• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Thông tin mobile ngày 14-10-2009

Status
Không mở trả lời sau này.

PhuongNguyen

Well-Known Member
Dùng thử Sony Ericsson Satio

Ấn tượng khả năng chụp hình từ camera 12 Megapixel và giải trí mạnh mẽ, nhưng bản dùng thử của Sony Ericsson Satio có màn hình cảm ứng đơn giản.
> Sony Ericsson Satio tại Hà Nội.

Việt Nam là một trong những quốc gia sẽ bán Satio chính thức, hiện Sony Ericsson vẫn chưa công bố thời điểm bán ra model này. Dự kiến, máy sẽ được bán ở mức trên dưới 16 triệu đồng.

DSC_0743.jpg


Satio có thiết kế lớn. Ảnh: Quốc Huy.

Một vài phiên bản dùng thử đã xuất hiện ở Việt Nam dưới dáng máy test. Ấn tượng đầu tiên khi cầm Satio trên tay là máy có kích thước hơi lớn, màn hình cảm ứng rộng 3,5 inch với hình ảnh hiển thị thấp dưới màn gương chứ không nổi, đẹp bằng Xperia X2.

Dưới màn hình, 2 phím bấm gọi điện/ngắt cuộc gọi bố trí hai bên, ở giữa là phím gọi Menu đồng thời bấm trở lại các tính năng. Các nút bấm này được bố trí cao theo hình vòng cung.

Cạnh phải Satio là phím tăng giảm âm tượng, đồng thời có thể zoom khi chụp ảnh, nút gọi các chương trình giải trí đa phương tiện, chuyển chế độ quay phim/chụp ảnh và nút bấm khởi động camera chụp ảnh khá lớn.

Cạnh trái máy là phím khóa màn hình, giắc cắm đặc trưng của Sony Ericsson và khe cắm thẻ nhớ microSD được đậy nắp. Nút nguồn được bố trí bên trên, trong khi phía dưới là lỗ treo dây đeo.

Phía sau, camera 12 Megapixel được bảo vệ nắp đậy lớn, khi đẩy ra máy ảnh sẽ khởi động. Phía dưới là ống kính f=5,9mm, 1:2.8 cùng đèn LED và đèn flash Xenon.

DSC_0850.jpg


Màn hình cảm ứng của máy không nhạy. Ảnh: Quốc Huy.

Satio là chiếc smartphone giải trí, do đó giao diện của máy gần như hỗ trợ rất tốt chức năng này. Các icon đẹp, nhưng thua về độ long lanh so với Xperia X2 hay các smartphone có màn hình AMOLED của Samsung.

Máy trang bị công nghệ cảm ứng điện trở, người dùng có thể tác dụng bằng bút, ngón tay. Trong firmware của phiên bản dùng thử, chỉ một số ứng dụng được phép vuốt trượt như lướt web, xem bản đồ Google Maps, trong khi Menu hay các tính năng khác, phải dùng thanh cuộn bên phải khá bất tiện.

So về khả năng thực thi cảm ứng, Satio thua phiên bản Xperia X2, chưa thể bằng iPhone, di động Android của HTC. Những khác biệt này có thể dễ nhận ra bởi máy dùng công nghệ điện trở, ngoài ra, trong bản chính thức khi bán ra thị trường, Sony Ericsson sẽ mang tới bản firmware khác với nhiều nâng cấp hứa hẹn tốt hơn.

Chạy Symbian S60 5th edition, máy có thể cài đặt các ứng dụng thứ ba, phần mềm này giống với Nokia N97, 5800 XpressMusic hay Omnia HD. Có thể thấy, Satio tương tự về cảm ứng của N97, thua độ rực rỡ với Omnia HD, giao diệp mang dấu ấn Sony Ericsson.

Ở màn hình chính, phía dưới là 4 biểu tượng đi vào các ứng dụng: gọi điện, giải trí, tin nhắn và tìm kiếm. Phía trên là 5 logo, cho phép đi vào các ứng dụng : Danh bạ yêu thích, Internet/mạng xã hội (Picasa, Facebook, YouYube, MySpace...), Màn hình chính, xem ảnh trực tiếp bằng cách kéo lên và cuối cùng là các cài đặt (cấu hình, Wi-Fi, Blueototh, ghi chú, radio...).

DSC_0873.jpg


Camera chụp ảnh 12 Megapixel. Ảnh: Quốc Huy.

Khi bấm vào phím trung tâm, menu chính hiện ra với các icon đặc trưng Sony Ericsson. Menu không cho phép dùng ngón tay vuốt lên, phải tác dụng lực vào thanh cuộn bên cạnh.

Satio hỗ trợ đầy đủ các kết nối, khả năng lướt web, xem video trực tuyến qua Wi-Fi rất mượt mà. Ngoài ra, người dùng có thể đi vào các ứng dụng mạng xã hội với giao diện phần mềm S60.

Đặc biệt, máy chụp ảnh đẹp, những lo lắng về việc Satio lưu các bức ảnh dung lượng cao mất thời gian gần như không có. Các file ảnh được load nhanh. Tuy nhiên, bản dùng thử chụp hơi chậm về khả năng lấy nét.

Âm thanh từ loa ngoài trung bình, tiếng trong và chi tiết khi thưởng thức trên tai nghe. Để xem phim, nền chuyển mã các file video theo đúng định dạng, nếu không hình ảnh hiển thị bị vỡ, xấu.

Máy hỗ trợ bàn phím ảo, khi soạn thảo, các nút bấm QWERTY hoặc số hiện ra (tùy trạng thái ngang dọc), tuy nhiên giao diện hủy bỏ, thay vào đó là các ký tự được viết. Sau khi soạn thảo, bấm ok thì trở lại giao diện/chức năng ban đầu.

Theo Sohoa


 
LG bán được 30 triệu chiếc KP100

Hôm qua, LG thông báo chiếc di động giá rẻ KP100 đang có giá 550.000 đồng đã tiêu thụ được 30 triệu chiếc trên toàn cầu.

kp100.jpg


KP100 nằm trong nhóm những điện thoại bán chạy nhất thế giới. Ảnh: Gsmarena.

KP100 được bán ra đầu tiên tại Ấn Độ, Mỹ La tinh vào tháng Giêng 2008, sau đó là các khu vực khác nhau trên thế giới. Model này có cả hai phiên bản GSM lẫn CDMA. Tiếp tục KP100, LG ra mắt các model tương tự như KP105, KP106, KP107 và KP108 với một số các nâng cấp về kết nối, thiết kế, màu sắc. Hiện KP100 có tới 3 kiểu dáng và 15 màu sắc khác nhau.

Trong số 30 triệu máy bán ra trên toàn cầu, có 20 triệu model sử dụng mạng GSM, 10 triệu thiết bị còn lại sử dụng chuẩn CDMA. Đây là model không chỉ có giá rẻ, máy còn sở hữu kiểu dáng gọn gàng, mỏng chỉ 12,6 mm và có màn hình nhỏ, hỗ trợ nghe đài FM.

Cùng với KP100, trước đây LG từng cho biết hai mẫu di động cảm ứng là Arena và Cookie đã bán được một triệu và 5 triệu máy.

Hiện kỷ lục di động bán nhiều nhất đang nằm trong tay chiếc Nokia 1100, trong 4 năm model này đã tiêu thụ được tới 200 triệu máy. Ngoài ra, thị trường điện máy còn chứng kiến một số dòng di động bán chạy như 50 triệu thiết bị dòng Motorola Razr, 120 triệu máy chơi game PlayStation 2, hay trước đó, dòng Chocolate của LG cũng đã bán được tới 10 triệu model.

Theo Sohoa




 
Chỉnh sửa cuối:
HTC Tattoo: Đa sắc hình xăm

Người dùng có thể thoải mái "cá tính hoá" chú dế Tattoo của mình qua bộ vỏ đa sắc cùng dịch vụ chạm khắc trên vỏ máy.

Được giới thiệu vào đầu tháng 9, HTC Tattoo được Vodafone phân phối tại Anh và đã chính thức trình làng với giá hấp dẫn. Với hợp đồng thuê bao £25/tháng, người dùng sẽ được tặng miễn phí một "chú" Tattoo. Nếu thích người dùng có thể đặt mua ngay tại website chính thức của Vodafone.

1255479274-htc_tattoo_1.jpg

Ngoài việc được miễn phí máy, người dùng còn có thể đặt mua những bộ vỏ đầy màu sắc với giá £11.19 (khoảng $17.71).

Đúng với tên gọi Hình xăm của mình, HTC cung cấp cho người dùng dịch vụ khắc lên vỏ máy. Người dùng có thể truy cập vào tattoomyhtc.com chọn cho mình mẫu khắc vừa ý hoặc tải lên hình ảnh muốn khắc của riêng mình. Sau 14 ngày, vỏ máy sẽ được hoàn thành và chuyển đến tận tay người dùng.

1255479274-htc_tattoo_4.jpg
1255479274-htc_tattoo_2.jpg
1255479274-htc_tattoo_3.jpg
1255479274-htc_tattoo_5.jpg

Những chiếc vỏ đầy màu sắc

Tattoo được HTC xếp vào phân khúc dòng máy giá rẻ với việc giảm một số chi tiết cấu hình. Máy sử dụng màn hình cảm ứng điện trở với độ phân giải QVGA 240 x 320. Tuy nhiên đây cũng là chiếc máy có nhiều điểm mới trong dòng Android của HTC. Đầu tiên phải kể đến việc tích hợp sẵn khả năng thu FM, sử dụng giao diện HTC Sense mới.


Theo 24h
 
Điện thoại 2 năm tới trong mắt Nokia

Hãng sản xuất Phần Lan giới thiệu 3 video mô tả những thay đổi của điện thoại di động trong 2-4 năm tới với những vai trò chủ chốt là "Công cụ tiêu khiển", "Luôn kết nối" và "Con người là trung tâm".


011.jpg

Con người thường nghĩ ra nhiều trò tiêu khiển để giết thời gian như quay bút, vẽ linh tinh lên giấy, đung đưa chân... Thời gian tới, họ có thể thực hiện những trò đó trên điện thoại. Xem video

012.jpg

Không cần gọi điện hay nhắn tin, hai người vẫn có cảm giác kết nối với nhau nhờ những tính năng như màn hình điện thoại của người này sẽ đổi màu tùy thuộc điện thoại của người kia đang đặt ở đâu. Xem video

013.jpg

Danh sách liên lạc trên điện thoại không còn là những con số, địa chỉ khô khan mà trông như một môi trường ảo để con người tương tác, trò chuyện với nhau. Xem video

Theo VnExpress
 
Thương mại di động đến thời phất

ICTnews - Thương mại di động (TMDĐ) đang đà khởi sắc mạnh mẽ ở Mỹ khi người tiêu dùng cảm thấy thoải mái mua các loại hàng hóa qua di động.

ImageView.aspx


Thương mại di động ở Mỹ đang phất lên nhờ sự phổ biến của di động thông minh và sự vào cuộc của các hãng bán lẻ. Ảnh minh họa.

Cách đây 10 năm, các nghiên cứu thị trường dự đoán vào năm 2006, hơn 25% người dùng di động ở Mỹ sẽ sử dụng thiết bị này để mua hàng hóa và dịch vụ nội dung. Trên thực tế, đến cuối quý II năm nay, chỉ có khoảng 7% khách hàng Mỹ mua hàng và thực hiện giao dịch tài chính qua di động, theo khảo sát của hãng nghiên cứu thị trường Nielsen với hơn 90.000 người.

Các hãng nghiên cứu cho rằng bây giờ mới là thời phất lên của TMDĐ, thậm chí nhiều hãng vừa phải tăng dự báo về doanh thu của lĩnh vực này. Trong tháng 1/2009, hãng nghiên cứu thị trường ABI Research dự tính doanh thu hàng hóa đặt hàng qua di động ở khu vực Bắc Mỹ sẽ đạt khoảng 544 triệu USD, tăng so với con số 346 triệu USD của năm 2008. Hiện nay, ABI dự báo doanh thu TMDĐ ở khu vực này có thể đạt 800 triệu USD trong năm 2009 và khoảng 1,6 tỷ USD vào năm 2010.

Từ nhạc chuông đến ứng dụng và hàng hóa

Các hãng nghiên cứu thị trường và giới phân tích hiện nay đã có niềm tin hơn về TMDĐ nhờ những kết quả cụ thể của một số doanh nghiệp như trường hợp của chuỗi cửa hàng bánh pizza Papa John's International. Vào giữa năm 2008, chuỗi cửa hàng này bắt đầu cho khách hàng đặt đồ ăn và đồ uống qua di động. Vào tháng 12/2008, Papa John đã bán được 1 triệu USD qua di động. Doanh thu bán hàng qua di động của Papa John đang tăng ở tốc độ 10 lần sau mỗi năm.

Những người dùng di động từ nhiều năm nay đã quen với việc mua nhạc chuông và trò chơi qua di động từ các nhà cung cấp như AT&T và Verizon Wireless. Gần đây, họ bắt đầu dùng di động để mua những ứng dụng trực tuyến để dùng trên di động thông minh như iPhone của Apple hay BlackBerry của hãng Research In Motion.

Và giờ đây, nhờ sự phổ biến ngày càng tăng của di động thông minh có trình duyệt và bàn phím dễ dùng, người dùng di động trên khắp nước Mỹ đã bắt đầu sử dụng thiết bị không dây để mua hàng hóa như bánh pizza, đồ uống và cả sách vở, quần áo và tất cả những loại hàng hóa hiện được mua trực tuyến qua máy tính.

Bán lẻ bắt đầu gặt hái

Trong tháng 9 vừa qua, hãng đấu giá trực tuyến eBay cho biết chỉ riêng ứng dụng dành cho di động iPhone của họ đã tạo ra 380 triệu USD doanh thu năm nay. Ứng dụng này cho phép người dùng di động tìm kiếm và đấu giá vật phẩm trên eBay, nhận thông tin cảnh báo khi họ bị trả giá cao hơn và thanh toán hàng hóa qua ứng dụng dành cho iPhone của eBay.

Amazone hiện chưa thông báo về doanh thu bán hàng qua di động, nhưng theo Howard Gefen, giám đốc dịch vụ thanh toán di động của Amazon “doanh thu từ TMDĐ đang tăng chưa từng có”.

Các hãng bán lẻ không thể bỏ qua TMDĐ. Đến cuối năm 2009, khoảng một nửa số hãng bán lẻ ở Mỹ sẽ có trang web cho di động, tăng hơn 20% so với năm 2008, hãng ABI dự đoán. Doanh thu từ các kho nội dung di động cũng đang tăng ở mức 2 và 3 con số. Kho ứng dụng di động App Store của Apple bắt đầu bán trò chơi, sách điện tử và ứng dụng cho iPhone và iPod Touch được hơn một năm. Trong tháng 9 vừa qua, kho ứng dụng này đã đạt mốc 2 tỷ lượt tải.

Sự thành công của TMDĐ và sự phổ biến của di động thông minh đang thúc đẩy các hãng bán lẻ như Pizza Hut và Starbucks phát triển các ứng dụng riêng. Trong tháng 9 vừa qua, chuỗi cả hàng cà phê Starbucks đã ra mắt ứng dụng cho phép khách hàng của họ nạp tiền vào thẻ mua hàng Starbucks (thẻ do Starbuck cấp cho khách hàng của họ) và thanh toán qua di động. Gần đây, hãng bán lẻ này còn ra thêm ứng dụng khác cho phép người dùng di động tìm cửa hàng Starbucks, tìm thực đơn trong cửa hàng đó. Trong tuần đầu tiên ra mắt, ứng dụng này đã thu được 500.000 lượt tải về.

Động lực cho sự phát triển mạnh của TMDĐ là sự phổ biến của di động thông tin có khả năng lướt web ngày càng tăng. Trong quý II năm nay, 28% di động bán ra ở Mỹ là di động thông minh, tăng 19% so với quý đầu năm, theo hãng nghiên cứu thị trường NPD Group. Khoảng 1/3 người dùng di động không có khả năng lướt web ở Mỹ có kế hoạch mua di động thông minh trong năm nay, theo khảo sát với 3.305 khách hàng vào tháng 3 của trang web so sánh giá PriceGrabber.com.

Theo ICTNews
 
Thị trường “dế” 3G vẫn im ắng

ICTnews – Sau khi VinaPhone chính thức ra mắt 3G, thị trường di động vẫn im ắng, chưa có doanh nghiệp nào đưa ra chương trình khuyếch trương di động hỗ trợ 3G.

ImageView.aspx


Chưa có doanh nghiệp bán lẻ và hãng sản xuất nào khuyếch trương cho di động hỗ trợ 3G. Ảnh Thanh Hải.

Tại cửa hàng điện thoại Nhật Cường trên phố Lý Quốc Sư đúng một ngày sau “sự kiện 12/10”, anh Hải - một khách hàng đang cầm trên tay chiếc điện thoại Nokia N85 hỗ trợ sử dụng mạng 3G có giá gần 8 triệu đồng, cho biết: “Tôi để ý đến N85 vì đây là loại máy trượt, trông hình thức nam tính đúng ý tôi thích, chứ không phải vì trong nước mới xuất hiện mạng 3G”.

Qua khảo sát của phóng viên Báo BĐVN tại một số điểm kinh doanh khác như công ty Thế giới di động (trên đường Thái Hà), chi nhánh hệ thống dienthoai.com.vn tại 4B Hàng Bài, Anh Vũ mobile…, đa phần khách hàng đang có ý định mua điện thoại 3G đều có tâm lý tương tự như trường hợp anh Hải nêu trên. Bên cạnh đó, trái hẳn với không khí quảng bá rầm rộ về chuyện thử nghiệm, khai trương hoặc chuẩn bị cung cấp dịch vụ 3G của các nhà mạng trong nước như VinaPhone, Viettel hay Mobifone, thì thực tế bán hàng tại các điểm kinh doanh di động hầu như không có gì thay đổi.

Tại công ty Thế giới di động, tất cả những chiếc điện thoại hỗ trợ công nghệ 3G từ Nokia 6151 có giá chỉ hơn 3 triệu đồng cho tới SamSung i900 giá 10 triệu, HTC Hero giá 12,5 triệu hay chiếc Nokia Gold Arte có giá 27,99 triệu…, đang được bày bán tại đây vẫn “kiên trì giẫm chân” ở mức giá tương tự như thời điểm trước ngày 12/10.

Rõ ràng, không thể xảy ra tình trạng người dân đổ xô đi sắm dế 3G dẫn tới “cháy hàng” là chuyện đã nằm trong dự đoán của nhiều người sử dụng cũng như giới chuyên gia từ trước.

Vì sao có hiện tượng trên, trước hết đó là câu chuyện về giá cước. Để sử dụng dịch vụ này người dùng dế 3G cũng phải “cân chỉnh” lại cho thật… chắc túi tiền của mình bởi giá cước sẽ đội lên khá nhiều so với thời kỳ “tiền 3G”. Bên cạnh đó, tâm lý của những khách hàng có “cảm tình” với mạng 3G vẫn còn đang… nghe ngóng để chọn lựa nhà cung cấp.

Lý giải nguyên nhân khiến sức mua những chiếc điện thoại 3G hỗ trợ nhiều tính năng tiên tiến còn “ì ạch”, có lẽ cũng không thể bỏ qua lý do nữa là thói quen sử dụng của thuê bao di động trong nước. Lâu nay thói quen sử dụng điện thoại di động của người dân trong nước chủ yếu biết đến nhu cầu đàm thoại và gửi tin nhắn SMS chứ chưa “để mắt” nhiều đến nhu cầu sử dụng dịch vụ dữ liệu (với dế 3G lại phải tiêu tốn từ trên 3 triệu). Chính vì vậy, tâm lý của nhiều người hiện nay mới chỉ ở đang trong giai đoạn dò dẫm tìm hiểu về 3G nên chưa quyết định mua sắm.

Theo ICTNews
 
Điện thoại bàn không dây Siemens mỏng như máy di động
Thiết kế nhỏ gọn, thu phát sóng tốt, âm thanh rõ ràng, màn hình 265.000 màu, tiết kiệm điện và chịu va đập tốt, 5 dòng điện thoại cố định không dây Siemens vừa tung ra thị trường VN có giá từ 1,5 đến 4 triệu đồng một chiếc.

Sản xuất tại Đức, loạt sản phẩm điện thoại cố định không dây dùng cho văn phòng và gia đình lần này gồm C590, E360, E490, SL780 và A580IP, sử dụng công nghệ sử dụng công nghệ ECO mode Plus tiết kiệm đến 60% năng lượng.

ccccc.jpg


Các mẫu điện thoại bàn không dây mới nhất của Siemens. Ảnh: Thiên Chương.

Vẫn duy trì truyền thống độ bền "nồi đồng cối đá", các sản phẩm mới ra mắt của Siemens có khả năng chịu bụi, chịu va đập đến hàng nghìn lần. Tuy nhiên, nhà sản xuất đã chú trọng hơn yếu tố hình thức.

Thay cho cột thu sóng to tướng trồi lên bên ngoài và trọng lượng khá nặng tay của các dòng máy khác, lần này, chiếc Siemens để bàn lại mới có diện mạo không to hơn chiếc di động là bao.

Đại diện nhà sản xuất cho hay, điểm đáng chú ý của loạt sản phẩm mới là dù chiếc máy phổ thông có giá ngoài 1.500.000 đồng hay chiếc máy cao cấp nhất bán gần 4 triệu đồng, thì chất lượng âm thanh và khả năng thu sóng vẫn tốt như nhau.

sm-2.jpg


Chiếc SL780 nhỏ nhắn đáng kể so với các điện thoại cùng dòng. Ảnh: Thiên Chương.

SL780 được xem là chiếc điện thoại bàn hiện đại nhất với màn hình 2.2 inch 265.000 màu, vỏ bọc kim loại chắc chắn và thân hình mỏng manh như chiếc điện thoại cầm tay.

Riêng dòng Gigaset A580IP cho phép người dùng mở rộng kết nối từ máy chủ lên 6 tay con và 6 tài khoản IP khác nhau. A580 IP cũng cho phép thực hiện đồng thời 3 cuộc gọi cùng lúc gồm 1 cuộc gọi cố định và 2 cuộc gọi IP.

Ngoài ra, người sử dụng có thể tận dụng các dịch vụ điện thoại Internet giá rẻ không cần thông qua đường dây cố định, hoặc truy cập trực tiếp Internet thông qua trình duyệt đơn điện thoại mà không cần kết nối với máy tính.

Theo VnExpress
 
ĐTDĐ khiến các doanh nghiệp 'ôm đầu'?

Câu chuyện iPhone đã hé lộ một cái nhìn lỗi thời khủng khiếp về mối quan hệ giữa doanh nghiệp, nhân viên với chiếc điện thoại di động nằm trong túi họ. Liệu công ty có nên xây dựng cơ chế quản lý thú vui tìm kiếm sex của nhân viên khi họ đến làm hay không? Có nên quét toàn thân như kiểm tra an ninh sân bay chăng?

Hãng nghiên cứu JD Power vừa công bố một nghiên cứu cho thấy "con dế" bom tấn iPhone của Apple là mẫu smartphone doanh nhân thỏa mãn người dùng nhất, vượt mặt cả LG lẫn BlackBerry.

091014114234-636-767.jpg


Nguồn: AP

Hai bên bàn cân

Bạn tự hỏi: Thế thì sao? Vấn đề là ai cũng biết Apple định vị iPhone là một thiết bị hướng tới người dùng cá nhân. Con dế này chưa thật sự sẵn sàng cho doanh nghiệp vì những nhược điểm như thiếu bảo mật, không có bàn phím, không hỗ trợ back-end. Vậy vì sao mà nó lại đánh bại được những thương hiệu doanh nghiệp sừng sỏ như BlackBerry để được người dùng doanh nhân ưa chuộng nhất?
Kết quả thăm dò của JD Power đã buộc chúng ta phải nhận ra một thực tế: không còn tồn tại cái khái niệm điện thoại doanh nhân nữa.

Trong mỗi một văn phòng, nhà máy hay chốn công sở, các thiết bị điện tử mà bạn sử dụng dường như đều được đặt lên bàn cân, với một bên là "những thiết bị chỉ làm lợi cho doanh nghiệp" và một bên là "những thiết bị chỉ phụng sự cho cá nhân".
Máy chủ, PC, điện thoại cố định rõ ràng là thiết bị doanh nghiệp, bởi chúng được lựa chọn, cài đặt và vận hành bởi doanh nghiệp, phục vụ mục đích của doanh nghiệp mà thôi. Người dùng không có quyền gì đối với những thiết bị kiểu này.

Trong khi đó, kính đeo, quần áo, trang sức, đồng hồ đeo tay, máy đo nhịp tim, máy trợ thính, ví tiền và các thiết bị cá nhân đều được xếp vào dạng "tài sản riêng" của mỗi nhân viên. Doanh nghiệp không có quyền can thiệp, tác động vào chúng.
Đến đây, câu hỏi đặt ra là một chiếc điện thoại di động sẽ đứng về phía nào của bàn cân?

Cần được đối xử như PC

Thời xa xưa (thập niên 1980 và 1990), điện thoại di động còn rất hiếm và vô cùng đắt. Nếu một doanh nghiệp muốn các quan chức hoặc nhân viên kinh doanh sở hữu ĐTDĐ, họ cần phải dự liệu chi phí từ trước.

Nhưng theo thời gian, điện thoại ngày càng được trang bị nhiều tính năng hơn và bắt đầu "tiệm cận" với PC. Bộ phận kỹ thuật của các doanh nghiệp cũng quen dần với việc "đối xử" điện thoại như với máy tính.

Điện thoại được mua dựa trên lĩnh vực hoạt động/kinh doanh của doanh nghiệp, dựa trên yêu cầu của doanh nghiệp về bảo mật, dữ liệu, khả năng truy cập ứng dụng và các dịch vụ đi kèm.
Ngành công nghệ đã tung ra đủ mọi giải pháp back-end để khuyến khích doanh nghiệp móc ví sắm sửa điện thoại. Palm, RIM, Microsoft và nhiều hãng khác đã phát triển ra không chỉ điện thoại mà còn cả phần mềm máy chủ, ứng dụng văn phòng... để chứng minh điện thoại là một công cụ kinh doanh cần được hỗ trợ và biệt đãi giống như máy tính vậy.

Tiến thoái lưỡng nan

Một cuộc nghiên cứu với tên gọi "Sự tiến thoái lưỡng nan về thiết bị" do Good Technology công bố hồi tháng trước cho thấy, có tới hơn 25% doanh nghiệp đã từng gặp phải "sự cố bảo mật do nhân viên mang theo thiết bị trái phép vào nhiệm sở".

Gần một nửa Giám đốc IT sẽ "cho phép người dùng tự mình lựa chọn thiết bị nếu họ có thể đảm bảo về bảo mật lẫn cấu hình". Số nhân viên muốn được mang thiết bị của riêng mình đến công số đã tăng mạnh lên thành 80%, mà chiếm áp đảo trong số đó lựa chọn iPhone.

Rõ ràng, câu chuyện iPhone đã hé lộ một cái nhìn lỗi thời khủng khiếp về mối quan hệ giữa doanh nghiệp, nhân viên với chiếc điện thoại di động nằm trong túi họ.

Liệu công ty có nên xây dựng cơ chế quản lý thú vui tìm kiếm sex của nhân viên khi họ đến làm hay không? Có nên quét toàn thân như kiểm tra an ninh sân bay chăng?
Câu trả lời dĩ nhiên là không. Sẽ chẳng nhân viên nào chỉ mang điện thoại đi làm khi được bộ phận IT của công ty bật đèn xanh cả.

Theo Vietnamnet
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Back
Top