• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Thông tin Mobile ngày 14.09.2008

Status
Không mở trả lời sau này.

NgocVNPT

New Member
Điện thoại di động “năm trăm ngàn”

Xin giới thiệu đến bạn đọc danh sách điện thoại di động có giá xấp xỉ 500.000đ, hàng chính hãng (có nhà phân phối và bảo hành) của các tên tuổi như Nokia, Sony Ericsson, Samsung, LG…


Sony Ericsson J110i

Các nhân viên kỹ thuật về điện thoại di động cho biết nhờ cấu hình thấp (màn hình đen trắng hoặc màu thấp, độ sáng yếu, không sử dụng nhiều vào những chức năng giải trí) nên máy không hao pin như những dòng máy cao cấp. Với dung lượng pin Li-ion hiện nay xê dịch từ 700-800mAh, dòng máy giá rẻ có thời gian sử dụng trung bình (thực hiện cuộc nghe và gọi) 4-5 ngày.
Sau đây là năm model điện thoại có giá khoảng 500.000 đồng.

Sony Ericsson J110i

- Chạy trên hai băng tần GSM 900 và 1800, màn hình màu STN với 65.536 màu, danh bạ 200 số. Thời gian thoại liên tục của pin là chín giờ. Giá 599.000 đồng.

Samsung S269


Samsung S269

- Dùng công nghệ CDMA trên nền 2000 1x. Màn hình CSTN 65.000 màu, lưu trữ 150 tin nhắn, danh bạ 500 số, máy tính, báo thức, trò chơi... Phần mềm có chức năng chống spam call với 10 thuê bao, thoại bằng loa ngoài, tắt âm, tin nhắn SOS. Dung lượng pin 800mAh, thời gian sử dụng khoảng hai ngày. Giá 499.000 đồng.

Nokia 1200 màn hình đơn sắc


Nokia 1200 màn hình đơn sắc

- Chạy trên hai băng tần GSM 900 và 1800, danh bạ 200 số, bộ nhớ trong 4MB, có chức năng báo thức, lịch âm, có đèn LED làm chức năng đèn pin. Thời gian chờ của pin 390 giờ, thoại liên tục bảy giờ. Giá 579.000 đồng.

Motorola W156


Motorola W156

- Hoạt động với công nghệ GSM có nhiều chức năng mở rộng như cổng giao tiếp USB 1.1, chức năng báo thức, loa ngoài, tiếng Việt, ba trò chơi cài sẵn, màn hình trắng đen. Thời gian hoạt động của pin: 10 giờ thoại. Máy chạy trên hai băng tần 900 và 1800. Giá 439.000 đồng.

Bavapen B103e


Bavapen B103e


- Chạy trên ba băng tần 900, 1800 và 1900, có giao diện tiếng Việt, màn hình TFT 65.536 màu, nhạc chuông MP3 và MIDI, danh bạ 200 số, chạy được trên mạng GPRS và EDGE, có báo thức, nghe radio FM. Pin thoại liên tục khoảng năm giờ, thời gian chờ 180 giờ. Giá 550.000 đồng.
(Theo SGTT)
 
Giảng đường cấm ĐTDĐ: Khả thi hay bất khả thi

Cước điện thoại di động rẻ như “cơm bình dân” cùng với việc thị trường ngày càng xuất hiện nhiều mẫu “dế” rẻ đã làm cho việc sử dụng mobile trở thành một nhu cầu “mọi lúc, mọi nơi”. Và giảng đường đại học cũng không là một ngoại lệ.

Tuy nhiên, sau khi trường Đại học Cần Thơ ban hành các điều khoản cụ thể về việc cấm sử dụng ĐTDĐ trong giờ học, các trường Đại Học trong cả nước cũng đang có chiều hướng làm theo. Song, liệu quy định này có được áp dụng triệt để không hay rồi cũng lại tái diễn tình trạng “bắt cóc bỏ đĩa” như một số quy định đã đưa ra trước đây?

3.jpg

Bên cạnh những ý kiến chưa đồng tình với quyết định trên, một số ít cho rằng việc cấm sử dụng điện thoại trong giờ học là một quyết định đúng đắn

1001 lý do…

Hơn ai hết, sinh viên là một trong những đối tượng khách hàng đầy tiềm năng của thị trường điện thoại di động. Chiếc “alô” giờ đây đã trở nên quá quen thuộc với học đường. Ngay cả những gia đình chả mấy dư giả gì, cũng vẫn cố sắm cho con một chiếc điện thoại “tàng tàng” để quản lý sinh hoạt và hỏi han chuyện học hành. Còn với sinh viên dù “chú “dế” nhỏ có “xịn “ hay không, sự có mặt của "chú" quả thực là không vô ích.

Khi trò chuyện với nhóm sinh viên của một số trường đại học, phần lớn các sinh viên đang sử dụng điện thoại không đồng ý với quyết định cấm sử dụng ĐTDĐ trong giờ học. Cường, sinh viên khoa Báo chí, Học viện Báo chí (HN) cho rằng “Đây là một quyết định chưa có sức thuyết phục, vì sinh viên cũng như bao người khác, cũng cần điện thoại mọi lúc mọi nơi.”.

Một vài ý kiến đưa ra mang tính chất tự biện cho việc dùng điện thoại trong giờ học như: đôi khi việc nhắn tin trong giờ học còn khiến cho cơn buồn ngủ tan biến, còn có thể ghi chép bài đầy đủ để nhanh… hết giờ, thoát khỏi những giờ dạy theo kiểu đọc - chép...

1.jpg
1001 lý do…

Bên cạnh những ý kiến chưa đồng tình với quyết định trên, một số ít cho rằng việc cấm sử dụng điện thoại trong giờ học là một quyết định đúng đắn. Tác dụng tích cực của quyết định này chính là vì kết quả học tập. Bên cạnh đó, nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành văn hóa học đường - một vấn đề đã và đang được đặt ra mang tính cấp thiết trong các giảng đường đại học.


Vy, sinh viên khoa Xã hội học, cho rằng: “Cấm hay không cấm sử dụng điện thoại với tôi cũng không phải là vấn đề lớn vì tôi rất ít khi sử dụng điện thoại trong giờ học. Thường trong giờ học thì các bạn tắt chuông điện thoại nên khi có điện thoại hay tin nhắn thì chỉ có chủ nhân mới biết.

Thế nhưng khi đang say sưa nghe giảng mà bắt gặp một vài hình ảnh cúi lên cúi xuống, hí hoáy nhắn tin thì thật không hay chút nào, cảm thấy rất khó chịu và độ tập trung bài vở cũng bị giảm sút, ảnh hưởng đến chất lượng học tập chung của cả lớp. Bản thân tôi rất đồng tình với quyết định trên, để đảm bảo một giờ học nghiêm túc cần phải phổ biến chặt chẽ và cụ thể quyết định này”.

… Và thực trạng

Tuy đã có “lệnh cấm”, nhưng có một thực tế là “phép vua thua lệ làng”. Hầu hết 100% số sinh viên được hỏi tại một số trường đại học khu vực Hà Nội đều cho biết: họ vẫn không tắt điện thoại trong giờ học.

Bạn Thanh Hương, sinh viên trường HVBC cho biết: “Khi chưa cấm thì việc sử dụng điện thoại được công khai. Còn khi có lệnh cấm rồi thì tất cả… rút vào “hoạt động” bí mật. Chỉ cần hạn chế gọi điện và nhắn tin một cách kín đáo, ý tứ hơn là mọi việc hầu như không có gì khác biệt lắm…”

4.jpg

“Cách đối phó” của hầu hết các sinh viên bây giờ là: trước khi vào lớp, luôn chú
ý chuyển điện thoại sang chế độ rung

Vậy nên, “cách đối phó” của hầu hết các sinh viên bây giờ là: trước khi vào lớp, luôn chú ý chuyển điện thoại sang chế độ rung (Vibrate Mode) hoặc số có ý thức hơn thì chỉ để chế độ báo đèn (Flash) và kẹp dưới tập sách vở khá dày để che chắn.

Có một số ít sinh viên, khi quyết định cấm sử dụng điện thoại đưa ra đã tỏ thái độ không đồng tình ra mặt bằng việc cố ý để chuông rất to trong giờ học. Những người này giải thích rằng: họ đang cố gắng cho thấy việc cấm điện thoại hay cấm họ giữ liên lạc trong giờ học sẽ gây ra những bất cập và sẽ vấp phải sự phản đối thế nào trong sinh viên.

Theo họ, trong xã hội hiện đại, chiếc điện thoại luôn ở bên cạnh là điều hết sức bình thường. Hòa, Học viện Ngân hàng nói: “Hành động để rung máy khi vào lớp học đã nói lên ý thức của chúng tôi trong việc giữ trật tự và tuân thủ quy định của trường lớp và không hề làm ảnh hưởng đến người khác trong giờ học.

Vậy còn hiện tượng giáo viên sử dụng gọi và nghe điện thoại khi đang giảng bài, làm bài giảng bị gián đoạn và làm giảm sự tập trung của sinh viên thì sao?”

2.jpg
Cần một cái nhìn khách quan

Vậy là, mặc dù đã có nhiều trường Đại học quy định rõ ràng và chỉ rõ những hình thức kỉ luật dành cho nhưng sinh viên vi phạm nội qui cấm sử dụng điện thoại di động trong giờ học, nhưng hầu như tình trạng này vẫn chưa được cải thiện. Đối với giới sinh viên, dường như những gì càng cấm thì họ càng cố gắng làm khác bằng được và làm một cách rất thích thú….


Cần một cái nhìn khách quan

Những bất cập từ thực trạng áp dụng quy định cấm trên cũng đã làm đau đầu các nhà quản lý đồng thời cũng gây tâm lý không thoải mái và thỏa đáng trong giới sinh viên. Đã có nhiều cuộc hội thảo lớn của các trường về vấn đề này, trong đó có sự tham gia của cả các đại diện của giới sinh viên - đối tượng bị tác động trực tiếp. Tại đó, có khá nhiều luồng ý kiến nhiều chiều được đưa ra.

Hầu hết mọi người nhất trí rằng, quyết định này giúp sinh viên tập trung tối đa vào bài giảng, tránh khỏi những xao nhãng không cần thiết trong giờ học, hạn chế việc hình thành thói quen làm việc riêng trong khi học. Điều này không những ảnh hưởng đến bản thân mà còn gây ức chế cho giảng viên và các bạn học.

Ngoài ra, cấm sử dụng điện thoại trong giờ học dần dần sẽ “khống chế” được một số sinh viên thích thể hiện mình với điện thoại ở mọi lúc mọi nơi, gây cảm giác khó chịu cho tập thể. Tuy nhiên, một thực tế cũng phải tính đến là việc cấm này sẽ là bất tiện với một bộ phận không ít những sinh viên đang vừa đi học, vừa đi làm.

Những sinh viên này phân tích rằng: họ rất cần điện thoại để giữ liên lạc và nắm bắt được những yêu cầu của công việc thậm chí là chỉ qua những trao đổi ngắn và chớp nhoáng bằng tin nhắn. Trong những trường hợp khẩn cấp cần báo tin cho ai hay thông báo cho ai về một việc gì mà đúng lúc tắt máy thì hậu quả thật khó lường.

Không ít sinh viên đã tắt máy khi vào giảng đường, sau đó mở máy ra mới nhận thấy những thông tin công việc quan trọng và cuống cuồng đi xử lý, thậm chí có những sinh viên đã vì thế mà phải xin nghỉ học mấy ngày trời để chạy đi giải quyết công việc.

5.jpg
Không thể nói cấm sinh viên trong khi các thầy cô vẫn sử dụng rất nhiều

Có một thực tế không thể phủ nhận là trong khi ra sức cấm sinh viên sử dụng điện thoại trong giờ học thì chính giảng viên lại vẫn tiếp tục sử dụng điện thoại.


Nếu đặt chất lượng giảng dạy và học tập của giờ học lên hàng đầu thì quy định cấm dùng điện thoại không thể chỉ áp riêng cho mỗi sinh viên hay nói như lời nhận định của một sinh viên trường ĐH KHXH&NV, ĐH Quốc gia HN: “Không thể nói cấm sinh viên trong khi các thầy cô vẫn sử dụng rất nhiều. Tất nhiên lí do dùng điện thoại thì ai cũng đúng và rất hợp lý, nên vấn đề này trước khi đưa vào thi hành và áp dụng một cách phổ biến thì cần phải cân nhắc kĩ lưỡng.”

Trong khi đang chờ đợi một quyết định “được cân nhắc kỹ lưỡng” thì các sinh viên vẫn lén lút dùng điện thoại trong giờ học. Việc này vô hình chung đã tạo thêm sức ép và làm phân tán sự tập trung vào bài giảng của sinh viên vì lúc nào cũng phải lo che chắn, ngụy trang và nơm nớp sợ bị giáo viên phát hiện…

Trước thực trạng này, nên chăng, cần nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo và khách quan, cần một quá trình thuyết phục và đưa ra định chế mới để quyết định cấm sử dụng điện thoại trong giờ học thật sự có hiệu quả.
(Theo Mobilenet)
 
Dịch vụ giá trị gia tăng sẽ thúc đẩy ARPU

Mới đây, VNPT đã phối hợp với công ty IMImobile (Ấn Độ) tổ chức hội thảo về Dịch vụ giá trị gia tăng có chủ đề “Thúc đẩy dịch vụ giá trị gia tăng để nâng cao chỉ số ARPU của các nhà khai thác di động.

460.jpg
Thêm nhiều dịch vụ giá trị gia tăng sẽ thu hút thêm khách hàng mới và giữ chân khách hàng trung thành

Theo ông Phan Thảo Nguyên, Phó giám đốc Trung tâm Thông tin và Quan hệ công chúng thì doanh thu trung bình trên mỗi thuê bao di động (ARPU) đang có xu hướng ngày càng giảm từ 7-8 USD/thuê bao xuống 5-6 USD trong thời gian tới. Do đó, các nhà khai thác mạng viễn thông đang tìm cách cải thiện tình hình bằng cung cấp thêm các dịch vụ giá trị gia tăng (VAS) nhằm thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng trung thành. Cuộc hội thảo được tổ chức lần này với mong muốn đề cập một cách chi tiết các cách thức tiến hành dịch vụ VAS và các cách quản lý cũng như cách ứng dụng cao những công nghệ tiên tiến cho lĩnh vực này.

Thông qua nhiều bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế triển khai tại nhiều thị trường khác nhau trên thế giới với sự chia sẻ nhiệt tình của các chuyên gia đến từ IMImobile, các mạng cũng như các công ty kinh doanh nội dung của Việt Nam có thêm một góc nhìn mới về thị trường kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng trong thời gian tới.

Theo đó, các operators Việt Nam có thể ứng dụng những công nghệ gì, hợp tác thế nào để phát triển dịch vụ giá trị gia tăng tốt hơn đặc biệt là sau khi được cấp phép 3G.

(Theo Mobilenet)
 
Các loại phụ kiện mới cho ĐTDĐ

Tại TP.HCM, Thegioididong.com công bố cùng lúc 5 phụ kiện mới cho ĐTDĐ: tai nghe Bluetooth, loa, sạc khẩn cấp, thẻ nhớ và đầu đọc thẻ nhớ microSD.

SN151341.jpg


Một loạt các tai Bluetooth với nhiều kiểu dáng khác nhau, công nghệ khác nhau và có giá từ 545.000 đồng - 690.000 đồng đã bắt đầu được bán tại các siêu thị ĐTDĐ của Thegioididong.com.

Cũng tương tự như vậy, loa nghe nhạc dành cho tất cả các model ĐTDĐ (với nhiều đầu cắm khác nhau) có giá từ 135.000 đồng - 295.000 đồng cũng đang được bán tại đây.

Trong khi đó, Thegioididong cũng đã giới thiệu ra nhiều loại thẻ nhớ thông dụng cho ĐTDĐ khác nhau như: microSD, M2, DV MMC và miniSD, các loại thẻ này có dung lượng từ 1GB trở lên và có giá dưới 500.000 đồng/thẻ tuỳ theo chủng loại và dung lượng.

Đặc biệt, 2 thiết bị phụ kiện khác khá độc đáo cũng đã được bán ra vào dịp này là sạc khẩn cấp, thiết bị (2 pin hoặc 1 pin AA) này sử dụng pin AA để sạc lại pin cho ĐTDĐ trong điều kiện khẩn cấp. Thiết bị còn lại là đầu đọc thẻ nhớ, các sản phẩm này cho phép người dùng máy tính đọc được thẻ nhớ "nhỏ" của ĐTDĐ phổ biến như: microSD, M2, DV MMC và miniSD một cách dễ dàng.

Từ ngày 18/9 - 18/10/2008, Thegioididong.com khuyến mãi "Thu thẻ nhớ cũ - Đổi thẻ nhớ mới".

Thẻ cũ có dung lượng thấp (dưới 512MB) đến đổi tại Thegioididong.com sẽ được mua thẻ nhớ 1GB với giá 99.000 đồng/chiếc (giá bán lẻ hiện tại là 195.000 đồng/cái). Áp dụng cho tất cả các thẻ nhớ cũ, hư, với bất kỳ dung lượng nào. Thegioididong.com cũng giảm giá bộ phụ kiện, khách hàng mua thẻ nhớ sẽ được đầu đọc 2 trong 1, mua cáp kết nối máy tính được tặng miếng dán màn hình điện thoại, mua pin ĐTDĐ tặng sạc pin đa năng v.v...
Theo TGVT
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Back
Top