• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Thông tin Mobile ngày 05/ 6/2008

Anhtoitb

New Member
Asus P320: Chiến binh tí hon

(Mobilenet) - Asus vừa cho ra mắt sản phẩm di động 2.5G PDA tích hợp chức năng GPS mang tên P320 tại Hội Chợ CeBIT được tổ chức ở Hannover.


Được giao dịch dưới nhãn hiệu của Asus Galaxy Mini, chiếc PDA này có vẻ không giống với các mẫu máy truyền thống của hãng, mặt khác nó nổi bật với vẻ ngoài chắc chắn và trọng lượng siêu nhẹ. Với những khách “nghiền” hàng PDA thì đây gần như là lần đầu tiên họ được chiêm ngưỡng một “chú dế” 2.5G thuộc dòng “bình dân”.

Mẫu máy này là thiết kế tuyệt vời nhất từ trước tới nay của Asus dành cho loại PDA bỏ túi. Với kích thước 99 x 55 x13.35 mm và trọng lượng 105 gram, P320 là thiết bị Windows Mobile nhỏ gọn nhất và nhẹ nhất hiện nay. Đáng ngạc nhiên là dù sở hữu tầm vóc “tí hon” như thế nhưng nó vẫn được tích hợp hệ thống định vị toàn cầu GPS và kết nối WiFi.

Tất nhiên, kích thước bé nhỏ cũng có những mặt hạn chế của nó. Bạn hẳn sẽ không thể ngồi gõ một cái email dài với bàn phím của “chú dế” này, đơn giản vì nó không có bộ phím trượt, cũng không có phím số cứng và thậm chí đến phím cảm ứng Windows Mobile cũng không được cung ứng. Thêm nữa, màn hình ngoài Windows Mobile cũng hơi nhỏ, độ phân giải 240 x 320 chỉ với 2.6 inch.

Tuy nhiên, Asus cũng đang nỗ lực để giảm bớt những mặt hạn chế đó bằng cách đưa vào chương trình Windows Mobile Professional phiên bản 6.1, màn hình “Today Screen” giống phiên bản HTC, phần mềm Mobile Shell của SPB cho phép cập nhật nhanh thông tin thời tiết cũng như các tính năng thông dụng khác như báo cuộc gọi nhỡ, tin nhắn đàm thoại, tin nhắn văn bản, email, những mẩu RSS ngắn…Ngoài ra, màn hình của máy cũng hiển thị các biểu tượng ứng dụng cố định, bạn không được phép lựa chọn vị trí cũng như trạng thái của chúng, có thể thấy đây là một đặc trưng trong phong cách bài trí của Asus.

Bộ phím ngoài của P320 tỏ ra khá tiện ích, với năm phím điều chỉnh, được sắp xếp đúng phong cách thông dụng của một chiếc PDA. Và một điểm đáng chú ý khác là di động này được thiết kế nút khoá/không khoá máy ở bên cạnh thân máy, chứ không phải là nút “Power” như ở các loại máy thông thường. Điều này hẳn là một sự cải tiến, tránh những sự cố máy tự mở khoá do người sử dụng va đập hay xê dịch khi di chuyển.

Theo dự đoán, P320 sẽ có mặt trên thị trường từ tháng 6 năm 2008 với giá khoảng 400 EUR (tức 600 USD).
 
CDMA đạt hơn 451 triệu thuê bao trên toàn thế giới​


By huycl2507

Nhóm phát triển CDMA (CDG), hôm 2/6 đã thông báo rằng ngành công nghiệp CDMA tiếp tục tăng trưởng mạnh trong suốt quý đầu tiên của năm 2008, tăng số thuê bao gần 17% so với năm qua lên 451 triệu thuê bao trên toàn thế giới. Trong đó, CDMA2000 và CDMA2000 1xEV-DO tương ứng đạt 438 triệu và 97 triệu thuê bao.

Hai khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APAC) và châu Âu - Trung Đông - Châu Phi (EMEA) đạt tăng trường CDMA2000 hàng năm cao nhất. Trong khi đó, dẫn đầu CDMA2000 1xEV-DO thuộc về Mĩ và EMEA.

CDG cho rằng việc gia tăng về số lượng thuê bao trên toàn thế giới là nhờ tính cạnh tranh về kinh tế và sự khả dụng cao của công nghệ, chi phí triển khai thấp, giảm giá điện thoại cầm tay và nhu cầu các dịch vụ băng rộng di động ngày càng tăng.

Perry LaForge, giám đốc điều hành của CDG phát biểu. “Việc gia tăng số lượng thuê bao nhờ những ưu điểm của các dịch vụ giá trị gia tăng do mạng EV-DO băng rộng di động cung cấp. Các nhà cung cấp dịch vụ thu lợi từ sự cải thiện trải nghiệm của người dùng, giảm được các than phiền, từ đó ARPU cao. CDMA2000 là sự lựa chọn cho những thị trường mới nổi, tỉ lệ người dùng Internet và điện thoại thấp. Chính điều này đảm bảo sự tăng trường của công nghệ trong những năm tới.”

Hơn 97% thuê bao CDMA đang tận dụng lợi thế của các dịch vụ 3G từ CDMA2000. Trong đó ở APAC, có đến 223 triệu thuê bao trên tổng số 231 triệu sử dụng công nghệ này.

Về CDMA 1xEV-DO, có 97 triệu khách hàng với 52 triệu ở Bắc Mĩ và 39 triệu ở Châu Á - TBD. Đó là nhờ CDMA 3G có khả năng thay thế Internet hữu tuyến.

Hiện nay, có 38 mạng EV-DO Rev. A đang được khai thác thương mại trên toàn thế giới, cùng với 35 mạng khác đang được đưa vào triển khai. Với tốc độ tối đa 3,1 Mb/s ở đường tới và 1,8 Mb/s ở đường về, Rev. A vừa tăng trưởng mạnh ở Bắc Mĩ và Châu Á - TBD, vừa là sự lựa chọn của các thị trường đang phát triển như châu Phi và Ca-ri-bê. Thêm vào đó, Rev. A đã tìm thấy chỗ đứng vững chắc trong băng tần 450 MHz ở châu Âu, Nga, Mỹ Latin, mang băng rộng di động đến các khu vực nông thôn và đô thị với chi phí triển khai rất thấp.

Huyền Nga
thongtincongnghe​
 
Viettel bị “thổi còi” vi phạm luật chơi​

Gói cước HappyZone giá siêu rẻ của Viettel đã làm các nhà khai thác khác "đau đầu". Dù đã bị bộ Thông tin và truyền thông yêu cầu ngưng khai thác dịch vụ này nhưng chưa biết bao giờ Viettel mới thực hiện.

1212657242.jpg

Đến đầu tháng 6 vẫn dễ dàng mua được SIM HappyZone. (Ảnh: SGTT)

Từ tháng 3, khi Viettel tung ra thị trường gói cước “nội vùng” HappyZone tại TPHCM. Gói cước này có giá cước: gọi nội mạng (Viettel) chỉ 990đ/phút. Gọi ngoại mạng là 1.490đ/phút với điều kiện số thuê bao đó khi thực hiện cuộc gọi phải ở trong vùng quy định của nhà cung cấp dịch vụ. Mức cước này, rẻ hơn từ 20 - 40% so với những gói cước khác (gói cước này ở các địa phương khác sẽ có giá 2.490đ/phút).

Nhiều nhà khai thác đã nói rằng Viettel phạm luật. Nhưng mãi đến ngày 30/5, Viettel mới bị thổi còi sau khi lãnh đạo bộ Thông tin và truyền thông họp với đại diện của 7 nhà khai thác di động.

Cách làm của Viettel

Không quá khó để thấy rằng, Viettel muốn “đánh” vào những đối tượng làm việc trong những khu đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM, Cần Thơ, Đà Nẵng... nhưng có tần suất sử dụng điện thoại di động cao và là những khách hàng “truyền thống” của Mobifone và Vinaphone. Trong cuộc họp trên, đại diện của Viettel cho biết, sở dĩ đưa ra gói cước trên là “đứng về phía quyền lợi của người tiêu dùng”.

Theo ông Huy, phụ trách dịch vụ SIM của Thế Giới Di Động, chỉ tính riêng ngày 31/5, hệ thống của ông bán được 73 SIM HappyZone. “Chưa có gói cước nào được bán mạnh như vậy! Chi nhánh ở Cần Thơ cũng vừa nhập 1.000 thẻ khi Viettel khai trương gói cước này tại đây”, ông Huy nói. Khi được hỏi thông tin việc Viettel bị bộ Thông tin và truyền thông yêu cầu ngưng triển khai gói cước này, một đại lý tỉnh bơ: “Chuyện đó là của mấy ổng, tui không biết. Khi nào nhận được thông tin ngưng thì chúng tôi sẽ ngưng bán. Còn bây giờ (lúc 13h ngày 1/6), chưa thấy gì thì vẫn bán”.

Vi phạm ở điểm nào?

Theo quyết định 39 của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 21/3/2007 về việc quản lý giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông, tại điều 6, khoản 1, điểm a có nêu rõ: “Doanh nghiệp bưu chính, viễn thông tự quyết định giá cước các dịch vụ bưu chính, viễn thông do doanh nghiệp cung cấp theo đúng khung hoặc giới hạn giá cước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, trừ những dịch vụ thuộc danh mục do Nhà nước quy định giá cước...” Như vậy, với những nhà cung cấp dịch vụ có thị phần lớn như Viettel, muốn quy định giá cước và phân vùng dịch vụ phải được bộ đồng ý. Theo tìm hiểu của chúng tôi, bộ chưa duyệt gói cước HappyZone và yếu tố phân vùng cho dịch vụ! Như vậy là “phạm luật”.

Nhưng quan trọng hơn, theo phân tích của các nhà khai thác di động, Viettel đã sử dụng đầu số di động toàn quốc để cung ứng dịch vụ nội vùng với giá cước rẻ hơn. Được biết, đã có nhà cung cấp dịch vụ không thuộc nhóm khống chế đã nghĩ tới gói cước này nhưng không dám triển khai vì biết như vậy là phạm luật. Ngay EVN Telecom cũng có dịch vụ di động nội vùng, nhưng không sử dụng đầu số của dịch vụ di động thông thường mà sử dụng mã số theo quy định cho từng địa phương và cũng không thể sử dụng ở ngoài phạm vi địa phương đăng ký.

Dẫn theo nguồn tin từ một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, tại cuộc họp ngày 30/5, lãnh đạo bộ Thông tin và truyền thông yêu cầu tất cả các nhà khai thác dịch vụ di động ngưng việc triển khai các gói cước dịch vụ điện thoại di động theo vùng, kể cả việc thử nghiệm hoặc dưới bất kỳ hình thức khuyến mãi nào khi chưa có sự đồng ý của bộ.

Được biết, Viettel đã tiếp thu ý kiến ngưng triển khai gói cước này, nhưng nhiều đại lý cho biết họ chưa rõ thời gian thực hiện cũng như những điều chỉnh cụ thể cho những khách hàng đã đăng ký sử dụng gói HappyZone. Chiều ngày 1/6, tại TP.HCM, không quá khó để mua một thẻ SIM của gói HappyZone với giá thấp nhất là 69.000đ.

Theo Gia Vinh
Sài gòn tiếp thị
 
Thế giới trong lòng bàn tay

(Mobilenet) - Giao tiếp luôn là cách thức quan trọng nhất để xúc tiến bất kỳ công việc gì từ đơn giản cho đến phức tạp nhất giữa con người với con người. Sự xuất hiện của điện thoại trong suốt 2 thế kỷ qua đã nâng giao tiếp lên một tầm mới. Và giờ đây, khi bước sang thời kỳ di động, đó còn là một sự nâng cao toàn diện về nhiều mặt.

Thế giới những năm đầu thế kỷ XX

Năm của những Thế chiến kinh hoàng, cũng là lúc những chiếc điện đài trên lưng người lính liên lạc viên phác huy tác dụng. Nó đem lại những thông tin quan trọng về trận địa, về chiến trường, giúp các nhà chỉ huy có chiến thuật thích hợp. Nhưng lúc đó, nó to bằng cả một chiếc balô quân dụng và phạm vi hoạt động chỉ được tính tối đa là km, phải qua nhiều trạm chuyển tiếp. Giờ đây, chỉ tính riêng tới độ nặng và độ ổn định thôi cũng đủ để ta phải thấy rùng mình.


Năm của những Thế chiến kinh hoàng, cũng là lúc những chiếc điện đài trên lưng người lính liên lạc viên phác huy tác dụng

Cuộc cách mạng công nghệ của những thập niên 60, 70 đã đem lại bước chuyển mình thần kỳ cho công nghệ điện tử viễn thông. Sự ra đời của điện thoại di động trở thành một xu hướng phát triển tất yếu mà cả nhân loại mong chờ. Mẫu điện thoại Motorola DynaTAC trở thành một điều kỳ diệu của cả thế giới hoạt động trên dải tần mạng GSM.

Vâng, nhu cầu chỉ là nghe gọi thôi bởi đó là phương thức giao tiếp phổ biến nhất và đơn giản nhất. Sự xuất hiện của DynaTAC kết thúc thời kỳ của những cỗ máy điện đàm cồng kềnh, độ phủ sóng chỉ trong bán kính chỉ hơn 10 km và chất lượng tậm tịt. Thay vào đó là một sự thuận tiện toàn diện, cơ động và hiệu quả.


Những chiếc điện thoại cồng kềnh mà bất tiện ngày nào giờ đây chỉ là một trong những tính năng của “chú dế” nhỏ xíu

Cũng như tại thời điểm đó, DynaTAC được coi là một biểu tượng vừa thời trang vừa công nghệ. Giá thành của nó lúc đó lên tới hơn 2.000 USD (tương đương 5.000 USD hiện nay), và chỉ có thể dùng để nghe gọi, thậm chí danh bạ chỉ lưu được 4 số và không hỗ trợ tin nhắn SMS.

Và thế giới ngày nay


Tính tới giờ phút này, ta đã đi được 7 năm trên thế kỷ XXI. Với một đời người thì 7 năm chưa phải là một con số dài, nhưng với nền công nghệ di động đó là cả một bước đi thần kỳ bởi sự phát triển như vũ bão của nó.

Chợt nhớ những ngày đầu năm 1999, khi tổ chức cho gia đình đi pinic, hành trang tối thiểu chúng tôi đem theo là một máy ảnh phim, một chiếc la bàn, một máy nhắn tin, một máy nghe nhạc Walkman cùng một đống băng cassette, CD, một máy trò chơi "xếp gạch" cho lũ trẻ và một quyển sổ dài vô tận những số điện thoại cần liên hệ tại nơi chúng tôi sắp đến. Còn ngày hôm nay, những gì tôi cần mang là một chiếc điện thoại di động và sạc pin (dĩ nhiên).

Thật khó có thể tưởng tượng rằng, những chiếc điện thoại cồng kềnh mà bất tiện ngày nào giờ đây chỉ là một trong những tính năng của “chú dế” nhỏ xíu đa phương tiện. “Chú dế” này có tài biến hóa thần kỳ để khi là máy nghe nhạc, máy ảnh, máy chơi game sành điệu, thiết bị định vị toàn cầu và có khi lại là một máy tính với kho danh bạ khổng lồ, hỗ trợ đầy đủ các thao tác văn phòng như Wi-fi, e-mail, văn bản…


Giờ đây định nghĩa “điện thoại” đã không còn là phù hợp giữa một thế giới luôn luôn chuyển động nữa

Giao tiếp giờ đây không đơn giản là một cuộc đàm thoại, thậm chí cả những nội dung tin nhắn cũng không đơn thuần chỉ là những dòng chữ, mà còn có thể là những bức ảnh, đoạn phim về nơi tôi đi qua.

Nếu ngày xưa tôi lo lắng rằng liệu những bức ảnh mình chụp ra có bị hỏng do điều kiện ngoại cảnh hay không thì giờ đây, những chiếc điện thoại với thấu kính chuyên nghiệp, hỗ trợ tính năng chuyên dụng đã giúp tôi giải tỏa những mối lo đó.

Tôi có thể xem, có thể sửa ảnh trực tiếp trên máy và thậm chí chia sẻ chúng ngay tức thì. Một chiếc máy Walkman chỉ có thể dành cho 1 người nghe nhưng một chiếc điện thoại với loa ngoài lớn tại một không gian riêng tư với cả một kho nhạc trữ tình, lãng mạn làm nên những khoảnh khắc đẹp thì quả là hoàn hảo.

Và một điều không thể phủ nhận rằng, giờ đây định nghĩa “điện thoại” đã không còn là phù hợp giữa một thế giới luôn luôn chuyển động nữa. Bởi lẽ, nó đã không còn đơn thuần là “thoại” mà trong đó tích hợp cả một thế giới đa phương tiện, đem cả thế giới công nghệ vào lòng bàn tay.
 
BenQ C36 chơi nhạc một phím bấm


Có giá bán chưa tới 1,8 triệu đồng, nhưng BenQ C36 sở hữu thiết kế mềm mại với bộ phím giải trí đa phương tiện cho phép gọi nhanh các ứng dụng nghe nhạc, chụp hình bắt sóng FM.

Thừa hưởng C30 nghe nhạc đi trước, điện thoại mới của BenQ C36 có thiết kế gọn gàng và thanh thoát hơn.

benQ-C36-font.jpg

BenQ C36 có thiết kế thanh thoát, vừa vặn trong lòng bàn tay.
Ảnh: Quốc Huy.

BenQ C36 có kiểu dáng thanh, nhẹ với các phím bấm đa phương tiện nằm trên đỉnh máy.

Giống phần lớn điện thoại của BenQ thời gian gần đây như T60, E72 hay C30, C36 có lớp vỏ mượt mà, trơn nhưng không lưu lại dấu vân tay.

Điểm thu hút trong thiết kế của BenQ C36 chính là bộ ba phím tắt giải trí đa phương tiện nằm ngay trên đỉnh máy. Ở giữa là nút chơi nhạc, bên phải là phím tắt bắt sóng FM và giảm âm thanh còn bên trái người dùng có thể bấm vào để bật camera hoặc giảm tiếng.

Máy có lớp vỏ bằng nhựa đen, được tô điểm màu xanh xung quanh màn hình, camera và một đường viền chạy dọc 4 cạnh bên. C36 khá nhẹ với trọng lượng 78 gram, trong khi kích thước 108 x 47.2 x 14.2 mm vừa vặn trong lòng bàn tay.

BenQ-C36-back.jpg

Các phím bấm chơi nhạc được bố trí trên đỉnh máy. Ảnh: Quốc Huy.

Mặt trước, màn hình 2 inch và lớp kính ngoài bảo vệ chiếm diện tích rộng. Bên dưới, phím điều hướng màu bạc sáng, phím trung tâm rộng để cho phép chọn các ứng dụng nhanh.

Bàn phím số với 12 nút bấm nằm khiêm tốn phía dưới được đắp nổi và dài về chiều ngang, vì thế người dùng có thể nhắn tin, bấm số dễ dàng.

Mặt sau, camera với vòng tròn xung quanh cũng được đắp nổi lên dễ nhận biết. C36 trang bị tới hai loa ngoài để nghe nhạc. Tuy nhiên, việc đặt loa mặt sau làm giảm âm lượng nếu người dùng đặt máy nằm ngửa.

Thiết bị này chỉ trang bị một cổng kết nối USB, đồng thời cũng là cổng xạc và giắc cắm tai nghe.

benQ-C36-music.jpg

Giao diện chương trình chơi nhạc trên BenQ C36. Ảnh: Quốc Huy.

BenQ C36 hỗ trợ chương trình nghe nhạc, xem phim, chụp hình đơn giản.

Tính năng được chú ý nhất ở BenQ C36 chính là nghe nhạc, khả năng kết nối với máy tính nhanh cho phép người dùng tải các bản nhạc số vào máy nhanh chóng.

Chương trình chơi nhạc trên máy khá bắt mắt với 9 chế độ nghe cơ bản như bass, rock, dance, normal... Trong khi nghe nhạc, người dùng có thể tăng giảm âm thanh, chuyển bài hay tạm dừng thông qua các phím bấm trên đỉnh hoặc phím điều hướng.

Chất lượng âm thanh trên BenQ C36 trong nhưng không lớn. Hai loa ngoài khi đặt sấp máy thì âm lượng lớn hơn, nhưng không rộn ràng. Trong khi đó, nghe bằng tai nghe thì chất lượng được cải thiện hơn.

usb.jpg

Cổng xạc đồng thời cũng là giắc cắm tai nghe và kết nối USB của máy. Ảnh: Quốc Huy.

Hạn chế của máy là người dùng buộc phải dùng tai nghe đi kèm, bởi giắc cắm không phải chuẩn phổ biến 3,5 mm trên thị trường.

Máy cũng hỗ trợ xem phim nhưng không có tùy chỉnh nâng cao chất lượng âm thanh. C36 hỗ trợ bắt sóng FM khá nhanh với khả năng dò sóng tự động và cài đặt các kênh để nghe lần sau.

Trong khi đó, camera 1,3 Megapixel trên C36 cho phép quay phim, chụp hình, làm webcam với chất lượng ảnh mịn màng. Tuy nhiên, trong điều kiện thiếu sáng các bức hình thường tối. Chất lượng cuộc gọi và âm thanh của máy tốt. BenQ C36 chạy trên hai băng tần GSM, hỗ trợ GPRS. Máy không hỗ trợ kết nối Bluetooth và hồng ngoại.

Thời giam đàm thoại liên tục của máy là 3 giờ, trong khi thời gian chờ là 180 tiếng đồng hồ.
( Theo SoHoa )
 
HTC củng cố dòng 'chạm' bằng Touch Pro


HTC Touch Pro có thiết kế giống với phiên bản dòng Touch vừa ra mắt Diamond nhưng có thêm bàn phím Qwerty dành cho doanh nhân.

htc-touch-pro-1.jpg

Mặt trước máy giống Touch Diamond nhưng có thêm bàn phím Qwerty. Ảnh: Slashphone.

Hôm qua, HTC ra mắt Touch Pro. Giống như Touch Diamond, máy được trang bị giao diện TouchFLO 3D cho phép người dùng lật trở các ứng dụng trên màn hình cảm ứng bằng tay.

Trong phiên bản này, nhà sản xuất smartphone Đài Loan cũng trang bị các kết nối mạnh như HSDPA, HSUPA cho phép lướt web tốc độ cao. Bên cạnh đó, hãng cùng chỉnh sửa lại trình duyệt Opera hỗ trợ hiển thị đọc tin tức như trên máy tính. Khi kéo bàn phím Qwerty, trình duyệt tự động chuyển sang chế độ nằm ngang.

Touch Pro cũng hỗ trợ ứng dụng YouTube như trên Diamond để xem video trực tuyến và phần mềm bản đồ Google Maps với dữ liệu giao thông.

Mặt trước, máy khá giống với Touch Diamond, nhưng phiên bản này dày hơn với bàn phím Qwerty trượt ngang cho phép người dùng soạn thảo văn bản. Bên cạnh đó, Touch Pro tích hợp cổng ra TV giúp trình diễn các file PowerPoint.

HTC Touch Pro sẽ đến tay khách hàng tại châu Âu, châu Á và Trung Đông vào cuối mùa hè này. Trong khi Bắc Mỹ và Nam Mỹ sẽ phải chờ đến cuối năm. Chưa có thông tin về giá của máy.

(theo Slashphone)
 
Ngắm bộ ba đa phương tiện Nokia N-series


Bộ ba N-series N95, N95 8 GBN96 của Nokia đều có thiết kế trượt hai chiều, tuy nhiên N96 đẹp hơi bởi kiểu dáng mềm mại và mỏng hơn hai phiên bản đi trước.

11.jpg

Các phím điều khiển của N96 chìm trong khi hai phiên bản cũ lồi lên.


2.jpg

N95 và N95 8 GB có bề dày tương đường, riêng N96 mỏng hơn.

3.jpg

Mặt sau, cả ba đều trang bị camera 5 Megapixel.

4.jpg

Bàn phím số của cả ba.

mediakeys.jpg

Trượt xuống là các phím điều khiển đa phương tiện.

6.jpg

Cổng kết nối của bộ ba đa phương tiện.

7.jpg

Nokia N96 và iPhone.​
(theo Cnet)
 
Back
Top