Thị trường iPhone có…“xám màu”
(Mobilenet) -
Thị trường viễn thông di động toàn cầu đang phát triển mạnh hơn bởi sự xuất hiện chiếc điện thoại “Chúa trời” iPhone. Bằng chứng là sức tiêu thụ của iPhone lên tới hơn 1 triệu máy, dự kiến đạt 4,5 triệu cuối năm 2008 vượt trên những gì người ta lo ngại về những “điểm yếu” của dòng máy này.
iPhone- Cái nhìn toàn cảnh
Thăm quan dọc khu chợ điện tử lớn Zhongguancun Kemao, Bắc Kinh (Trung Quốc), dường như không có “bóng dáng” của iPhone trong một “rừng” ĐTDĐ hay các thiết bị cầm tay, các phụ kiện di động được trưng bày khắp trên các kệ, tủ kính ở đây.
Dường như sự ra mắt iPhone của hãng Apple tại thị trường Trung Quốc không thu hút được mấy sự quan tâm. Dòng điện thoại mới này chính thức được tung ra ở một số nước như Mỹ Anh Quốc, Pháp và Đức - các nước đã ký hợp đồng độc quyền với các nhà phân phối ĐTDĐ trong đó có AT&T.
iPhone là một khái niệm xa lạ đối với các nhà xuất nhập khẩu tại Trung Quốc, trong khi nhà sản xuất chất bán dẫn tại một nước Đông Âu, thương nhân tại các nước Trung Đông và xứ sở của loài Kangooru… sẵn sàng móc hầu bao mua iPhone từ các đại lý của hãng Apple và các nhà phân phối của hãng này tại Mỹ và Đông Âu. Đấy là chưa kể các nhà bán lẻ sẵn sàng mua và bán lại iPhone đến tay người tiêu dùng với giá rất “hời”.
Thị trường hậu iPhone đã không tốn nhiều thời gian để có một bước tiến dài. Vào thời điểm iPhone được tung ra thị trường ngày 29/7/2007, các hacker và các công ty phần mềm tập trung chuyên sâu giải mã các dòng ĐTDĐ khác tìm ra cơ chế hoạt động của iPhone trên các mạng di động không tích hợp. Chỉ trong vài tuần, các diễn đàn trực tuyến luôn nóng hổi với thông tin được đưa ra bởi một công ty nhỏ có trụ sở tại Prague, Cộng hòa Séc.
Pavel Zaboj - cựu sinh viên khoa toán 36 tuổi, cùng với các bạn của mình sáng tạo và phát triển ra một thiết bị điện tử có tên gọi là Turbo SIM. Thiết bị này được thiết kế để biến điện thoại di động thành những hệ thống thanh toán di động. Ban đầu Turbo SIM có thể được sử dụng để đánh lừa suy nghĩ cho rằng iPhone chỉ hoạt động trên mạng AT&T. Vào giữa tháng 8, công ty của Zaboj - tên Bladox - vẻn vẹn 10 nhân sự đã nhận được rất nhiều đơn đặt hàng.
Bladox đã cung cấp thiết bị mã khóa ĐTDĐ ở gần 100 quốc gia, trong đó có cả quần đảo Pháp, Pô-li-nê-di và đất nước Afghanistan. Tạp chí "Business week" còn nêu tên một số các quốc gia mà iPhone đã xâm nhập được như Brazil, Canada, nước Cộng hòa Dominica, Indonesia, Israel, Nigeria, Peru, Ba Lan, Nga và Tiểu Vương quốc Ả Rập.
Tiếng vang của dòng máy này có được không chỉ bởi nguồn cung cấp “nhỏ giọt”, kích thích sự quan tâm từ phía người tiêu dùng đối với dòng sản phẩm “hot” này mà còn bởi hãng Apple cũng như các đối tác của hãng tỏ ra ít can thiệp đến sự ra mắt của dòng điện thoại này.
Nhà phân phối ủy quyền của Apple, công ty AT&T, O2, Orange, T Mobile của Deutsche Telekom đã phải mất khoản phí vài trăm USD mỗi tháng khi các chủ thuê bao hủy hợp đồng 2 năm mã khóa ĐTDĐ trên các mạng viễn thông. Con số thuê bao chỉ tăng mạnh ở những khu vực mà họ không có sự lựa chọn nào khác ngoài các nhà cung cấp được ủy quyền như vậy.
“Bí mật” của các công ty sản xuất ĐTDĐ Trung Quốc
Thị trường iPhone có ảm đạm hơn do mức quy đổi tiền tệ, chênh lệch giữa tỉ giá đồng USD và đồng nhân dân tệ của Trung Quốc? Người tiêu dùng châu Âu và một số nơi khác sẽ mua được máy iPhone rẻ hơn so với mức giá ở đất nước họ. Và tất nhiên “các nhà đầu cơ” điện thoại iPhone đã nhìn ra cơ hội vàng này và bắt đầu tung ra kế hoạch tìm người đứng mua điện thoại iPhone nhằm đảm bảo nguồn hàng phục vụ bán lẻ. Hiện nay, iPhone vẫn thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng bởi những cải tiến như nâng bộ nhớ lên 16 GB, vỏ mạ vàng, 3G…
Vì thế, không dễ dàng yêu cầu bạn bè hay người thân của chúng ta “thờ ơ” với iPhone. Mỗi cá nhân có thể sở hữu 5 máy iPphone. Một nhà bán lẻ trên thị ĐTDĐ Trung Quốc "bật mí" anh ta đã nhờ một người bạn giả làm một chủ doanh nghiệp in ấn nhỏ đến cửa hàng ủy quyền của Apple mua 100 máy điện thoại iPhone với lý do là cấp phát những điện thoại này cho nhân viên của mình.
Ông Deng Aiun, ngồi trong một gian triển lãm trong một góc khuất của chợ điện tử Zhongguancun Kemao Bắc Kinh, tham quan và không ngần ngại đưa ra nhận xét: cũng giống như các tiếp viên hàng không “xách tay” điện thoại iPhone từ nước ngoài về. Và cũng có biết bao người tiêu dùng mua trên một máy iPhone theo cách tương tự khi họ đi du lịch nước ngoài.
Thị trường iPhone chính hãng có dấu hiệu “ảm đạm” hơn với thông tin rò rỉ cho rằng một số công ty sản xuất ĐTDĐ lớn của Trung Quốc sẽ chính thức bắt tay sản xuất mẫu điện thoại này. Một nhà phân phối điện thoại iPhone cho hay, không lâu nữa trên thị trường ĐTDĐ sẽ có mặt iPhone được sản xuất tại Trung Quốc. Một trong những đối tác của nhà phân phối kể trên đã cho anh ta xem một văn bản nội bộ của hãng Apple về biểu đồ sử dụng máy iPhone chính hãng và một số hướng dẫn sử dụng. Phần lớn các tài liệu hướng dẫn này lộ ra ngoài đều do các nhân viên của hãng hoặc các nhà thầu ủy quyền tung bán cho các nhà giải mã iPhone ngoài thị trường.
Trò chơi “mèo vờn chuột”
Giống như các phân khúc thị trường ĐTDĐ khác, thị trường hậu iPhone cũng không tránh khỏi nguy cơ gian lận trong sản xuất và phân phối ra thị trường. Ông Shawn Zade, chuyên viên cao cấp trong lĩnh vực phân phối ĐTDĐ của WirelessImports.com - hãng phân phối điện thoại được giải mã đưa ra lời nhận xét: trong giai đoạn khởi đầu, những người mua iPhone không ai khác lại chính là những người gian lận trên chính thị trường phức tạp này.
Đối với những thiết bị di động cầm tay khác không phải iPhone, chỉ có ít hơn 1 trong số 100 người mua cố sử dụng card thanh toán, còn với điện thoại iPhone tỉ lệ này là 1 trên 5. Vì vậy để hạn chế gian lận, ông Zade đề xuất người tiêu dùng phải trình bản photo sở hữu thẻ thanh toán và giấy phép lái xe khi mua điện thoại iPhone.
Thật khó có thể đoán biết trước được diễn biến của thị trường ĐTDĐ. Trò chơi “mèo vờn chuột”, giữa hãng Apple và các hacker phần mềm điện thoại (giải mã điện thoại) mới chỉ bắt đầu từ đây. Tháng 9/2007, phần mềm mã khóa cập nhật của Apple được ứng dụng, không lâu sau các hacker đã dễ dàng sử dụng chính phần mềm này giải mã cho điện thoại iPhone. Chính vì thế mà nhu cầu sử dụng card SIM Franken của công ty Bladox (có trụ sở tại Prague) và các dịch vụ khác liên quan đến việc giải mã điện thoại iPhone giảm mạnh. Và theo thống kê đã có hơn 100.000 điện thoại iPhone được giải mã.
Và một điều là không có công ty nào có thể ngăn bước các đối thủ của mình tiến vào thị trường, tham gia cuộc chơi. Một trong số này có PDA Cable, công ty hoạt động dựa trên sự điều hành của một thanh niên 29 tuổi tên là Nathan Walberg. Sử dụng web và các công cụ khác, Walberg tự mình tìm ra các nguồn cung cấp các linh kiện rẻ từ khắp nơi trên thế giới cùng với các phụ kiện của nhiều loại ĐTDĐ và iPod khác nhau, sau đó anh này bán lẻ các linh - phụ kiện này ngay trên website của mình - pdacable.com. Theo cách này, người tiêu dùng sử dụng iPhone, mua thiết bị của Walberg đi kèm, phụ kiện do các nhà phân phối ủy quyền của Apple cung cấp.
Theo Walberg các nhà phân phối này có thể đẩy mạnh thị trường iPhone với việc khuyến khích ứng dụng phần mềm giải mã hợp pháp. Thị trường này sẽ tiếp tục phát triển, mà tất yếu không đơn giản chị dựa vào một mình “ông lớn” Apple.