• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Thông tin Mobile ngày 04/08/08

Status
Không mở trả lời sau này.

NgocVNPT

New Member
Walkman gập bộ nhớ 'khủng' của Sony Ericsson

Sony Ericsson W980 ra mắt tháng 2 năm nay với dáng gập, hai màn hình, các phím bấm chìm cùng bộ nhớ lưu trữ lên tới 8 GB. Dự kiến tháng sau sản phẩm sẽ ra mắt.

Sony Ericsson W980 vẫn chưa có mặt trên thị trường, model này sẽ ra mắt trong tháng 8 này. Máy trang bị đầy đủ kết nối mạnh của một chiếc smartphone như 3G/HSDPA, Bluetooth hỗ trợ A2DP (nghe nhạc qua tai nghe không dây với âm thanh stereo).

1.jpg

Khi nắp lại, W980i vuông vắn.


2.jpg

Các phím bấm nghe nhạc nổi bật, lớn và dễ sử dụng.


3.jpg

Giắc cắm tai nghe vẫn theo chuẩn riêng của Sony Ericsson.


4.jpg

Trong khi các phím số được thiết kế tròn trịa và bao bọc các đường viền sáng.


5.jpg

Bộ phận điều khiển cũng cách điều bằng các đường tròn.


6.jpg

Màn hình của máy sáng, W980 hỗ trợ kết nối 3G.


8.jpg

Mặt sau, camera 3,2 Megapixel.


9.jpg

Có thể thấy các phím bấm, kết cả phím điều khiển nằm rất chím. Thiết kế này làm cho bàn phím không tác động đến màn hình khi gập lại.


11.jpg

Nắp gập của W980.


12.jpg

So sánh W980 với điện thoại Walkman mới W902.​
(theo SoHoa)
 
Nokia giảm giá điện thoại nghe nhạc và N-series

Nokia đã giảm giá tới 10% nhiều mẫu di động trong tháng 7 vừa rồi. Phần lớn các model đều tập trung ở dòng nghe nhạc và giải trí.

nokia.jpg

Các mẫu nghe nhạc XpressMusic và N-series được Nokia giảm giá nhiều nhất. Ảnh: Phonearena.

Thị trường điện thoại di động thế giới đang đương đầu với việc thị phần các model cao cấp giảm xuống tại Mỹ và châu Âu, trong khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại.

Việc giảm giá của nhà sản xuất đang chiếm 40% thị phần toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến các thương hiệu nhỏ hơn như Sony Ericsson. Dòng di động chính mà liên minh Nhật Bản - Thụy Điển đang thành công là nghe nhạc và chụp hình.

Các model giảm giá của Nokia vừa rồi là 5310, 5610, N81 8 GB... Phát ngôn viên của hãng từ chối bình luận về sự kiện này, “nếu chúng ta nói về việc giảm giá thì điều này sẽ không bao giờ kết thúc, bởi chúng luôn thay đổi”, ông cho biết.

Nokia đã nâng thị phần của mình lên 40,9% trong quý II từ 38,4% so với cùng kỳ năm ngoái, hãng nghiên cứu CCS cho biết.

Điện thoại của Nokia hiện đang bán chạy tại các thị trường mới nổi như Ấn Độ, điều này làm cho doanh số bán hàng của hãng nâng lên.

Trong khi đó, Sony Ericsson đang đánh mất thị trường khi tổng kết quý II thị phần của hãng là 8,2% nếu so sánh với cách đây một năm là 9,5%, theo số liệu của CSS. Thị phần của các thương hiệu lớn đứng sau là Samsung 15,3%, Motorola 9,4% và LG theo sát với 9.3%.
(theo SoHoa)
 
Xu hướng điện thoại máy ảnh 8 'chấm'

Thị trường điện thoại chụp hình đang trở nên "nóng" lên khi Sony Ericsson giới thiệu C905Samsung trình diễn INNOV8 với máy ảnh lên tới 8 Megapixel.

C905-2.jpg

Sony Ericsson C905 chưa phải là di động 8 Megapixel đầu tiên. Ảnh: Cnet.

Điện thoại chụp hình ra mắt từ khá lâu, tuy nhiên, khái niệm camera phone chuyên dụng chỉ thực sự "nóng" khi Sony Ericsson công bố hai mẫu Cyber-shot K800iK790i vào năm 2006. Dòng điện thoại này ngoài máy ảnh độ phân giải rộng còn có đèn flash Xenon và các tuỳ chỉnh chụp ảnh đẹp.

Cuộc cạnh tranh "dế" cảm biến độ phân giải rộng ngày càng "tăng nhiệt" khi các nhà sản xuất liên tục đưa ra các model tăng "chấm". Năm ngoái, điện thoại 5 Megapixel chỉ đếm trên đầu ngón tay với Nokia N95, Samsung G600, LG Viewty hay Sony Ericsson K850i. Đến nay, các nhà sản xuất lớn như Nokia, Samsung, LG đã có tới 5 đến 7 model mới độ phân giải "khủng" thế này.

gsm.jpg

Ngoài chụp ảnh, các mẫu "dế" 8 Megapixel còn nghe nhạc hay, kết nối tốt.
Ảnh:Gsmarena.

Cuộc chạy đua chưa dừng lại mà lại khởi động một lần nữa với mức độ phân giải tăng lên 8 Megapixel mà khởi xướng là Sony Ericsson và Samsung.

Tuy nhiên, C905 và INNOV8 không phải là những model có cảm biến 8 Megapixel đầu tiên. Cách đây ba năm, Samsung đã từng giới thiệu V8200 - "chú dế" đầu tiên có máy ảnh 8 chấm. Thế nhưng model này không phổ biến và nó chỉ hạn chế tại Hàn Quốc.

Cuối năm 2006, thị trường Việt Nam lại đón nhận i-Mobile 902. Tuy nhiên, ảnh chụp của điện thoại này chỉ rộng mà không có "chất". Hình thiếu sáng, ảnh mờ, lấm chấm các điểm nhiễu khi đem ra in. Thỉnh thoảng, cũng có tin về một vài model 8 Megapixel của Trung Quốc, nhưng ai chứng thực chụp ra sao và chất lượng hình như thế nào.

Không giống những model trước đây, hai chiếc điện thoại sắp ra mắt của Sony Ericsson và Samsung còn hỗ trợ một loạt tính năng hỗ trợ chụp ảnh đẹp. C905 kết hợp một lúc cả đèn flash Xenon lẫn đèn LED. Máy tích hợp chế độ tự động canh nét, dò tìm khuôn mặt và ổn định ảnh không khác máy ảnh số. Không thua kém, INNOV8 cũng có hai đèn LED, nắp bảo vệ tự động mở ra. Máy ảnh ngoài nhận diện nụ cười còn có có tính năng chống chớp mắt.
Theo SoHoa
 
Tại sao iPhone 3G không hợp “gu” với giới doanh nhân?

small_161787.jpg


Không thể phủ nhận chiếc iPhone 3G mới là sản phẩm công nghệ “hot” nhất trong năm nay của Apple. Nhưng đó là với người dùng nói chung còn giới doanh nhân thì lại khá thờ ơ. Tại sao?

Những tính năng của iPhone 3G nghe chừng rất mời gọi nhưng khi xét ở dưới góc độ sử dụng doanh nghiệp thì phần mềm iPhone 2.0 của nó không thể sánh được với BlackBerry hay các thiết bị Windows Mobile khác.

“Tôi nghĩ chiếc iPhone thực sự hấp dẫn nhưng không phải là từ góc độ doanh nghiệp”, nhận xét của Todd Christy, chủ tịch kiêm CTO của hãng sản xuất ứng dụng smartphone Pyxis Mobile. Chính vì thế iPhone 3G không phải là lựa chọn của doanh nghiệp khi nó còn tồn tại khá nhiều điểm yếu về cấu hình, bảo mật và hỗ trợ các chuẩn doanh nghiệp.

Yếu về khả năng quản lý và bảo mật

Không có gì dễ mất cắp và dễ thất lạc như chiếc smartphone. Ngoài giá trị của thiết bị ra, phần dữ liệu doanh nghiệp quý giá mới là mối quan tâm hàng đầu của người dùng.

Nói đến BlackBerry, người ta thường nhắc tới khả năng quản lý vô cùng hiệu quả của thiết bị này. Đó cũng là điều làm nên thành công vang dội của BlackBerry trong cộng đồng doanh nghiệp. Ngay từ khi ra mắt BlackBerry năm 1999, RIM đã cho giới thiệu phần mềm quản lý thiết bị có tên BlackBerry Enterprise Server (BES). Ngày nay, BES đã được cải tiến rất nhiều cho phép các nhà quản lý IT có thể áp dụng hơn 200 chính sách bảo mật và IT cho hệ thống của mình.

Còn đối với Microsoft, hãng cũng cố triển khai những công nghệ nhằm cạnh tranh với BES. Đầu năm vừa rồi, Microsoft đã tung ra phần mềm System Center Mobile Device Manager (SCMDM), cho phép các nhà quản lý IT có thể triển khai 125 chính sách quản lý sẵn (và có thể tạo riêng) dành cho các loại smartphone chạy trên nền tảng Windows Mobile 6.1.

Sức mạnh tối ưu nhất của SCMDM là khả năng tích hợp với công nghệ Active Directory, vốn rất thông dụng của Microsoft, cho phép các nhà quản lý IT có thể dùng lại những cấu hình về quyền truy cập đã được thiết lập cẩn thận cho nhân viên.

Đối với các nhà quản lý IT không dựa trên nền tảng SCMDM thì kinh nghiệm của họ chủ yếu vẫn dựa vào 45 chính sách được cung cấp qua công nghệ ActiveSync của Microsoft Exchange 2007 SP1. Các chính này bao gồm nhiều cách thức quản lý mật khẩu, quyền kiểm soát (điện thoại và thẻ lưu trữ dữ liệu yêu cầu phải được mã hóa), có thể bật hoặc tắt tính năng chụp ảnh điện thoại, e-mail hoặc thậm chí là vô hiệu hóa cả tính năng nhắn tin.

iPhone 3G cũng sử dụng một công nghệ tương tự như ActiveSync, nhưng liệu có vẻ kém hơn đôi chút, và bản thân ActiveSync không phải là một giải pháp quản lý và bảo mật tối ưu. Nó vẫn thiếu nhiều tính năng, trong đó là việc giới hạn người dùng download một số hoặc tất cả những phần mềm của bên thứ ba; hay không cho phép roaming dữ liệu trên mạng quốc tế; và dữ liệu được mã hóa hoàn toàn phụ thuộc vào iPhone và loại thẻ lưu trữ riêng của chiếc điện thoại này.

Những điểm yếu trên của iPhone 3G khiến cho các nhà mạng khi triển khai chiếc smartphone này buộc phải cắt bỏ một số ứng dụng và loại hình dữ liệu nhất định. Ngoài ra, chiếc iPhone 3G còn được trang bị nhiều tính năng như máy ảnh 2MP, máy phát nhạc/xem video, trình duyệt web…, và đây cũng chính là nguồn gốc của nhiều sự cố bảo mật tiềm tàng nếu thiết bị bị sử dụng sai mục đích.

Mạng lưới và khả năng triển khai bị giới hạn

iPhone chỉ có một lợi thế duy nhất so với BlackBerry, đó là tất cả những tin nhắn và bản nâng cấp đều được truyền trực tiếp từ máy chủ tới điện thoại và ngược lại. Trong khi đó, BlackBerry lại yêu cầu bản nâng cấp phải được gửi tới trung tâm khai thác mạng (NOC) của RIM đặt tại Canada. Năm ngoái, hệ thống này bị trục trặc nhiều lần, báo hại người dùng BlackBerry phải tốn rất nhiều thời gian để nâng cấp dịch vụ.

Theo cơ chế cấp phát của Apple, việc bổ sung thêm các ứng dụng cho iPhone đều được thực hiện qua trình khách iTunes (kết nối với App Store do Apple kiểm soát). Với hầu hết các doanh nghiệp thì thiết lập này là không thể chấp nhận được bởi họ cần phải kiểm soát được tất cả những quy trình bổ sung ứng dụng và cách thức triển khai ứng dụng trên thiết bị người dùng. Các doanh nghiệp không dễ gì chấp nhận việc nhân viên của họ có thể thoải mái cài đặt iTunes trên PC. Ngoài ra, việc cho phép nhân viên đồng bộ iPhone với PC sẽ làm chậm quá trình triển khai và ít tin cậy hơn so với việc cấp phát ứng dụng và bản nâng cấp trực tiếp qua mạng không dây (như BlackBerry và Windows Mobile vẫn làm).

Cuối cùng, Apple vẫn chưa nhắc nhở gì tới việc tới khi nào iPhone 3G mới được triển khai cho doanh nghiệp. Một số nhà quan sát cho rằng thời điểm đó có thể sẽ là nửa cuối năm tới.

Khó khăn về hỗ trợ kỹ thuật

BlackBerry và Windows Mobile có sự hỗ trợ kỹ thuật rất tốt cho người dùng doanh nghiệp. Nhưng với iPhone thì đó lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Việc chiếc điện thoại này chưa đến được tay người dùng doanh nghiệp không có gì đảm bảo mọi thứ sẽ diễn ra suôn sẻ

Ứng dụng vẫn nghèo nàn

500 ứng dụng được cung cấp cho iPhone 3G quả là một con số ấn tượng, và nhất định số lượng này sẽ tăng nhanh. Tuy nhiên, thật không thấm vào đâu nếu so với 18.000 ứng dụng đang có dành cho Windows Mobile (trên trang Handango.com). Trong khi đó, mặc dù nền tảng BlackBerry tỏ ra khá “xương xẩu” với các nhà phát triển thì nó vẫn có gần 4.000 ứng dụng (trên trang Handango.com) và hàng nghìn ứng dụng doanh nghiệp khác.

Đắt và kén chọn nhà mạng

Phiên bản iPhone 3G 8GB chỉ có 99 bảng (~ 195USD) nhưng phải ký hợp đồng 18 tháng với nhà cung cấp dịch vụ O2 (Anh) ; còn nếu không giá của nó sẽ là 750 bảng (~ 1.477USD). iPhone 3G đắt so với các “đồ chơi” điện tử tiêu dùng khác, nhưng lại tương đương với các sản phẩm cạnh trang như BlackBerry hay smartphone Windows Mobile dành cho doanh nghiệp.

Một vấn đề khác đó là tại mỗi thị trường, Apple chỉ ký hợp đồng với một nhà phân phối iPhone 3G duy nhất. Trong khi đó BlackBerry và Windows Mobile thì lại rất đa dạng, giúp cho người dùng có thể lựa chọn thoải mái hơn. Sự hạn chế này khiến cho người dùng phải trói buộc với một nhà mạng duy nhất, tạo ra cảm giác không thoải mái nhất là khi họ không thích sử dụng các dịch vụ của nhà mạng đó.

(Theo VnMedia)
 
Nokia giảm giá điện thoại, gây áp lực với đối thủ

Nokia-040807.jpg

Nhu cầu giảm đã buộc Nokia giảm giá để thu hút người dùng, tăng sự cạnh tranh với đối thủ.

Từ tháng 7 vừa rồi, hãng sản xuất điện thoại Phần Lan đã bắt đầu giảm giá cho một số dòng điện thoại nghe nhạc và điện thoại đa phương tiện Nseries nhằm gây áp lực với các đối thủ.

Các hãng sản xuất điện thoại đang đối mặt với cuộc cạch tranh ngày càng căng thẳng để tranh giành thị phần khi nhu cầu sử dụng điện thoại cao cấp đắt tiền ở Mỹ và châu Âu đã “hạ nhiệt”do những ảnh hưởng từ nền kinh tế suy thoái.

Trước khó khăn đó, Nokia đã thực hiện đợt giảm giá mạnh nhất lên tới 10% cho một số điện thoại nghe nhạc và dòng Nseries, trong đó hạ nhiều nhất là 3 dòng điện thoại 5310, 5610 và N81 8GB.

Chiến lược giảm giá của hãng sản xuất điện thoại chiếm 40% thị phần di động sẽ gây thêm nhiều khó khăn nữa cho các đối thủ, như Sony Ericsson - vốn tập trung vào các dòng điện thoại nghe nhạc và chụp ảnh.

“Nokia vốn nổi tiếng là rất khôn ngoan trong việc quyết định giá bán - yếu tố cực kỳ quan trọng trong từng phân đoạn thị trường. Và, sự điều chính giá lần này cả Nokia sẽ gây khó dễ cho những đối thủ không có sự chuẩn bị từ trước”, Ben Wood, GD của công ty phân tích thị trường CCS Insight, nhận xét.

Tuyên bố giảm giá của Nokia được đưa ra ngay sau khi hãng này khai trương dòng điện thoại Sao băng SuperNova - bộ sưu tập điện thoại nghe nhạc có giá bán phải chăng - được xem là “kẻ thách thức” với dòng điện thoại Walkman của Sony Ericsson.

Trong quý II vừa rồi, Sony Ericsson không thu được đồng lãi nào. Sony Ericsson cho biết sẽ cắt giảm khoảng 2.000 nhân viên vì dự báo tình hình tài chính của nửa năm còn lạicủa hãng liên doanh này sẽ rất khó khăn. Trong khi đó, Nokia đã tăng thị phần lên 41% trong 3 tháng quý II nhờ sức mua mạnh ở các thị trường mới nổi.
Theo DanTri
 
iPhone 3G nóng, cháy, bỏng chân người dùng

iphoneburntout_040808.jpg

iphone 3G "nóng" ... bỏng chân

Dù iPhone 3G luôn “nóng bỏng” cả theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng cho người dùng so với thế hệ đầu, chắc chắn nó không thể nóng tới mức... chảy vỏ sau và gây bỏng cho người dùng.


Một thành viên diễn đàn MacRumors với nickname LonginottiFilms vừa post bài kèm ảnh trên diễn đàn thông báo iPhone 3G của mình cháy tới chảy nhựa mặt sau và gây bỏng. Anh cho biết khi đang ngủ anh để iPhone 3G trong túi, và bị đánh thức bởi "cục lửa" trong túi quần.

iphoneburnt1_040808.jpg
Máy nóng đến mức chảy cả nhựa mặt sau

iphoneburnt2_040808.jpg

Phần dock bị nhiệt hun méo mó

iphoneburnt4_040808.jpg

Vết bỏng nhẹ trên chân nạn nhân

"Khổ chủ" cho biết iPhone cháy trong trạng thái không dùng 3G, màn hình được thiết lập chuyển sang chế độ lock sau 1 phút – có nghĩa phone sẽ không thể tự kich hoạt dẫn đến cháy máy do bật quá lâu.

iphoneburnt3_040808.jpg

Điều đáng ngạc nhiên nhất: máy vẫn còn sử dụng được!

Trái với "truyền thống" thông thường Âu-Mĩ, Apple không hề bị kiện vì vụ "cháy máy" này. LonginottiFilms, cũng là một fan Apple, chỉ đơn giản dùng chính chiếc iPhone bị cháy yêu cầu hãng khắc phục sự cố, và đã được hứa đổi trong thời gian gần nhất.
Theo DanTri
 
LG KF510 'kèn cựa' Nokia 6500 Slide

Cả hai đều có thiết kế thời trang, kiểu dáng trượt lên chắc chắn. Điểm mạnh của LG KF510 là màn hình cứng và bàn phím cảm ứng còn Nokia 6500 Slide là kết nối 3G mạnh.

Nokia 6500 Slide ra mắt cuối năm ngoái, model này được đánh giá có thiết kế đẹp với cơ chế trượt lên chắc chắn bên cạnh các tính năng giải trí cơ bản. Hội tụ cả hai yếu tố thời trang và giải trí, 6500 Slide nhanh chóng được người dùng yêu thích và có thứ hạng cao trong những model bán chạy tại Việt Nam cũng như châu Á.

Tháng 5 vừa rồi, KF510 của LG trình làng, đây là một đối thủ xứng tầm với điện thoại của Nokia bởi ngoài thiết kế trượt, model này còn độc đáo với bàn phím cảm ứng, màn hình cứng bên cạnh các tính năng giải trí đa phương tiện.

510-1.jpg

LF KF510 nổi bật với màn hình cứng, bàn phím cảm ứng. Ảnh: Gsmarena.

KF510 "vượt lên" 6500 Slide nhờ thiết kế đẹp và độc đáo.


Khi cầm trên tay hai model này, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy 6500 Slide nhỏ nhưng dày hơn, trong khi KF510 rộng nhưng lại rất mỏng. Điện thoại của Nokia có kích thước 96,5 x 46,5 x 16,4 mm còn của LG là 104,5 x 49,5 x 10,9 mm. Tuy nhiên, 6500 Slide lại nặng hơn với trong lượng 125 gram, trong khi KF510 chỉ 91 gram.

Hai "chú dế" đều có dáng trượt và có lớp vỏ ngoài bằng kim loại rất chắc chắn. Tuy nhiên, ấn tượng lại dành cho KF510 vì model này sở hữu màn hình gương cứng với thách thức "dao cào không xước". Không chỉ thế, bàn phím cảm ứng rung của di động LG với hệ thống đèn sáng rực rỡ làm ấn tượng những người yêu thời trang hơn.

Trong quá trình sử dụng, điều người dùng có thể cảm nhận khi cầm trên tay là chúng rất chắc chắn. Cơ chế trượt lên mạnh mẽ và không lung lay.

6500-d.jpg

Nokia 6500 Silde có giao diện sử dụng đơn giản. Ảnh: Gsmarena.

Giao diện sử dụng của KF510 sáng với icon rực rỡ còn 6500 Slide lại giản đơn.


Không khác với các điện thoại chạy trên nền S40 của Nokia, 6500 Slide với các biểu tượng cho phép hiển thị dưới 3 kiểu: lưới, lưới gắn nhãn hoặc tab - biểu tượng xếp hàng ngang. Tất cả hiển thị trên màn hình 2,2 inch, với độ phân giải 240 x 320 pixel.

LG KF510 cũng tương đồng khi có kích thước màn hình và độ phân giải bằng với 6500 Slide. Tuy nhiên, điểm làm những người ưa sự khám phá là các icon được mô hình hoá với các biểu tượng giàu tính biểu cảm. Người dùng có thể thay đổi nền, icon cũng như cách hiển thị.

6500-2.jpg

Máy ảnh của 6500 Slide được trang bị ống kính Carl Zeiss. Ảnh: Cnet.

Hai chiếc máy này đều mạnh về giải trí - cả hai đều được trang bị máy ảnh 3,2 Megapixel.

6500 Slide và KF510 cùng "kèn cựa" từng chi tiết trong lĩnh vực giải trí. Đây đều là những model nghe nhạc, xem phim, chụp hình 3,2 Megapixel, bắt sóng FM.

Tuy nhiên, nếu so sánh chi tiết, thì 6500 Slide nhỉnh hơn một chút do được trang bị ống kính Carl Zeiss. Hình ảnh thu được của "dế" này khi in ra sạch hơn KF510. Bên cạnh đó, trình nghe nhạc của 6500 Slide hỗ trợ thêm hai định dạng là AAC/AAC+.

Tuy nhiên, về khả năng xử lý hiệu ứng và sửa ảnh thì 6500 Slide lại thua kém KF510. Bên cạnh đó, "dế" của LG ngoài đèn flash, chế độ tự động canh nét giống 6500 Slide, còn có khả năng ổn định ảnh. Các bức hình chụp trong khi di chuyển không bị nhòe.

510-2.jpg

KF510 không có kết nối 3G như LG KF510. Ảnh: Cnet.

Nokia 6500 Slide có kết nối 3G, còn LG KF510 lại không.


Mặc dù mạng 3G chưa sử dụng được tại Việt Nam, nhưng lợi thế vẫn nghiên về sản phẩm của Nokia bởi 6500 Slide sử dụng được khi đi ra nước ngoài.

Trong quá trình sử dụng, cả hai đều bắt sóng nhanh, gọi điện tốt. Loa ngoài của 6500 Slide lớn hơn KF510.

Một điểm khá thú vị là KF510 có thời gian chờ được lâu hơn, trong khi 6500 Slide lại cho thời gian đàm thoại liên tục dài hơn.
Theo SoHoa
 
Chỉnh sửa cuối:
ITU muốn có mã mới trong danh bạ của ĐTDĐ

Liên Minh Viễn Thông Quốc Tế (ITU) muốn người dùng ĐTDĐ sử dụng số để xác định những số điện thoại liên hệ khẩn cấp trong danh bạ của ĐTDĐ.

Trong trường hợp chủ nhân ĐTDĐ bị tai nạn thì nhân viên cấp cứu còn biết phải gọi cho ai. Nếu chủ nhân ĐTDĐ thêm các số 01, 02, 03… vào trước tên liên hệ (ví dụ, "01bố", "02vợ" hoặc "03chồng") trong danh bạ của ĐTDĐ, nhân viên cứu hộ ở bất kỳ nơi nào trên thế giới đều có thể biết được phải gọi cho ai, theo thứ tự ưu tiên nào, tuyên bố của ITU viết.

TTG_ITUMuonCoMaGoiKCMoi_inside.jpg


Để chính thức hóa điều này, ITU đã phát triển một chuẩn. Cách ghi nhãn ICE đã được sử dụng không chính thức tại những nước nói tiếng Anh để xác định số điện thoại liên hệ mà người dùng ĐTDĐ muốn gọi trong trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên, những người không sử dụng hoặc không hiểu hệ chữ Latin thì không dễ mà xác định được. Với việc sử dụng những số đã được quốc tế hóa thì dù có sử dụng bất kỳ hệ chữ viết nào, mọi người đều có thể xác định được phải gọi cho ai, ITU cho biết.

Theo giám đốc cơ quan Tiêu Chuẩn Hóa Viễn Thông (Telecommunication Standardization Bureau) Malcolm Johnson của ITU, nếu được chấp thuận, ý tưởng này có thể giảm đáng kể stress cho những nhân viên cứu hộ phải làm việc quá nhiều. ITU cho biết sẽ làm việc với tổ chức
ICE4SAFETY để xúc tiến cách mới xác định số điện thoại liên hệ khẩn cấp trong danh bạ của ĐTDĐ.
Theo TGVT
 
LG sử dụng hệ thống âm thanh Dolby Mobile trong các ĐTDĐ

Cuối năm 2008, LG Electronics có kế hoạch bắt đầu thêm Dolby Mobile vào các ĐTDĐ cao cấp, hôm 30/7/2008 công ty cho biết.

TTG_LGDungDolbyMobileChoDTDD_inside%281%29.jpg


Hai công ty đã đạt được thỏa thuận khiến LG trở thành nhà sản xuất ĐTDĐ đầu tiên kết hợp hệ thống Dolby Mobile vào các ĐTDĐ của mình. Dolby Mobile là một hệ thống xử lý âm thanh đã được điều chỉnh phù hợp với khả năng của ĐTDĐ .

Do phần lớn ĐTDĐ ngày nay có chức năng của một chiếc máy nghe nhạc MP3 nên nếu máy cho chất lượng âm thanh tốt hơn, sâu hơn thì khả năng bán chạy của ĐTDĐ sẽ cao hơn.

Hiện LG là nhà sản xuất ĐTDĐ lớn thứ 4 thế giới, với 8,2% thị phần trong quý I/2008. Toàn quý, công ty đã tung ra 24,4 triệu chiếc ĐTDĐ, chủ yếu là cho các thj trường mới và thị trường Hàn Quốc.

Những chiếc ĐTDĐ LG đầu tiên với Dolby Mobile sẽ “chào đời” trong quý IV/2008 và sẽ là các model ĐTDĐ đa phương tiện cao cấp.
Theo TGVT
 
LG U400 - Một “iPod phone” khác

Nói về điện thoại nghe nhạc, không hãng nào gây dựng thương hiệu tốt hơn Sony Ericsson với Walkman phone.

1.jpg
LG U400 - Một “iPod phone” khác

Còn nói về máy nghe nhạc MP3 di động, chưa hãng nào qua được những chiếc iPod của Apple. Có lẽ vì thế mà vài hãng điện thoại về sau không thể xây dựng được một “đế chế” “music phone” như Sony Ericsson đành phải… bắt chước iPod, đặc biệt là phím xoay hữu dụng và sành điệu.


Điều trùng hợp là sau i300, F200, F250 của Samsung (Hàn Quốc), thì một hãng Hàn Quốc khác là LG cũng bắt chước iPod ở cái nút xoay nổi tiếng ấy. Và U400 chính là sản phẩm tiên phong của LG. Công bằng mà nói, U400 có vẻ ngoài khá bảnh bao và mạnh mẽ (dù có phần giống với vài mẫu đời cũ của Sony Ericsson).

U400 hỗ trợ mạng 3G, Bluetooth 2.0, thẻ nhớ microSD, và người dùng chỉ có thể mua nó qua mạng 3 (một mạng cung cấp thiết bị đầu cuối, giải pháp, giấy phép… 3G trên nhiều quốc gia). Để sử dụng tại Việt Nam, bạn phải mua một SIM unlock, giá cả SIM và máy khoảng trên 3 triệu VND.
(Theo Mobilenet)

 
Sony Ericsson W350i - Một nét hồi tưởng

Một điều dễ nhận thấy là Sony Ericsson đang ra sức thâu tóm thị trường điện thoại nhạc số. Bằng chứng là sự ra đời hàng loạt của những model W-series đầy cách tân và đa dạng đủ các phong cách. Nằm ở phân khúc tầm trung, W350i là một phong cách walkman mới pha trộn những gì của hiện tại và quá khứ.

Thiết kế

Sony Ericsson W350i làm ta hồi tưởng lại những sản phẩm của Ericsson từ thời chưa sáp nhập, của những thập niên 90. Thiết kế nhỏ gọn, vuông vắn và nhất là nắp che bàn phím thì chỉ có những chiếc điện thoại candybar thuộc series T của Ericsson mới sở hữu dáng hình này.

4.jpg

Sony Ericsson W350i làm ta hồi tưởng lại những sản phẩm của Ericsson từ thời
chưa sáp nhập, của những thập niên 90

Với số đo độ dày vẻn vẹn 10,5 mm và các chiều là 104 x 43 mm, W350i dễ dàng nằm trong top những điện thoại nghe nhạc siêu mỏng. Bố cục màu sắc thân máy là sự kết hợp truyền thống của Walkman-series với tông đen/cam. Thân máy vuông vắn, gọn, và nắp che được tích hợp với bản lề chắc chắn. Logo Walkman được in nổi bật ngay thanh bản lề, kết hợp với hệ thống nút chơi nhạc số tạo thành sự kết hợp chặt chẽ, đan xen giữa những mảng màu hợp tông.

Phía dưới nắp chắn là bàn phím cơ bản vốn dĩ vẫn thấy ở các dòng Sony Ericsson gồm các phím số và các phím định hướng, chỉnh sửa. Bên hông vẫn là các nút tùy chọn quen thuộc như tăng/giảm âm, kích hoạt chương trình chơi nhạc. Máy ảnh số của máy được đặt ở mặt sau của thân, nhưng có lẽ, do W350i nằm trong phân khúc giá tầm trung nên việc máy ảnh số chỉ 1.3 Megapixel, không được hỗ trợ đèn flash trợ sáng âu cũng là điều dễ hiểu.

1.jpg
Điểm đáng tiếc nữa là, khe gắn thẻ nhớ lại nằm sau nắp pin

Điểm đáng tiếc nữa là, khe gắn thẻ nhớ lại nằm sau nắp pin, do đó, ít nhiều cũng là một điều bất tiện cho những ai muốn sử dụng đầu đọc thẻ thay vì dùng cáp. Chân cắm đa phương tiện cho sạc/cáp/tai nghe được nằm bên hông trái của máy và đây là phong cách chung của W-series trong thời gian gần đây.


Tính năng
Nếu chấp nhận bỏ một số tiền vừa phải ra để chọn W350i, bạn cũng nên chấp nhận máy sẽ thiếu đi một số thông số cao cấp. Ví dụ như màn hình của máy chỉ đạt độ phân giải 176 x 220 pixel thay vì độ phân giải QVGA 240 x 320 pixel trên các dòng máy cao cấp hiện nay.

Ngoài ra, màn hình của máy đạt độ rộng 1,9 inch, một con số không mấy ấn tượng cho những ai muốn thưởng thức video. Tuy nhiên, sắc độ của W350i vẫn đạt 262k màu và màu sắc hiển thị rực rỡ vẫn là nét đặc trưng của “gia tộc” Sony Ericsson. Tích hợp bộ phần mềm Walkman 2.0, chương trình chơi nhạc không mấy phải phàn nàn bởi cách quản lý tệp tin cũng như phân loại danh sách chơi (playlist) rất dễ nhìn, dễ chọn.

Chất lượng nhạc số chơi qua tai nghe HPM-64 đi kèm đem lại một thứ âm thanh khá sắc nét với những âm tiết rõ ràng cũng như độ nhiễu thấp. Tuy nhiên, chất lượng bass chưa cao, ngay cả khi kích hoạt chế độ Megabass trên máy. Tất nhiên W350i không thể thiếu khả năng TrackID giúp việc định danh bài hát đang phát cũng như cung cấp thông tin về ca sỹ/nhạc sỹ một cách chi tiết và đầy đủ nhất. Khả năng ảnh số có lẽ khó có thể đánh giá cao, và khi thử nghiệm cho thấy, chất lượng ảnh là trung bình thấp.

3.jpg
Camera của máy hơi nhiễu và nhiều sạn

Ảnh thành phẩm hơi nhiễu và nhiều sạn, tốt nhất chụp trong điều kiện ánh sáng tốt. Máy hỗ trợ đài FM rất tốt và nhạy, bắt chuẩn các kênh FM như XoneFM. W350i hỗ trợ các game có độ phân giải 176 x 220 pixel và nếu ai đã từng sở hữu những game cho K750i/W810i… cũng đều có thể cài đặt tốt trên máy. Dung lượng bộ nhớ trong của W350i là 14 MB đi kèm theo đó là khe gắn thẻ M2 có khả năng mở rộng tới 2 GB.


Giao tiếp
Ra đời trong bối cảnh của thế giới chuyển động, W350i tất nhiên không thể thiếu kết nối Bluetooth 2.0 với hỗ trợ A2DP. Thử nghiệm thực tế cùng với tai nghe DSP980 cho thấy chất lượng âm thanh qua tai nghe Bluetooth stereo còn cao hơn cả chất lượng tai nghe dây đi kèm. Chuẩn USB 2.0 cho tốc độ truyền tải tệp tin với máy tính xấp xỉ 4 MB/s khi copy từ máy tính sang.

Sử dụng
Do thiết kế mỏng nên W350i chỉ được đi kèm chuẩn pin BST-36 780 mAh, do đó, hiệu năng của máy khi vận hành bình thường chỉ lên tới 2 ngày. Nếu nghe nhạc liên tục ở chế độ offline, máy sẽ phát được xấp xỉ 12 tiếng với âm lượng 50% và thưởng thức qua tai nghe. Máy nghe gọi bình thường, và việc nhận cuộc gọi ở W350i càng làm ta nhớ lại những hồi ức với thao tác gạt nắp chắn bàn phím để nghe điện thoại như các dòng điện thoại thời cũ.

2.jpg
Hiệu năng của máy khi vận hành bình thường chỉ lên tới 2 ngày
Ưu điểm

Thiết kế mỏng, gọn, lạ mắt; hỗ trợ chơi nhạc số tốt.
Nhược điểm
Màn hình bé, máy ảnh số kém, pin yếu.
Nhận xét
Sony Ericsson W350i với những ưu và khuyết ít nhiều sẽ làm người dùng phải phân vân nếu để mắt tới và cần đưa ra quyết định lựa chọn. Tuy nhiên, nếu so với giá thành và nhu cầu sử dụng, cũng như xét các yếu tố thời trang, W350i là một sản phẩm khá được mắt và hợp lý nếu như bạn là một “tín đồ nhạc số”.
(Theo Mobilenet)
 
Nhỏ gọn mà chất lượng

Với “hàng tá” các loại tai nghe Bluetooth hiện tại trên thị trường, bạn thật khó có thể phân biệt và lựa chọn cho mình một sản phẩm ứng ý nhất.

1.jpg
Ảnh minh họa

Thật đơn giản, nếu bạn là “tín đồ” của hãng Jabra thì bạn sẽ luôn được tận hưởng những sản phẩm chất lượng cao. Đơn cử như là BT125, một sản phẩm tiêu biểu của hãng này.


Với đặc điểm dùng chuẩn Bluetooth 2.0, thiết bị này tương thích với hầu hết các điện thoại di động hiện đại. Người sử dụng có thể đàm thoại tốt trong 8 giờ, thời gian chờ là 170 giờ. Trọng lượng BT125 chỉ 4,8 g, có thể nói là khá nhẹ.

Với kích thước chỉ 2,1 x 0,3 x 0,8 inch, bạn có thể dễ dàng mang theo mình cũng như là đeo lên tai.
Mức giá bán ra của sản phẩm rất hợp lý: 800.000 VND cùng thời hạn bảo hành 1 năm.
(Theo Mobilenet)
 
Samsung F480 'bình cũ rượu mới'

Nổi bật với màn hình cảm ứng rộng, máy ảnh 5 Megapixel và thiết kế mỏng, nhưng Samsung F480 chưa có tính đột phá vì giao diện ít tuỳ biến và thiếu kết nối Wi-Fi.

Nếu phải miêu tả về cảm giác khi sử dụng Samsung F480, thì đó chắc chắn đó là ấn tượng về giao diện Croix. Sau khi khai phá ứng dụng này trên F700Armani, Samsung tiếp tục đưa vào F480 nhưng sửa đổi một chút về cách hiển thị, tuy nhiên, đây vẫn là một model "bình cũ rượu mới" và chưa có nhiều nét khác biệt.

f480.jpg

Samsung F480 có thiết kế mỏng, vừa vặn trong lòng bàn tay. Ảnh: Phonesreview.

Samsung F480 dáng mỏng, màn hình cảm ứng rộng.

Đây là chiếc điện thoại có thiết kế gọn nhẹ, với kích thước 98,4 x 55 x 11,6 mm, F480 tương đương với một chiếc thẻ ATM và lớn hơn Armani nhưng nhỏ nếu so với LG Prada. F480 vừa vặn với người dùng châu Á, nơi có bàn tay không lớn như các quốc gia phương tây.

Khi cầm trên tay, F480 với bộ khung bằng kim loại cho cảm giác rắn chắc. Mặt trước, màn hình QVGA 2,8 inch chiếm phần lớn diện tích, mặt kính sáng bóng nhưng nhược điểm là dể để lại dấu vân tay.

Giống như các điện thoại màn hình cảm ứng rộng khác, F480 mặt trước chỉ có phím bấm gọi, kết thúc cuộc gọi và nút shortcut kích hoạt menu. Phía trên màn hình là loa ngoài và tai nghe bên cạnh camera thứ hai để gọi điện video.

Giống như phần lớn điện thoại khác, Samsung cũng cho cổng sạc, kết nối tai nghe đi chung. Khe cắm thẻ nhớ của máy được bố trí bên cạnh trái, dễ dàng tháo ra và thay nóng.

Điểm cộng trong thiết kế của model này là máy có thêm bao da đi kèm, bảo vệ tốt màn hình cũng như các bề mặt chống xước.

samsung-f480-touchwiz.jpg

Nổi bật trong thiết kế của model này là giao diện màn hình cảm ứng.
Ảnh: Yournextmobile.

Samsung F480 nổi bật với giao diện cảm ứng nhưng chưa có tính đột phá, máy hỗ trợ kết nối tốc độ cao, chụp ảnh 5 Megapixel.


Dễ dàng nhận thấy F480 và Samsung Armani có nhiều điểm tương đồng để so sánh, đặc biệt là giao diện. Giống như các model màn hình cảm ứng gần đây của Samsung, F480 cũng được trang bị màn hình với các biểu tượng của TouchWiz. Trên màn hình chính, các icon được trình bày đẹp và nằm bên trái. Người dùng dễ dàng chạm tay cũng như kéo thả các chương trình ra màn hình chính.

Tuy nhiên, nếu như người dùng chờ đợi có sự đột phá trong model mới này thì hoàn toàn thất vọng. Khác với Omnia, các biểu tượng trên F480 bị giới hạn trong một thanh bar chật hẹp, cố định và không cho phép thêm bớt.

Thêm vào đó, nếu như Omnia khi bỏ đi giao diện màn hình tuỳ biến có phần chậm chạm thì người dùng vẫn được hưởng menu Windows Mobile 6.1 nhanh hơn, trong khi F480 thì không.

f480-camera.jpg

Mặt sau của máy là camera 5 Megapixel. Ảnh: Cnet.

Samsung F480 chạy trên 3 băng tần GSM (900; 1800; 1900 MHz), máy sẽ không sử dụng được tại Mỹ bởi thiếu băng tần 2100 MHz. Model này hỗ trợ kết nối tốc độ cao HSDPA, Bluetooth nhưng lại thiếu phương thức duyệt web qua Wi-Fi. Máy hỗ trợ bắt sóng FM, bộ nhớ trong là 240 MB và cho phép cắm thẻ microSD lên tới 8 GB.

Tiếp tục với xu thế chụp ảnh độ phân giải lớn, F480 có camera lên tới 5 Megapixel với chế độ tự động canh nét, đèn flash LED. Các tính năng hỗ trợ ảnh đẹp như nhận dạng khuôn mặt, chụp ảnh rộng.

Quá trình chuyển đổi giữa chụp hình và quay phim nhanh chóng, camera có thể tự động ghi hình ngay sau khi bức ảnh được chụp xong. Hình ảnh thu được khá tốt nhưng chưa đẹp bằng Omnia.
Samsung F480 với thời gian đàm thoại liên tục lên tới 6 giờ, thời gian chờ là 11 ngày. Nếu sử dụng các chức năng cơ bản, thì khoảng 2 ngày người dùng mới phải sạc pin tiếp.
(theo SoHoa)
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Back
Top