Microsoft nên thôn tính Nokia chứ không phải RIM
Nhiều ý kiến cho rằng con đường nhanh nhất để Microsoft cải thiện vị trí của hãng trong phân khúc smartphone là một thương vụ mua bán với số tiền khổng lồ. Có lẽ, đối tượng để Microsoft thôn tính chính là Nokia chứ không phải là RIM.
Nên thôn tính hãng nào?
Nhiều tranh cãi xung quanh việc Nokia không phải là một nhà sản xuất smartphone đích thực và Symbian không thực sự là một hệ điều hành dành cho điện thoại thông minh. Trong khi đó, RIM sẽ thích hợp hơn nhiều nếu Microsoft muốn tập trung vào thị trường doanh nghiệp truyền thống của hãng.
Nhưng Microsoft sẽ không mua lại Nokia để tiếp sức cho phần mềm của hãng. Microsoft có một nền tảng phần mềm smartphone tốt - Windows Phone 7, đổi mới nhất về giao diện người dùng smartphone kể từ khi iPhone xuất hiện hồi năm 2007. Chúng hoạt động tốt trên các điện thoại cao cấp và cũng có một thiết kế đẹp, dễ sử dụng nền tảng phát triển (mặc dù có một số hạn chế nhưng chúng sẽ được cải tiến trong năm tới).
Hệ điều hành này vẫn có một số lỗ hổng về chức năng như khả năng đa nhiệm, sao chép và dán, nhưng Microsoft đang chạy đua để khỏa lấp khoảng trống này. Vào mùa thu năm 2011, nền tảng này sẽ có chức năng tương đương với iOS của Apple và Android của Google.
Có lẽ, Microsoft sẽ mua Nokia cho các kênh phân phối, dây chuyền cung cấp, quan hệ sản xuất, kinh nghiệm thiết kế phần cứng và thương hiệu toàn cầu. Thay vì phải thuyết phục các nhà sản xuất phần cứng để cài Windows Phone 7, Microsoft có thể cài đặt chúng trên các thiết bị cầm tay của riêng hãng và bán ra thị trường toàn cầu. Thị trường này đang dịch chuyển từ các điện thoại tính năng sang điện thoại thông minh (smartphone) trong 5 năm tới.
Điều này sẽ là một sự thay đổi đáng kể đối với đặc điểm của Microsoft khi lần đầu tiên hãng bước chân vào kinh doanh phẩn cứng quy mô lớn. Nhưng đó chỉ là lý do duy nhất trên phương diện lịch sử, Microsoft đã tạo ra các thương vụ mua bán lớn để nhanh chóng bước chân vào một thị trường mới.
Nhưng vì sao Microsoft không lựa chọn mua lại RIM? Có lẽ, vì giá trị chính của RIM nằm ở phần mềm và khả năng tích hợp với ứng dụng Microsoft Exchange trong các trung tâm dữ liệu của doanh nghiệp. Hai lĩnh vực này, Microsoft hoàn toàn có khả năng để đạt được. Nếu Microsoft mua lại RIM để thay thế cho nền tảng di động cũ kỹ của hãng, thì hãng đã phải thực hiện điều này từ cách đây 2 năm, trước khi xây dựng Windows Phone 7.
Đối với phần cứng, RIM không thể đạt được sự mở rộng toàn cầu như của Nokia. Còn về chi phí nếu mua RIM, Microsoft sẽ phải bỏ ra 3 tỷ USD còn Nokia là 3,8 tỷ USD. Do đó để kinh doanh điện thoại di động, Microsoft nên lựa chọn là sản xuất số 1 thế giới – Nokia.
Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất ở đây là Microsoft có nên kinh doanh cả điện thoại di động. Hiện Google với hệ điều hành Android đang chiếm gần 25% thị phần toàn cầu, trong khoảng thời gian chưa đầy hai năm phát hành.
Có lẽ không có lựa chọn trong phân khúc smartphone
Google đã có một khởi đầu được hai năm nay. Khi Android xuất hiện, các hãng sản xuất điện thoại đã tuyệt vọng đối với nền tảng smartphone. Android đã thực sự là một đối thủ cạnh tranh với iPhone.
Kể từ đó, Android đã quản lý xuất hàng triệu điện thoại di động. Các nhà phát triển đã xây dựng hơn 200.000 ứng dụng cho kho Android Marketplace. Nếu Microsoft chờ đợi để tăng thị phần, hãng sẽ có một thời gian vất vả để thuyết phục các nhà phát triển ủng hộ Windows Phone 7 thay thế cho nền tảng Android (chưa đề cập tới iOS). Thiếu các ứng dụng, có nghĩa là ít người tiêu dùng quan tâm đến, tức là doanh số bán ra ít, do đó lại càng ít nhà phát triển quan tâm để tạo ra ứng dụng.
Google cũng có mô hình kinh doanh khác với Microsoft. Mỗi khi sản phẩm mới của Google được tạo ra thì thường thu hút người dùng nhiều hơn vì đa phần là miễn phí. Tuy không thu phí nhưng khoản tiền thu về của Google là không hề nhỏ, hãng kinh doanh chủ yếu là quảng cáo.
Trong khi đó, Microsoft không kinh doanh quảng cáo trên Internet nhiều và điện thoại không thuộc mảng kinh doanh chính như phần mềm máy tính để bàn. Trên thực tế, smartphone có xu hướng thay thế máy tính PC. Đối với Windows Phone 7, có lẽ Microsoft nhắm tới chính là khoản lợi nhuận từ dịch vụ email di động (Exchange). Nhưng điều đó không đủ cần thiết để hãng đầu tư một khoản khổng lồ để kinh doanh trong thị trường này.
Vẫn còn quá sớm khi nói về tương lai của Windows Phone 7 nhưng để cạnh tranh được với iOS và Android, Microsoft cần bắt đầu bán điện thoại. Và việc mua Nokia sẽ là cách nhanh nhất để đạt được mục đích kinh doanh đó. Ngoài ra, vẫn còn một lựa chọn khác cho Microsoft. Đó là kinh doanh hệ điều hành di động và tập trung cung cấp phần mềm và dịch vụ lên di động như Office, Exchange, SharePoint, Bing, Hotmail, Windows Azure,… Để các ứng dụng đó có thể hoạt động trên mọi nền tảng smartphone.
Theo VnMedia