• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Thông tin mobile ngày 05-01-2011

Status
Không mở trả lời sau này.

HuynhThanh

New Member
Bom tấn HTC Shift 4G, Toshiba ra mắt laptop 3D đẳng cấp

Đồng loạt các tin tức về những sản phẩm mới xuất hiện ngay trước CES 2011 khiến hội chợ này đã nóng nay lại càng nóng hơn.

Sản phẩm mới EVO Shift 4G cũng được HTC mang đến triển lãm CES năm nay với mục đích tương tự. Được biết, chú dế chạy trên nền hệ điều hành Android 2.2 với một cấu hình khiêm tốn hơn đàn anh HTC EVO 4G trước đây. Chiếc smartphone cũng được tích hợp bàn phím trượt QWERTY tạo phong cách và cảm giác thoải mái khi sử dụng.

20110401anh1.jpg

Một số hình ảnh của sản phẩm vừa bị lộ trên mạng. Theo đó, Shift 4G sở hữu màn hình 3,7 inch (mẫu EVO 4G là 4,3 inch), chip xử lý tốc độ 800 MHz, RAM 512MB, camera 5 megapixel có hỗ trợ 2 đèn flash LED và không tích hợp camera phía trước.

20110401anh2.jpg

Tương tự như các dòng smartphone cao cấp khác, Shift 4G cũng được cài đặt giao diện HTC Sense bóng bẩy và đẹp mắt. Theo dự kiến, chú dế này sẽ xuất hiện ở CES 2011 tới đây, giá bán khoảng 200 USD có kèm điều kiện hợp đồng 2 năm với hãng dịch vụ viễn thông Sprint của Mỹ.

Theo PLXH
 
HTC Desire HD chính hãng bắt đầu bán

Mẫu di động mạnh mẽ cuối cùng của HTC giới thiệu trong năm 2011 đã bắt đầu xuất hiện tại thị trường Việt Nam, máy có giá 14,4 triệu đồng.

htc-desire-hd.jpg


Desire HD với màn hình rộng. Ảnh: Quốc Huy.

Desire HD là mẫu Android mạnh mẽ nhất từ HTC với màn hình rộng S-LCD rộng 4,3 inch, nhiều trang bị mạnh mẽ, giao diện Sense đi kèm với dịch vụ quản lý các thông tin cá nhân, phần mềm online.

Hai tháng trước, thiết bị này đã có mặt trên phân khúc xách tay. Ở mức giá 14,4 triệu đồng, Desire HD rẻ hơn 600.000 đồng so với HD7, tuy nhiên cao hơn 700.000 đồng so với Desire Z.

Cùng với sự xuất hiện của Desire HD, phân khúc cao cấp hiện tại các mẫu di động sử dụng nền tảng của Google đang chiếm số lượng áp đảo. Cùng với HTC, Sony Ericsson, Samsung, Motorola là những tên tuổi đang đầu tư mạnh và hệ điều hành này.

Theo Sohoa
 
Thêm một thương hiệu điện thoại Việt ra mắt

Tập đoàn CNTT HiPT vừa chính thức công bố gia nhập thị trường điện thoại di động Việt Nam với thương hiệu điện thoại Việt hi-mobile. Từ hôm nay, 5/1, hi-mobile chính thức có mặt trên thị trường Việt Nam và sẽ có mặt tại hầu hết các siêu thị, trung tâm điện máy, showroom, đại lý điện thoại di động trên toàn quốc.

vnm_2011_317230.JPG

Ngay tại thời điểm ra mắt, hi-mobile giới thiệu 4 dòng sản phẩm hướng tới các phân khúc khách hàng khác nhau, bao gồm: P05, i06, i08 và i09. Với mức giá dưới 2 triệu đồng, các dòng sản phẩm điện thoại di động này được kỳ vọng sẽ thỏa mãn nhu cầu của người dùng Việt Nam cả về chất lượng, giá cả, kiểu dáng mẫu mã và tiện ích sản phẩm.

Điện thoại di động hi-mobile hoạt động trên các dải băng tần GSM tương thích với các mạng di động phổ biến ở Việt Nam vàcó thể online đồng thời 2 sim 2 sóng, chuyển đổi gữa các sim dễ dàng mà không cần khởi động lại máy. Với bộ nhớ từ 2GB đến 4GB, hi-mobile không những cho phép người sử dụng truy cập WAP/SMS/MMS hoặc nghe nhạc trong nhiều giờ liền mà còn hỗ trợ truy cập các mạng xã hội thông dụng như: Yahoo chat, Skype, Facebook, Twitter…

vnm_2011_317149.JPG


Một trong những dòng điện thoại giá khá bình dân tích hợp nhiều tính năng hiện đại của hi-mobile được giới thiệu lần này.

Điện thoại hi-mobile được thiết kế khá bắt mắt, trong lần giới thiệu này có hai model siêu mỏng i06 và i08 với độ dày chỉ khoảng 7,5mm. Ngoài ra, còn có bộ sưu tập 5 màu sắc trẻ trung của model P05 với chất liệu thép cùng bàn phím QWERTY của i09, hi-mobile mang đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn.

Hiện nay, hi-mobile đã thiết lập và đi vào vận hành 2 trung tâm bảo hành tại hai thành phố lớn Hà Nội và TP.HCM (23 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội; 222-224 Trần Hưng Đạo, phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP.HCM).

Đại diện HiPT cho hay, điện thoại hi-mobile được gia công tại Trung Quốc, được Việt hoá ở nhiều khâu như mẫu mã, thiết kế, ứng dụng phù hợp với người Việt. Mục tiêu trong năm 2011 sẽ tiếp tục chủ động nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, mang đặc trưng của hi-mobile và thân thiện với người tiêu dùng Việt Nam; xây dựng hệ thống chăm sóc khách hàng tốt, phủ rộng khắp từ Bắc vào Nam nhằm đáp ứng nhanh nhất nhu cầu sửa chữa, bảo hành của khách hàng.

HiPT cũng đẩy mạnh kết nối với các nhà cung cấp nội dung để tích hợp thêm các ứng dụng mới nhằm gia tăng giá trị trong các sản phẩm hi-mobile. Vào cuối quý I/2011, dòng điện thoại 3G mang thương hiệu hi-mobile sẽ ra mắt thị trường.

Theo VnMedia
 
'Nghi án' Meizu thuê người xếp hàng mua smartphone M9

Li Yi, Tổng thư ký Hiệp hội công nghệ viễn thông Trung Quốc, cáo buộc công ty Meizu đã trả tiền cho hàng nghìn người để tạo cảnh đứng xếp hàng mua điện thoại Android thế hệ mới M9.

Li Yi ước lượng rằng, Jack Wong, Giám đốc điều hành của Meizu, đã chi ra 45.000 USD (khoảng 1 tỷ đồng) để gây được sự chú ý cho cộng đồng yêu công nghệ ở Trung Quốc và thế giới.

Meizu_2.jpg


M9.jpg


Meizu_1.jpg

Giám đốc kinh doanh của Meizu ngay lập tức bác bỏ thông tin trên, cho rằng Li Yi là "kẻ to mồm" và đe dọa sẽ kiện ra tòa vì tội bôi xấu danh dự. "Đã có hàng nghìn người hâm mộ đến mua M9 vì nó quá hấp dẫn và một phần trong số đó đã phải về tay không", ông này cho biết.

Sáng ngày 1/1/2011, Meizu chính thức bán smartphone mới của mình mang tên M9. Nhưng từ 8 giờ tối hôm trước, đã xuất hiện nhiều người đứng xếp hàng dưới thời tiết lạnh giá để cố gắng mua được thiết bị này. Đây là điện thoại được cho là đối thủ lớn của iPhone 4 ở Trung Quốc vì có cấu hình không thua kém đối thủ cùng mức giá hấp dẫn từ 380 đến 410 USD cho phiên bản 8 và 16 GB.

Theo VnExpress
 
2010 - Năm của điện thoại thông minh

Năm 2010, dòng điện thoại phân khúc giá rẻ vẫn chiếm ưu thế nhưng doanh thu và số lượng đã giảm hẳn, trong khi đó điện thoại di động thông minh (smartphone) đã vươn lên mạnh mẽ, đặc biệt là về doanh thu.

ImageView.aspx

Điện thoại di động giá rẻ vẫn chiếm ưu thế

Nếu như năm 2009, điện thoại di động giá rẻ chiếm tỉ trọng lớn hơn 92% về số lượng bán ra và doanh thu lên tới hơn 80% thì tổng quan năm 2010 đã có sự thay đổi. Theo GfK, trong năm 2010, điện thoại di động giá rẻ ở Việt Nam chỉ còn chiếm khoảng 85% số lượng bán ra và doanh thu vào khoảng 70%.

Từ trước đến nay, dòng điện thoại di động giá rẻ (dưới 2 triệu) của Nokia luôn chiếm vị thế độc tôn trên thị trường nhưng từ năm 2009 và đặc biệt là trong năm 2010 đã có thêm sự cạnh tranh ở các hãng khác. Đó là sự vươn lên mạnh mẽ của các điện thoại thương hiệu Việt Q-Mobile, Fmobile hay các thương hiệu Trung Quốc như Mobell, Cayon, K-Touch… mà theo nhiều số liệu nghiên cứu thị trường công bố, chúng chiếm khoảng 30% số lượng điện thoại bán ra.

Theo ông Carl Ngô Nguyên Kha – Phó tổng giám đốc P&T Mobile và ông Đinh Anh Huân, Giám đốc kinh doanh Công ty cổ phần Thế Giới Di Động, thực tế số lượng các dòng điện thoại này bán ra trong năm chiếm khoảng 40-50% nhưng giá trị mang lại không cao do giá rẻ. Đây là một điều dễ hiểu bởi những dòng điện thoại thương hiệu Việt và các thương hiệu Trung Quốc nêu trên đã có rất nhiều cải tiến về chất lượng, mẫu mã và tính năng. Người dùng chỉ cần bỏ ra chưa đến 2 triệu đồng là có thể sở hữu một chiếc điện thoại có nghe nhạc, xem phim, chụp ảnh…thậm chí là vào được cả Internet bằng Wifi như F99 của FPT Mobile….

Theo nhận định của các chuyên gia, đến năm 2011, phân khúc điện thoại giá rẻ sẽ vẫn chiếm ưu thế trên thị trường, nhưng sẽ có một sự sụt giảm nhất định về doanh thu, bởi giá sẽ tiếp tục giảm khiến cho giá trị mang lại không cao.

Điện thoại thông minh - nhiều điểm nhấn

Sẽ là không quá khi khẳng định năm 2010 là năm của smartphone, bởi trong năm này dòng điện thoại thông minh đã tạo ra rất nhiều điểm nhấn, từ sản phẩm đến doanh thu chiếm được trên thị trường.

Tính đến tháng 12/2010, theo các số liệu nghiên cứu thị trường từ GfK và một vài số liệu của các nhà bán lẻ trong nước, số lượng điện thoại thông minh được bán ra tại Việt Nam dù chiếm khoảng 13-15% thị phần, nhưng doanh thu đem lại từ nó lên tới 30% thị phần. Nguyên nhân doanh thu tăng cao như trên bên cạnh thương hiệu sản phẩm còn do các giá trị bên trong về phần mềm mà nó mang lại.

Nói về dòng điện thoại thông minh trong năm 2010, điểm nhấn đầu tiên không thể không nhắc đến là sự xuất hiện của iPhone ở Việt Nam thông qua nhà phân phối VinaPhone và Viettel, khiến cho thị trường trở nên vô cùng sôi động. Có thể khẳng định ở phân khúc điện thoại thông minh tại Việt Nam thì iPhone vẫn không có đối thủ, mặc dù giá sản phẩm này cao hơn so với các hãng khác. Đã có khoảng hơn 20.000 iPhone 3GS được nhập về Việt Nam và bán gần như hết sạch, trong khi đó iPhone4, đến thời điểm hiện tại đã bán ra khoảng vài ngàn chiếc. Theo 2 nhà mạng cho biết nhu cầu của người mua đăng ký đã vượt quá 10.000 người.

Sự vươn lên mạnh mẽ của smartphone trong năm qua ở Việt Nam còn có sự góp phần không nhỏ của hệ điều hành Android của Google. Với hệ điều hành cùng hàng trăm ngàn ứng dụng được cung cấp miễn phí, Android đã tạo ra cảm hứng cho hàng loạt nhà sản xuất tung ra các sản phẩm vào thị trường Việt Nam. Ở mảng điện thoại sử dụng hệ điều hành Android, HTC được xem là độc chiếm về số lượng các dòng sản phẩm đưa vào thị trường. Ngoài ra các hãng khác như Samsung, LG, Motorola, trong năm qua cũng liên tục tung ra các dòng sản phẩm sử dụng hệ điều hành này ra thị trường phục vụ nhu cầu người tiêu dùng.

Một yếu tố quyết định sự thành công của Smartphone là sự xuất hiện của mạng 3G và giá. Giá smartphone đã rẻ hơn trước rất nhiều. Trước đây người dùng phải bỏ hơn 5 triệu đồng mới có thể sử dụng cho mình một chiếc điện thoại thông minh thì giờ đây con số đó chỉ dao động từ 3 – 3,5 triệu đồng. Chính vì thế, người dùng dễ sắm cho mình một chiếc smartphone hơn và từ đó các nhà khai thác dịch vụ bắt đầu thể hiện được mình trên nền mạng 3G. Hàng loạt dịch vụ cả thu phí lẫn miễn phí được cung cấp cho smartphone, tạo ra sự thu hút cho người dùng ngày càng nhiều ở những chiếc điện thoại này.

ImageView.aspx


Năm 2010, dòng điện thoại giá rẻ vẫn chiếm ưu thế.

Năm 2011: Sự thành công của smartphone


Ông Nguyễn Hồng Châu, Trưởng đại diện HTC tại Việt Nam cho biết, năm 2011, smartphone vẫn sẽ là dòng điện thoại đem lại sự thành công nhất. Với hệ điều hành Android, sang năm sẽ có rất nhiều hãng điện thoại khác nhảy vào phân khúc này, cả các nhà làm điện thoại thương hiệu Việt và nhãn hiệu Trung Quốc. Như vậy, giá Smartphone chắc chắn sẽ giảm xuống tầm khoảng 2 triệu đồng. Bên cạnh đó, sự trở lại của người khổng lồ Microsoft qua hệ điều hành Windows Phone 7 cũng sẽ tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt ở các phân khúc điện thoại này của các hãng.

Ông Đinh Anh Huân, Giám đốc kinh doanh Công ty cổ phần Thế Giới Di Động cũng cho rằng, năm 2010 điện thoại thông minh tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đặc biệt với hệ điều hành Android, các dòng điện thoại thương hiệu Việt và nhãn hiệu Trung Quốc sẽ còn tăng trưởng mạnh. Thị trường sẽ xuất hiện những chiếc smartphone chạy hệ điều hành Android có giá khoảng 70USD – 120USD.

Đồng hành với sự phát triển của smartphone với nền tảng mạng 3G, năm 2011 hứa hẹn các ứng dụng cho điện thoại di động cũng sẽ phát triển mạnh đem lại giá trị gia tăng cao cho doanh nghiệp. Việc hợp tác cung cấp các tiện ích di động của Google giữa Viễn Thông A với Công ty MSP4U và QTSC Online được xem là bước khởi đầu của sự phát triển đó.

Người dùng vẫn quyết tâm chờ iPhone 4 chính hãng do hàng xách tay hiện nay quá cao (chênh lệch đến 4 triệu đồng), hơn nữa nó vẫn đang là chiếc điện thoại thông minh “hot” nhất hiện nay.

Theo ICTNews
 
Muôn vẻ điện thoại iPhone 4 rởm ở Việt Nam

Lướt qua các diễn đàn mua bán trực tuyến, người sử dụng dễ dàng bắt gặp quảng cáo thiết bị y hệt smartphone của Apple với mức giá chỉ từ trên 1 đến 5 triệu đồng.

Rẻ nhất trên thị trường VN là mẫu "iPhone 4" hỗ trợ 2 sim 2 sóng giá 1,2 triệu đồng. Ngoài thiết kế giống y hệt hàng xịn, sản phẩm này còn có nhiều tính năng giải trí như xem phim, chụp ảnh và nghe nhạc. Nhược điểm của máy là chạy rất chậm gây khó chịu khi sử dụng, màu nhợt nhạt, không có Wi-Fi và pin mau hết.

Trên thị trường còn xuất hiện nhiều máy khác cao cấp hơn, bổ sung thêm kết nối Wi-Fi, Bluetooth, màn hình cảm ứng điện dung và có giá từ 3 triệu đồng trở lên.

iPhone_17.jpg


Một mẫu iPhone 4 rởm trên thị trường.
Anh Hải, chủ một cửa hàng chuyên buôn các thiết bị điện tử nhập từ Trung Quốc cho biết, phải có đến 10 loại iPhone 4 nhái và giả khác nhau từ phổ thông đến cao cấp. Những sản phẩm này bán khá chạy vì nó đánh đúng vào nhu cầu điện thoại giải trí giá rẻ của người dân. Không bằng hàng xịn nhưng các thiết bị nhái vẫn phục vụ tốt các nhu cầu đơn thuần như xem phim, chụp ảnh và nghe nhạc. "iPhone 3GS và iPhone 4 đều có giá ít nhất trên 10 triệu đồng, vượt xa mức thu nhập của người dân nên những ai yêu thích công nghệ nói chung và iPhone nói riêng thường tìm đến các sản phẩm nhái hoặc giả", anh này nói thêm.

Theo nhiều người am hiểu công nghệ, điện thoại iPhone 4 giả có thiết kế giống hệt sản phẩm thật, khó có thể phân biệt được khi ở xa. Chỉ khi nhìn vào màn hình và dùng thử mới biết được vì hàng rởm thường có màu sắc nhợt nhạt và tốc độ xử lý chậm.

iPhone.jpg


Khó có thể phân biệt được iPhone 4 giả nếu nhìn từ xa.
Phóng viên VnExpress.net đã thử nghiệm một mẫu điện thoại iPhone 4 giả trên thị trường. Sản phẩm này được cho là khá cao cấp khi sử dụng màn hình cảm ứng nhiệt, hỗ trợ kết nối Wi-Fi. Máy có giao diện nghe nhạc, xem ảnh giống hệt với hàng thật, tuy nhiên tốc độ rất chậm, phải đợi đến 3 phút mới có thể kết nối được một website ở Việt Nam.

iPhone_20.jpg


iPhone 4 giả (bên trái) trông không khác gì hàng thật.

iPhone_19.jpg


Sản phẩm giả (nằm dưới) có kích cỡ dài và dày hơn 1 chút đồng thời sử dụng khe cắm sim bình thường (iPhone 4 sử dụng microSim).

iPhone_21.jpg


iPhone 4 giả (nằm dưới) có phím tắt tiếng kiểu gạt sang ngang còn hàng xịn là lên xuống (theo chiều trong bức ảnh).

iPhone_22.jpg


iPhone 4 giả dùng giắc cắm tai nghe 2,5 mm còn hàng thật là 3,5 mm.
Theo VnExpress
 
Bảng so sánh thú vị về 10 điện thoại chạy Windows Phone

Một bức ảnh của trang Elektricforest cho thấy chi tiết về kiểu dáng và cấu hình toàn bộ smartphone sử dụng hệ điều hành mới của Microsoft.

So-sanh-1.jpg

Biểu đồ này cho thấy, trong cả 10 mẫu máy thì Samsung Focus là điện thoại mỏng và nhẹ nhất. Tuy nhiên, cũng vì vậy mà thời lượng pin của nó đứng gần cuối bảng, chỉ hơn HTC Surround.

Còn HTC Surround do tích hợp bộ loa khủng nên khả năng sử dụng là pin kém nhất. Ngoài ra những thông số khác như độ dày, cao, RAM, ROM của máy đều đạt ở mức trung bình so với các đối thủ khác.

Một điểm nữa khá thú vị trong bức ảnh này là smartphone LG Optimus 7 có thiết kế cao nhất nhưng chỉ sử dụng màn hình 4 inch, kém cả HTC HD7 là 4,3 inch. Ngoài ra, máy Windows Phone 7 duy nhất chụp ảnh 8 megapixel là HTC Mozart.

Theo VnExpress
 
Philips X503 pin lâu

Điện thoại Philips X503 có thời lượng sử dụng pin lâu, thích hợp với những chuyến công tác dài ngày với thời gian chờ lên tới 600 tiếng và đàm thoại lên tới 8 tiếng đồng hồ.

X503.jpg

Philips X503 có bề ngoài khá đẹp với bộ vỏ đen bóng lịch lãm. Các chi tiết như bàn phím, nắp pin và các đường cong cấu thành thiết kế tổng thể của máy cũng được trau chuốt cẩn thận, vừa tầm tay.

Về tính năng trang bị, máy có màn hình 2,4 inch với 262.000 màu. Tuy có độ phân giải không cao nhưng chi tiết giảm thiểu này khá quan trọng trong việc đảm bảo thời lượng dùng pin dài của máy. Bên cạnh đó, khi giải quyết xong các công việc cần thiết, bạn còn có thể giải trí với những nhu cầu cơ bản như nghe nhạc, xem lại hình ảnh người thân hoặc chụp ảnh.

Để hỗ trợ người dùng tốt hơn, Phillips cũng trang bị cho X503 khe thẻ nhớ chuẩn microSD giúp người sử dụng có thể nâng cấp bộ sưu tập nhạc số, hình ảnh cũng như quay video clip trên máy. Với dòng điện thoại này, bạn còn có thể nghe nhạc liên tục trong vòng 14 giờ.

Không thuộc hàng smartphone, không mạnh mẽ đến mức có thể hỗ trợ người dùng mọi nhu cầu, song Philips X503 vẫn có thế mạnh riêng, để lại dấu ấn cho người sử dụng.

Sản phẩm được Thành Công Mobile phân phối độc quyền và bảo hành theo tiêu chuẩn 12 tháng trên toàn quốc. Tặng kèm 1 balo cao cấp (số lượng có hạn).

Liên hệ: 382B-B1 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.8, Q.3, TP HCM
ĐT : 08. 3 52658 37/38/39 - Fax : 08. 35265848
Hotline: 090 99999 73 – 090 99999 24
Website: http://www.thanhcongmobile.com/

Theo Ngoisao
 
Sẽ bùng nổ điện thoại thương hiệu Việt với giá rẻ

Thị trường điện thoại trong năm 2010 đã chứng kiến sự vùng lên của dòng sản phẩm điện thoại thương hiệu Việt như Q-Mobile, F-Mobile khiến các “ông lớn” như Nokia, Samsung có phần dè nể.

re.jpg


Điện thoại thương hiệu Việt giá rẻ sẽ làm nên cuộc lật đổ ngoạn mục cho thị trường điện thoại Việt Nam. (Ảnh: VinaPhone)
Theo các chuyên gia, cuộc cạnh tranh này sẽ còn khốc liệt hơn nữa, nhất là ở phân khúc thị trường điện thoại giá rẻ. Và, điện thoại thương hiệu Việt hoàn toàn có thể lên ngôi.

Từng bước khẳng định

Mới đây, tại buổi công bố 10 sự kiện công nghệ thông tin do Câu lạc bộ nhà báo ICT bình chọn, nhiều chuyên gia và nhà báo uy tín theo dõi lĩnh vực công nghệ cho rằng, năm 2011 sẽ chứng kiến việc phát triển điện thoại di động thương hiệu Việt phân khúc giá rẻ. Điều này lại được củng cố khi ngày 5/1/2011, Tập đoàn HiPT đã chính thức “đánh trống ghi tên” vào thị trường điện thoại Việt Nam khi tung ra một lúc 4 sản phẩm điện thoại thương hiệu Việt.

Cũng tại buổi ra mắt này, ông Nguyễn Trọng Hiệp, Giám đốc Marketing của HiPT-Mobile công bố con số thống kê của tập đoàn nghiên cứu thị trường GFK cho thấy, có đến trên 80% số điện thoại được mua tại Việt Nam nằm ở phân khúc dưới 2 triệu đồng. Đây cũng là một trong những lý do mà HiPT đã quyết định phát triển dòng sản phẩm điện thoại giá rẻ này.

Trong năm 2010, người mê công nghệ Việt Nam cũng đã chứng kiến sự “đổ bộ” của điện thoại thương hiệu Việt, tập trung chính vào phân khúc giá rẻ. Nếu như ở thời điểm một vài năm trước, nhắc đến điện thoại di động người ta thường nhớ tới Nokia, Motorola, Sam Sung hay Sony Ericsson... thì bây giờ, cái tên Q-Mobile, F-Mobile đã được người tiêu dùng chú ý.

Ở dòng điện thoại thông minh F-99, FPT đã “bứt phá” khi cài đặt sẵn các ứng dụng của FPT thiết kế (chat, đọc báo, lướt web, game, nhạc chuông), có Wi-Fi, hỗ trợ online 2 sim, bàn phím Qwerty... Đặc biệt, giá thành của sản phẩm này chưa đến 2 triệu đồng.

Phía Công ty An Bình (ABTel), đơn vị sở hữu thương hiệu Q-Mobile cũng đã trình làng dòng điện thoại kết nối Wifi giá rẻ. Tiêu biểu trong đó có lẽ phải kể đến Q-mobile M55, M56 với giá khoảng 1,7 triệu đồng. Mới đây, đơn vị này cũng đã trình làng Q-Mobile QUY có kết nối Wifi, 3G với giá trên 2 triệu đồng.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Quang Minh, Giám đốc ABTel cho hay, hiện Q-Mobile đã chiếm lĩnh 20% thị trường Việt Nam. Năm 2011, ABTel sẽ tiếp tục khẳng định chỗ đứng vững chắc số 1 của mình trên thị trường nội địa. Ngoài ra, ABTel cũng đã khảo sát một số quốc gia và sẽ từng bước “xâm lấn” thị trường nước ngoài.

Không “sợ” hàng ngoại

Cũng tại lễ công bố 10 sự kiện công nghệ của Câu lạc bộ nhà báo ICT, ông Nguyễn Thành Nam, Tổng giám đốc FPT cho hay tiêu biểu cho dòng điện thoại smartphone là iPhone, nhưng ở Việt Nam mới chỉ có khoảng 15.000 máy, trong khi có đến trên 80 triệu dân. Lý do là nó còn quá đắt so với người Việt.

“Chúng tôi đặt mục tiêu làm sao để ông xe ôm đầu ngõ cũng có thể sử dụng được điện thoại FPT”, ông Nam nhấn mạnh.

Tổng giám đốc của FPT cũng phân tích, iPhone “thắng” được là nhờ ứng dụng trên Apple Store, còn Nokia thì có Ovi Store song rất... thường. Đây là một lỗ hổng mà FPT đã thấy và có thể làm được.

“Chúng tôi rất ngưỡng mộ Q-Mobile, doanh nghiệp nhỏ mà làm rất tốt. Tại sao các doanh nghiệp lớn lại chậm hơn các doanh nghiệp nhỏ, là bởi vì họ dám làm, quyết nhanh nên dù Q-Mobile chưa thắng được Nokia nhưng cũng đã làm cho Nokia, Samsung phải sợ,” ông Nam nói.

Ông Đỗ Giang Vinh, Giám đốc HiPT-Mobile thì cho rằng, năm 2011 thị trường sẽ cạnh tranh rất khốc liệt. Trước đây, điện thoại thương hiệu Việt không có nhiều tên tuổi, nhưng 2 năm gần đây phát triển rất mạnh.

“Sự cạnh tranh bây giờ không còn chỉ giữa các điện thoại Việt với nhau mà còn cạnh tranh với các hãng có tên tuổi trên thế giới như Nokia, Samsung... Dần dần, sẽ không còn ranh giới giữa điện thoại thương hiệu Việt và điện thoại thương hiệu của các nước nữa. Điện thoại thương hiệu Việt sẽ dần chiếm thị trường lớn, vươn lên những vị trí cao,” ông Vinh nhận định.

Cũng theo ông Vinh, năm 2011, dòng điện thoại smartphone 3G sẽ phát triển mạnh, chiếm 20-30% tổng thị phần. Phía HiPT cũng sẽ cho ra đời dòng điện thoại 3G giá rẻ vào quý I để khẳng định vị trí của mình. HiPT sẽ kết nối với nhà cung cấp dịch vụ nội dung, cài đặt ngay trên điện thoại để khách hàng có thể sử dụng luôn chứ không cần cài đặt như một số dòng điện thoại phổ biến hiện nay.

Đồng tình, ông Nguyễn Quang Minh cho biết phân khúc thị trường smartphone cũng là cái đích trong năm 2011 của ABTel. Ông Minh cũng nhận định, câu chuyện các thương hiệu điện thoại quốc tế sẽ bị mất từ 20-40% thị phần ở thị trường Việt Nam vào tay điện thoại thương hiệu Việt hoàn toàn có thể xảy ra./.

Theo Phapluat
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Back
Top