• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Thông tin mobile ngày 11-04-2010

Status
Không mở trả lời sau này.

HotelHoangMinh

New Member
Tìm hiểu một chút về cái gọi là multi-tasking trên iPhone OS 4.0

500x_iphone40software982.jpg

Từ trước đến nay, một trong những điểm gây tranh cãi gắt gao nhất giữa hai đối tượng người dùng ủng hộ và không ủng hộ iPhone OS đó chính là ở khả năng chạy đa nhiệm (hay còn gọi là multi-tasking). Phe ủng hộ thì cho rằng với một sản phẩm như iPhone OS thì chỉ cần tâp trung làm một việc một lúc là đã quá đủ và còn giúp tiết kiệm pin, trong khi đó phe đối lập lại cho rằng trong thời buổi ai cũng bận rộn muốn làm nhiều thứ một lúc thì việc bỏ tiền mua chiếc điện thoại không ôm đồm chạy được nhiều ứng dụng cùng lúc thì thật là… dở hơi.

Vậy với việc Apple đã chính thức công bố khả năng chạy đa nhiệm trên phiên bản OS 4.0 mới nhất hôm qua liệu đó có là một nước đi đúng đắn? Và Apple đã giải quyết bài toán đa nhiệm cho “con cưng” của mình như thế nào? Chúng ta hãy cùng xem qua bài viết phân tích sơ bộ của Gizmodo.

Đa nhiệm, anh là ai?

Với những người may mắn được dùng thử phiên bản 4.0 vừa qua, cảm giác đầu tiên mang lại cho họ đó là việc chạy đa nhiệm và chuyển đổi giữa các ứng dụng đang chạy trên iPhone diễn ra khá trơn tru. Theo quảng cáo của bác Steve, người dùng sẽ có thể chuyển qua lại các ứng dụng trong khoảng thời gian ngay tức thì, trong khi ứng dụng đang chạy nền một khi “nhảy ra” chạy chính sẽ vẫn không làm hệ thống bị “lag” một cách bất thường.

Với khả năng chạy đa nhiệm mới, giờ đây việc bạn tạm dừng trò chơi để nhảy ra chat chit hay nhắn tin cho bạn bè rồi quay lại cuộc chơi sẽ rất đơn giản. Giao diện UI sử dụng khi chạy đa nhiệm trên iPhone OS 4.0 cũng khá đơn giản: chỉ cần nhấp đôi nút Home là sẽ mở ra được thanh taskbar chứa các ứng dụng đang chạy trên máy, chỉ với một cú chạm tay là bạn đã có thể chọn ứng dụng khởi chạy. Sử dụng thanh taskbar mới này làm nhiều người sẽ có cảm giác quen quen tương đồng với thanh chuyển task trên Windows hay Mac OS X.

Ứng dụng thực tế của multi-tasking:

Một trong những ứng dụng hữu hiệu nhất khi áp dụng khả năng đa nhiệm của iPhone OS 4.0 theo Apple đó là khi sử dụng Skype: trước khi, nếu muốn dùng nhận cuộc gọi từ Skype, ứng dụng này bắt buộc phải để chạy luôn luôn trong hệ thống, điều đó khiến chiếc điện thoại trở nên có phần “vô dụng”. Giờ đây thì Skype sẽ có thể chạy nền (background) và luôn sẵn sàng nhận cuộc gọi. Sẽ chẳng có vấn đề gì nếu bạn đang chơi game, nghe nhạc và có người gọi đến qua Skype, chỉ cần chuyển tức thời sang Skype và trò chuyện thoải mái.

500x_iphone40software135-11.jpg

Chạy đa nhiệm vậy chắc hao pin lắm nhỉ?

Câu trả lời từ phía hãng là: đa nhiệm thì đa nhiệm chứ cũng không hao pin và tài nguyên máy lắm so với các hãng khác đâu. Liệu đó có là sự thực hay chỉ là nói điêu?

Thực ra thì “bí quyết” của Apple cũng chẳng có gì ghê gớm vì thực ra cái gọi là “đa nhiệm” trên iPhone OS mới cũng không hẳn chính xác 100%. Không đúng theo định nghĩa của các developer về đa nhiệm: tất cả tài nguyên hệ thống đều được chia cho các ứng dụng, và hệ thống sẽ dựa vào tình hình “giao thông” mà sắp xếp ưu tiện tài nguyên máy cho ứng dụng nào hơn, và ít hơn cho các ứng dụng khác.

Theo cách giải quyết kiểu truyền thống như vậy thì chạy đa nhiệm cũng đồng nghĩa tài nguyên của máy sẽ bị ngốn không thương tiếc, đặc biệt là bộ nhớ máy. Từ đó sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng xử lý của các thiết bị di động vốn đã có cấu hình phần cứng còn khiêm tốn. Và một lẽ dĩ nhiên đa nhiệm cũng làm CPU phải làm việc nhiều hơn, tiêu hao dung lượng pin một cách nhanh chóng đến nỗi có khi ta sẽ chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra thì màn hình máy đã chỉ còn logo quả táo nền đen…

500x_iphone40software167-11.jpg

Phương pháp mà Apple áp dụng cũng khá đơn giản: nói một cách giản lược thì nó sẽ tạm dừng các ứng dụng đang chạy lại, trong khi đó sẽ bật một vài dịch vụ đặc biệt nhằm cho phép một vài thao tác như chơi nhạc, hay nhận cuộc gọi để chuyển sang chạy nền. Thực tế thì sẽ có khoảng 6 loại dịch vụ cơ bản sẽ giúp mang lại khả năng chạy đa nhiệm cho người dùng mà không làm hệ thống bị lag:

1. Dịch vụ đầu tiên đó là khả năng âm thanh chạy nền, ví dụ như Pandora, hay tuyệt hơn là Spotify, một kho nhạc mới thay thế cho iTunes.

2. Các dịch vụ thoại VoIP, ví dụ điển hình là Skype. Cho đến nay thì các ứng dụng thoại VoIP vẫn có nhược điểm là phải chạy (active) luôn luôn mới có thể nhận cuộc gọi.

3. Sắp xếp vị trí chứa các ứng dụng chạy nền, ngay cả khi thực sự hiện không có ứng dụng nào đang chạy. Ứng dụng kiểu như TomTom sẽ có thể chạy dịch vụ của mình ở chế độ chạy nền, giúp người dùng có thể chuyển sang ứng dụng khác trong khi vẫn bật khả năng định vị GPS. Một khi người dùng kích hoạt chế độ chỉ dẫn đường đi, TomTom sẽ khởi chạy dịch vụ dẫn đường bằng giọng nói đang chạy nền, tất cả xảy ra mà không hề phải thoát hẳn ra bất kì ứng dụng nào.

4. Ứng dụng Push Notifications quen thuộc từ lâu đã là một ứng dụng có khả năng chạy nền của iPhone OS, nay đã mở rộng hơn nữa khi mà iPhone có thể hỗ trợ cả những thông báo nội bộ (local notifications). Các thông báo local notification này có thể được tạo ra bởi các ứng dụng đang cài trên iPhone.

5. Dịch vụ kế tiếp tạm gọi là “Task completion” sẽ cho phép các ứng dụng có thời gian để hoàn tất bất kì một thao tác nào đã được khởi chạy từ trước, sau đó mới chuyển sang ứng dụng khác. Nếu bạn đã phải gửi hay nhận một bức email quan trọng kèm theo một tập tin đính kèm dung lượng lớn, bạn sẽ vẫn có thể chuyển qua ứng dụng khác trong khi tập tin đó vẫn được tải về.

6. Cuối cùng là khả năng chuyển đổi qua lại giữa các ứng dụng gần như tức thì, nhờ vào cơ chế “ngủ đông” cho các ứng dụng chưa dùng tới và sẵn sàng khởi động lại một khi bạn chạm ngón tay vào icon.

Xét một cách cơ bản và toàn diện thì hiện tại những gì Apple thêm thắt vào phiên bản 4.0 mới “tạm” đủ giải quyết các vấn đề của những người tiêu dùng luôn muốn ôm nhiều việc cùng một lúc. Dù cho có là đa nhiệm thực sự 100% hay không, những gì người tiêu dùng quan tâm là hiệu năng thực tế mà nó thể hiện cùng mức dụng lượng pin bị ngốn đi tương ứng. Mô hình đó có vẻ như chính là điều mà bộ ba iPhone, iPod Touch và iPad mong muốn thực hiện nhất.

Ghi chú: Khả năng chạy đa nhiệm trên iPhone OS 4.0 sẽ không hỗ trợ trên các phiên bản iPhone 3G và iPod Touch Gen 2 trở về trước do bị hạn chế về mặt phần cứng chỉ có 128MB RAM. Dù sao thì với ứng dụng Backgounder trên Cydia cũng có thể giải quyết gọn gàng vấn đề này.

Theo Voz
 
iPhone 4G sẽ có flash camera tích hợp?

iphone-4g-camera-flash-concept.jpg

Cùng với sự công bố hệ điều hành iPhone OS 4.0 và cả gói phát triển iPhone OS 4.0 SDK, người ta đã rất thắc mắc về sự tồn tại của iPhone thế hệ thứ 4 và những đặc điểm mới ở smartphone này mà điển hình là phải chăng nó sẽ có camera với đèn flash tích hợp?

Cơ sở này đã được Apple Insider dựa vào gói iPhone OS 4.0 SDK. Theo đó, một số đoạn mã trong thư viện này bao gồm AVCaptureDevice.hasFlash, AVCaptureDevice.flashMode và AVCaptureDevice.hasTorch đã để lộ một số chi tiết về đặc điểm mới có ở camera của iPhone 4G, đó chính là tích hợp đèn flash.

Nhìn vào 3 đoạn mã này ta có thể thấy, mã đầu tiên sẽ là tính năng kiểm tra liệu iPhone, iPod Touch hay iPad có tích hợp đèn flash hay không và cái thứ hai sẽ khởi động chế độ flash ở camera. Mã còn lại có thể là tính năng kích hoạt đèn flash, nhìn chung thì hai mã 1 và 3 chỉ khác nhau ở chữ “Torch”, thông dụng ở tiếng Anh nhiều hơn.

Ngoài ra, một số nguồn tin còn tiết lộ thêm rằng, thế hệ 4 của iPhone sẽ tích hợp thêm 2 đặc điểm mới là đèn flash LED và cảm biến 5 megapixel. Rất nhiều nguồn tin đã khẳng định điều này, nhưng dù sao đây cũng mới chỉ là tin hành lang, và tất cả những gì chúng ta cần làm là chờ đợi và hy vọng Apple sẽ công bố iPhone 4G tại hội thảo WWDC vào tháng 6 tới đây.

Theo Voz
 
Vì sao Apple không bật multi-task trên iPhone/iPod cũ?

Khi Steve Jobs công bố tính năng multi-task của hệ điều hành mới họ nhà Táo dành cho thiết bị di động – iPhone OS 4, tất cả mọi người đều cảm thấy hứng thú, cho tới khi ông nói rằng, tính năng quan trọng này không được hỗ trợ khi cài đặt trên các thiết bị di động cũ. iPhone 2G/3G, iPod touch gen 1/ gen 2 đều không được hỗ trợ, lý do vì “giới hạn phần cứng”. Thế nhưng thật ra phần cứng không hề có vấn đề gì, Apple vì sao phải làm vậy?

500x_slide_5923_79686_large.jpg

Sự thật ở đây là, các model cũ của iPhone và iPod touch đều hỗ trợ đầy đủ khả năng multi-task. Thay đổi một dòng text trong file N82AP.plist, bạn hoàn toàn có thể sử dụng được tính năng multi-task mới trong iPhone OS 4.

Vậy lý nào khiến Apple vô hiệu hóa chúng? Nhiều khả năng nhất là do vấn đề tài nguyên hệ thống. Phiên bản iPhone 2G, 3G và iPod touch gen 1 / gen 2 đều có CPU khá yếu so với iPhone 3GS và iPod touch gen 3. Quan trọng hơn, chúng chỉ có một nửa dung lượng RAM, chỉ 128MB, và con số này có vẻ không đủ để sử dụng multi-task.

Giới hạn về tài nguyên hệ thống khiến trải nghiệm multi-task trên các thiết bị cũ này chậm chạp hơn nhiều so với mức Steve Jobs mong đợi. Nếu các ứng dụng được phép mở vô tội vạ, tốc độ sẽ giảm xuống tới mức khó ai chấp nhận được. Câu hỏi được đặt ra là: liệu có nên biến multi-task thành một tùy chọn bật/tắt hay không? Có lẽ Apple cho rằng, lợi ích từ việc này không bù đắp được thiệt hại về cảm quan của người dùng, nhất là những người dùng tiềm năng, mới tiếp xúc với iPhone lần đầu.

Chúng ta sẽ chờ xem, multi-task trên các thiết bị cũ là tốt hay xấu, nhưng ít nhất là cho tới khi Apple phát hành phiên bản chính thức của iPhone OS 4.

Theo Voz
 
Nokia mua lại MetaCarta Inc, chuẩn bị nâng cấp dịch vụ định vị


Sau khi đạt được quyền sở hữu công ty phát triển công nghệ web Novarra, Inc. hồi cuối tháng 3 vừa qua thì mới đây, Nokia lại tiếp tục thành công trong việc mua lại công ty chuyên phát triển các giải pháp/công nghệ định vị của Hoa Kỳ là: MetaCarta Inc.

MetaCarta Inc. có trụ sở chính tọa lạc tại bang Massachusetts, Hoa Kỳ. Được thành lập vào năm 2001 và hiện nay có hơn 30 chuyên viên làm việc thường trực. Công ty này được biết đến như là một trong những công ty hàng đầu tại Hoa Kỳ về việc tổng hợp thông tin địa lý cũng như cung cấp các dịch vụ, các giải pháp công nghệ về định vị/ tìm kiếm địa điểm/ hỗ trợ thông tin địa điểm...

Nokia cũng không giấu giếm ý định phát triển khi mua lại MetaCarta Inc. Họ cho biết rằng sẽ sử dụng những thế mạnh về các công nghệ định vị của công ty này để phát triển các dịch vụ định vị trên các thiết bị di động của chính hãng. Thông tin về giá trị thương vụ này đều không được bên nào tiết lộ.

Theo Tinhte
 
Điện thoại Android của Samsung sẽ tích hợp sẵn ứng dụng thay đổi font

Samsung cùng với Monotype Imaging vừa chính thức công bố hợp tác thông qua việc: cả hai hãng sẽ tiếp tục phát triển và sẽ tích hợp ứng dụng thay đổi font chữ hệ thống mang tên FlipFont trên các máy di động chạy hệ điều hành Android, kể từ chiếc Galaxy S dự kiến bán ra vào hè này.

Ứng dụng FlipFont của Monotype Imaging cho phép người dùng Android thay đổi các font chữ hệ thống tùy theo ý thích (tương tự như trên Blackberry). Mặc định FlipFont là một ứng dụng miễn phí, nhưng các font chữ cài đặt sẽ được tính phí và chỉ cho phép người dùng sử dụng thử (đầy đủ tính năng) trong vòng 2 ngày. Người dùng có thể tự mình lựa chọn, xem thử kiểu chữ và tải về tại trang hỗ trợ của hãng nếu muốn sử dụng qua FlipFont.



[video=youtube;oQiMri-LRQY]http://www.youtube.com/watch?v=oQiMri-LRQY&feature=player_embedded[/video]​

Theo Tinhte
 
Sony Ericsson Elm giá 5 triệu đồng

Sony Ericsson vừa bán ra tại thị trường Việt Nam chiếc Elm J10i2 với giá 5 triệu đồng, điện thoại xanh với thiết kế dạng thanh, mặt sau uốn cong.

Elm và Hazel là hai model có chung cấu hình, nhưng khác về thiết kế, Hazel có kiểu dáng trượt lên, trong khi phiên bản vừa có mặt trên thị trường là dạng thanh. Máy có camera 5 Megapixel, hỗ trợ chế độ tự động lấy nét. Ngoài ra, đây cũng là thiết bị tích hợp nhiều kết nối từ 3G/HSPA, Wi-Fi, GPS.

Dưới đây là một số hình ảnh "đập hộp" chiếc di động mới nhất của Sony Ericsson vừa bán.

1.jpg


Với mức giá 5 triệu đồng, Elm ngang bằng với mẫu di động chạy S60 của Nokia là 6760 Slide hay điện thoại cảm ứng Samsung Star Diamond.

2.jpg


Phụ kiện đi kèm model này khá đơn giản với sạc, tai nghe, thẻ nhớ 2GB. Sony Ericsson không trang bị giắc cắm tai nghe 3,5 mm và dùng chuẩn riêng của hãng.

3.jpg


Máy có kích thước 110 x 45 x 14 mm, nặng 90 gram.

4.jpg


Thiết kế uốn cong mặt sau, kiểu dáng thường gặp trên các mẫu điện thoại Sony Ericsson gần đây.

6.jpg


Giao diện Menu trên máy, Elm trang bị mạnh mẽ về kết nối.

8.jpg


Cạnh phải Elm là phím bấm chụp ảnh và tăng giảm âm lượng.

9.jpg


Cổng giao tiếp truyền thông của hãng nằm bên trái.

10.jpg


Máy có camera 5 Megapixel, hỗ trợ tự động lấy nét.
Theo Sohoa
 
N900 tiếp tục được ép xung lên 1,7GHz

Sau khi được ép xung lên 1GHz, Nokia N900 còn chứng minh được tốc độ của mình khi có người đẩy lên tới 1,7GHz.

n900-1.jpg


N900 ép xung lên 1,7GHz. Ảnh:Howardforums.
Hiện trên thị trường, chưa có chiếc di động nào đạt tốc độ 1,7GHz. Thử nghiệm của thành viên riahc3, diễn đàn Howardforums cho thấy, cách thức để nâng tốc độ tương tự như lần đưa N900 lên 1GHz của diễn đàn Talk Maemo.

N900 sử dụng vi xử lý ARM Cortex A8, tốc độ thực tế của máy là 600 MHz.

Theo Sohoa
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Back
Top