• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Thông tin công nghệ & thiết bị số ngày 17-11-2008

Status
Không mở trả lời sau này.

ntviet

New Member
Máy tính XO có mặt tại châu Âu

Bắt đầu từ ngày 17/11, những người dân ở khu vực châu Âu sẽ có cơ hội mua những chiếc máy tính XO. Tổ chức “Mỗi học sinh một máy tính xách tay” (PLPC) sẽ tổ chức bán những chiếc máy tính này trên hệ thống bán lẻ trực tuyến Amazon tại châu Âu.

2008111793045_maytinh1711.jpg

Những chiếc máy tính này được bán trong chương trình Give One, Get One (G1G1) do tổ chức OLPC xúc tiến tại Mỹ. Đây là chương trình mà người dùng có thể mua 2 chiếc laptop XO trong đó, người mua sẽ được sử dụng 1 chiếc và 1 chiếc sẽ được sử dụng để làm từ thiện cho các trẻ em ở quốc gia đang phát triển.

Kế hoạch đưa những chiếc máy tính xách tay XO tới 27 quốc gia tại khu vực châu Âu đã được nhà sáng lập ra tổ chức PLPC thông báo tại cuộc họp ở Copenhagen. Chiếc XO laptop có hai mầu xanh lá cây và màu trắng, có thể khai thác tính năng mạng hình lưới không dây (mesh - networking) để kết nối Internet và được tải phần mềm giáo dục.

Khi chính thức được chào bán tại châu Âu, mức giá của một chiếc XO có thể ở mức 268 USD (313 euro). Tổ chức OPLC hy vọng những chiếc máy tính này sẽ được chào đón ở 27 nước thuộc khu vực châu Âu cũng như các nước Thuỵ Sĩ, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.

Chương trình Give One, Get One đã được triển khai lần đầu tiên ở Mỹ trong khoảng thời gian tháng 11-12/2007. Tổ chức OLPC cho biết, thông qua đợt bán hàng ở Mỹ, đã có 190.000 chiếc máy tính đến được tay người tiêu dùng.

Mặc dù chương trình trên đã đạt được thành công, tổ chức OPLC đã gặp không ít những lời chỉ trích trong việc phân phối sản phẩm bởi có nhiều người chỉ yêu cầu mua một chiếc. Và để giải quyết vấn đề trên, tháng 9/2008, OPLC đã tiến hành hợp tác với trang web bán lẻ khổng lồ trên thế giới là Amazon.

Ý tưởng ban đầu của OLPC là sản xuất ra những chiếc laptop nhỏ, giá rẻ cho hàng triệu học sinh ở các quốc gia đang phát triển với mức giá dưới 100 USD. Phiên bản mới nhất của dòng máy này có giá 188 USD và tổ chức OLPC mới chỉ bán được 600.000 chiếc.

Rất nhiều quốc gia đã tỏ ra quan tâm, thích thú khi sử dụng chiếc XO nhưng rất người biết đến đó là dự án phi lợi nhuận dành cho sinh viên và học sinh phổ thông được sở hữu chiếc laptop giá rẻ. Gần đây, vùng Caldas ở Colombia đã đăng ký mua 65.000 chiếc XO.

Dòng máy tính XO đang phải đối mặt với sự cạnh tranh của sản phẩm máy tính xách tay Classmate của Intel. Tháng 9 vừa qua, chính phủ quốc gia Venezuela đã yêu cầu đặt hàng 1 triệu chiếc Classmate cho học sinh trong nước nhằm nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin cho các em.
(theo cuocsongso)
 
Last edited by a moderator:
Chip Intel Core i7 giá hơn 1.000 USD vẫn bán chạy

Ba phiên bản đầu tiên thuộc kiến trúc vi xử lý mới Intel Nehalem dành cho máy tính để bàn đã xuất hiện trên thị trường, trong đó Core i7 Extreme Edition 965 3,2 GHz có giá tới 1.070 USD nhưng nhanh chóng được tiêu thụ hết tại một đại lý của Nhật.

I3.jpg

Ảnh: CNet.

Rất nhiều người đã háo hức đứng chờ suốt từ 10h tối thứ 7 (15/11) - thời điểm các cửa hàng ở Akihabara, trung tâm điện tử nổi tiếng của Nhật, mở cửa - cho tới 1h sáng chủ nhật để được chiêm ngưỡng và mua sản phẩm của Intel.
I2.jpg

Bo mạch X58 hỗ trợ Core i7 cũng được xuất xưởng. Ảnh: HotHardware.

"Một trong những tính năng lôi cuốn nhất của Core i7 là chế độ Turbo, cho phép thay đổi 20 tham số khác nhau để tùy bến hiệu suất của chip", đại diện của hãng này cho hay.

"Chúng tôi đã bán hết các bộ vi xử lý 965 và bo mạch trên 410 USD", Keisuke Kurashi, quản lý cửa hàng Faith ở Tokyo khẳng định.

Hai phiên bản còn lại Core i7 920 2,66 GHz có giá 340 USD trong khi i7 940 tốc độ 2,93 GHz là 660 USD.

Core i7 được sản xuất theo công nghệ 45 nm với nhiều điểm khác biệt so với các bộ vi xử lý hiện tại và là dòng chip dành cho desktop PC mạnh nhất Intel từng giới thiệu. Nó ích hợp mạch điều khiển bộ nhớ (memory controller), giúp xóa bỏ FSB và mang đến hiệu suất cao nhưng vẫn duy trì mức tiêu thụ điện tương đương thế hệ trước (130 watt).
(theo vnexpress)
 
Đồ điện tử càng hiện đại càng “hại điện”

broken_1108.jpg


Không thể cài đặt phần mềm cho máy tính, thiết lập mạng LAN đúng cách, và loay hoay với chiếc mobile đời mới vừa sắm? Theo một nghiên cứu, gần một nửa số người được hỏi phải nhờ người khác hướng dẫn cách dùng máy, thậm chí "bó tay" khi gặp trục trặc kĩ thuật.

Theo kết luận của nghiên cứu do viện nghiên cứu Internet Mĩ công bố này, “Một thiết bị có thể trở nên phổ biến trước cả khi người dùng thông thường hiểu được công nghệ đằng sau nó. Đây cũng là chuyện bình thường, vì một số người nhạy bén với công nghệ mới, nắm bắt chúng nhanh hơn người khác. Số còn lại không bắt kịp thay đổi công nghệ sẽ cảm thấy rối rắm, nản chí, và buộc phải dựa vào người khác giúp đỡ khi các món đồ kĩ thuật gặp trục trặc”.

48% trong số 2.054 người trưởng thành được hỏi thừa nhận họ cần người khác giúp đỡ để cài đặt phần mềm cho máy tính, kết nối Internet, hoặc chỉ cách sử dụng mobile mới sắm. Khi gặp trục trặc kĩ thuật, 28% tự sửa được. Thông thường, nam giới (39%) tự xử lý được sự cố, so với chỉ 22% ở nữ giới. Nhưng phần lớn còn lại cần người khác giúp đỡ.

38% cho biết họ gọi trực tiếp tới dịch vụ hỗ trợ kĩ thuật nhờ giúp đỡ. 15% giải quyết vấn đề thông qua bạn bè hoặc người thân trong gia đình. Trái với suy nghĩ thông thường, chỉ 2% thành công khi quyết định tìm hỗ trợ qua Internet. Có lẽ bản thân Internet cũng là cản ngại công nghệ với không ít người. 15% đành bỏ cuộc, chấp nhận "sống chung" thiết bị trục trặc.

Đồ điện tử có vẻ như ngày càng kém tin cậy: 29% người được hỏi cho biết điện thoại di động của mình gặp trục trặc trong năm vừa rồi. iPod và máy nghe nhạc MP3 nói chung cũng khá dễ hỏng, khi 15% chủ sở hữu khẳng định chúng "trở chứng" sau một năm sử dụng. Mobile phone, dù là vật thiết thân lại ít được sửa chữa đến nơi đến chốn nhất: 23% chủ sở hữu mobile bị hỏng cho biết họ không thể sửa nổi máy. Con số này với trục trặc máy tính thông thường là 19%.

Tỉ lệ hỏng hóc và bỏ cuộc khá cao như trên có thể giải thích khi 48% người được hỏi thừa nhận thấy nản chí với các bước cần làm để sửa lỗi. 40% khác “rối trí” trước các thông số kĩ thuật khó hiểu được hướng dẫn.

Nghiên cứu kết luận “Người dùng ngày càng khó thích nghi với các thiết bị điện tử đời mới, đồng nghĩa với việc các dịch vụ đi kèm không được tận dụng như mong đợi. Thời gian bỏ phí do lỡ việc khi gặp trục trặc kĩ thuật, cũng như công sức xử lý sự cố đó đáng lẽ có thể dùng cho các hoạt động khác với người thân, bạn bè, hoặc làm việc hiệu quả hơn.”
Theo DanTri
 
Những thách thức cam go

2.jpg

Thí sinh bảo vệ "thành quả" trước ban giám khảo.

Vượt qua hơn 200 sản phẩm dự thi, 19 sản phẩm lọt vào vòng chung khảo đã phải bảo vệ “thành quả” của mình trước một ban giám khảo là các giáo sư, tiến sỹ hàng đầu của ngành Công nghệ thông tin Việt Nam.


Vòng thi này không chỉ “nóng” với các thí sinh mà nó còn là thách thức với các thành viên trong ban giám khảo. Với các thí sinh, đó là điều đương nhiên, bởi ngoài việc chăm chút cho đứa con tinh thần của mình, họ còn phải mài dũa lại cẩn thận tất cả kiến thức, kinh nghiệm của mình đế ứng phó với tất cả các tình huống mà trong ban giám khảo đặt ra. Còn với các thành viên trong hội đồng giám khảo, đó là sự suy nghĩ, đánh giá, thẩm định sao cho thật công bằng các ý tưởng, các giải pháp công nghệ mà thí sinh mang đến, nhằm tìm cho được những “nhân tài” cho ngành Công nghệ thông tin nước nhà.

20.jpg

Phòng thi được cách li với bên ngoài

5.jpg

Không khí làm việc vô cùng nghiêm túc

1.jpg

Với các khuôn mặt căng thẳng nhưng không hề tỏ ra mệt mỏi

11.jpg

Bởi những thách thức mà các sản phẩm công nghệ thông tin
do các "nhân tài" cả nước hội tụ về đây.

Những ý tưởng mới, những đòi hỏi về sự tập trung, về sự công bằng đã khiến các thành viên ban giám khảo phải đăm chiêu suy nghĩ:

7.jpg


8.jpg


22.jpg


18.jpg


6.jpg


9.jpg


Còn với các thí sinh, tham gia vào đến vòng thi này đã là một thành công bởi đây là cơ hội để sản phẩm của họ có dịp tiếp thu những ý kiến đóng góp của các chuyên gia đầu ngành, không chỉ về khoa học, công nghệ mà cả những giải pháp về kinh doanh...

19.jpg


3.jpg


23.jpg


13.jpg

Chiếc camera cá nhân của thí sinh dự thi với sản phẩm Trang projects 2008 ghi lại những ý kiến của ban giám khảo về sản phẩm của mình.

14.jpg

Một thí sinh tranh thủ ghi lại những đề tài, ý tưởng tham gia cuộc thi lần này để làm tư liệu

21.jpg

Những giây phút tranh luận căng thẳng...

16.jpg

... để tìm ra những sản phẩm xứng đáng nhất

15.jpg

Phút "căng thẳng" của chủ tịch Hội đồng chung khảo
Giáo sư, Viện sỹ Nguyễn Văn Hiệu
Theo DanTri
 
Đấu giá trực tuyến laptop Lenovo S10 với giá khởi điểm 1 USD

Phiên đầu tiên trong chương trình mà liên doanh eBay - Chợ Điện Tử và hãng Lenovo gọi là "lớn nhất từ trước tới nay" bắt đầu lúc 10g sáng ngày 20/11/2008 tại địa chỉ chodientu.vn/lenovo và chỉ kéo dài trong vòng 1 giờ.

Trong thời gian từ 20/11/2008 đến 30/1/2009, mỗi ngày sẽ có 1 laptop Lenovo được đấu giá từ 10g đến 11g sáng với giá khởi điểm thấp nhất 1 USD và bước giá thấp nhất cũng là 1 USD. Người tiêu dùng tham gia bằng cách đăng nhập vào tài khoản đăng ký trên ChợĐiệnTử.VN.

S10-group.jpg

Laptop mini (netbook) Lenovo IdeaPad S10. Ảnh: Lenovo.

“Chúng tôi sẵn sàng bán laptop Lenovo với mọi mức giá sau khi mỗi phiên kết thúc. Kể cả giá cuối cùng là 5 USD, 10 USD.... so với giá bán của sản phẩm trên thị trường là 540 USD”, ông Nguyễn Hoàng Đông, Giám đốc phát triển kinh doanh miền Bắc của Lenovo, nhấn mạnh.

Khởi đầu chương trình đấu giá sẽ là 30 máy tính xách tay Lenovo IdeaPad S10 (mỗi ngày một chiếc kể từ 20/11). Sau đó, nhà tổ chức dự kiến tiếp tục đấu giá các sản phẩm laptop Lenovo khác.

IdeaPad là tên gọi chung của các dòng máy tính xách tay Lenovo dành cho người mua lẻ. Trong đó, IdeaPad S10 là loại netbook đang được bán tại Việt Nam với giá 540 USD (bảo hành trong vòng một năm) với cấu hình gồm chip Intel Atom N270 (1,6 GHz/533 MHz/512KB), 1 GB DDRAM, ổ cứng 160 GB, kết nối Bluetooth, camera, đầu đọc thẻ "5-trong-1", kết nối Wi-Fi 802.11 b/g, hệ điều hành Windows XP Home, các màu lựa chọn gồm đen, trắng, hồng, kích thước 250 x 183 x 27,5 mm, nặng 1,1 kg, pin 3 cell.
Theo VNExpress
 
Toshiba Qosmio F50 - laptop giải trí cao cấp

Laptop mới của Toshiba có cấu hình mạnh nên hỗ trợ tốt xem phim, chơi game. Điểm yếu của máy là có nhiều chức năng "ngốn" năng lượng nhưng pin đi kèm chỉ dùng được hơn một giờ.

remote.jpg


Điều khiển máy tính bằng Remote. F50 sở hữu màn hình rộng 15,4 inch nên thể hiện được những bức ảnh lớn độ phân giải 1.280 x 800 pixel. Các phím nóng được tích hợp hệ thống đèn LED có khả năng nhận biết độ sáng tối nên dễ dùng nhất là trong đêm khuya. Với ánh sáng ban ngày thì việc bật hệ thống đèn trên là không cần thiết. Hệ thống đèn nằm trên cả phần rê chuột. Một nhược điểm ở chiếc F50 này là phần bàn phím chính không có được công nghệ backlit như những dòng laptop cao cấp nhất hiện nay.

Bàn phím trơn bóng nên rất dễ bị mòn và trày xước qua thời gian. Hơn nữa, thiết kế màu sắc của lớp vỏ rất bắt mắt nhưng chất liệu nhựa là chính đã khiến nó giảm đi phần nào tính cao cấp. Bên cạnh đó, thân máy dày (47 mm) và nặng (khoảng 2,9 kg) đã khiến nó thành laptop khá kén người dùng.

Máy được trang bị card màn hình "khủng" Nvidia GeForce 9600M GT dung lượng 512 MB với chip nhớ chuẩn DDR III cho tốc độ xử lý hình ảnh nhanh. Bên cạnh đó, chipset của bo mạch chính là Intel PM45, dòng mạnh nhất hiện nay, nên hỗ trợ giải pháp đồ họa rời rất hiệu quả. Ngoài ra, vi xử lý Intel Core 2 Duo T9400 2,53 GHz cũng thuộc loại mạnh trong các chip Centrino 2 với bộ nhớ đệm 6 MB và tốc độ buss đạt 1.066 MHz nên việc chuyển đổi hình ảnh giữa CPU và card màn hình mượt mà hơn.

nghe-dai.jpg

Nghe radio trên laptop với ăngten nhỏ nhắn đi kèm.

Qosmio F50 là laptop giải trí đa năng, máy không chỉ hỗ trợ nghe nhạc, xem phim mà còn được tích hợp bộ thu tín hiệu TV và Radio kèm nhiều chương trình ứng dụng.


Khi cắm ăng ten vào, chỉ cần vài "cú" click chuột hay điều khiển từ xa là bạn có thể xem được truyền hình. Với bộ "râu" này, bạn cũng có thể bắt sóng các đài phát thanh trong nước như Đài tiếng nói Việt Nam, Đài TP HCM, Bình Dương...

Hệ thống loa tích hợp sẵn gồm hai loa "khủng" nằm hai bên mép, cùng một loa siêu trầm ở mặt dưới đủ truyền tải âm thanh khi nghe nhạc và xem phim mà không cầm một hệ thống nào phụ trợ. Một bánh xoay giúp chỉnh volume nhanh chóng hơn chỉ bằng một tay thay vì tổ hợp phím Fn hay phím chức năng thường thấy ở nhiều máy.

Điểm đặc biệt ở Toshiba Qosmio F50 là khả năng điều khiển bằng cử chỉ.

Tuy nhiên, khả năng này chỉ có thể thực hiện được khi bạn dùng sạc vì chíp nhận dạng "ngốn" nhiều điện năng, nếu dùng pin, nguồn cung cấp năng lượng cho chip không đủ. Khoảng cách có thể điều khiển bằng tay là từ 5 đến 6 mét.

Một số ứng dụng có thể dùng tay để điều khiển là nghe nhạc, xem phim hay tắt máy. Các phần mềm dùng cho văn phòng phức tạp khác thì không thể áp dụng "chuột tay" được.

Để hỗ trợ việc điều khiển, Toshiba trang bị cho máy ba hình mẫu tay để máy có thể nhận dạng dễ dàng. Nắm tay là di chuyển chuột, nắm tay giơ ngón cái thay cho thao tác click chuột. Xòe cả bàn để thoát khỏi menu tích hợp dành cho điều khiển tay. Webcam sẽ làm chức năng nhận diện khuôn hình bàn tay. Tay trái hay phải đều dùng được, nhưng nếu bàn tay lật ngược để có mô hình giống tay kia thì không được. Nếu dùng hai bàn tay cùng lúc thì máy chỉ nhận tay đưa vào đầu tiên.

Dưới đây là hình ảnh điều khiển máy bằng tay.

namtay.jpg

Di chuyển chuột.


xoe-ngon.jpg

Click chuột.


xoa-ban.jpg

Thoái khỏi menu tích hợp dành cho điều khiển tay.

F50 là một laptop giải trí đa năng nhưng tuổi thọ pin lại không cao.


Máy được trang bị pin dung lượng 4.000 mAh, tương đương với nhiều laptop thường. Nhưng với màn hình lớn, loa công suất cao cùng hệ thống card đồ họa khủng thì năng lượng tiêu thụ là khá lớn. Vì thế, ở mức sử dụng thông thường có nghe nhạc và xem phim (không nhiều), pin hỗ trợ khoảng 1 tiếng 15 phút.
Theo SoHoa
 
Olympus SP-570UZ siêu zoom 20x

Không chỉ thu hút sự chú ý vì là mẫu máy ảnh du lịch có ống kính zoom quang 20x đầu tiên trên thế giới, Olympus SP-570UZ còn gây ấn tượng nhờ sở hữu ngoại hình "pro" và nhiều tính năng hấp dẫn.

5.let.jpg

Olympus SP-570UZ được trang bị ống kính góc rộng 26mm, zoom quang học 20x. Ảnh: E-fotografija.

Với kích thước các chiều 118,5 x 87,5 x 84 mm, cân nặng 445 gram, Olympus SP-570UZ có thân hình tương đương với mẫu DSLR "siêu" nhỏ E-420 cùng của Olympus, và to hơn chút ít so với đời trước là chiếc SP-560UZ.

Máy có phần tay cầm khá lớn, giúp người dùng cầm máy thoải mái và chắc chắn, đồng thời cũng là nơi chứa bốn cục pin AA cung cấp năng lượng cho máy hoạt động. Ở cạnh trên, ngoài hotshoe để gắn thêm đèn flash, Olympus còn trang bị cho SP-570UZ một bánh xe cỡ lớn để chỉnh tốc độ trập, độ mở và các thông số khác liên quan đến việc chụp hình. Mặt sau là màn hình LCD rộng 2,7 inch, to hơn một chút so với màn hình 2,5 inch của SP-560UZ.

Giao diện người dùng và hệ thống menu của chiếc máy này cũng giống như những model khác của Olympus, tức là được sắp xếp hợp lý, rõ ràng và được giải thích rất dễ hiểu, dẫu cho những dòng chữ chú thích trên màn hình có kích cỡ hơi nhỏ. Ngoài ra, Olympus SP-570UZ còn sở hữu tính năng hiện đã trở nên quen thuộc ở những chiếc DSLR, đó là lựa chọn các thông số bằng phím định hướng nhưng điều chỉnh trực tiếp bằng bánh xe ở cạnh trên, giúp người dùng vận hành máy dễ dàng hơn. Tuy nhiên, chiếc máy này không được Olympus trang bị phím chỉnh zoom, mà thay vào đó là ống kính xoay giống như những mẫu máy chuyên nghiệp. Nó giúp mang lại cảm giác "pro" hơn cho người sử dụng, nhưng mặt khác cũng khiến họ gặp khó khăn khi chưa dùng quen.

1.dpre.jpg

Olympus SP-570UZ sở hữu vẻ bề ngoài rất "pro". Ảnh: Dpreview.

Olympus SP-570UZ sở hữu tất cả những tính năng thủ công và bán thủ công mà người dùng mong đợi ở một chiếc máy ảnh du lịch đời cao.


Bên cạnh đó, chiếc máy này cũng được trang bị rất nhiều chế độ tự động để hỗ trợ cho những người chụp chưa có nhiều kinh nghiệm.

Đầu tiên, phải kể đến hệ thống ổn định ảnh hoạt động theo cơ chế di chuyển cảm biến - tính năng vô cùng quan trọng đối với một chiếc máy ảnh zoom cao như SP-570UZ. Bên cạnh đó là chế độ hướng dẫn sử dụng mang tên Guide mode dành cho những người chụp nghiệp dư. Theo đó, máy sẽ đưa ra chỉ dẫn theo kiểu từng bước một trong những điều kiện và chế độ chụp khác nhau.

Chế độ My Mode quen thuộc trong những dòng máy Olympus cho phép người dùng tự thiết lập thông số cho 4 chế độ chụp khác nhau rồi lưu lại để sử dụng trong những lần chụp sau. Ngoài ra, giống như SP-560UZ, chiếc camera này cũng được trang bị hotshoe và hỗ trợ đèn flash không dây, một tính năng hữu ích và rất dễ sử dụng. Máy có thể quay được những đoạn video VGA ở tốc độ 30 khung hình/giây với chất lượng hình ảnh rất ấn tượng. Tuy nhiên, chế độ quay video không cho phép người dùng sử dụng zoom.

4.dcview.jpg

Olympus SP-570UZ được trang bị hệ thống ổn định ảnh và nhiều tính năng hấp dẫn. Ảnh: Dcview.

Điểm yếu nhất của Olympus SP-570UZ là tốc độ hoạt động.


Chiếc máy này thậm chí còn chậm chạp hơn cả thế hệ trước, mặc dù SP-560UZ cũng chẳng nhanh hơn mấy. Phải mất 3,3 giây máy mới khởi động xong. Việc lấy nét cũng mất từ 0,8 giây (trong điều kiện ánh sáng lý tưởng) đến 1,8 giây (đối với những điều kiện khó lấy nét). Với tốc độ như vậy, thật khó để chụp ảnh động vật hoặc trẻ con đang chơi đùa bằng chiếc máy này.

Tốc độ chụp trung bình của máy là 2,5 giây một ảnh nếu không dùng flash, và 2,9 giây một ảnh nếu bật flash. Với tốc độ chụp liên tiếp một khung hình/giây, người dùng khó có thể chụp được những pha hành động hoặc những vật thể chuyển động nhanh. Mặc dù hỗ trợ định dạng ảnh RAW, nhưng thời gian để chụp xong một bức ảnh kiểu này là 9 giây. Với tốc độ ấy, may ra chỉ có những người chụp ảnh trong studio mới có hứng thú thử nghiệm tính năng này.

Về chất lượng ảnh, một mặt ống kính f2.8-4.0, 26-520mm cho phép bạn chụp được rõ ràng những vị trí xa và rộng mà các loại máy khác "bó tay", nhưng đổi lại độ sắc nét của các chi tiết không được cao cho lắm. Những chi tiết viền hoặc gờ bức ảnh thường bị méo và có tua, kết cấu màu sắc bị vỡ, trông không thật. Thậm chí, có những bức ảnh còn xuất hiện "vầng hào quang" khá dày bao quanh các chi tiết có độ tương phản cao.

Mặc dù vậy, ảnh chụp bằng chiếc máy này cho chất lượng khá ổn định, đặc biệt là khi chụp ở độ nhạy sáng thấp và mức zoom vừa phải. Màu sắc được tái tạo chuẩn xác và tự nhiên, khả năng phơi sáng của máy cũng khá chuẩn. Ảnh chụp từ ISO 200 trở xuống không hề có nhiễu, các chi tiết khá sắc nét.

Ưu điểm:
- Ống kính f2.8-4.0, 26-520 mm, zoom quang 20x chụp rộng và chụp xa đều tốt
- Menu hướng dẫn người dùng rất cụ thể
- Hỗ trợ đèn flash không dây

Nhược điểm:
- Thân hình to lớn, nặng nề
- Tốc độ hoạt động chậm
- Không hỗ trợ zoom trong chế độ quay video
(theo SoHoa)
 
Thiết bị đa năng "4 trong 1"

ImageView.aspx

Người dùng sẽ thấy rõ được xu hướng hội tụ thể hiện qua một sản phẩm đặc biệt với 4 chức năng webcam, khung ảnh số, đồng hồ và nhiệt kế.

Thiết bị đa năng này do hãng Montgomery Ward sản xuất. Thay vì phải lựa chọn và tìm mua 4 thiết bị khác nhau
Người dùng có thể sử dụng chức năng webcam của thiết bị cho những cuộc đàm thoại trực tuyến hay ghi lại những khoảnh khắc kỷ niệm. Sau đó, vẫn với thiết bị nhỏ gọn này bạn lại có thể trình chiếu những tấm ảnh này.

Máy hỗ trợ đọc các định dạng ảnh JPEG, BMP và GIF với dung lượng của bộ nhớ lên đến 8GB. Ngoài ra, người dùng cũng có thể theo dõi thời gian, nhiệt độ trong căn phòng của bạn.

Mẫu sản phẩm "4 trong 1" này của Montgomery Ward có giá bán lẻ 70 USB hoặc mua trực tuyến tại đại chỉ:
http://www.wards.com/Electronics/Electronic-Gadgets/Webcam-and-Digital-Frame.pro
(theo ictnews)
 
Leadtek sắp tung ra card đồ họa nền SpursEngine

Dự kiến tuần tới, Leadtek sẽ tung ra card WinFast PxVC1100 dựa trên bộ đồng xử lý đồ họa SpursEngine của Toshiba với giá khoảng 305 USD.

itgatevn_17888906250.jpg

SpursEngine có cùng kiến trúc với BXL Cell Broadband Engine (sử dụng trong máy chơi game PlayStation 3) do Toshiba phát triển một phần. Trong khi chip Cell có 1 lõi Power PC và 8 lõi SPE (Synergistic Processing Elements) thì SpursEngine chỉ có 4 lõi SPE. SpursEngine có chứa bộ mã hóa và giải mã phần cứng cho các định dạng video MPEG2, MPEG4 và AVC/H.264, được thiết kế để sử dụng như là bộ đồng xử lý trong PC để phục vụ cho công việc cần tính toán nhiều như việc xử lý đồ họa độ nét cao theo thời gian thực.

WinFast PxVC1100 có một khe cắm PCI Express, 128MB bộ nhớ XDR DRAM và các driver cho Windows XP, Vista. Theo Leadtek, card đồ họa này được nhắm cho những ứng dụng như: biên tập, chỉnh sửa, chuyển mã định dạng video và phát lại video độ nét cao.

Hiện kế hoạch tung WinFast PxVC1100 ra các thị trường ngoài Nhật Bản vẫn chưa được Leadtek nhắc tới.
(theo itgate)
 
Các sản phẩm của Intel có mặt trong hơn ¾ sản phẩm thuộc danh sách các siêu máy tính nhanh nhất thế giới

intlogo.gif

AUSTIN, Texas, ngày 16 tháng 11 năm 2008 (tức ngày 17 tháng 11 năm 2008 tại Việt Nam) – Theo danh sách mới nhất về 500 hệ thống siêu máy tính nhanh nhất thế giới (TOP500), hiện có nhiều chưa từng có các siêu máy tính sử dụng các bộ vi xử lý của Tập đoàn Intel.

Cộng đồng sử dụng máy tính hiệu suất cao (HPC) đang đặc biệt quan tâm tới những bộ vi xử lý 4 nhân Intel® Xeon® vốn đang thúc đẩy mạnh mẽ các khả năng nghiên cứu và phân tích của hơn một nửa số hệ thống có mặt trong bảng danh sách Top500 này.

Ấn bản thứ 32 của danh sách Top500 này cho thấy 379 trong số 500 hệ thống hàng đầu thế giới, bao gồm hệ thống nhanh thứ 3 thế giới, hiện đang sử dụng bộ vi xử lý của Intel. Theo bản danh sách này, Intel đang mang lại sức mạnh cho 49 hệ thống trong số 100 hệ thống đứng đầu. Các hệ thống sử dụng bộ vi xử lý 4 nhân Intel® Xeon® chiếm ưu thế trong danh sách này với 288 hệ thống. Sử dụng các bóng bán dẫn cổng kim loại high-k mới được tái phát minh, bộ vi xử lý 4 nhân 45nm Intel® Xeon® dòng 5400 được sử dụng trong 222 hệ thống, trong đó có 32 hệ thống được được sử dụng các phiên bản điện áp thấp.

Các nền tảng siêu điện toán sử dụng sản phẩm của Intel đang đóng một vai trò then chốt trong một số các lĩnh vực nghiên cứu, từ việc nâng cao độ an toàn của thám hiểm không gian tới dự báo về các điều kiện khí hậu trên toàn cầu. Nhiều các ngành công nghiệp “phổ thông hơn” như các dịch vụ tài chính và y tế cũng đang sử dụng các hệ thống sử dụng sản phẩm Intel để đạt được những kết quả chính xác hơn và nhanh hơn, nhằm đẩy nhanh tiến độ đột phá và nâng cao những lợi thế cạnh tranh.

Ngoài phần cứng, Intel cũng đang mang lại cho cộng đồng HPC một loạt các công cụ phần mềm, bao gồm các trình biên dịch và các thư viện MPI, giúp các khách hàng tối đa hóa khả năng xử lý đa nhân đồng thời nâng cao hiệu quả của các giải pháp cụm máy tính cluster. Xấp xỉ 75% các hệ thống trong danh sách TOP500 này đang sử dụng các công cụ phần mềm của Intel.

“Chúng tôi tự hào rằng các bộ vi xử lý và các công cụ phần mềm của mình đang đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy những tiến bộ và công tác nghiên cứu khoa học quan trọng nhất thế giới” ông Kirk Skaugen, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Nhóm các Nền tảng Máy chủ của Intel, phát biểu “Với đột phá đa nhân của mình hiện đang mang lại sức mạnh cho rất nhiều các hệ thống trong bản danh sách TOP500 này, rõ ràng là Intel cam kết đẩy mạnh những giới hạn của khả năng siêu điện toán.”

Trong năm qua, Intel đã nhận được những động lực phát triển quan trọng trong lĩnh vực điện toán hiệu suất cao, minh chứng là những hợp tác quan trọng với Cray Supercomputer và NASA. Intel và Cray dự kiến phát triển một loạt các hệ thống và công nghệ HPC được thúc đẩy bởi khả năng xử lý đa nhân và các khả năng liên kết nối tiên tiến. Trong khi đó, Intel, SGI và NASA đang cộng tác trong dự án Pleiades, một dự án siêu điện toán hiện đang là hệ thống đứng thứ 3 trong danh sách này, và sẽ cho phép mang lại khả năng khám phá khoa học đột phá với một mục tiêu là đạt khả năng xử lý 1 PetaFLOPS trong năm 2009, và 10 PetaFLOPS (hay 10.000 nghìn tỷ hoạt động một giây) vào năm 2012.

Danh sách 500 hệ thống siêu máy tính hàng đầu được công bố hai lần mỗi năm này là công trình của ông Hans Meuer thuộc Trường Đại học Mannheim (Hoa Kỳ), ông Erich Strohmaier và ông Horst Simon thuộc Trung tâm Quốc gia về Điện toán Khoa học dành cho Nghiên cứu Năng lượng trực thuộc Bộ Năng lượng Hoa Kỳ và ông Jack Dongarra thuộc Trường Đại học Tennessee (Hoa Kỳ). Bản báo cáo đầy đủ của chương trình này được đăng tại địa chỉ www.top500.org.

Intel [NASDAQ: INTC], công ty hàng đầu thế giới về những đột phá trong công nghệ và silicon, chuyên phát triển công nghệ, sản phẩm và những sáng kiến nhằm không ngừng cải thiện phương thức sống và làm việc của con người. Các thông tin về công ty Intel có thể tìm thấy tại địa chỉ: http://www.intel.com/pressroom và blogs.intel.com.
(theo hhvn)
 
Máy tính siêu cao cấp

Máy tính Mach V của hãng Falcon Northwest (Mỹ) là đại diện cho xu hướng PC siêu cao cấp. Nhờ trang bị CPU Intel thế hệ mới, RAM dung lượng cực đại và ổ đĩa đặc SSD, máy cho tốc độ xử lý "chóng mặt".

vtc_243892_falconcorei7_1.jpg

Vỏ máy được phủ một lớp sơn đỏ láng bóng tạo nên phong cách hoàn toàn mới so với các đời máy trước của hãng để ở dạng thô.

vtc_243893_falconcorei7_2.jpg

Phần cứng có cấu hình bên trong gồm bộ vi xử lý 4 lõi Core i7-965 Extreme Edition tốc độ tối đa đạt 3,79GHz sau khi đưa vào chế độ ép xung (overlocked). Vì tốc độ được tăng cao nên hệ thống tích hợp bộ tản nhiệt dạng chất lỏng để tối đa hóa hiệu suất bên cạnh quạt thông gió truyền thống.

vtc_243895_falconcorei7_5.jpg

Máy sử dụng bo mạch chủ Asus P6T với các chipset X58 hoàn toàn mới của Intel hỗ trợ và đặc biệt bộ nhớ RAM dung lượng 12GB lần đầu tiên được sử dụng cho máy tính trên thị trường tiêu dùng. Ngoài ra, ổ đĩa được trang bị kết hợp ổ chuẩn SSD 80GB Intel X-25M và ổ cứng Hitachi 1TB với vòng tua 7.200 vòng/phút.

vtc_243896_falconcorei7_6.jpg

Với cấu hình vượt trội, hệ thống máy tính đã cho kết quả chạy thử game bắn súng Crysis có đồ họa độ nét cao lên tới 60 hình/giây hoàn toàn không xuất hiện tình trạng hình bị dừng dù trong môi trường hệ điều hành Windows Vista Ultimate SP1 64-bit.

vtc_243897_falconcorei7_7.jpg

Ngoài ra, hệ thống này vẫn cho phép lắp thêm các mạch đồ họa mở rộng như Crossfire và card đồ họa của hãng Nvidia nếu cần một hệ thống hiệu suất cao hơn nữa do giải pháp X58 đã hỗ trợ các chuẩn 3D cải tiến.

vtc_243898_falconcorei7_8.jpg

vtc_243899_falconcorei7_9.jpg

vtc_243901_falconcorei7_91.jpg

vtc_243902_falconcorei7_92.jpg

vtc_243904_falconcorei7_93.jpg

Máy tính siêu cao cấp Mach V được nhà sản xuất cung cấp với giá công bố khoảng 8.000 USD.
(theo vtc)
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Back
Top