Châu Á: Mảnh đất "xương xẩu" của iPhone?
Dù rẻ bằng một nửa và nhanh gấp đôi so với phiên bản iPhone đời đầu (như lời Apple quảng cáo), song rất có thể iPhone 3G sẽ phải đối mặt với những thách thức vô cùng nhọc nhằn tại châu Á.
Thương hiệu mạnh
Theo lịch, "con dế" này sẽ đáp xuống nhiều thành phố lớn tại châu Á - Thái Bình Dương như Tokyo, Sydney vào thứ 6 tới.
Apple hy vọng những tính năng mới như kết nối 3G tốc độ cao, lướt Net siêu tốc, email doanh nghiệp.... sẽ giúp biến iPhone 3G thành một "quả bom tấn hạng nặng".
Khá nhiều chuyên gia tỏ ra lạc quan về triển vọng của iPhone 3G. Theo họ, Apple là một thương hiệu mạnh tại thị trường châu Á vốn nổi tiếng là sành điệu về công nghệ.
Marci Li, một sinh viên chuyên ngành đồ họa công nghiệp tại Hồng Kông, không nề hà chuyện phải xếp hàng chờ đợi hàng tiếng đồng hồ để được chạm tay vào "con dế" hot nhất hiện nay.
"
Tôi muốn sở hữu một chiếc vì nó rất thời thượng, hợp mốt, lại sành điệu nữa. Nó có màn hình cảm ứng, hình thức tuyệt đẹp và lại do Apple sản xuất", Li tâm sự.
"
iPhone sẽ tiêu thụ tốt", chuyên gia Aloysius Choong của hãng nghiên cứu IDC dự đoán. "A
pple là một thương hiệu có sức hút mãnh liệt tại châu Á. Đây lại là mẫu điện thoại di động đầu tiên mà hãng mang đến thị trường màu mỡ này".
Tuy nhiên, không đâu như ở châu Á, thị trường điện thoại "chợ đen" lại hoạt động sôi nổi, rầm rộ và công khai đến vậy.
Dù Apple chưa hề phát hành iPhone đời đầu tại Trung Quốc hay Hồng Kông, nhưng tìm được một cửa hàng "mở khóa iPhone" hay bán iPhone "xách tay" tại đây còn dễ hơn cả bóc kẹo.
Quan trọng là giá
Điều đó có nghĩa là gì? Yếu tố mới mẻ của iPhone 3G không còn quá mạnh (như Apple hy vọng). Nhân tố quyết định việc người dùng có móc ví hay không, giờ đây, chính là giá thành.
"
Nếu hời, người dân châu Á sẽ hào hứng. Nhưng ngược lại, họ sẽ tìm đến với thị trường chợ đen", ông Choong khuyến cáo.
Giá thành rõ ràng là một trở ngại lớn. Apple vốn nổi tiếng là "ngặt nghèo" trong việc bán hàng và phân phối sản phẩm.
Hãng chỉ cho phép một số ít các mạng di động được bày bán sản phẩm của mình, và ép buộc những đối tác này phải chia sẻ lợi nhuận theo một tỷ lệ "rất cao".
Chưa hết, những mạng di động được chọn không phải lúc nào cũng là mạng di động có giá cước rẻ nhất.
Lấy thí dụ, người dùng Hồng Kông có thể phải trả tới 65 USD/tháng tiền cước, trong một bản hợp đồng thuê bao kéo dài 2 năm để có thể sử dụng iPhone 3G.
Để so sánh, mức cước trung bình hàng tháng của các mạng khác chỉ xấp xỉ 20 USD mà thôi.
Tại Úc, mạng di động Telstra cho biết những ai đăng ký gói dịch vụ 30 USD/tháng trong thời hạn 2 năm sẽ có thể mua iPhone 3G phiên bản 8GB với giá khoảng 270USD.
Còn tại New Zealand, mạng di động Vodafone vẫn chưa công bố chính sách giá bán và mức cước dành cho iPhone 3G.
Nếu chúng "tương tự như ở Úc, iPhone sẽ thắng", nhà phân tích Scott Barley dự đoán.
Trớ trêu
Mảnh đất khó nhằn nhất với iPhone, nhiều khả năng, chính là Nhật Bản. Tại xứ sở mặt trời mọc, điện thoại di động cao cấp, đa năng nhiều nhan nhản như nấm sau mưa.
Rất nhiều sản phẩm vừa cho phép người dùng xem TV di động, vừa có thể thay thế thẻ tín dụng để mua hàng, thanh toán.
Trong khi ấy, iPhone chẳng đảm đương được bất cứ tính năng nào nói trên.
"
iPhone có thể làm mưa làm gió khắp châu Á, nhưng tại Nhật thì không", chuyên gia viễn thông Yusuke Tsunoda của Trung tâm nghiên cứu Tokai Tokyo dự đoán.
"
Nếu so sánh với ĐTDĐ do Nhật sản xuất, iPhone chẳng hề ưu việt về công nghệ chút nào".
Tại Philippines, một trong những quốc gia chuộng tin nhắn SMS nhất thế giới, bàn phím cảm ứng của iPhone 3G có thể sẽ khiến người dùng xa lánh "con dế" này.
"
Người Philippins rất thích nhắn tin, và họ đã quen với bàn phím truyền thống. Rất khó thuyết phục họ chuyển sang dạng màn hình mới toanh của iPhone", tờ Manila Times bình luận.
Bên cạnh đó, giá bán của iPhone cũng là cả một vấn đề ở đất nước nơi thu nhập bình quân chỉ có chưa đầy 2 USD/ngày này.
"
iPhone may ra sẽ chỉ bán được cho giới trung lưu trở lên mà thôi. Nó quá đắt với người dùng bình thường".
Và cuối cùng, Apple lại vướng phải một tình huống hết sức trớ trêu: "Hãng vừa muốn iPhone bán chạy, nhưng lại không quá chạy đến mức nhà nhà, người người đều có", chuyên gia Choong của IDC mỉm cười.
Nói như cô sinh viên Mancy Li thì "
iPhone sẽ mất đi sức hấp dẫn của nó nếu như ai cũng có thể sở hữu và dùng được. Khi ấy thì còn gì là đặc biệt nữa".
(Theo Bantincongnghe)