• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Thông tin mobile ngày 04-04-2010

Status
Không mở trả lời sau này.

HotelHoangMinh

New Member
iPhone mới sẽ có độ phân giải “siêu khủng”

small_264158.jpg

Apple vừa cho biết, mọi khâu chuẩn bị phát hành chiếc iPhone có màn hình độ nét cao (HD) đã sẵn sàng. Dự kiến, chiếc iPhone HD này sẽ có mặt trên thị trường vào mùa hè năm nay (khoảng tháng 6-7).

Hiện chưa rõ độ phân giải màn hình chính xác của iPhone HD là bao nhiêu, tuy nhiên, một số tin đồn cho rằng nó có thể gấp 2 lần so với chiếc iPhone hiện nay (320x480 pixel). Với độ phân giải này (960x640 pixel), iPhone HD có thể hiển thị các nội dung độ nét cao trên một màn hình cỡ nhỏ.

iPhone đã có mật độ hợp lý ở mức 163 PPI (điểm ảnh/inch), cao hơn cả MacBook (113PPI) hay iMac (108 PPI). Việc nâng cấp được đồn thổi là lên tới 326 PPI (giả định Apple vẫn chọn kích cỡ màn hình 3,5-inch). Mật độ này sẽ vượt qua cả siêu điện thoại Nexus one (252 PPI) của Google. Điều đó sẽ có lợi rất lớn cho chụp ảnh, đặc biệt là khi phóng to ảnh.

Ngoài ra, iPhone HD còn có các tính năng được đồn thổi như khung máy mỏng hơn, thiết kế đẹp hơn, và sẽ được trang bị bộ xử lý A4 như của iPad. Hơn nữa, tính năng khác rất được chờ đợi là webcam iSight đi kèm với phần mềm iChat để thực hiện các cuộc chat video trên iPhone cũng được kỳ vọng là có mặt trên iPhone HD.

Trước đây, iPhone HD từng được gọi là iPhone 4G vì cho rằng nó hỗ trợ công nghệ mạng viễn thông thế hệ thứ 4 (LTE - về lý thuyết với tốc độ lướt web lên tới 100Mb/giây). Tuy nhiên, tờ Wall Street Journal không đề cập tới công nghệ LTE mà cho biết, Apple sẽ giới thiệu mẫu iPhone hỗ trợ CDMA. Chúng sẽ thích hợp cho các khách hàng ở Mỹ sử dụng mạng của hãng Verizon (đối thủ của AT&T, trước đây chuyên phân phối iPhone của Apple). Còn ở Việt Nam, cũng chỉ có hai mạng Sfone và EVN Telecom hỗ trợ công nghệ CDMA.

Theo VnMedia
 
Last edited by a moderator:
Sẽ có Samsung Galaxy S Pro với bàn phím QWERTY?

Diễn đàn HDblog.it đang xôn xao với tin đồn về dòng điện thoại Galaxy S Pro của Samsung với bàn phím QWERTY và hệ điều hành Android 2.1. Đành rằng đây là tin đồn, tuy nhiên cũng rất có khả năng là sự thật, bởi như chúng ta biết Samsung đang chuẩn bị cho ra mắt dòng máy Galaxy S i9000 với bàn phím QWERTY, chính vì vậy sẽ không ngạc nhiên khi dòng máy tiếp theo sẽ là Galaxy S Pro.

Cũng theo như bài viết trên HDblog thì họ không có hình của sản phẩm mới này (hình dưới đây chỉ mang tính mô phỏng), tuy nhiên cấu hình của Galaxy S Pro sẽ giống với Galaxy S i9000. Galaxy S Pro sẽ có màn hình 4 inch WVGA Super AMOLED với tính năng cảm ứng, được trang bị VXL Cortex A8 1 GHz cùng các tính năng khác như Wi-Fi, GPS, Camera 5 Mpx và sẽ chạy hệ điều hành Android 2.1.

samsung-galaxy-s-pro-qwerty.jpg


Kiểu dáng của Samsung Galaxy S Pro (chỉ mang tính minh hoạ)
Dòng S Pro dự kiến sẽ được bán vào cuối mùa hè năm nay, muộn hơn một vài tháng so với Galaxy S i9000.

Có lẽ còn phải chờ một thời gian để xác minh sự thật của những thông tin trên.

Theo Thongtincongnghe
 
BBC tạm gác kế hoạch phát hành ứng dụng trên iPhone

bbc-195x116.png

BBC buộc phải hoãn kế hoạch phát hành ứng dụng tin tức miễn phí trên iPhone sau khi lo ngại có thể dẫn đến một thị trường không lành mạnh. Quyết định đã được BBC Trust đưa ra.

Một báo cáo trên BBC News cho biết, BBC Trust đã quyết định dừng việc phát hành miễn phí các ứng dụng tin tức, thể thao trên các thiết bị cầm tay của Apple dự kiến sẽ tiến hành vào tháng 4/2010, sau khi các nhà xuất bản tờ báo cho rằng BBC không công bằng và sẽ làm sẽ ảnh hưởng đến thị trường cho các ứng dụng tin tức.

Theo đó, BBC Trust sẽ xem xét lại các kế hoạch và quyết định của mình về việc phát hành các ứng dụng liệu có vi phạm các thỏa thuận về dịch vụ công cộng hay không.

Theo Thongtincongnghe
 
“Windows Phone 7” sẽ là tên chính thức cho HĐH di động của Microsoft

Tối hôm qua, trên Twitter chính thức của Windows Phone, đại diện nhóm đã tuyên bố xoá chữ “Series” trong tên sản phẩm. Như vậy, kể từ nay, tên HĐH này sẽ là “Windows Phone 7”, một cái tên ngắn gọn hơn, hợp lí hơn và được nhiều người ưa thích hơn.

img-1270293067-1.jpg

Như vậy, Microsoft đã “lắng nghe và thấu hiểu” ý kiến người dùng. Đây cũng chỉ đơn thuần mà một sự đổi tên, không có và không liên quan đến bất cứ thay đổi kĩ thuật nào.

Theo Thongtincongnghe
 
BlackBerry ngày càng mất điểm

Trong khi iPhone vẫn tiếp tục đứng ở mức 810 điểm thì BlackBerry lại giảm thêm và chỉ còn 741 điểm. Phải chăng RIM đang đi sai đường?

ImageView.aspx

Báo cáo về chỉ số hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm smartphone do hãng của JD Power thực hiện cho thấy trong những tháng vừa qua dòng điện thoại cảm ứng iPhone của Apple vẫn tiếp tục giữ vị trí số 1 với mức 810 điểm – không thay đổi so với chỉ số của tháng 10/2009. Trong khi đó, các dòng BlackBerry tuy vẫn giữ vị trí thứ 2 nhưng lại đang có xu hướng giảm điểm và hiện chỉ còn 741 điểm, thấp hơn mức trung bình là 753 điểm.

Ngoài 2 thương hiệu đang “làm mưa làm gió” trên thị trường này, các hãng khác tuy cũng đã có sự cải thiện nhưng khoảng cách vẫn là khá xa. Điển hình nhất là các dòng smartphone của HTC, sau khi nói lời từ biệt với hệ điều hành Windows Mobile và chuyển sang dùng Android, thương hiệu này hiện đã có 727 điểm, trong khi đó Nokia chỉ nhích thêm được một chút với 720 điểm và việc tiến lên mức 712 điểm đã giúp cho Palm không mất vị trí thứ 4.

Tuy nhiên, chỉ số này của JD Power có vẻ như vẫn chưa thực sự đáng tin cậy bởi các nhà phân tích đã phát hiện ra rằng sự khác biệt về chỉ số hài lòng phụ thuộc rất nhiều vào việc mẫu di động đó có màn hình cảm ứng hay không. Tiêu chí “dễ sử dụng” chỉ được khoảng 26% khách hàng đánh giá cao, tiếp theo là tiêu chí “hệ điều hành” (24%) và thiết kế bề ngoài (23%).

Ở nhóm sản phẩm điện thoại di động truyền thống, yếu tố “màn hình cảm ứng” cũng được đánh giá cao nhưng sự hạn chế về các tính năng khác đã kéo tổng số điểm hài lòng của khách hàng xuống thấp. Dẫn đầu nhóm sản phẩm này là các mẫu di động của hãng LG với số điểm 729 và cùng với 2 tên tuổi khác là Sanyo (712) và Samsung (703) có số điểm trên mức trung bình.

Trong cả 2 nhóm sản phẩm smartphone và điện thoại di động thông thường, GPS (định vị toàn cầu qua vệ tinh) là tính năng được mong đợi nhất. Đỉnh điểm là ở nhóm di động thường với 35% khách hàng muốn có GPS mặc dù đây là tính năng ít khi xuất hiện trong nhóm sản phẩm này.

Ứng dụng cài đặt thêm cũng có một vai trò quan trọng. Hơn 60% khách hàng của cả 2 nhóm mong muốn có thể cài thêm game vào di động của họ, 46% muốn có các ứng dụng dò đường hay ứng dụng hỗ trợ cho du lịch, 31% muốn có các ứng dụng tiện ích và 26% muốn cài thêm phần mềm hỗ trợ cho công việc.

Theo ICTNews
 
LG là nhãn hiệu điện thoại người Mỹ thích nhất

avatar.aspx


Điện thoại di động của LG. (Nguồn: Internet)
Ngày 2/4, LG - hãng sản xuất điện thoại di động lớn thứ ba thế giới của Hàn Quốc cho biết lần thứ ba liên tiếp, hãng này được xếp ở vị trí cao nhất trong cuộc thăm dò ý kiến khách hàng đối với điện thoại di động do công ty tiếp thị J. D. Power and Associates có trụ sở ở Mỹ tiến hành.

Trong cuộc thăm dò có tên “Nghiên cứu đánh giá điện thoại di động truyền thống không dây 2010”, LG giành được 729 điểm trong thang điểm 1.000.

Như vậy, đây là lần thứ năm, LG là một trong những nhãn hiệu được ưa thích hàng đầu trong cuộc thăm dò trên kể từ năm 2003.

Cuộc thăm dò ý kiến này dựa vào những đánh giá của 13.590 khách hàng Mỹ về mức độ hài lòng của họ đối với những tiêu chí dành cho điện thoại như dễ sử dụng, mẫu mã, các tính năng của điện thoại và pin.

Trong cuộc thăm dò trên, hãng Sanyo về thứ hai, được 712 điểm; hãng Samsung về thứ ba, được 703 điểm./.

Theo Vietnam+
 
RIM AppWorld tròn 1 tuổi

RIM.jpg

Vào đầu tháng 4 này, AppWorld của RIM (Research In Motion – nhà sản xuất nổi tiếng thế giới với dòng điện thoại BlackBerry) đã ra đời được tròn 1 năm. Sau 1 năm phát triển, AppWorld đã có được số lượng ứng dụng lên tới trên 6000, trong đó có rất nhiều ứng dụng được yêu thích như BlackBerry Messenger, Facebook hay Poynt. Sau khi được ra mắt tại Anh, Mỹ và Canada năm ngoái, hiện tại RIM AppWorld đã xuất hiện tại 46 nước trên thế giới.

Cũng theo số liệu của RIM thì hiện tại AppWorld đang có số người đăng kí sử dụng lên tới 36 triệu trên toàn thế giới, cùng với khoảng 200000 lập trình viên đang phát triển phần mềm trên hệ điều hành BlackBerry OS. Tuy nhiên số lượng ứng dụng như trên của RIM AppWorld vẫn còn thua kém rất nhiều so với số ứng dụng trên Android Market hay Apple App Store. Theo các thống kê mới đây thì Android Market đã có tới 30000 ứng dụng, trong khi con số này của Apple App Store lên tới 150000. RIM Appworld còn phải phát triển dài dài!

App Store, Marketplace hay AppWorld đều là những từ để chỉ các ứng dụng “cửa hàng trực tuyến” trên mạng của các hãng sản xuất thiết bị di động. Với những ứng dụng này, người dùng có thể mua phần mềm, nhạc hay phim ngay trên thiết bị di động của họ một cách rất nhanh chóng. Chính vì sự đơn giản mà vẫn hái ra tiền này mà hiện tại hầu hết các nhà sản xuất đều có App Store của riêng mình.

Theo Voz
 
Thế nào là điện thoại thương hiệu Việt?

"Nỗi khổ" lớn nhất của những dòng điện thoại di động mang thương hiệu Q-Mobile, F-Mobile, Mobistar... là làm thế nào để người tiêu dùng và các nhà quản lý công nhận chúng là thương hiệu quốc gia.

2.jpg


Q-Mobile hiện chiếm 20% tổng số lượng điện thoại bán ra trong nước. Ảnh: L.M​

Ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường

Với ưu thế giá rẻ, thêm vào đó hầu hết đều hỗ trợ chế độ hai sim và hai sóng, nhiều tính năng, những điện thoại thương hiệu Việt như F-mobile, Q-mobile, Mobistar… ngày càng được người tiêu dùng trong nước đón nhận. Theo thống kê của nhà phân phối CMC, trong năm 2009 dòng điện thoại này chiếm tới 15% thị phần điện thoại di động bán ra trong nước. Theo ông Nguyễn Quang Minh, Giám đốc của Công ty Viễn thông An Bình (Công ty đang sở hữu thương hiệu điện thoại di động Q-Mobile), thương hiệu này chiếm tới 20% tổng số lượng điện thoại bán ra trong nước và xếp ở vị trí thứ 2 (số liệu được tính từ dữ liệu xuất nhập khẩu của Bộ Công Thương) về thị phần. Đồng thời công ty này đang phấn đấu sẽ vươn lên vị trí thứ nhất trong quý 3/2010, nhằm khẳng định sức mạnh của điện thoại thương hiệu Việt.

Xuất hiện từ năm 2008 và để tạo được chỗ đứng như ngày nay, các doanh nghiệp làm thương hiệu điện thoại Q - Mobile, Mobistar và F – Mobile đã phải can thiệp sâu vào những chiếc điện thoại sản xuất từ Trung Quốc này. Từ tính năng đến diện mạo, thậm chí là thuê cả những chuyên gia nước ngoài để thiết kế mẫu mã điện thoại cho riêng mình. Chính vì thế, kiểu dáng và chất lượng điện thoại ngày càng phong phú hơn, phù hợp với người dùng. Cũng từ đó những chiếc điện thoại thương hiệu Việt đã vươn lên mạnh mẽ và có chỗ đứng như ở trên. Có điều mặc dù đã mang thương hiệu Việt, được người dùng đón nhận, nhưng những điện thoại trên vẫn chưa được công nhận là thương hiệu điện thoại quốc gia. Nguyên nhân vì chúng được sản xuất tại Trung Quốc.

21.jpg


Ảnh minh họa​

Khó để được công nhận là thương hiệu quốc gia

“70% giá trị chiếc điện thoại Q – Mobile là do An Bình nắm giữ khi thiết kế các chức năng và kiểu dáng. Thế nhưng khi nhập về Việt Nam thì những chiếc điện thoại này lại bị đối xử như các mặt hàng nhập khẩu khác, không được sự ưu tiên nào trong khi nó là điện thoại thương hiệu của Việt Nam, như thế thật khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực này”, đó là trăn trở của ông Nguyễn Quang Minh, Giám đốc công ty Viễn thông An Bình, khi làm việc với Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng và đoàn công tác của Bộ TT&TT vào chiều 26/03/2010. Chính vì thế, ông Minh cũng đề nghị Bộ xem xét và có một sự thẩm định về thương hiệu cho những chiếc điện thoại do công ty mình sản xuất, bởi thực tế nó là của người Việt làm ra.

Theo ông Nguyễn Trọng Đường, Quyền Vụ trưởng Vụ CNTT, Bộ TT&TT thì để điện thoại thương hiệu Việt được xem như là một thương hiệu điện thoại quốc gia là vô cùng khó. Bởi chương trình thương hiệu quốc gia là do Bộ Công Thương chủ trì và tiêu chí quan trọng đặt ra là sản phẩm đó phải sản xuất trong nước. Trong khi những chiếc điện thoại trên được sản xuất tại Trung Quốc, vì thế các doanh nghiệp phải làm cách nào đó chứng tỏ được giá trị của mình làm ra trong chiếc điện thoại theo tỷ lệ phần trăm quy định mới hi vọng được công nhận.

Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng cho biết, để thay đổi được cách nhìn nhận của chương trình thương hiệu quốc gia về điện thoại thương hiệu Việt, cách tốt nhất là doanh nghiệp nghiên cứu kỹ các tiêu chí mà chương trình đưa ra. Giải thích được các tiêu chí này, đưa ra được các dẫn chứng để chứng minh. Chẳng hạn như việc Dell, Compaq, Sony… sản xuất tại Trung Quốc, nhưng vẫn là của người Mỹ. Khi doanh nghiệp đưa ra các cách giải thích chứng minh được sản phẩm của mình khác các sản phẩm khác, Bộ TT&TT sẽ có văn bản hỗ trợ để doanh nghiệp được công nhận là thương hiệu quốc gia…

Nhìn chung, để được công nhận và được hưởng những ưu đãi như các mặt hàng sản xuất trong nước, của điện thoại thương hiệu Việt vẫn là điều rất khó. Muốn tạo ra được sự thay đổi, các doanh nghiệp cần phải làm sao để chứng minh được giá trị phần lớn của chiếc điện thoại đó là do chính mình làm ra và nghiên cứu kỹ các cơ chế pháp lý thì mới có hi vọng.

Theo Phapluat
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Back
Top