• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Thông tin mobile ngày 05-05-2010

Status
Không mở trả lời sau này.

HotelHoangMinh

New Member
'Dế' CorbyChat kết nối Wi-Fi

Điện thoại CorbyChat của Samsung vừa được hỗ trợ khả năng kết nối Wi-Fi nhằm giúp các bạn trẻ yêu cuộc sống cộng đồng có thể thao tác nhanh nhất để cập nhật những hình ảnh, video clip độc đáo cho bạn bè.

Điện thoại CorbyChat của Samsung vốn là “bảo bối” của các ThumbX trong cuộc thi vô địch nhắn tin nhanh “Samsung - Ngón tay thần tốc”. Hiện, với khả năng kết nối Wi-Fi của CorbyChat B3410W, chỉ cần vài thao tác đơn giản trên bàn phím Qwerty tiện lợi, bạn có thể cập nhật những hình ảnh của mình nhanh nhất đến các mạng xã hội quen thuộc. Khả năng kết nối mọi lúc, mọi nơi này sẽ giúp bạn đến gần và nhanh hơn với bạn bè.

anh-minh-hoa-2.jpg

CorbyChat WiFi B3410W vừa nhắn tin nhanh vừa truy cập mạng xã hội nhanh.​

Bạn sẽ có cơ hội sở hữu một trong 100 chiếc Corby Chat Wi-Fi với giá hấp dẫn qua 4 phiên đấu giá ngược vào lúc 21h các ngày 6/5, 9/5, 12/5 và 15/5. Để tham gia đấu giá, các bạn hãy tích lũy số lượt đặt giá qua các trò chơi trên website: http://www.corbygiatrongmo.com.

anh-minh-hoa-3.jpg

Những bạn trẻ đặt giá thấp nhất và duy nhất sẽ được sở hữu chiếc điện thoại có chức năng độc đáo này. Phiên đấu giá đầu tiên sẽ diễn ra vào lúc 21h ngày 6/5.

Theo Ngoi sao
 
"Không có chuyện đưa iPhone vào diện hạn chế nhập khẩu"

Mới đây, Thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Thành Hưng đã ký văn bản gửi các doanh nghiệp viễn thông cân nhắc lại việc nhập khẩu các thiết bị đầu cuối 3G để tránh nhập ồ ạt, gây lãng phí.

ImageView.aspx


“Các doanh nghiệp viễn thông nhập thiết bị cần thiết cho hạ tầng mạng lưới 3G không liên quan đến việc làm tăng nhập siêu” - Ảnh: M.Chung (VNEconomy)
Việc ra văn bản này cùng với những thông tin, ý kiến trước đó về việc các doanh nghiệp viễn thông đang bỏ hàng tỉ USD ra nhập các thiết bị 3G làm ảnh hưởng đến vấn đề nhập siêu của đất nước, khiến nhiều người cho rằng nguyên nhân khiến bộ hạn chế nhập các thiết bị 3G là để hạn chế nhập siêu.

Tuy nhiên, trao đổi với VnEconomy, ông Hưng nói:

- Bộ ban hành văn bản đó là để nhắc nhở các doanh nghiệp nhà nước tránh nhập các thiết bị ồ ạt, gây lãng phí. Tôi có thể khẳng định việc các doanh nghiệp viễn thông nhập thiết bị cần thiết cho hạ tầng mạng lưới 3G không liên quan gì đến việc làm tăng nhập siêu.

* Nhưng trong văn bản của bộ có nhắc tới việc để kiềm chế nhập siêu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các doanh nghiệp viễn thông phải xem xét, cân nhắc lại các kế hoạch nhập khẩu thiết bị 3G của mình?

- Thực tế, trong quá trình xây dựng và phát triển hệ thống 3G, các doanh nghiệp cần phải tối ưu hóa mạng lưới trên cơ sở sử dụng triệt để tài nguyên có sẵn như mạng 2G, 2,5G… để làm sao những hạ tầng mạng 2G, 2,5G nào mình tận dụng được thì phải tận dụng.

Việc nhập hạ tầng mạng cũng phải tiết kiệm. Như thế sẽ làm giảm thiểu chi phí nhập khẩu thiết bị mới, giảm giá thành đầu tư, qua đó tăng hiệu quả đầu tư.

Nhưng nếu như doanh nghiệp không tận dụng mạng lưới có khả năng tận dụng được, mà lại đi nhập thì đó là lãng phí, mà làm lãng phí thì cũng có nghĩa làm tăng nhập siêu. Việc nhập các thiết bị cần thiết cho xây dựng hạ 3G, tôi khẳng định không có gì tác động đến vấn đề nhập siêu cả.

* Vậy có thể hiểu các doanh nghiệp viễn thông đang tận dụng chưa tốt, chưa triệt để hạ tầng mạng lưới sẵn có của mình?

- Cái này tôi không chắc chắn vì khó có thể nói được, nhưng hiện tượng thì có thể có. Mình nhắc không phải là thừa. Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước là cùng với Chính phủ hạn chế nhập siêu, nên vấn đề nào mình có thể làm được thì mình làm.

* Còn với điện thoại iPhone, mà trong văn bản của bộ có nhắc đến, nhiều người nghĩ và hiểu đây là mặt hàng cần đưa vào diện hạn chế nhập khẩu. Ý kiến của ông về vấn đề này thế nào?

- Tôi không nghĩ rằng ai đó lại có thể đưa điện thoại, trong đó có iPhone, vào diện hạn chế nhập khẩu. Điện thoại nói chung là mặt hàng thiết yếu, cần thiết với xã hội ở mọi lĩnh vực và nó là cơ sở để phát triển một xã hội thông tin.

Với chiếc điện thoại iPhone, tôi được biết các doanh nghiệp viễn thông nhập về cũng rất hạn chế vì có bán được nhiều đâu. Còn vấn đề iPhone ở đây mình nên hiểu sòng phẳng thế này: chuyện có cần nhập hay không là do doanh nghiệp họ tự đánh giá nhu cầu khách hàng. Nhà nước không thể làm thay cho các doanh nghiệp được.

Vì thế không có chuyện bộ lại đưa ra quy định tréo ngoe là đưa điện thoại di động một cách máy móc vào diện hạn chế nhập khẩu. Làm gì có chuyện đấy. Ở đây bộ chỉ nhắc nhở các doanh nghiệp không nên quảng cáo quá mức so với nhu cầu thị trường, để tránh tạo thị hiếu mua các thiết bị đắt tiền không cần thiết.

* Thực tế về mặt chủ quan mà nói, nhiều người vẫn hiểu do các doanh nghiệp viễn thông đang bỏ ra hàng tỉ USD để nhập các thiết bị 3G. Ít nhiều nó cũng tác động đến nhập siêu?

- Về việc nhập thiết bị cho hạ tầng mạng 3G có tác động đến nhập siêu hay không thì tôi đã nói rồi. Còn chuyện các doanh nghiệp bỏ ra hàng tỉ USD thì tôi cũng có thể khẳng định đến thời điểm này chưa bao giờ đạt được con số tỉ USD cả. Cái này các cơ quan thống kê cũng nắm được. Doanh nghiệp còn phải nhập nhiều thì mới đạt được.

* Như vậy, hiện tại và trong thời gian tới các doanh nghiệp vẫn cần tiếp tục đẩy mạnh nhập thiết bị 3G?

- Đúng. Chính phủ đã cho phép các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ 3G thì họ phải nhập hạ tầng mạng về thì mới cung cấp được dịch vụ chứ. Mà tính chất của viễn thông, nếu hạ tầng mạng lưới không phủ sóng toàn quốc thì sẽ khó có thể cung cấp dịch vụ hiệu quả và hoàn hảo được.

Hiện tại, các doanh nghiệp chưa nhập đủ các thiết bị về để hoàn thiện đồng bộ, đầy đủ hạ tầng mạng lưới để cung cấp được dịch vụ chất lượng tốt nhất. Tôi cho rằng thời gian tới họ còn phải tiếp tục và tăng cường phải nhập các thiết bị 3G.

Theo Tuoitre
 
Những điện thoại được mong đợi nhất

N8 như là “vũ khí” giúp Nokia tìm lại chính mình trên thị trường smartphone; Pearl 3G tăng thêm màu sắc cho thị trường smartphone cá nhân; và các điện thoại Android cũng là những sản phẩm được người dùng chờ đợi để được trải nghiệm.

BlackBerry Pearl 3G

Pear-3G-2.jpg

Không giống như phiên bản Bold dành cho giới doanh nhân, Pearl ngày càng thời trang hơn với nhiều màu sắc để lựa chọn. BlackBerry Pearl 3G mới có 2 phiên bản, một sử dụng bàn phím QWERTY và 1 dùng bàn phím thường.

Điện thoại có trackpad quang để điều khiển menu và có các phím media chuyên biệt. Bộ đôi này còn được trang bị camera 3,2 megapixel với đèn flash tích hợp. Máy hỗ trợ thẻ nhớ nâng cấp lên đến dung lượng 32 GB.

Pearl 3G là điện thoại BlackBerry đầu tiên hỗ trợ các chuẩn không dây Wi-Fi 802.11 b/g và “n”.

Nokia N8

cd9N8-a.jpg

N8 sở hữu màn hình cảm ứng với camera 12 megapixel, ống kính Carl Zeiss, đèn flash Xenon và bộ nhớ trong 16GB. Smartphone này có thể quay video chất lượng HD.

N8 cho phép người dùng xem Web TV của các kênh truyền hình CNN, E! Entertainment, Paramount và National Geographic.

N8 hỗ trợ các kết nối Wi-Fi b, g, n, Bluetooth 2.1 và hệ thống định vị GPS. Máy có bộ nhớ RAM 256MB, ROM 512MB và sử dụng pin 1200mAh.

N8 cũng là điện thoại đầu tiên của Nokia chạy hệ điều hành Symbian 3. Hãng sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới hy vọng Symbian 3 sẽ thắng thế so với các nền tảng iPhone của Apple và Android của Google nhờ giao diện cảm ứng thân thiện với người dùng hơn.

Sony Ericsson Xperia X10 mini pro

SE-miniPro.jpg

Là phiên bản thu nhỏ của dòng điện thoại Xperia X10 nổi tiếng của Sony Ericsson, Xperia X10 mini pro hướng tới những người dùng yêu thích X10 nhưng “hầu bao” không cho phép và thích sự nhỏ gọn hơn.

Xperia X10 mini pro cũng được trang bị bộ bàn phím QWERTY trượt với màn hình 2,6 inch.

HTC Desire

HTC-Desire.jpg

Desire được đánh giá là điện thoại Android mạnh mẽ nhất hiện nay với bộ vi xử lý Snapdragon 1GHz. Máy sử dụng màn hình cảm ứng AMOLED 3,7 inch giống như điện thoại Nexus One của Google nhưng Desire hỗ trợ cảm ứng đa điểm.

Camera 5 megapixel tích hợp có khả năng quay video độ phân giải 720 x 480 pixel, hỗ trợ kết nối HSPA, Wi-Fi, Bluetooth và hệ thống định vị A-GPS.

Acer Liquid E

00fAcer-E.jpg

Acer đang rậm rịch trình làng một loạt điện thoại Android mới, trong đó nổi bật nhất là phiên bản Liquid E, nâng cấp từ dòng Liquid. Liquid E được nâng cấp lên hệ điều hành Android 2.1, sử dụng bộ vi xử lý Snapdragon 768MHz. Smartphone này có màn hình cảm ứng WVGA 3,5 inch, camera 5 megapixel (có chức năng autofocus), hệ thống định vị GPS, hỗ trợ kết nối WiFi, kết nối không dây HSDPA.

Samsung Galaxy S

SS-GalaxyS.jpg

Chiếc điện thoại Android của Samsung là tâm điểm chú ý tại triển lãm CTIA 2010 hồi đầu năm nay. Galaxy S sử dụng công nghệ màn hình tiên tiến Super AMOLED rộng 4 inch, được trang bị bộ vi xử lý 1GHz, và cho phép người dùng xem video HD qua các kết nối không dây.

Theo Dân trí
 
Microsoft Kin sẽ được bán vào ngày 13-5?

Kin-verizon.jpg

Chiếc điện thoại Kin của Microsoft sẽ xuất hiện tại nhà mạng Verizon vào tháng 5 và Vodafone vào mùa thu năm nay.

Một thông tin mà slashphone lượm lặt, từ một screenshot được cho là ảnh chụp màn hình của email nội bộ Verizon, cho thấy nhà mạng này sẽ cho phép đặt trước Kin vào ngày 6-5. Tất cả các kênh phân phối sẽ bắt đầu bán Kin từ ngày 13-5 tới. Không thể xác nhận tính chính xác tuyệt đối của thông tin này nhưng căn bản thì lịch ra mắt Kin có thể sẽ đúng tiến độ.

Theo Voz
 
BlackBerry OS 6 qua ảnh

Giao diện đẹp, hỗ trợ sử dụng bằng ngón tay trên màn hình cảm ứng đa điểm là các nâng cấp mới của hệ điều hành BlackBerry 6.

Tuần trước, tại sự kiện WES (diễn ra từ 27 đến 29/4 tại Mỹ), RIM đã công bố những hình ảnh ban đầu về hệ điều hành mới bằng đoạn video ấn tượng. Tuy không có thêm chi tiết nào, nhưng với giao diện và cách điều khiển mới, dễ nhận thấy BlackBerry OS 6 không chỉ là chiếc di động cho phép quản lý e-mail, nhập liệu tốt, mà đây còn là thiết bị hướng tới các tính năng giải trí đa phương tiện, xu hướng chung của smartphone hiện nay.

Dưới đây là những cái nhìn đầu tiên về BlackBerry OS 6 thông qua các hình ảnh chụp lại đoạn video mà RIM công bố.

blackberry-6-2.jpg


Dễ nhận thấy, phiên bản 6 có nhiều nét kế thừa về giao diện so với OS 5, nhưng RIM đã làm mới bằng các giao diện đồ họa, một số biểu tượng được vẽ lại.

blackberry-6-3.jpg


Màn hình Home được thiết kế lại, theo đó mọi điều khiển thông qua các nút tắt, cho phép vào nhanh tất cả các ứng dụng, chương trình yêu thích, Media hay Download.


blackberry-6-4.jpg


Tìm kiếm Universal sẽ được mở rộng, giống như iPhone 4.0, không chỉ các nội dung trên di động, mà người dùng có thể mở tùy chọn sang web.

blackberry-6-5.jpg


RIM mới đây đã mua lại hãng trình duyệt Torch Mobile, công nghệ hãng này nhanh chóng được đưa vào BlackBerry 6 với trình duyệt trên nền WebKit, cho phép vào manh nhanh, mạnh mẽ và kinh nghiệm hơn.

blackberry-6-6.jpg


Đóng mở các tab trực quan.

blackberry-6-7.jpg


Các ký tự trên menu trực quan, tương phản giữa màu đen nền và trắng của ký tự.


blackberry-6-8.jpg


Một Menu ngữ cảnh cho thấy, các biểu tượng sẽ hiện lên phù hợp với công việc, chức năng đang chạy.

blackberry-6-9.jpg


Feeds, cập nhật các liên lạc từ Facebook, Twitter, RSS Google...


blackberry-6-10.jpg


Chọn các kênh liên lạc để theo dõi.

blackberry-6-11.jpg


Cập nhật Twitter.

blackberry-6-12.jpg


Giao diện chơi nhạc cuốn hút không kém gì iPhone.


blackberry-6-13.jpg


Tìm kiếm nội dung giải trí qua YouTube, trên máy hay web.

blackberry-6-14.jpg


Gallery thân thiện, máy hỗ trợ cảm ứng đa điểm.

blackberry-6-15.jpg


Tổng hợp tất cả liên lạc trong một hình ảnh.​

Theo Sohoa
 
HTC myTouch 3G Slide cho T-Mobile

HTC giới thiệu phiên bản myTouch 3G Slide dành cho nhà mạng T-Mobile tại Mỹ với thiết kế trượt, chạy Android 2.1.

m1.jpg


myTouch 3G Slide có bàn phím QWERTY trượt đầy đủ.

myTouch là series di động chạy Android của HTC, nối tiếp myTouch 3G (phiên bản HTC Magic), model này có bàn phím QWERTY trượt. Mặt trước là màn hình cảm ứng 3,4 inch, độ phân giải HVGA với giao diện có nhiều điểm khác so với smartphone của HTC.

Thay đổi đầu tiên là thư viện Faves, hiển thị 20 danh bạ yêu thích, người dùng có thể tùy chọn để cập nhật thường xuyên cuộc gọi, văn bản, email, các thông tin từ mạng xã hội. Tính năng myModels cho phép tạo các chế độ cho 5 màn hình Home, ứng dụng này khá giống với Sense. Ngoài ra, myTouch 3G Slide còn có phím bấm Genius đi kèm, cho phép sử dụng điều khiển giọng nói.

T-Mobile myTouch 3G Slide có camera 5 Megapixel, chạy trên 4 băng tần GSM/EDGE, kết nối 3G với HSPA, Wi-Fi, máy bán ra có thẻ nhớ 8GB đi kèm. Model này đầu tiên xuất hiện trên nhà mạng T-Mobile ở Mỹ với các màu đen, trắng, đỏ vào tháng sáu tới.

Hình ảnh HTC myTouch 3G Slide

m4.jpg


m3.jpg


m1.jpg


m2.jpg

Theo Sohoa
 
Những đánh giá ban đầu về Nokia N8

Symbian^3 trên Nokia N8 không có nhiều đổi mới dù máy mang các trang bị đáng mơ ước như camera 12 Megapixel, mạnh mẽ về giải trí, kết nối.


Tuần trước, Nokia đã công bố N8, siêu phẩm được xem là "đáng chờ đợi nhất" trong số những sản phẩm của hãng. N8 chạy Symbian^3, nền tảng mới nâng cấp từ S60 phiên bản thứ 5 với nhiều tính năng như cảm ứng đa điểm, giao diện thay đổi. N8 sẽ được bán vào quý III tới đây với mức giá khoảng 500 USD.

Symbian^3

sym.jpg

Symbian^3 là một trong những điểm mới của N8.

Symbian 3 (tên thương mại là Symbian^3) được Nokia đánh tiếng khá lâu. Kế hoạch của hãng trước đây là ra mắt vào quý II, tuy nhiên, hệ điều hành này đã bị chậm lại. Symbian^3 được xem là sự dọn đường cho Symbian^4 được hứa hẹn là có nhiều thay đổi mới hơn sẽ ra mắt cuối năm nay.

Những cải tiến, nâng cấp của Symbian^3 được đánh dấu ở 3 điểm: Giao diện, giải trí đa phương tiện và hiệu năng.

Nokia 5800 XpressMusic, N97, N97 Mini đang bán trên thị trường, tuy nhiên dễ nhận thấy công nghệ cảm ứng trên các thiết bị này đã lạc hậu. Với cách điều khiển khá cứng nhắc, khả năng kéo trượt hạn chế, dùng lực nhiều, S60 5th edition chưa chinh phục được phần lớn khách hàng. Nhưng với N8, mọi chuyện đã có sự thay đổi, có lẽ, Nokia đã nhận thấy những yếu điểm trên nền tảng cũ. Lần đầu tiên, người dùng có thể sử dụng công nghệ cảm ứng điện dung đa điểm trên di động Nokia, cho phép chạm ngón tay, đi vào các tính năng dễ dàng hơn.

Giống như Android hay Maemo trên N900, Symbian^3 cũng hỗ trợ nhiều màn hình Home hơn, cho phép người dùng đẩy sang trái, phải để chuyển tới 3 panel, hỗ trợ đi vào các widget, ứng dụng chơi nhạc, e-mail, danh bạ, mạng xã hội...

Giải trí đa phương tiện đóng một vai trò lớn trên Symbian^3, máy hỗ trợ cổng HDMI, cho phép kết nối TV với di động xem các nội dung HD mà không cần đầu đọc. Theo Nokia, xem phim thông qua adapter HDMI có thể đạt tới 6 giờ, thiết bị cũng hỗ trợ đồ họa 2D và 3D, điều này cho thấy hiệu năng của N8 đã được cải thiện đáng kể. N8 có RAM 256MB và ROM 512MB.

Tính năng


n8.jpg

Ngoài camera 12 Megapixel, N8 còn mạnh về giải trí.

Bên cạnh Symbian^3, N8 cũng là chiếc di động đầu tiên tích hợp Qt. Với người dùng thông thường, phần mềm này không mang nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên, với các lập trình viên, đây là một môi trường, cho phép viết ứng dụng và sử dụng trên nhiều nền tảng khác nhau mà không phải thay đổi nhiều.

N8 có camera 12 Megapixel, cho phép quay video 720p, 25 khung hình/giây. Máy ảnh của N8 có khẩu độ F2,8, tiêu cự 5,4 mm và đèn flash Xenon. Đây là chiếc di động đầu tiên của nhà sản xuất Phần Lan có máy ảnh 12 "chấm", tuy nhiên sự đặc biệt là máy có cảm biến lớn, được đánh giá là lớn nhất trong số các di động đương đại, cho phép người dùng chụp ảnh ở môi trường ánh sáng yếu tốt hơn.

Nokia N8 có màn hình cảm ứng điện dung 3,5 inch, độ phân giải 640 x 360 pixel, hỗ trợ điều khiển cử động. Máy chạy trên 4 băng tần GSM, kết nối 3G/HSDPA, Wi-Fi chạy trên 3 chuẩn b/g/n, Bluetooth stereo, A-GPS. Model này cho phép cài đặt các ứng dụng bản đồ như Nokia Ovi Maps miễn phí.

N8 có bộ nhớ trong 16GB, trong khi khe cắm thẻ nhớ cho phép mở rộng thêm được tới 32GB nữa. Đáng chú ý, đây là model cho phép truy xuất dữ liệu trực tiếp khi kết nối với USB.

Những trang bị đi kèm hay các tính năng hứa hẹn làm cho nhiều người mong chờ. N8 với thay đổi hệ điều hành, nhưng đây lại chính là điểm yếu nhất của thiết bị. Dễ dàng nhận thấy, Symbian^3 chưa phải là một "cuộc cách mạng" về giao diện so với S60, đây chỉ là nền tảng tạm thời Nokia ra mắt trước khi chuyển lên Symbian^4, tương tự Microsoft đã làm với Windows Mobile 6.5 để ra mắt Windows Phone 7.

Theo Sohoa
 
'Nokia 1200 cảm ứng' gây sốt trên mạng

Với một chút sáng tạo khi che đi bàn phím và dùng ngón tay điều khiển như thật trên màn hình, Nokia 1200 trông như có màn hình cảm ứng.


Đoạn video trên được nhiều diễn đàn công nghệ ở Việt Nam, các mạng xã hội dẫn link từ YouTube và nhận được hàng trăm bình luận. Dù không có màn hình chạm, nhưng với cách phối hợp giữa hai tay ăn ý, che đi bàn phím, trông Nokia 1200 như có màn hình cảm ứng thật.

[video=youtube;-TuXL4Tqncg]http://www.youtube.com/watch?v=-TuXL4Tqncg[/video]​

Theo Sohoa
 
Điện thoại nhái iPhone 4G và Nokia N8 xuất hiện

2 smartphone được cho là "hot" nhất trong năm nay đã lọt vào tầm ngắm của các nhà sản xuất tại Trung Quốc.

N01.jpg


N02.jpg


N03.jpg


N04.jpg


N05.jpg

Nokia mới chính thức cho ra mắt smartphone cao cấp nhất của họ mang tên N8, dự kiến sẽ bán ra thị trường vào quý III năm nay với mức giá khoảng 500 USD. Tuy nhiên, sản phẩm có kiểu dáng giống hệt N8 đã được bày bán tại Trung Quốc với mức giá chỉ 95 USD.

N8 nhái có màn hình 3,2 inch 240 x 400 pixel, FM, máy nghe nhạc MP4, Bluetooth, camera phía trước và hỗ trợ Java. Pin của máy cho thời gian đàm thoại 3-5 giờ và lên đến 12 ngày ở chế độ chờ.

Trong khi Apple chưa công bố chính thức về smartphone thế hệ mới của họ thì 2 phiên bản nhái đã xuất hiện.

I01.jpg


I02.jpg


I03.jpg


I04.jpg


I05.jpg

Thiết bị đầu tiên có tên iPhone 4GS, sử dụng màn hình 3,2 inch, 2 sim 2 sóng, cổng USB mini cùng 2 loa phía dưới. Hiện vẫn chưa rõ giá của sản phẩm.

A01.jpg


A02.jpg


A03.jpg


A04.jpg


A05.jpg

Chiếc thứ hai có thiết kế dày hơn so với tất cả các mẫu iPhone nhái khác với 2 máy ảnh trước và sau, màn hình cảm ứng được hỗ trợ thêm bẳng chiếc bút đi kèm.

Theo VnExpress
 
Samsung 'thắng' nhờ smartphone và di động cảm ứng

Sau quý IV/2009 với doanh số khả quan, Samsung tiếp tục công bố tình hình kinh doanh quý I/2010 với 64,3 triệu máy được bán, tăng 40% so với năm ngoái.


samsung.jpg


Smartphone và di động cảm ứng của Samsung bán tốt. Ảnh: Reuters.

Mặc dù, doanh số trên mang lại cho công ty này 7,66 tỷ USD, tăng 8% so với thời gian này năm ngoái, nhưng lợi nhuận hãng đạt được là 1 tỷ USD, giảm 1% so quý I/2009.

Samsung dự tính, thị phần của họ sẽ đạt khoảng 22%, tốt hơn mức 20% mà họ đạt được trong năm 2009. Thành tích này tiếp tục giúp nhà sản xuất Hàn Quốc xếp thứ hai trên thị trường di động toàn cầu, sau Nokia.

Trong số điện thoại bán ra, có tới 19% là smartphone, tăng so với 16% của năm trước. 27% số máy Samsung tiêu thụ được trong quý là các model có màn hình cảm ứng, tăng mạnh so với con số 12% của quý I/2009.

Việc Samsung đạt doanh số ấn tượng nhờ hãng mở rộng các phân khúc, đặc biệt di động cảm ứng giá rẻ cho người dùng các nước phát triển, bên cạnh việc mở rộng các kênh phân phối.

Năm nay, tổng sản lượng điện thoại bán được trong quý đầu trên toàn cầu đã tăng 10% so với năm 2009.

Theo Sohoa
 
Ảnh và video HD được quay từ Samsung Wave

Chiếc điện thoại sắp được bán tại VN với mức giá dự kiến trên 8 triệu đồng có camera 5 "chấm" và quay video HD 720p.


Mặc dù cảm biến của Wave (S8500) chỉ có 5 megapixel nhưng ảnh chụp từ máy được đánh giá là không hề thua kém nhiều so với các smartphone chuyên chụp ảnh như Sony Ericsson Satio, Samsung Pixon 12...

Về mặt cấu hình, điện thoại được trang bị bộ vi xử lý tốc độ 1 GHz, bộ nhớ trong 2 GB hoặc 8 GB, khe cắm thẻ microSD, Bluetooth 3.0, màn hình Super AMOLED 3,3 inch 800 x 480 pixel và chạy hệ điều hành Bada.

Theo VnExpress
 
Chuyện ngược đời của gói cước iPhone 0 đồng

Với gói cước iPhone 0 đồng, Viettel muốn nhắm tới các khách hàng giàu có, nhưng cách quảng bá lại chủ yếu nhắm vào những người bình dân.

Khi công bố thông tin đầu tiên về iPhone giá 0 đồng, Viettel không nêu rõ điều kiện cụ thể, khiến nhiều người tiêu dùng hiểu lầm. Cho tới khi gói cước 0 đồng được công bố, người ta mới vỡ mộng, bởi phải dùng liên tục 24 tháng với cước tối thiểu 1,2 triệu đồng mỗi tháng và phải đặt cọc trước 11,3 triệu đồng.

Khách hàng trả sau có mức cước trung bình 1,2 triệu đồng một tháng là những khách hàng cực VIP (dùng trả sau 250.000 đồng một tháng đã được xếp vào gói VIP của Viettel), nhưng nếu tham gia gói 0 đồng, họ chỉ được phép mua loại 3G 8GB – model kém nhất trong các dòng iPhone Viettel phân phối.

iphone4.5a.jpg


Cú sốc iPhone 0 đồng của Viettel đang có tác dụng ngược với chính nhà mạng này Ảnh: Đ.T

Giám đốc một công ty truyền thông có tiếng tại Hà Nội hóm hỉnh nhận xét: “Viettel nổi tiếng với việc bình dân hóa dịch vụ di động – vốn trước đây là một dịch vụ cao cấp, dành cho người nhiều tiền. Khi quảng bá cho iPhone, mục tiêu họ nhắm tới là các khách hàng giàu có nhưng cách làm thì vẫn quen với kiểu bình dân hóa dịch vụ cao cấp nên mới bị nhầm đối tượng”.

Theo vị chuyên gia này, khi bắt đầu công bố sẽ bán iPhone giá 0 đồng (chưa công bố điều kiện), Viettel là tâm điểm của thị trường khi tạo ra một cú sốc về giá. Tuy nhiên, sau khi công bố các điều kiện đi kèm thì nhà mạng chẳng những không thể thu hút được khách hàng bình dân mà còn khiến khách hàng VIP bực mình.

Ông Phạm Minh Toàn - Chủ tịch Hội đồng quản trị Time Universal Communications bình luận: "iPhone 0 đồng của Viettel có thể là gói cước để truyền thông hơn là để bán".

Chuyên gia về thương hiệu này cho rằng việc Viettel tung ra gói cước 0 đồng cũng có thể do áp lực cạnh tranh về giá cước với VinaPhone sau khi đối thủ này đã công bố bán iPhone với giá 4 triệu. Ông Toàn hy vọng, sau khi có những phản ứng từ thị trường,Viettel có thể đưa ra các gói cước phù hợp hơn.

Thực tế cho thấy, ngay sau khi VinaPhone công bố giá bán iPhone thấp nhất là 4 triệu đồng thì Viettel công bố sẽ bán iPhone với giá 0 đồng và làm thị trường sôi sùng sục. Thế nhưng, VinaPhone – nhà mạng vốn rất ganh đua về bề nổi trong nhiều cuộc đua di động gần đây, đã không chạy theo Viettel.

Ông Phạm Ngọc Tú, Trưởng phòng Kinh doanh VinaPhone cho biết: "Nếu bán iPhone giá 0 đồng thì chúng tôi phải điều chỉnh mức cước cam kết sử dụng hằng tháng của khách hàng. Tuy nhiên, khi cân nhắc thì chúng tôi thấy điều này không phù hợp nên không thực hiện".

Còn nguồn tin từ MobiFone thì cho biết, việc đẩy nhanh tiến độ phân phối iPhone cũng đồng nghĩa với việc phải chấp nhận các rủi ro nhất định, đặc biệt là việc đưa ra các gói cước bán kèm với iPhone. Đây là một trong số những lý do khiến nhà mạng này vẫn chưa chính thức bán chiếc điện thoại quả táo.

Theo VnExpress
 
Nhà mạng chi 9 triệu USD nhập iPhone

Khoảng 14.500 chiếc điện thoại di động xa xỉ này đã về Việt Nam trong 2 tháng qua, góp phần đẩy nhập siêu của cả nước tiếp tục tăng cao.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 4 tháng đầu năm, tổng số điện thoại di động nguyên chiếc các loại nhập khẩu về VN đạt 5,1 triệu chiếc, trị giá 300 triệu USD. Tuy nhiên, danh mục hàng nhập khẩu chính hãng dòng máy cao cấp iPhone mới xuất hiện trong tháng 3 và 4. Trong đó, 2 doanh nghiệp nhập khẩu chủ yếu là Viettel và VinaPhone.

Cũng theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tổng số máy iPhone nhập về VN tính đến hết ngày 30/4 là 14.500 chiếc, cao hơn số liệu mà nhà mạng công bố là 1.500 chiếc. Trong đó, Viettel nhập nhiều hơn so với VinaPhone. Tổng số tiền mà nhà mạng bỏ cho thượng vụ mua bán này vào khoảng 9 triệu USD.

minh-hoa-Iphon%5B1%5D.jpg


Lô hàng iPhone đầu tiên được nhà mạng nhập về. Ảnh: N.M.

Quan chức Tổng cục Hải quan cho VnExpress.net, nếu tính cả thiết bị 3G nhập khẩu về VN, số tiền mà nhà mạng bỏ ra có thể lên tới tỷ đôla Mỹ. Đây chính là lý do khiến cơ quan này cùng với Bộ Công Thương xếp điện thoại di động vào mặt hàng xa xỉ không khuyến khích nhập khẩu. Giống như ôtô, điện thoại di động sẽ bị "kiểm soát đặc biệt" bằng các công cụ quản lý rủi ro về giá.

Hiện nay, thuế nhập khẩu điện thoại đã được áp ở mức kịch trần (8-10%). Do vậy để giảm nhập siêu, biện pháp mà cơ quan chức năng này áp dụng là ban hành mức giá để tính thuế, đồng thời tăng cường kiểm tra sau thông quan...

Cuối tháng 3, thị trường viễn thông lên cơn sốt trước cuộc đổ bộ của "trái táo khuyết" iPhone 3G chính hãng. Hàng trăm người xếp hàng trước các cửa hàng Viettel và VinaPhone trong ngày đầu mở bán. Nếu như ngày đầu ra quân, 2 đại gia này hồ hởi công bố số iPhone mở bán lên tới 500-600 chiếc một ngày thì hiện tại, cả VinaPhone và Viettel đều đánh "bài lờ" không công bố doanh số bán ra.

Một chuyên gia phân tích nếu theo số liệu của hải quan, giai đoạn đầu, VinaPhone và Viettel nhập tổng cộng 14.500 chiếc. Giả sử một ngày mỗi hãng bán được 200 chiếc thì sau một tháng sẽ có khoảng 6.000 chiếc được tiêu thụ. Như vậy, nhà mạng sẽ không quá bận tâm đến việc điều chỉnh chính sách để kích cầu thị trường. Thế nhưng, cách đây một tuần, VinaPhone là mạng đầu tiên điều chỉnh lại chính sách bằng việc ban hành gói cước hấp dẫn hơn để kích cầu. Viettel cũng đang trong giai đoạn cân nhắc chính sách để sớm công bố ra thị trường. Rõ ràng, iPhone không phải là sản phẩm dễ ăn và là con gà đẻ trứng vàng của nhà mạng.

Việc iPhone chưa thực sự hút khách cũng là lý do khiến MobiFone giành được hợp đồng phân phối sản phẩm này đã lâu nhưng vẫn loay hoay với kế hoạch đưa hàng ra thị trường. Lãnh đạo cấp cao của MobiFone nói với VnExpress.net: "Với số lượng iPhone tiêu thụ 200 chiếc mỗi ngày thậm chí là 500 chiếc chưa thể coi là thị trường thực thụ. Chúng tôi không thể bán mà biết chắc sẽ lỗ được", ông này nói.

Vị lãnh đạo này cho rằng MobiFone sẽ gia nhập thị trường nhưng để tăng tính cạnh tranh, hãng phải tính đến khả năng hạ giá trực tiếp vào sản phẩm, bên cạnh các gói cước ưu đãi.

Theo VnExpress
 
Số smartphone chạy Android 2.1 ít hơn Android 1.5

606864be045f2d11cf_800px-Android_and_cupcake.jpg

Với các HĐH cho máy tính cũng như điện thoại, ắt hẳn bạn sẽ nghĩ phiên bản ra sau bao giờ cũng cải tiến và được sử dụng nhiều hơn nhưng đối với Android của Google thì không như vậy. Dù bản Android 2.1 (Eclair) mới là phiên bản HĐH mới nhất nhưng số smartphone chạy Android 2.1 không nhiều bằng số smartphone chạy Android 1.5 (Cupcake) được ra mắt từ lâu.

Theo số liệu thống kê từ Google, số smartphone đang chạy HĐH Android 1.5 vào khoảng 37,2% trong khi đó với Android 2.1 chỉ là 32,4%, ít hơn gần 5% và với Android 1.6 (Donut) là 29,4%. Số ít còn lại sử dụng những phiên bản Android khác như 1.1 hoặc 2.0. Đối với hầu hết các smartphone mới tung ra thị trường hiện nay đều sử dụng Android 2.1 mới nhất, cá biệt chỉ có Sony Ericsson X10 và một số smartphone của Motorola vẫn chạy Android đời cổ. Số lượng smartphone chạy Android 1.5 nhiều hơn bản 2.1 là do người dùng vì một số lý do nhất định mà chưa thể hoặc không thể nâng cấp lên bản Android mới hơn.

Theo Tinhte
 
Ấn tượng video HD đầu tiên quay bằng Nokia N8

Chất lượng của đoạn video chỉ có thể cảm nhận bằng hai từ "tuyệt vời" là nhận xét của blog công nghệ nổi tiếng Gizmodo dành cho dế 12 'chấm' của Nokia.

[video=vimeo;11266224]http://vimeo.com/11266224[/video]​

Mặc dù đoạn video có thời lượng khá ngắn, nhưng nó đã lột tả chân thực tất cả các chi tiết từ bầu trời trong xanh, sáng sủa, những vết tróc nham nhở của bức tường, sự hoen rỉ của ống thép cho đến các cử động cơ thể, sự uyển chuyển trong các động tác của người vũ công.
Nokia N8 với một số tính năng nổi bật như camera 12 megapixel ống kính Carl Zeiss và đèn flash Xenon, hỗ trợ quay video HD 720P, chạy hệ điều hành Symbian 3... chính thức được giới thiệu hôm 28/4 vừa qua. Máy dự kiến sẽ được bán với giá 500 USD.

Theo Zing.vn​
 
Last edited by a moderator:
Mật độ điện thoại/100 dân: Chỉ tiêu đã lỗi thời

small_269037.JPG


Tỷ lệ máy điện thoại/100 dân giờ không phản ánh được thực chất tình hình sử dụng dịch vụ điện thoại nói chung của người dân Việt Nam.
Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Trần Đức Lai, với sự bùng nổ về phát triển điện thoại hiện nay của Việt Nam, chỉ tiêu mật độ điện thoại/100 dân vốn được đưa vào các nghị quyết, chương trình phát triển của quốc gia trước đây giờ không còn phản ánh được chính xác tình hình đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc, nghe nhìn nữa. Một người dân có thể có tới 5-7 số thuê bao điện thoại trong khi đó có người lại không có số nào…

Đây cũng là một trong những lý do để lần đầu tiên Việt Nam có một cuộc tổng điều tra thống kê hiện trạng phổ cập dịch vụ điện thoại, Internet và nghe nhìn trên phạm vi toàn quốc nhằm có được những con số phản ánh thực chất nhất tình hình hưởng thụ dịch vụ viễn thông, Internet, nghe - nhìn của người dân hiện nay.

Đến thời điểm này, công việc tổ chức thực hiện chuẩn bị cho cuộc tổng điều tra đã hoàn thành được khá nhiều phần việc. Bộ Thông tin và Truyền thông đã thành lập Ban Chỉ đạo điều tra, thống kê do Thứ trưởng Bộ Trần Đức Lai làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Tại cấp tỉnh, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh thành lập Ban chỉ đạo điều tra, thống kê cấp tỉnh do Phó Chủ tịch UBND tỉnh đứng đầu chỉ đạo, hướng dẫn các UBND huyện, xã tổ chức thực hiện điều tra tại địa phương theo đúng phương án do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.

Để việc điều tra, thống kê hiện trạng phổ cập dịch vụ điện thoại, Internet và nghe - nhìn toàn quốc năm 2010 được tiến hành đúng kế hoạch, sáng nay, 5/5, cầu truyền hình hướng dẫn triển khai cho 63/63 sở Thông tin và Truyền thông tỉnh, thành phố trên cả nước đã diễn ra dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trần Đức Lai.

Theo Thứ trưởng Trần Đức Lai, trong những năm qua, cơ sở hạ tầng, mạng lưới bưu chính, viễn thông đã không ngừng phát triển mở rộng đến vùng sâu, vùng xa, hải đảo và liên tục được bổ sung công nghệ mới, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân.

Chỉ riêng điện thoại, hiện nay, Việt Nam đã đạt trên 135 máy/100 dân. Đây là một con số vượt xa dự đoán của cơ quan quản lý nhà nước nhiều lần. Được biết, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đề ra chỉ tiêu cho ngành trong kế hoạch 5 năm (2006 - 2010) cũng chỉ ở mức 35 máy/100 dân.

Tỷ lệ người dùng Internet cũng không ngừng tăng theo từng năm. Đóng góp vào thành tựu chung này phải kể tới nỗ lực của các doanh nghiệp Viễn thông Việt như Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT - doanh nghiệp chiếm thị phần lớn nhất về điện thoại di động, cố định và Internet, đặc biệt là Internet băng rộng ở thời điểm này.

Cùng với điện thoại, Internet, hệ thống phát thanh truyền hình ngày càng được hiện đại hoá với nhiều phương thức truyền thông, dễ dàng tiếp cận đã góp phần nâng cao dân trí, đóng vai trò quan trọng trong việc phản ánh thực tiễn, thông tin và tuyên truyền đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, thực tiễn phát triển thông tin và truyền thông trong điều kiện mở cửa thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế đang đặt ra nhiều thách thức. Mức độ phát triển hạ tầng, dịch vụ viễn thông, Internet và nghe - nhìn ở các vùng, miền, địa phương còn chưa được hài hoà. Những thông tin, số liệu chi tiết dể phục vụ xây dựng chính sách, chương trình phát triển còn thiếu…

“Và vì vậy, cuộc tổng điều tra với nhiệm vụ thu thập thông tin, số liệu về hiện trạng phổ cập dịch vụ điện thoại, Internet, phát thanh, truyền hình với quy mô rộng lần này là rất cần thiết và có ý nghĩa rất lớn” - Thứ trưởng Trần Đức Lai khẳng định.

Theo VnMedia
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Back
Top