• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Nhận biết laptop loại hai, loại ba

NgHung

New Member
Tất cả những lô hàng nhập từ nhà sản xuất đều có thùng đựng máy được niên phong. Các lô hàng loại hai và loại ba luôn được các hãng ghi rõ bên ngoài thùng các tông: Refurbished hoặc Reconditioned, nhưng khi đến tay người mua thì lại mất ghi chú.
Khi hàng nhập về và đến tay người mua, nhiều thùng hàng niêm phong không còn nguyên vẹn do các khâu kiểm tra hàng và những nguyên nhân khác. Nhưng điều đáng nói là hầu hết những thùng hàng loại hai (hàng Refurbished), loại ba (hàng Reconditioned), đều bị giấu nhẹm, không cho người mua biết. Bao bì sản phẩm được làm lại, đựng trong những chiếc thùng các tông làm tại Việt Nam hoặc thùng của một laptop khác. Tất nhiên, không hề có ghi chú sản phẩm loại hai hay loại ba.

Điều đầu tiên người mua máy có thể tự mình kiểm tra là phải có sự trùng khớp các thông tin trên thân máy và bên ngoài thùng các tông, như serial (Part Number, Service Tag), cấu hình máy... Nếu có sự khác biệt, nghĩa là chiếc thùng đó không phải của máy bên trong. Trong trường hợp này, người mua nên từ chối nhận hàng hoặc yêu cầu người bán giao thùng hàng có thông tin trùng với laptop.
Nếu chưa thực sự an tâm, người mua có thể kiểm chứng số serial (Part Number, Service Tag) của máy trên website của nhà sản xuất laptop để biết thông tin về loại hàng. Mỗi chiếc laptop có một Part Number, Service Tag riêng, không trùng lắp với sản phẩm nào.

Theo giới chuyên môn, một số hãng có quy ước riêng trong cách đánh số serial để nhận biết hàng loại hai, loại ba. Như Toshiba, họ thường thêm vào cuối dãy số Part Number (được ghi phía dưới máy tính) chữ B cho biết đó là hàng loại hai và chữ Z nếu là hàng loại ba.
Ví dụ, sản phẩm hoàn thiện 100% (loại một) có Part Number là PSAFOU_01P009; nếu là hàng loại hai sẽ có Part Number là PSAFOU_01P009B; hàng loại ba sẽ là PSAFOU_01P009Z. Tuy nhiên, cách đánh Part Number của laptop Toshiba không đồng nhất cho tất cả các model. Từng model của Toshiba có cách ghi Part Number khác nhau để phân loại hàng. Một số dòng thường thấy có hàng loại hai của hãng này là Satellite, Satellite Pro, Tecra.

Nhà sản xuất laptop HP quản lý hàng loại hai và loại ba bằng Part Number theo quy ước thống nhất cho tất cả các model. Khác với Toshiba, dãy số và chữ của Part Number sẽ có chữ R phía trước dấy # nếu đó là hàng loại hai.

Ví dụ, sản phẩm loại một của HP có Part Number là RK573AA#ABA thì hàng loại hai của hãng này sẽ là RK573AAR#ABA.
Hãng Lenovo thì thêm ba chữ cái REF ở sau cùng để phân biệt đó là hàng loại hai. Ví dụ, sản phẩm loại một của Lenovo có Part Number là 2887W1F thì hàng loại hai sẽ là 288W1F-REF. Một số dòng Pavilion của HP và Presario của Compaq có nhiều sản phẩm là hàng loại hai.

Riêng Dell không áp dụng cách ghi service tag như trên. Vì thế, người mua chỉ có thể kiểm chứng thông tin trên website của hãng, tại địa chỉ: http://support.dell.com/support/topics/global.aspx/support. Dòng Inspiron của Dell là một trong những dòng máy có nhiều sản phẩm loại hai.

Không phải tất cả dòng máy của nhà sản xuất đều có hàng loại hai và loại ba, mà chỉ có ở một số model nhất định. Vì vậy, trước khi mua laptop, người dùng nên vào mạng để tìm thông tin về loại mình đang mua xem có hàng loại hai hay không.

Bạn có thể tra cứu thông tin về phân loại sản phẩm xuất xưởng của các hãng Toshiba, Sony, IBM, HP, Lenovo tại địa chỉ: www.shopping.hp.com; www.toshibadirect.com; www.ibm.com; www.sony.com; www.directron.com/r512887w1fref.html.

Tuy nhiên, biện pháp vừa nêu chỉ giúp người dùng kiểm tra sản phẩm thuộc loại hàng nào khi được nhà sản xuất đưa ra thị trường. Đối với trường hợp các thiết bị bị lỗi, hoặc đã qua sử dụng, được các công ty bán lẻ ở Việt Nam (thậm chí cả từ nước ngoài) tân trang, đóng thùng niêm phong rồi tung ra thị trường, cố ý lừa bịp khách hàng thì những biện pháp trên là vô hiệu.

Thậm chí, một số công ty nhập hàng về đã thay đổi cấu hình máy cho phù hợp với nhu cầu và túi tiền của người dùng (cạnh tranh bằng giá và khuyến mãi), hoặc luộc lại những sản phẩm chính hãng xuất xưởng loại một nhưng đã qua sử dụng.
(Sưu tầm)
 
anh ơi cho em hỏi cách check hàng của Dell thế nào ạ. Vào trang Support.dell.com rồi làm thế nào nữa. Anh nói rõ hơn được không ạ??? Mà em kick vào link đấy thì bị error rồi anh ạ.Chẳng nhẽ không còn cách nào khác ngoài cách này hả anh????
 
anh ơi. Check service tag chỉ là để kiểm tra xem có đúng là hàng chính hãng không thôi. Còn hàng refurbished cũng là hàng chính hãng cơ mà. Nó chỉ là hàng lỗi được trả về hãng rồi được hãng remanufacture, tung ra thị trường với giá rẻ hơn nhiều so với giá hàng loại 1. Như thế thì phân biệt kiểu gì. Anh đã nói là đối với Dell thì không phân biệt trên Part number mà. Còn cách vào trang support.dell.com như anh NgHung nói thì vào trang đó rồi cụ thể phải làm gì nữa để biết chính xác đó là hàng loại mấy???
 
anh ơi. Check service tag chỉ là để kiểm tra xem có đúng là hàng chính hãng không thôi. Còn hàng refurbished cũng là hàng chính hãng cơ mà. Nó chỉ là hàng lỗi được trả về hãng rồi được hãng remanufacture, tung ra thị trường với giá rẻ hơn nhiều so với giá hàng loại 1. Như thế thì phân biệt kiểu gì. Anh đã nói là đối với Dell thì không phân biệt trên Part number mà. Còn cách vào trang support.dell.com như anh NgHung nói thì vào trang đó rồi cụ thể phải làm gì nữa để biết chính xác đó là hàng loại mấy???
- Khó có laptop nào vỏ này ruột khác nên check service tag để xác nhận hàng có nguồn gốc (bảo hành, linh kiện cấu hình, OEM Windows)
- P/N dùng để xác nhận xem máy là hàng như thế nào?
- Refurmish cũng là chính hãng, nhưng ý AnhTu nói là bạn dùng để check để biết được mình có mua hàng refurmish hay là hàng bình thường. Refurmish thì cũng chỉ có mức độ sử dụng của nó, sẽ có khả năng "dính đạn" cao hơn so với 1 cái máy bình thường.
- Bạn có thấy 1 con Dell, ruột vẫn xài main Dell, nhưng các linh kiện khác như HDD, RAM, ổ DVD (hoặc CD RW) bị thay bằng loại không tên tuổi để giảm giá thành chưa :D
Thân.
 
B1: Kiểm tra niêm phong thùng hàng. Trường hợp niêm phong đã bị bóc, nên kiểm tra thật kỹ trước trước khi mua.


B2: Kiểm tra các thông tin:

1. Đối với Toshiba kiểm tra Model máy, Part Number,v.v... Quan trọng nhất bạn nên xem kỹ Part Number.

Ví dụ:
- Part Number của máy mới 100% là " PSAF0U_01P009" thì
- Part Number của hàng Refurbished là "PSAF0U_01P009B" và
- Part Number của hàng Recondition là "PSAF0U_01P009Z"

Trong đó:
- Refurbished là hàng tân trang thuộc nhóm 2.
- Recondition là hàng tân trang thuộc nhóm 3 (kém hơn nhóm 2).

2. Đối với Sony Vaio kiểm tra Model máy, box, ..., cấu hình chính v.v...Bạn nên kiểm tra thật kỹ các thông số ghi trên thùng và phải khớp với thông tin trên máy, Vì hàng Refurbished của Sony không quản lý bằng Part Number, nên trên catalogue chỉ để 90 ngày bảo hành ( catalogue có thể được các cửa hàng photo của các máy Bh 01 năm để cung cấp cho bạn).

3. Đối với HP kiểm tra Model máy, Part Number,v.v... Quan trọng nhất bạn nên xem kỹ Part Number.

Ví dụ:
- Part Number của máy mới 100% là "EZ796AV#ABA"
- Part Number của hàng Refurbished là "EZ796AVR#ABA". Tấc cả Part Number của các model, phía trước dầu # có chữ "R" - Refurbished.

4. Đối với Dell kiểm tra số Service Tag, ngày sản xuất, nơi sản xuất v.v... Yêu cầu các thông tin này phải trùng khớp với thông tin ghi sau máy.

B3: So sánh giá cả sản phẩm, giá cả dịch vụ v.v..., nếu giá của sản phẩm quá thấp so với mặt bằng chung của thị trường, bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng hàng hóa để đảm bảo không mua phải hàng REFURBISHED.
Sưu tầm.
 
Chỉnh sửa cuối:
em biết ạ. Nhưng hàng Refurbished vẫn là hàng chính hãng mà anh. Tức là chỉ remanufature thôi, chứ không có kiểu thay linh kiện của các hãng khác. Kiểu như anh nói là các công ty mua hàng dùng rồi hoặc hàng lỗi về tân trang lại. Cái này thì kiểm tra dễ thôi mà. Check service tag rồi so sánh thùng với máy là biết ngay. Cái em muốn hỏi là hàng refurbished mà anh. Tiện đây cho em hỏi luôn về hàng recondination.:D em chưa nghe về loại này bao giờ. Nó khác gì so với hàng refur? Nguồn gốc của nó thế nào. Anh nói nó kém hơn hàng refur, cụ thể là kém hơn ở chỗ nào ạ??? Vấn đề này em hơi gà, cũng chẳng thấy chỗ nào nói cả. Mong anh em giải đáp giúp em ạ:D
 
Cái em muốn hỏi là hàng refurbished mà anh.
Tiện đây cho em hỏi luôn về hàng recondination.
Bài viết trên mình gõ nhầm đấy mà :D đã sửa chữa.
- Refurbished là hàng tân trang thuộc nhóm 2.
- Recondition là hàng tân trang thuộc nhóm 3 (kém hơn nhóm 2).
- Refurbished thông thường là do hãng xuất xưởng thu lại và tinh chỉnh cấu hình cho phù hợp thị trường hoặc sửa chữa những thiết bị bị lỗi, sau đó đóng gói và xuất xưởng cùng thương hiệu và "mác" là Refurbished...
- Recondition thông thường do các cty cá nhân thu về, sau đó thay đổi các linh kiện cho phù hợp giá cả hoặc tân trang, mông má sản phẩm rồi tung ra :D. Đối với các hãng, sẽ hiếm có tình trạng thu về và xuất xưởng ra trở lại với "mác" Recondition , vì như thế đồng nghĩa với việc hạ thấp uy tín & thương hiệu của chính mình.
 
à, em hiểu rồi. Nhưng vẫn còn 1 thắc mắc nữa về hàng refur của Dell. Em vẫn chưa hiểu :(( , máy Dell thì chỉ check service tag thôi làm sao biết được hàng refur hay không??? Vì refur thì vẫn là hàng chính hãng mà. Không còn cách nào để check nữa hả anh??? Chứ cách này em thấy không hiệu quả. Vì hãng sẽ chỉnh sửa lại các thông số 1 cách dễ dàng để trùng khớp với máy.
 
máy Dell thì chỉ check service tag thôi làm sao biết được hàng refur hay không??? Vì refur thì vẫn là hàng chính hãng mà.
Hàng chính hãng nên xem trong service tag sẽ xem dc cái Hạn bảo hành. Nếu bảo hành 90 ngày thì khỏi nói cũng biết là hàng gì rồi :)) còn bảo hành 1 năm hoặc 3 năm thì ok.
Thân
 
Hix,check khó quá.Mãi mà chả tìm thấy ở chỗ nào.Ai check dùm mình với được không.Cái máy này chạy thấy thiếu ổn định quá nên nghi nghi
SV tag: R5206831
Product code 28398999
Serie: 300456
 
à, em hiểu rồi. Nhưng vẫn còn 1 thắc mắc nữa về hàng refur của Dell. Em vẫn chưa hiểu :(( , máy Dell thì chỉ check service tag thôi làm sao biết được hàng refur hay không??? Vì refur thì vẫn là hàng chính hãng mà. Không còn cách nào để check nữa hả anh??? Chứ cách này em thấy không hiệu quả. Vì hãng sẽ chỉnh sửa lại các thông số 1 cách dễ dàng để trùng khớp với máy.
Khi kiểm tra Service Tag, đương nhiên trang web sẽ có thêm dòng refur nếu máy là hàng xuất trở lại và sẽ nói rõ đã thay đổi những gì liên quan đến ở trang web luôn.
Hàng chính hãng nên xem trong service tag sẽ xem dc cái Hạn bảo hành. Nếu bảo hành 90 ngày thì khỏi nói cũng biết là hàng gì rồi :)) còn bảo hành 1 năm hoặc 3 năm thì ok.
Thân

Hix,check khó quá.Mãi mà chả tìm thấy ở chỗ nào.Ai check dùm mình với được không.Cái máy này chạy thấy thiếu ổn định quá nên nghi nghi
SV tag: R5206831
Product code 28398999
Serie: 300456
THế máy bạn sử dụng là máy gì, thì mới đến link trang chủ để check được. CHỉ đưa thông số như thế thì ai cũng bó tay :D
 
We're sorry, nothing matched the Product/Model number you entered. Make sure you have entered it correctly. Please note that products over seven years old will not be listed.

hix,thế này là sao?Sao nó lại bảo ko có nhỉ.Mà em check cục pin thì thấy trên trang chủ của nó chỉ có mẫu VGP-BPS2A hoặc mẫu VGP-BPS2B.Còn máy của em thì pin lại là VGP-BPS2C
Em mua máy ở Nguyên Ngọc.Ở đây ko biết làm ăn có uy tín không ạ:-?
 
ai cho em hỏi cái, check ST của Dell nó đâu có nói là hàng ref. Có người nói là nếu có tem màu đỏ ở máy thì là hàng Retail còn không thì là hàng ref không biết có đúng không nữa:(.
Em có thằng bạn ở HCM nó vừa order con Inspiron 1520 ở 1 công ty, em cũng không nhớ rõ tên công ty lắm (hình như là thegioidell hay thegioilaptop gì đó), bảo hành có 1 tháng :(, mà hàng bị khui thùng rồi, còn mỗi win là chưa bung thôi. Bọn côngty nó bảo là do HQ khui thùng để kiểm tra. Em nghĩ HQ khui thì cũng chỉ khui 1,2 con trong 1 đợt thôi chứ (xác suất mà), chứ khui cả thì bọn công ty nó bán kiểu gì, chưa kể có đủ thời gian mà khui không:D. Bọn côngty còn bảo HQ không khui thì bọn nó cũng khui để kiểm tra... Cái này bó tay luôn. Thằng bạn em còn bảo nó thấy tận mắt bọn nhân viên khui thùng ra để kiểm tra. Chẳng hiểu bọn này làm ăn kiểu gì luôn.Mà hàng của bọn này loại nào cũng chỉ có bảo hành 1 tháng (là sao đây???).Em nghi hàng Reconditional lém. Mà thằng bạn em nó đặt cọc mất rồi :((,giờ có bác nào có cao kiến về vụ kiểm tra hàng ref, reconditional không(hàng bị khui thùng rồi mới nan giải chứ, lại còn hàng của Dell hjxhjx). Tiện đây cho em hỏi nếu Hải Quan khui thùng để kiểm tra thì mình đòi nó đưa giấy tờ kiểm tra của HQ có ổn không nhỉ? Giấy tờ kiểm tra cóghi ST hay cấu hình của máy không nhỉ???
 
cho em hỏi luôn là linh kiện Dell có bán ở VN không ạ? Và cách phân biệt Ram Dell với các loại ram khác thế nào??? Thằng bạn em nó định mua Ram 1GB rồi up lên 2GB. Mà vấn đề bảo hành thì nếu phát hiện thấy dấu hiệu tháo máy (tháo ốc vít...) thì Dell sẽ không bảo hành nữa đúng không ạ??? Mong các bác trả lời nhanh cho em với :((
 
ai cho em hỏi cái, check ST của Dell nó đâu có nói là hàng ref. Có người nói là nếu có tem màu đỏ ở máy thì là hàng Retail còn không thì là hàng ref không biết có đúng không nữa:(.
Check ST thì ko thấy. Nhưng mà mình đã nói là bạn xem cái hạn Bảo hành mà. Còn cái tem thì có đó, nếu là hàng Ref nó có cái tem ghi rõ chữ Ref luôn.
Win bung rồi thì có thể làm lại như chưa bung dc, chỉ có cái máy mới khi khởi động lần đầu tiên thì màn hình chào của BIOS nó bắt "press any key to continue" cái này chỉ hiện 1 lần,ko làm lại dc.
Còn cửa hàng thì bảo hành 1 tháng hay 3 tháng là tùy nó thôi, có thể lúc đặt hàng nó mình thoả thuận dc với nó nhưng mà thêm tiền chắc chắn. Order thì nó chỉ tính tiền chuyển hàng về thôi, chứ thêm bảo hành thì nó chết đó, coi trong ST coi bảo hành của hãng như thế nào thôi.
Con DELL coi New hay Ref dễ lắm, coi máy + check ST ra hết mà. Mang máy đây mình check cho :D
 
Back
Top