• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Thông tin mobile ngày 11-03-2012

Status
Không mở trả lời sau này.

binladen1206

Active Member
Tương lai của điện thoại di động

Từ chỗ chỉ để nghe gọi, điện thoại di động nay đã trở thành một thiết bị đa năng mạnh mẽ, và trong tương lai không xa, có thể đủ sức thay thế máy tính, giúp con người giải phóng trí óc và làm nhiều việc khác.

mw-630-mwc-smartphone-hed.jpg

Sau sự ra quân rầm rộ của các thiết bị di động tại Mobile World Congress 2012 vừa qua, người dùng trên khắp thế giới hẳn sẽ bị ngợp bởi các chủng loại và mẫu mã của chúng. Trong một thế giới mà việc luân chuyển chia sẻ thông tin sôi động như hiện giờ, thật khó có thể hình dung sẽ ra sao nếu thiếu chiếc điện thoại di động.

Nhìn lại quá khứ, hãy nhớ Nokia đã xưng hùng xưng bá với các điện thoại Symbyan, nhất là dòng sản phẩm dạng thanh kinh điển. Ở Việt Nam, những trải nghiệm đầu tiên của người viết bài này về điện thoại di động lại gắn liền với Ericsson (lúc ấy còn chưa liên doanh với Sony) và Motorola. Thời đó, nhiều “tay chơi” đã thể hiện độ bền của chiếc điện thoại Ericsson bằng cách ném vào tường mà vẫn dùng bình thường. Còn chiếc Motorola 8700 của tôi thì rơi từ tầng 5 xuống đống cát mà vẫn dùng tốt.

Tiếp đến, Motorola vụt sáng với dòng sản phẩm StarTac, mà ngôi sao sáng nhất phải là chiếc điện thoại “dao cạo” Razr. Tuy vậy dù bán chạy đến đâu đi chăng nữa, các dòng máy này vẫn không được coi là điện thoại thông minh. Thông minh lúc ấy là phải nói tới điện thoại series 9 của Nokia, dòng A của Motorola và kế đó là các thiết bị PDA-phone của O2, Compaq .v.v… Lúc ấy BlackBerry còn hiếm ở Việt Nam và tính năng kiểm tra thư điện tử push-mail của nó lúc ấy gần như là độc nhất vô nhị khiến cho RIM thời ấy luôn là một trong những nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu.

samsung-galaxy-note-vs-iphone-4s-thumb-440x275.jpg

Sau đó điện thoại di động phải có các tính năng như gửi nhận thư điện tử, chụp ảnh, hỗ trợ lịch công việc và một số tính năng hữu ích cho doanh nhân khác mới được coi là thông minh. Sở dĩ dài dòng như vậy bởi vì hiện giờ, gần như điện thoại nào cũng có thể ‘thông minh” theo cách như thế. Theo những thống kê từ vài năm trở lại đây, số lượng điện thoại thông minh có tỷ lệ tăng chóng mặt và nhanh chóng khiến cho thị phần điện thoại dòng cơ bản co lại.


Sau khi “quả bom tấn” iPhone phát nổ vào năm 2007, điện thoại thông minh giờ phải có màn hình “chạm, vuốt” mới là tân tiến, hợp thời còn dùng bút trâm (stylus) “chấm chấm, chọc chọc” lại trở thành lạc hậu. Sau đó máy tính bảng ra đời và cho thấy sự tiện dụng trong đời sống công nghệ hiện đại nhưng dù sao nó vẫn quá lớn để áp lên tai và đàm thoại. Chính vì lẽ đó mà có nhà sản xuất đã tiến hành “lai ghép” điện thoại thông minh và máy tính bảng thành một thứ gọi là phablet (chơi chữ ghép từ phone-điện thoại và tablet-máy tính bảng).

benq-siemens-concept-phones-2.jpg

Trong tương lai khả năng sẽ có 3 dạng điện thoại di động phổ biến là điện thoại thông minh, phablet và các điện thoại có hình dáng phi truyền thống mô phỏng những vật dụng khác như đồng hồ và vòng đeo tay.

Với điện thoại thông minh thì có lẽ không cần phải nói nhiều nữa vì nó chắc chắn là xu thế phát triển của ngành điện thoại di động. Các tính năng cùng công nghệ mới sẽ được liên tục cập nhật cho dòng thiết bị này nhằm giúp các nhà sản xuất giành ưu thế trong cuộc cạnh tranh khốc liệt. Có chăng nhược điểm của nó nằm ở màn hình bé sẽ không thích hợp cho việc tiêu thụ các nội dung cần “sướng mắt, đã tai” và lướt web. Đây lại là chỗ để thiết bị lai phablet chen chân vào.

Galaxy Note của Samsung với màn hình 5,3 inch là một ví dụ tiêu biểu mở màn cho trường phái này. Đó là một điện thoại di động có màn hình “hơi quá khổ” song lại quá bé để trở thành máy tính bảng. Độ phân giải màn hình của nó đạt 1280x800 tương đương với đa số máy tính bảng hiện thời và thậm chí còn cao hơn các máy tính bảng thế hệ đầu. Do vậy các nội dung hiển thị trên máy tính bảng cũng sẽ được hiển thị tương đối đầy đủ trên màn hình 5,3 inch này và phần nào giúp người dùng giải quyết được vấn đề mang theo lỉnh kỉnh cả điện thoại di động và máy tính bảng. Tất nhiên, thiết kế này không phải để dành cho số đông, vì nhiều người thích điện thoại có kích cỡ vừa phải.

Nhìn vào các cuộc thi thiết kế điện thoại di động cho tương lai, chắc chắn chúng ta từng thấy qua những mẫu điện thoại mang hình dáng đồng hồ hay đồ trang sức. Với sự tiến bộ của công nghệ pin cũng như việc thu nhỏ các linh kiện, điều này hoàn toàn có thể thực hiện được vào lúc nào đó. Đã từng có thống kê cho thấy hiện giờ người ta làm mất điện thoại di động còn nhiều hơn cả đồng hồ hay vòng cổ. Với sự phát triển đang manh nha của công nghệ NFC, có thể thấy xu hướng điện thoại di động có hình dáng thiết kế phi truyền thống sẽ phát triển và hoàn toàn có "cơ" lấn lướt các dòng điện thoại hiện hành.

Theo PCworld
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Back
Top