Taki7610
Unlock_GSM
(Dân trí) - Tương lai và số phận của hệ điều hành di động hàng đầu thế giới Android có thể sẽ phải thay đổi sau phiên tòa giữa 2 “gã khổng lồ công nghệ” Google và Oracle diễn ra vào ngày hôm nay.
Oracle đã kiện Google vào năm 2010, cáo buộc “gã khổng lồ tìm kiếm” sử dụng trái phép Java, một nền tảng phần mềm thuộc sở hữu của Oracle sau khi hãng này mua lại Sun Microsystems vào đầu năm 2010.
Trên thực tế, Java được sử dụng miễn phí và khi phát triển hệ điều hành di động Android của mình, Google đã sử dụng rất nhiều giao diện lập trình ứng dụng Java (Java API) của Sun, cho phép các nhà lập trình Android có thể tạo được nhiều ứng dụng cho nền tảng này với Java. Tuy nhiên, Oracle đã không đồng ý với cách làm này và tiền hành khởi kiện Google vi phạm 7 bản quyền sáng chế liên quan đến Java mà hãng đang sở hữu.
Kết quả phiên tòa sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tương lai của Android
Trước khi phiên tòa chính thức diễn ra, CEO của 2 bên, Larry Ellison của Oracel và Larry Page của Google đã có buổi gặp gỡ để thảo luận, nhưng không đi đến được thống nhất.
Theo đó, Oracle tuyên bố Google đã vi phạm bản quyền do mình sở hữu đối với Java. Oracle khẳng định Google đã sử dụng một phần của ngôn ngữ lập trình Java để tạo nên Android, đồng thời sao chép toàn bộ giao diện lập trình ứng dụng (API) của Java.
Mặc dù Google không phủ nhận cáo buộc của Oracle nhằm về phía mình, nhưng hãng cũng tuyên bố cách làm của mình không có gì sai và khẳng định rằng các API của ngôn ngữ lập trình không được bảo hộ quyền tác giả.
Google lập luận rằng ngôn ngữ lập trình chỉ là công cụ mà các nhà phát triển phần mềm sử dụng v à không phải là đối tượng được bảo vệ bản quyền, do vậy không có gì sai nếu sử dụng ngôn ngữ lập trình đó để tạo ra các sản phẩm. Google khẳng định việc bảo vệ bản quyền của Oracle là mơ hồ và không hợp lý.
Dù vậy, Oracle vẫn khẳng định quyền sở hữu API của Java và cần phải có sự cho phép của Oracle để sử dụng vì chúng là những thành phần nguyên mẫu để tạo nên phần mềm.
Mặc dù là cuộc tranh chấp giữa “2 ông lớn”, tuy nhiên hơn ai hết, các nhà phát triển ứng dụng và người dùng Android đang lo lắng, bởi lẽ kết quả của phiên tòa sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tương lai của nền tảng di động này.
Nếu Oracle dành chiến thắng trong phiên tòa, Google sẽ không còn đầy đủ quyền hạn để sử dụng Java, điều này sẽ khiến cho Android về cơ bản sẽ thay đổi hoàn toàn. Nếu Android không thể tiếp tục sử dụng Java, nghĩa là toàn bộ các ứng dụng sẽ cần phải được xây dựng lại từ đầu, động thái này không khác nào “hành động giết chết” Android khi mà không dễ dàng gì để xây dựng lại số lượng ứng dụng khổng lồ trên Android.
Dĩ nhiên, Google vẫn có cơ hội để chiến thắng trong phiên tòa này và nếu điều này xảy ra, Android vẫn sẽ tiếp tục con đường phát triển hiện tại của mình mà không có gì thay đổi.
Hiện các nhà phát triển ứng dụng đang ủng hộ Google trong cuộc tranh chấp này. Malcolm Barclay, một nhà phát triển ứng dụng độc lập trên Android cho biết: “Thật là vô lý nếu cho rằng việc sử dụng một API có thể xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của một nền tảng mở. Điều này cũng tương đương như việc bạn mua một đĩa CD nhạc, rồi đọt nhiên có người kiện bạn vì đã lắng nghe bài hát số 10 trong đĩa”.
Cả giới công nghệ lẫn những ai yêu thích Android đều đang “nín thở” để chờ đợi kết quả của phiên tòa. Tuy nhiên rất khó để đưa ra kết quả cuối cùng chỉ ở 1 phiên tòa duy nhất, đặc biệt là trong những vụ tranh chấp giữa “các ông lớn”.
Oracle đã kiện Google vào năm 2010, cáo buộc “gã khổng lồ tìm kiếm” sử dụng trái phép Java, một nền tảng phần mềm thuộc sở hữu của Oracle sau khi hãng này mua lại Sun Microsystems vào đầu năm 2010.
Trên thực tế, Java được sử dụng miễn phí và khi phát triển hệ điều hành di động Android của mình, Google đã sử dụng rất nhiều giao diện lập trình ứng dụng Java (Java API) của Sun, cho phép các nhà lập trình Android có thể tạo được nhiều ứng dụng cho nền tảng này với Java. Tuy nhiên, Oracle đã không đồng ý với cách làm này và tiền hành khởi kiện Google vi phạm 7 bản quyền sáng chế liên quan đến Java mà hãng đang sở hữu.
Kết quả phiên tòa sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tương lai của Android
Trước khi phiên tòa chính thức diễn ra, CEO của 2 bên, Larry Ellison của Oracel và Larry Page của Google đã có buổi gặp gỡ để thảo luận, nhưng không đi đến được thống nhất.
Theo đó, Oracle tuyên bố Google đã vi phạm bản quyền do mình sở hữu đối với Java. Oracle khẳng định Google đã sử dụng một phần của ngôn ngữ lập trình Java để tạo nên Android, đồng thời sao chép toàn bộ giao diện lập trình ứng dụng (API) của Java.
Mặc dù Google không phủ nhận cáo buộc của Oracle nhằm về phía mình, nhưng hãng cũng tuyên bố cách làm của mình không có gì sai và khẳng định rằng các API của ngôn ngữ lập trình không được bảo hộ quyền tác giả.
Google lập luận rằng ngôn ngữ lập trình chỉ là công cụ mà các nhà phát triển phần mềm sử dụng v à không phải là đối tượng được bảo vệ bản quyền, do vậy không có gì sai nếu sử dụng ngôn ngữ lập trình đó để tạo ra các sản phẩm. Google khẳng định việc bảo vệ bản quyền của Oracle là mơ hồ và không hợp lý.
Dù vậy, Oracle vẫn khẳng định quyền sở hữu API của Java và cần phải có sự cho phép của Oracle để sử dụng vì chúng là những thành phần nguyên mẫu để tạo nên phần mềm.
Mặc dù là cuộc tranh chấp giữa “2 ông lớn”, tuy nhiên hơn ai hết, các nhà phát triển ứng dụng và người dùng Android đang lo lắng, bởi lẽ kết quả của phiên tòa sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tương lai của nền tảng di động này.
Nếu Oracle dành chiến thắng trong phiên tòa, Google sẽ không còn đầy đủ quyền hạn để sử dụng Java, điều này sẽ khiến cho Android về cơ bản sẽ thay đổi hoàn toàn. Nếu Android không thể tiếp tục sử dụng Java, nghĩa là toàn bộ các ứng dụng sẽ cần phải được xây dựng lại từ đầu, động thái này không khác nào “hành động giết chết” Android khi mà không dễ dàng gì để xây dựng lại số lượng ứng dụng khổng lồ trên Android.
Dĩ nhiên, Google vẫn có cơ hội để chiến thắng trong phiên tòa này và nếu điều này xảy ra, Android vẫn sẽ tiếp tục con đường phát triển hiện tại của mình mà không có gì thay đổi.
Hiện các nhà phát triển ứng dụng đang ủng hộ Google trong cuộc tranh chấp này. Malcolm Barclay, một nhà phát triển ứng dụng độc lập trên Android cho biết: “Thật là vô lý nếu cho rằng việc sử dụng một API có thể xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của một nền tảng mở. Điều này cũng tương đương như việc bạn mua một đĩa CD nhạc, rồi đọt nhiên có người kiện bạn vì đã lắng nghe bài hát số 10 trong đĩa”.
Cả giới công nghệ lẫn những ai yêu thích Android đều đang “nín thở” để chờ đợi kết quả của phiên tòa. Tuy nhiên rất khó để đưa ra kết quả cuối cùng chỉ ở 1 phiên tòa duy nhất, đặc biệt là trong những vụ tranh chấp giữa “các ông lớn”.
T.Thủy
Theo Mashable
Theo Mashable