• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Thông tin Mobile ngày 15.10.2008

Status
Không mở trả lời sau này.

NgocVNPT

New Member
Màn hình LCD 3 chiều đầu tiên cho điện thoại

Màn hình tinh thể lỏng độc đáo với độ phân giải 480 x 800 pixel này có khả năng hiển thị cả ảnh tĩnh và video dưới dạng 3D.

B1.jpg

Ảnh: Physorg.

Hình ảnh sẽ được kết hợp lại với nhau và chiếu lên 2 tấm nền LCD riêng biệt, một màn hình xuất ảnh cho mắt trái và một hiển thị ảnh cho mắt phải. Phương pháp này giúp tạo hiệu ứng lập thể, đánh lừa người sử dụng rằng họ đang quan sát ảnh 3D thật.

Màn hình 3 chiều cho điện thoại di động đầu tiên đã được hãng viễn thông KDDI trình diễn trong triển lãm CEATEC 2008, diễn ra tuần trước ở Chiba (Nhật Bản).
(theo VNExpress)
 
Chân dung điện thoại di động thế hệ mới

Apple sẽ phải tiếp tục cải tiến sản phẩm iPhone nếu không muốn các đối thủ như Google, RIM "làm vua" trên chính thị trường di động 2.0 mà họ tạo ra với các tính năng như kết nối 3G, mạng không dây, giao diện cảm ứng, nhận dạng chuyển động và công nghệ định vị.

I2.jpg


Điện thoại di động thế hệ mới có giao diện cảm ứng đa điểm đẹp mắt, màn hình đủ lớn để hiển thị toàn bộ trang web và giúp người sử dụng có cảm giác như đang làm việc trên môi trường desktop.

I7.jpg


Thiết bị nên có thêm bàn phím lớn để thuận tiện cho việc nhập liệu, hỗ trợ cắt/dán thông tin, xem và chỉnh sửa file Word, Excel, PDF, PowerPoint và được xây dựng trên một nền tảng mở để các chuyên gia phát triển thỏa sức sáng tạo như Google G1 (sẽ ra mắt ngày 23/10).

I3.jpg


Với yêu cầu màn hình rộng và bàn phím Qwerty, thiết kế hợp lý nhất là điện thoại trượt cùng công nghệ nhận dạng chuyển động, giúp nội dung hiển thị theo chiều ngang hoặc dọc tùy theo cách cầm máy.

I8.jpg


Smartphone 2.0 có khả năng lướt web hoàn hảo, hỗ trợ HTML, Java, Flash và những chương trình cho phép làm việc offline như Google Gears nhưng không ngốn quá nhiều pin.

I12.jpg


Tương thích các phần mềm e-mail và nhật ký công việc như Exchange, Notes và GroupWise, hỗ trợ IMAP, POP3, OMA và mạng riêng ảo VPN. RIM Storm (sẽ có mặt trong tháng 11) được nhận định là sản phẩm "xe duyên" những tính năng tuyệt vời nhất giữa BlackBerry và iPhone.

I9.jpg


Thu hút nhiều ứng dụng của bên thứ ba, hoạt động trên đa hệ điều hành, có thể chạy đồng bộ nhiều chương trình và tích hợp công cụ đọc RSS.

I10.jpg


Pin có thể tháo rời và thay thế, cổng cắm sạc chuẩn hóa cho tất cả các dòng smartphone và đủ năng lượng để hoạt động cả ngày, hoặc nửa ngày với ứng dụng nặng như video, nhạc, duyệt web.

I13.jpg


Kết nối Wi-Fi, tốc độ 3G, Bluetooth, hoạt động đa mạng cũng như có các phiên bản dành cho cả công nghệ GSM và CDMA, quay số bằng giọng nói, đàm thoại video, âm thanh chất lượng cao và giắc cắm tai nghe 3,5 mm.

I11.jpg


Dễ dàng khóa phím, mã hóa thẻ nhớ và kết nối mạng an toàn.


I1.jpg


Bộ nhớ trong đủ lớn để không cần dùng đến thẻ nhớ ngoài và camera có độ phân giải trên 3 megapixel.

(Theo VNExpress)
 
Điện thoại 2 sim tiện lợi nhưng vẫn ít người dùng

"Dế" 2 sim tạo thuận lợi hơn cho việc sử dụng 2 số thuê bao cùng lúc trên một điện thoại. Mặt hàng này đã xuất hiện nhiều trên thị trường VN và đa phần có nguồn gốc từ Trung Quốc.

dien-thoai-2-sim.jpg

Bên trong điện thoại 2 sim luôn có hai khe sim. Ảnh: solomobi.

Theo anh Lê Dũng, chủ một cửa hàng điện thoại di động nằm trên đường Đặng Văn Bi, Thủ Đức, TP HCM,thiết bị 2 sim Trung Quốc (TQ) có thể chia thành 3 loại.

Dòng máy đời đầu chỉ có thể bỏ cả 2 sim vào trong máy. Người sử dụng sẽ lựa chọn 1 trong 2 số thuê bao cần dùng sau khởi động lại máy. Loại thứ hai cho phép sử dụng được 2 sim cùng một lúc và được điều khiển bởi một bo mạch chung. Đặc tính tương tự dòng thứ hai nhưng dòng thứ ba có bộ phận điều khiển hoạt động của 2 sim là hai bo mạch riêng biệt. Việc sử dụng hai loại sau này do đó đơn giản và thuận tiện hơn.

Các máy 2 sim TQ có rất nhiều thương hiệu như Nktel, Jincen, CECT, Cool, ZTF1, JinPeng, East-star... Kiểu dáng của chúng thường nhái theo sản phẩm có tiếng như Samsung Armani, Lamborghini, Nokia N96... Giá cả rất thu hút, chỉ khoảng 1,2 - 1,4 triệu đồng. Các chức năng đi kèm luôn có gồm nghe nhạc, xem phim, chụp hình...

Phiên bản cao cấp hơn của những thiết bị này còn cho phép xem được cả truyền hình và chụp hình có đèn flash. Giá cũng chỉ khoảng 2,2 triệu đồng.

Hầu như điện thoại TQ loại này có mặt tại thị trường VN chỉ hỗ trợ sim cùng hệ thống mạng GSM. Thời hạn bảo hành thường là 6 tháng theo cách thức 1 đổi 1 trong tháng đầu tiên.

lamborghini1.jpg

Mẫu "dế" 2 sim Trung Quốc nhái kiểu dáng của nhãn hàng cao cấp Lamborghini. Ảnh: solomobi.

Công ty viễn thông S-Fone thì giới thiệu điện thoại 2 sim iTalk D108 dùng cho cả mạng CDMA và băng tần phổ biến trên thị trường là GSM. Cấu tạo của nó cũng tương tự máy dùng hai bo mạch riêng lẻ để điều khiển. Chiếc điện thoại này hiện có giá khoảng 2,3 triệu đồng.

1.jpg

Điện thoại 2 sim D880 của Samsung. Ảnh: tech2.

Thương hiệu nổi tiếng chỉ có Samsung vào cuộc với các dòng D880, D780 và loại cảm ứng D980. Và giá thành cũng thuộc hạng nhất trên thị trường: D780 có giá 3,2 triệu và D880 là 5,9 triệu đồng.

Thời hạn bảo hành đến 1 năm cho dòng sản phẩm này của S-Fone và Samsung cũng khiến người tiêu dùng an tâm hơn.

Máy 2 sim về lý thuyết là tiện lợi nhưng người tiêu dùng vẫn thích giải pháp dùng hẳn một chiếc điện thoại thứ 2 rẻ tiền, chủ yếu để nghe gọi, với giá khoảng600.000 - 900.000. Anh Nguyễn Tuấn Phát, chủ một cửa hàng điện thoại trên đường Võ Văn Ngân, Thủ Đức, cho biết: "Tôi cũng có lấy về một số máy 2 sim của TQ nhưng bán không chạy cho lắm. Dường như người tiêu dùng ngán hàng từ bên ấy".

“Điện thoại 2 sim tiện lợi thật nhưng, tôi nghe nhiều lời khuyên từ bạn bè rằng không nên dùng loại máy này mà tốt nhất nên sắm 2 máy cho 2 số thuê bao", anh Trần Văn An, quận 7, cho biết. Chị Nguyễn Thị Phương Uyên, quận 1, thì bày tỏ: "Máy 2 sim Trung Quốc có giá rất hấp dẫn nhưng chế độ bảo hành của nó rất đáng lo ngại".

Hơn nữa mặt bằng giá điện thoại 2 sim của thương hiệu uy tín S-Fone hay Samsung vẫn còn khá cao. Trong khi đó, mục đích dùng sim thứ 2 của người tiêu dùng chủ yếu là tiết kiệm chi phí.
Trong khi đó, với kinh phí hạn hẹp, một số người tiêu dùng tìm đến giải pháp ghép sim chỉ tốn khoảng 100.000 đồng. Tuy rằng cách này cũng chỉ có thể gắn 2 sim vào một máy nhưng không thể sử dụng được cùng lúc.

Nhiều kỹ thuật viên điện thoại lâu năm đều khuyên không nên sử dụng các loại điện thoại 2 sim có nguồn gốc từ TQ.

Anh Võ Tiến Chung, Thủ Đức, từng mua một chiếc điện thoại 2 sim hiệu Jincen, cho biết: "Chỉ sau vài tuần sử dụng là máy bị hỏng. Tôi đem bảo hành và nhận về lại hàng cũ đã sửa nhưng vài bữa sau lại gặp tình trạng tương tự". Vì thời hạn bảo hành của máy đến 1 năm nên anh an tâm tiếp tục đến cửa hàng cũ. Và mọi thứ đâu cũng vào đó, máy đem về cũng vài tuần sau lại trục trặc.

Anh Dũng còn cho biết, máy 2 sim TQ hiện nay trên thị trường hay gặp vấn đề như IC nguồn lỗi khiến máy bị tắt hay đứng nếu cùng lúc có 2 người gọi vào hai số đang sử dụng trong máy. Thành phần IC nhận biết cuộc gọi vào hai sim cũng có nguy cơ bị chết và lúc đó máy cũng không thể sử dụng được. Sự xung đột dễ xảy ra nếu kỹ thuật thiết kế để dùng chung một bo không đảm bảo độ an toàn cao.

Dòng máy dùng 2 sim với 2 cột sóng hiển thị cùng lúc với cấu tạo bên trong gồm hai bo mạch khác nhau điều khiển cho mỗi sim có độ an toàn cao hơn, tránh được các sự xung đột do nguồn, IC... Tuy nhiên, chúng lại rất hiếm bởi giá thành cao gấp đôi và kích cỡ to hơn máy bình thường.

Người mua khi mới tiếp cận với hàng TQ đều bị thu hút bởi sự tiện lợi của việc cho phép gắn 2 sim mà giá lại rẻ. Bên cạnh đó, mẫu mã đa dạng, thiết kế không khác gì các dòng điện thoại sành điệu hay các chức năng chụp hình 2 - 3 "chấm", có cả đèn flash và xem được cả tivi trên máy là điều lôi kéo số một số ít khách hàng đến với những chiếc điện thoại này. Nhưng qua thời gian, ai cũng nhận ra được chất lượng của nó.

Chế độ bảo hành 6 tháng cũng không được bảo đảm. Cửa hàng không được nhà sản xuất Trung Quốc hỗ trợ nên tự sửa chữa lấy và đa phần đều sửa không được thì khách hàng là người phải gánh chịu.

Nhiều nơi bán máy 2 sim đang áp dụng thời hạn bảo hành rất hấp dẫn: đến 1 năm. Anh Dũng cho biết các cửa hàng đó có sự hỗ trợ tốt hơn từ đối tác cung cấp hàng. Hơn 90% các trường hợp hỏng hóc ở loại máy này đều phải thay toàn bộ bo mạch. "Nếu thực sự thích dùng máy 2 sim, người mua nên chọn thiết bị của các thương hiệu có tiếng như Samsung hay S-Fone. Giá thành có thể hơi cao nhưng công nghệ của các hãng này được đầu tư tốt hơn", anh Dũng nói.
Theo VNExpress
 
Mẫu BlackBerry “vỏ sò” đầu tiên đã xuất hiện trên thị trường




Trong khi cả thế giới smartphone hướng tới công nghệ màn hình cảm ứng thì RIM lại chọn lựa màn hình gập với mẫu BlackBerry Pearl Flip 8220 mới nhất.

Pearl Flip 8220 sẽ hoạt động trên mạng T-Mobile (Mỹ) và cũng có các tính năng tương tự như các mẫu Pearl khác. Chẳng hạn như bàn phím lớn (để gõ ký tự và quay số dễ hơn); màn hình chính lớn; màn hình phụ bên ngoài để hiển thị lịch làm việc, e-mail, tin nhắn và các cuộc gọi mà người dùng không cần phải mở điện thoại ra.

Pearl Flip 8220 được trang bị nhiều tính năng multimedia, chẳng hạn như push-mail di động, tin nhắn text và ảnh, duyệt Web di động, Wi-Fi tích hợp… dành cho những người dùng thường xuyên chia sẻ ảnh, kiểm tra thông tin thể thao, và truy cập các mạng xã hội.

Ngoài ra, mẫu điện thoại gập mới của RIM còn có khả năng ghi và phát lại video, camera 2,0 Mpx (zoom số), hỗ trợ stereo Bluetooth và khe cắm thẻ nhớ ngoài.

T-Mobile sẽ chịu trách nhiệm phân phối Pearl Flip 8220, đồng thời bổ sung một số dịch vụ mới cho chiếc điện thoại này. Chẳng hạn như gọi Wi-Fi không giới hạn, tính năng myFaves hỗ trợ truy cập một chạm tới các tính năng tin nhắn, e-mail cho nhiều người cùng lúc.

Điện thoại được bán với giá 350 USD, tuy nhiên khách hàng của T-Mobile chỉ phải trả 150 USD (dĩ nhiên là phải ký hợp đồng với hãng này).
(Theo VnMedia)
 
Motorola Krave ZN4: Đẳng cấp cảm ứng dành cho mạng CDMA



Chúng tôi có một tin tốt và một tin xấu dành cho bạn về chiếc điện thoại cảm ứng mới nhất của Motorola với tên gọi KRAVE ZN4. Tin tốt là Motorola đã mang kiểu dáng của dòng điện thoại Motorola MING ra khỏi biên giới Trung Quốc. Tin xấu là mục tiêu mà hãng hướng đến chỉ gói gọn trong mạng CDMA của Verizon tại Mỹ và như vậy không phải bất kỳ ai cũng có cơ hội sử dụng nó.

Về tổng quan, Motorola KRAVE ZN4 trông không khác gì mấy so với những chú "dế" cảm ứng khác, duy chỉ bổ sung thêm nắp đậy bằng nhựa trong khiến cho sản phẩm rất giống với dòng MOTOMING tại Trung Quốc. Nhưng có một điểm cần lưu ý ở đây rằng nắp đậy bằng nhựa này được phủ hệ thống mạch điện hoàn toàn không thể nhìn thấy bằng mắt thường do vậy bạn hoàn toàn có thể thao tác với thiết bị mà không cần phải mở nắp. Nói một cách đơn giản là khi cầm ZN4 trong tay nghĩa là bạn đang sở hữu cùng lúc hai màn hình cảm ứng.

Có vẻ như công nghệ màn hình kép này là một ý tưởng khá thông minh nhưng liệu giữa chúng có điểm gì khác nhau không? Xin thưa là có, bởi khi mở nắp ra thì KRAVE ZN4 sẽ hiển thị đầy đủ các biểu tượng trình đơn trên màn hình kích thước 2,8 inch, độ phân giải 240 x 400, nhưng khi đóng lại thì các tùy chọn trình đơn trở nên đơn giản hơn và cũng bị thu gọn lại ở mức 240 x 320. Tuy vậy hầu hết các chức năng cơ bản nhất đều có thể được thực thi khi nắp vẫn đóng. Bên cạnh đó, một thiết kế khá thông minh khác chính là biểu tượng chữ "M" trên phần nắp đập sẽ hoạt động với vai trò một loa ngoài khi ZN4 được mở.

Motorola KRAVE ZN4 thực sự là một thiết bị giải trí toàn diện với hầu hết các tính năng phục vụ cho nghe nhạc, xem phim, lướt web, thư điện tử và cả một bài phím QWERTY ảo sẵn sàng phục vụ khi cần thiết.

Mày cũng hỗ trợ kết nối Bluetooth, giắc âm thanh 3,5 mm và cho phép mở rộng bộ nhớ lưu trữ lên 8 GB bằng thẻ microSD. Tuy nhiên điểm đáng tiếc nhất ở Krave ZN4 là nó thiếu một vài tính năng cao cấp như Wi-Fi và GPS, đồng thời khả năng chụp ảnh chỉ ở mức trung bình 2.0 Megapixel.



Thiết bị hỗ trợ hai bằng tần mạng CDMA 800/1900 MHz này chỉ nặng khoảng 130g với kích thước các cạnh đo được lần lượt là 105 x 51 x 19 mm. Thời gian đàm thoại 4 giờ và thời gian chờ khá ấn tượng khi lên đến 20 ngày.

Sản phẩm hiện được phân phối thông qua trang web của nhà mạng Verizon với giá 149 USD (sau khi đã giảm 50 USD cho mail-in-rebate) đi kèm hợp đồng sử dụng 2 năm.

(Theo Thongtincongnghe)
 
1,5 triệu Google G1 đã được đặt mua

Mặc dù một tuần nữa, Google phone mới có mặt trên thị trường, nhưng số lượng người đăng ký mua chiếc di động này từ trang web của T- Mobile đã lên tới 1,5 triệu.


G1 được quan tâm mới máy có nhiều dịch vụ trực tuyến. Ảnh: Cnet.

Các cửa hàng phân phối của T-Mobile sẽ mở cửa vào ngày 22/10 để bán G1, nhưng T-Mobile đã cho phép người dùng đặt mua sản phẩm này qua website của hãng được một thời gian. Hiện tại, số lượng người đặt mua đã đạt con số 1,5 triệu và có thể sẽ tăng cho tới ngày 22/10. Ban đầu, T-Mobile dự định chỉ tung ra 500.000 máy, nhưng số lượng bán ra tăng làm hãng phải đặt thêm từ nhà sản xuất HTC.

Chưa có mặt, nhưng đơn đặt hàng T-Mobile G1 đã vượt con số một triệu, trong khi phải một tuần iPhone mới đạt doanh số này. Theo các nhà phân tích, điện thoại Google gây được sự thu hút bởi người dùng muốn một chiếc di động với những dịch vụ trực tuyến.

Việc Google phone bán ra tăng cho thấy, người dùng hào hứng với chiếc di động chạy hệ điều hành Android. Tuy nhiên, phải xem khi ra mắt chiếc điện thoại thực sự chạy thế nào. Lúc đó mới có câu trả lời cho cuộc chiến giữa Android và Symbian, Windows Mobile, Palm hay Mac của iPhone.
(Theo Số hoá)
 
Điện thoại của kỉ nguyên mobile 2.0

Với sản phẩm nổi bật mang tính đột phá là iPhone, Apple đã mở ra một "thị trường di động mở", hay còn được gọi là "mobile 2.0". Trong khi có rất nhiều sản phẩm học theo tuyệt tác này, hầu hết trong số đó đều không phải là đối thủ và bị sản phẩm của Apple làm lu mờ nhanh chóng.

Nhưng liệu iPhone có giữ được phong độ của mình trong thời gian tới khi mà những ông lớn như Google và RIM bắt đầu tung ra sản phẩm được thế giới chờ đợi chẳng kém gì những lần ra mắt iPhone trước đây.



Đầu tháng này, chiếc G-Phone đầu tiên có tên HTC G1 với hệ điều hành Android ra đời, và đến tháng 11, RIM cũng sẽ cho ra mắt BlackBerry Storm. Hai sản phẩm này thực sự sẽ là đối thủ của iPhone với phần cứng, phần mềm cũng như hệ điều hành có khả năng cạnh tranh thực sự.

Tất nhiên, những thiết bị này luôn tuyệt vời khi xem phiên bản trình diễn sản phẩm, và hẳn là chúng cũng có những điểm yếu riêng, giống như những thất vọng mà người dùng đã từng giành cho iPhone trong cả hai phiên bản (chúng ta có thể điểm qua một vài ví dụ như: đòi hỏi có iTunes để đồng bộ dữ liệu, không có chức năng cắt và dán text, tại mỗi thời điểm chỉ một ứng dụng được vận hành, độc quyền hệ thống phát triển, độc quyền hệ thống phân phối ứng dụng, bảo mật kém, hệ điều hành mới hoạt động chậm chạp và không ổn định...). Nhưng cho dù chúng vẫn chưa phải là hoàn hảo, HTC G1 và BlackBerry Storm thực sự là đối thủ của iPhone, với cùng mục tiêu đưa đến cho người dùng thiết bị duyệt web tiện lợi, nhắn tin hiệu quả và đi kèm khả năng phát triển nhiều ứng dụng phong phú.



Ở cái nhìn đầu tiên, có vẻ như HTC G1 hướng đến người tiêu dùng phổ thông nhiều hơn là đến giới doanh nhân, bởi nó không hỗ trợ hệ thống phục vụ doanh nghiệp như Microsoft Exchange, và các chức năng bảo mật không thực sự được khẳng định rõ ràng. Nhưng dù sao sản phẩm này cũng sẽ có được nhiều ứng dụng công phu cũng như khả năng hỗ trợ Web tương đương iPhone.

Về những ưu và nhược điểm của HTC G1, chúng ta có thể điểm qua một vài chi tiết:

Ưu điểm: Bàn phím thực; đọc được file PDF, Word, và Excel; có chức năng cắt và dán text giữa các ứng dụng; hệ điều hành đa nhiệm; hỗ trợ tốt HTML, hệ thống phát triển mở, tích hợp RSS Reader.

Nhược điểm: Chỉ tương thích Gmail; chỉ đồng bộ được với ứng dụng trên host của Google (không đồng bộ với desktop); giới hạn hỗ trợ file; số lượng ứng dụng ban đầu ít ỏi; không tương thích thư viện iTunes.



Trong khi đó, BlackBerry Storm thì ngược lại, sản phẩm này hướng đến người dùng là giới doanh nhân một cách rõ ràng hơn. Hệ thống email của BackBerry đã từ lâu chiếm được cảm tình của người dùng chuyên nghiệp nhờ sức mạnh bảo mật của nó. Đồng thời sản phẩm mới này cũng hứa hẹn tính năng duyệt web tương tự iPhone.

Về ưu và nhược điểm của BlackBerry Storm:

Ưu điểm: Khả năng đồng bộ email và lịch làm việc của doanh nghiệp (hỗ trợ Exchange, Notes, và GroupWise); tính bảo mật cao; hỗ trợ tốt HTML; cắt và dán; có khả năng đọc và sửa các file Word, Excel, và PowerPoint.

Nhược điểm: Không hỗ trợ Wi-Fi; không có bàn phím thực như những sản phẩm BlackBerry truyền thống; không tương thích iTunes; không có RSS tích hợp.

Ngoài ra, khả năng hỗ trợ ứng dụng phát triển bởi hãng thứ ba, đọc PDF và tính đa nhiệm vẫn chưa được công bố cụ thể.

Nói về các đối thủ khác như Palm OS và các thiết bị sử dụng Windows Mobile, trên lí thuyết chúng đều là những đối thủ của iPhone. Tuy nhiên, từ khi iPhone ra đời những hãng này đều chưa thực sự có sản phẩm nào thu hút sự chú ý. Cả Palm và Microsoft đều đang phát triển phiên bản mới cho hệ điều hành di động của mình, và có thể họ sẽ sớm tham gia cuộc đua. Nhưng cả hai hãng này hẳn đều phải vượt qua nhiều thử thách để có thể thực sự bước vào "thị trường di động mở".
(theo Thongtincongnghe)
 
'Tôi chẳng thích G-Phone'

Một tuần nữa điện thoại Google mới bán nhưng một vài cửa hàng ở Việt Nam đã có kế hoạch "xách hàng" về. Tuy nhiên, trái với thái độ "hồi hộp" của dân Mỹ, người dùng trong nước không hứng thú với model này.

Khác với iPhone, G1 - chiếc điện thoại đầu tiên của Google - không nhận được nhiều sự quan tâm của người dùng. Trên các diễn đàn công nghệ, topic về chiếc điện thoại này vắng vẻ. Rất ít người tham gia thảo luận.

g1-1.jpg

Thiết kế của G1 bị người dùng Việt Nam cho là không đẹp. Ảnh: Infosyncworld.

"Tôi chẳng thích Google phone", anh Hải Long (Cầu Giấy - Hà Nội) cho biết. Theo anh, thiết kế của chiếc máy này không có gì nổi bật, nó vừa mang hơi hướng HTC vừa giống SideKick. "Xem những video demo trên mạng, tôi thấy G1 khó sử dụng", anh Long nhận xét.

Bên cạnh đó, các tính năng của Google phone cũng không có nhiều đột biến. Phần mềm trong máy hiện tại chỉ toàn là dịch vụ của Google. Theo anh Long, hiện các ứng dụng của Gphone chưa biết thế nào, trong khi iPhone có thiết kế đẹp, đánh mạnh vào giải trí - tính năng mà ai cũng sử dụng được, phần mềm, game và các ứng dụng của điện thoại "Quả táo" cũng rất thú vị.

Ngược lại, anh Minh Khánh (Cầu Giấy - Hà Nội), một người khá am hiểu về điện thoại di động, lại có cái nhìn khác. "Không nên so sánh iPhone và G1, một chiếc di động giải trí và một thiết kế nặng về tính ứng dụng", anh nói. G1 hướng mạnh vào tính năng, phần mềm mở. Tương lai đây sẽ là chiếc di động có tất cả, từ công việc, giải trí đến kết nối. Đây sẽ là chiếc di động dành cho những người ưa thích sự khám phá, anh giải thích.

g1-2.jpg

Giá bán của điện thoại Google tại Việt Nam được dự đoán sẽ hơn 700 USD.
Ảnh: Infosyncworld.

Trao đổi với Sohoa.net, phần lớn các chủ cửa hàng ở Hà Nội và TP HCM đều tỏ ra không nhiều hứng thú với G1.

Anh Đỗ Ngọc Tú (Hai Bà Trưng - Hà Nội), một người chuyên bán hàng xách tay cho rằng, mức độ quan tâm đến G1 của người dùng không nhiều bằng iPhone, nên việc bán model này chắc sẽ khó hơn. "Tuy nhiên, tôi cũng đã nhờ bạn bè ở Mỹ đặt mua một chiếc để làm 'chuột bạch'. Máy sẽ về Việt Nam trong tháng này", anh Tú tiết lộ.

Nhiều địa chỉ bán điện thoại ở TP HCM cũng đang chờ đợi chiếc di động này, tuy nhiên, họ chưa dám chắc sẽ nhập hay không. Chủ cửa hàng Huy Thuận (Võ Văn Tần - TP HCM) cho biết, vướng mắc bây giờ là xem máy sẽ được unlock ra sao. Từ trước đến nay, việc phá khóa sản phẩm của T-Mobile như SideKick khá khó khăn, vì vậy "bẻ khóa" G1 có thể là một thách thức với dân kỹ thuật.

Google phone sẽ thêm một lựa chọn cho người dùng, tuy nhiên, nó sẽ không lên "cơn sốt" ở Việt Nam như iPhone. "Tôi chưa dám chắc, nhưng G1 về Việt Nam đầu tiên sẽ có mức giá trên 700 USD", anh Tú nhận định.
Theo SoHoa
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Back
Top