Ergonomics trong điện thoại di động
Với ý tưởng ban đầu về thiết bị viễn thông không phụ thuộc vào dây dẫn tín hiệu, chiếc điện thoại di động ngày nay đã trở thành phát minh mang tính lịch sử và ngày càng được tích hợp công nghệ cao cấp mang tính Ergonomics.
Thiết kế ĐTDD: Khởi nguồn và đổi mới. Ảnh: blogware
Khởi nguồn
DynaTAC 8000X: Biểu tượng của sự sành điệu trong thập niên 80. Ảnh: Techfresh
Chiếc điện thoại di động đầu tiên trên thế giới đã xuất hiện từ những năm 40 của thế kỉ trước. Ban đầu, nó chỉ là một thiết bị FM radio xách tay có tên gọi SCR536, được sử dụng rộng rãi trong Thế Chiến thứ hai để liên lạc giữa các đơn vị chiến đấu.
Vào năm 1943, công ty Galvin (Mỹ), tiền thân của tập đoàn viễn thông Motorola ngày nay, đã phát triển bộ đàm FM radio này thành hai chiều, tạo ra phong cách giao tiếp không dây điện thoại, đuợc dùng cho quân đội Mỹ. Chiếc “di động đầu tiên” thời bấy giờ có cân nặng 35 kg, cho phép hoạt động trong phạm vi 16-30 km.
Sau một thời gian dài nghiên cứu, vào năm 1982, Motorola trở thành nhà sản xuất điện thoại di động đầu tiên trên thế giới với sản phẩm DynaTAC 8000X. Đây có thể được coi là chiếc điện thoại di động hoàn chỉnh, với thể tích ba chiều là 330 x44.5 x 89mm, trọng lượng khoảng 794g, kiểu dáng cồng kềnh và khác xa những chiếc điện thoại nhỏ gọn ngày nay.
DynaTAC 8000X có mức giá vào khoảng 4000 đô la Mỹ. Vào hồi đó, có được chiếc 8000X là biểu tượng của sự sành điệu và là niềm mơ ước của bao nhiêu người.
Về kỹ thuật, máy đã hỗ trợ sử dụng pin, cho phép lưu trữ đến tận 30 số điện thoại. Tuy thời gian đàm thoại của 8000X rất ngắn, chỉ có 1 giờ và thời gian chờ là 8 giờ nhưng tại thời điểm đó, những con số này được coi là một “kỷ lục”.
Chiếc DynaTAC 8000X không có màn hình hiển thị. Một ăng ten ngay phía bên trên để thu sóng. Một chiếc microphone rất to dùng để đàm thoại và tiếp đó là dãy phím số rất lớn. Thiết kế bề ngoài của “cục gạch” này gần giống như điện thoại cố định kéo dài của thế kỷ 21.
Ergonomics trong thiết kế
Razr V3: model điện thoại thành công nhất của Motorola từ xưa đến nay. Ảnh: Motorola
Giữa những năm 90, thiết kế chung của điện thoại di động cực kỳ nghèo nàn nghèo nàn là dạng thanh với kích thước chỉ có thể nhét vào vali. Motorola StarTAC đã xuất hiện và làm nên một cuộc cách mạng. Lần đầu tiên, người dùng chỉ cần đẩy nhẹ là có thể bật nắp chiếc điện thoại gập mỏng manh của mình. Vẫn với kiểu dáng đó, 8 năm sau Motorola lại thành công với dòng Razr.
Cuối thế kỷ 20, các điện thoại hình thỏi kẹo của Nokia xuất hiện hàng loạt. Tuy cũng đi theo thiết kế dạng thanh phổ bến thời bấy giờ nhưng sự nhỏ gọn trong kích thước đã gây được sự chú ý của người tiêu dùng.
Nổi bật trong số đó là Nokia 6160 và Nokia 8260. Nokia 6160 có màn hình đen trắng, ăng-ten ngoài, thân 130 x 47 x 28 mm, nặng chỉ 170 gr.
Nokia 8260 ra mắt năm 2000 ấn tượng hơn khi được tô điểm chiếc áo màu, kích thước gọn nhẹ 104 x 46 x 20.3 mm, nặng chỉ chưa đầy 100 gr và ăng-ten được dấu bên trong.
Phong cách “nhỏ-gọn-màu sắc” này của Nokia đã ảnh hưởng đến xu hướng thiết kế điện thoại trong một thời gian dài. Và xu hướng này chính là khởi nguồn cho những mẫu điện thoại thời trang ngày nay.
Trong đó bao gồm cả xu hướng thiết kế dạng trượt, dạng xoay, dạng lật… Tất cả đã giúp điện thoại thời trang đa dạng hơn, phong phú hơn.
Theo thời gian, cùng với sự thay đổi của xu hướng thời trang các năm, hình dáng của chiếc điện thoại cũng được thay đổi tùy theo gu và sở thích của các nhóm người.
Ngoài ra, người ta cũng chú trọng đến màu sắc của thiết bị, sau này, các nhà sản xuất còn đi theo con đường chất liệu trong sản xuất điện thoại. Đối với những chiếc di động sử dụng chất liệu quý hiếm hoặc đắt tiền, phân khúc điện thoại hạng cũng ra đời từ xu hướng thời trang này.
Ergonomics trong tính năng
Sang đầu thế kỉ 21, song song với điện thoại thời trang là điện thoại thông minh. Bắt nguồn từ những chiếc Pocket PC cầm tay màn hình cảm ứng lớn chiếm hầu hết diện tích, một số nhà sản xuất điện tử như HTC, Palm… đã cho ra đời hàng loạt mẫu điện thoại thông minh, có tác dụng như một cuốn sổ tay điện tử, sử dụng hệ điều hành, có thể cài đặt thêm tiện tích và có thể sử dụng màn hình cảm ứng (hoặc không).
Hạn chế của smartphone thời bấy giờ là phụ thuộc quá nhiều vào màn hình cảm ứng điện trở, phải cây bút stylus trong thao tác, hệ điều hành khó làm quen và quá khô khan. Hãng máy tính Apple nổi danh với máy tính và thiết bị giải trí cầm tay đã hiểu điều đó.
Một chiếc PocketPC của PC vào đầu những năm 2000. Ảnh: HP
Khoảng giữa năm 2007, chiếc iPhone xuất hiện đã thay đổi toàn bộ khái niệm về smartphone. Vứt bỏ cây bút “chọc chọc”, màn hình cảm ứng trên iPhone sử dụng công nghệ điện trở tương tác chính xác với ngón tay, hệ điều hành riêng đơn giản và thân thiện, tập trung nhiều đến các tính năng thiết thực trong cuộc sống…Những thay đổi này ngay lập tức được người tiêu dùng đón nhận và hưởng ứng.
Có thể nói, triết lý thiết kế của Apple đã tạo ra một chuẩn mực mới cho smartphone. HTC, Blackberry, Motorola, Nokia… tiếp tục nối gót khi đi theo xu thế này. Smartphone ngày nay không chỉ hỗ trợ trong công việc, giải trí mà còn chú trọng đến các hoạt động xã hội, tương tác giữa cuộc sống thật và mạng xã hội ảo.
iPhone xuất hiện đã thay đổi toàn bộ khái niệm về smartphone. Ảnh: Apple
Theo xu thế phát triển, rất có thể trong tương lai, chiếc điện thoại sẽ là thiết bị cầm tay “all-in-one”.
Theo Điện tử tiêu dùng