Bạn biết gì về “dế” Android?
Hệ điều hành Android đã thực sự tạo ra một cơn bão trên thị trường và làm thay đổi hoàn toàn cách phát triển các thiết bị di động. Thế nhưng, cứ phải cứ "dế" Android đã là tốt nhất?
Do dựa trên nguồn mở nên độ tùy biến điện thoại Android theo mỗi nhà sản xuất lại khác nhau. Người dùng cần biết một vài điều cơ bản nhất để có được chú "dế" như ý.
Không phải tất cả điện thoại Android đều tốt
Android là nền tảng mở và bạn có thể tạo ra nhiều ứng dụng phong phú như mong muốn nhưng không vì thế mà mua ngay bất cứ điện thoại Android nào. Phần cứng của điện thoại phải đủ mạnh để hỗ trợ hệ điều hành cũng như ứng dụng chạy trên đó. iPhone là một thiết bị điển hình về phần cứng và phần mềm hoàn toàn thương thích với nhau. Có rất nhiều điện thoại Android trên thị trường không đáp ứng được điều kiện đó. Vì vậy người dùng nên tìm hiểu kỹ trước khi chọn mua điện thoại Android.
Không nên đánh giá điện thoại Android dựa vào giá tiền
iPhone được coi là điện thoại cao cấp giá thành hơi mắc so với người dùng tầm trung. Thường người dùng cho rằng, mức giá cao luôn đồng nghĩa với chất lượng tốt hoặc tính năng ưu việt và ngược lại. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng với điện thoại Android. Vì vậy, không nên bỏ qua việc xem xét các điện thoại Android giá rẻ chỉ vì đánh giá dựa vào giá tiền của chúng.
Phiên bản hệ điều hành thích hợp nhất có thể không phải là mới nhất
Google nhanh chóng tạo ra các phiên bản cập nhật mới cho Android, khoảng 4 phiên bản mới được phát hành trong một năm. Không giống như các hệ điều hành dành cho PC- chúng tự cập nhật ngay lập tức khi phiên bản mới được phát hành, còn với Android thường có một khoảng thời gian trễ. Vì các nhà sản xuất điện thoại Android cần thời gian để có mã nguồn mới và tùy biến giao diện người dùng và các ứng dụng làm việc tốt với những thay đổi này. Ngoài ra, xét về tốc độ Google phát hành phiên bản mới, không chắc rằng phiên bản mới sẽ được phát hành trước khi nhà sản xuất hoàn thành việc tinh chỉnh với phiên bản hiện tại.
Các điện thoại khác nhau, giao diện người dùng cũng khác nhau
Không giống như iPhone (có giao diện người dùng và chức năng như nhau dù có nhiều phiên bản khác nhau), tất cả điện thoại Android là không giống nhau. Đừng nghĩ rằng, điện thoại Android này sẽ có giao diện người dùng giống một thiết bị Android khác.
Người tiêu dùng thường lựa chọn điện thoại Nokia hoặc iPhone vì chúng thích nghi tốt với giao diện người dùng tương ứng của họ. Tuy nhiên, Android lại không như thế. Mỗi phiên bản lại khác nhau. Chẳng hạn như Eclair (Android v 2.1) có giao diện khác chút ít so với phiên bản 1.6.
Trong khi đó Android v2.2 lại khác so với v2.1 và bây giờ Android 3.0 lại được chỉnh sửa lại phần lớn. Hơn nữa các nhà sản xuất điện thoại Android lại được thoải mái tinh chỉnh hệ điều hành này theo cách họ thích.
Vì vậy, điện thoại Android của mỗi nhà sản xuất lại có các chức năng khác nhau. Nên chọn sản phẩm nào bạn cảm thấy mang lại trải nghiệm người dùng tốt nhất cho mình.
Không tương thích ứng dụng
Không phải tất cả các ứng dụng đều tương thích với mọi phiên bản Android. Chẳng hạn như, có một số ứng dụng được tạo ra chỉ để chạy trên Android 2.1 trở lên, các điện thoại sử dụng phiên bản thấp hơn thì không thể nhìn thấy các ứng dụng đó trên kho ứng dụng. Ngoài ra, các điện thoại khác nhau có độ phân giải màn hình khác nhau và các phiên bản Android khác nhau hỗ trợ độ phân giải màn hình khác nhau.
Hơn nữa, các nhà sản xuất điện thoại Android tùy biến hệ điều hành theo độ phân giải màn hình của điện thoại. HVGA (480x320 điểm ảnh) và WVGA (240x400 điểm ảnh) có vẻ như tương thích với hầu hết các ứng dụng hiện nay.
Bộ xử lý tốc độ cao hơn không có nghĩa chạy hệ điều hành hoạt động mượt hơn
Hệ điều hành có thể chạy trên điện thoại XPERIA X10 trang bị bộ xử lý 1GHz chậm hơn so với Motorola Milestone (bộ xử lý 600MHz). Vấn đề chính nằm ở hệ điều hành. Vì XPERIA X10 hoạt động trên phiên bản Android 1.6 trong khi Milestone chạy v2.1.
Mỗi phiên bản Android mới đều được tối ưu hóa hiệu suất hoạt động nhanh hơn. Vì vậy, không nên chỉ nhìn vào tốc độ bộ xử lý để chọn điện thoại mà nên để ý cả tới phiên bản hệ điều hành, bộ nhớ RAM.
Theo VnMedia