Nhưng với lọai này ta fải có mobo hỗ trợ Vdimm cao hoặc OCZ Booster

Với những Ocer "chịu chơi", BH-5 có thể chạy hàng ngày ở 3.5v với cooling tốt
Còn đối với những ai thích dễ thở hơn, TCCD là lọai Ram ok nhất

Nhưng hiện nay, TCCD chỉ có lọai 2x512Mb, với nhu cầu sử dụng hiện tại thì 2x1Gb đã trở nên phổ biến hơn, các chip sau đc đánh giá oc tốt: UCCC, Micron -5B D, Infineon CE-5/6...

Tìm hiểu kĩ chip Ram để có thể set timings tốt nhất, giúp Ram OC cao và cho perf cao
ví dụ như:

Winbond: 2-2-2-5
Samsung TCCD: 2.5-3/4 -3 - 7
Samsung UCCC: 3-4-4-8
Infineon CE-5/6: 3-3-2-8
Micron -5B D: 3-3-3-8


wol_error.gif
Hình này đã được thay đổi kích thước. Click vào đây để xem đúng kích thước của hình. Kích thước gốc của hình là 800x600.
DSCN1098.jpg
 
Back
Top