• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Thông tin mobile ngày 16-07-2011

Status
Không mở trả lời sau này.

Whinny

New Member
Điện thoại Windows Phone của Fujitsu chụp ảnh 12 'chấm'

Tại một sự kiện của Microsoft tại Los Angeles (Mỹ) xuất hiện smartphone màu hồng của Fujitsu có khả năng chống nước và sử dụng camera chụp ảnh độ phân giải ngang Nokia N8.

Website Nanapho (Nhật) khẳng định, sản phẩm tích hợp camera chụp ảnh 12 megapixel giống hệt với model REGZA T-01C (chạy Android) của Fujitsu ra mắt năm ngoái. Ngoài ra, nó còn có đèn flash LED và tính năng tự động lấy nét.

Windows-Phone.jpg


Hình so sánh điện thoại Fujitsu T-01C chạy Android và sản phẩm mới dùng Windows Phone 7.

Máy sử dụng màn hình LCD cỡ 4 inch được trang bị công nghệ đồ họa Mobile REGZA Engine 3.0 cho hình ảnh sắc nét và rực rỡ, khả năng quay video HD 720p đồng thời hỗ trợ NFC và DLNA. Một điểm đặc biệt trên điện thoại chạy Windows Phone 7.1 (Mango) của Fujitsu là khả năng chống nước ở độ sâu 1 m.

Fujitsu không phải công ty đầu tiên phát triển điện thoại Windows Phone có kiểu dáng lấy ý tưởng từ sản phẩm cũ. Trước đó, điện thoại Sea Ray của Nokia có thiết kế giống N9 còn Samsung i937 lại mang phong cách của Galaxy S II.

Theo VnExpress
 
Điện thoại 'bấm chạm' Nokia E6 ra mắt tại Việt Nam

Đây là sản phẩm kế thừa dòng điện thoại doanh nhân E71 và E72. Ngoài bàn phím QWERTY, điện thoại E6 còn được tích hợp một màn hình cảm ứng và chạy trên nền tảng hệ điều hành Symbian Annna mới nhất.

Điện thoại Nokia E6 có khả năng kết nối tốc độ cao và bảo mật cho doanh nghiệp, trải nghiệm duyệt web nhanh chóng cùng Ovi Maps phiên bản nâng cao đảm nhiệm được việc định hướng và chỉ đường hiệu quả cho người dùng.

truoc.JPG


Điện thoại Nokia E6 kế thừa dòng doanh nhân E71 và E72. Ảnh: Hà Mai.

Điểm nổi bật của E6 là ngoài bàn phím QWERTY, người dùng còn điều khiển được điện thoại thông qua màn hình cảm ứng VGA có mật độ điểm ảnh 326 ppi. Máy có bộ nhớ trong 8 GB và hỗ trợ thẻ nhớ microSD 32 GB, tích hợp camera 8 chấm và đèn flash LED kép.

Nokia E6 cài sẵn nhiều nội dung như World Traveller, ứng dụng phát Wi-Fi JokuSpot Premium. Điện thoại còn hỗ trợ tối đa 10 hộp thư và cập nhậy trạng thái theo thời gian thực của mạng xã hội. Tính năng USB on the GO giúp người dùng chia sẻ thông tin một cách dễ dàng và nhanh chóng., bảo vệ thông tin với F-Secure Mobile Security.

Người dùng Nokia E6 có thể truy cập trực tiếp vào hệ thống mạng công ty qua giao thức Mail for Exchange và Microsoft Communicator Mobile cùng các cổng thông tin mạng nội bộ tích hợp sẵn trong máy chủ Microsoft Share Point. Hơn nữa Mail for Exchange của Microsoft cũng được Nokia hỗ trợ mã hóa dữ liệu và xác thực thông qua chứng chỉ.

Điện thoại Nokia E6 được bán tại Việt Nam vào giữa tháng 7 với giá 7.890.000 đồng.

Cận cảnh điện thoại Nokia E6

truoc.JPG


Nokia E6 vừa dùng bàn phím QWERTY và màn hình cảm ứng.

sau.JPG


Thiết kế đơn giản.

logo.JPG


Logo được in trên thân máy phía sau.

camera.JPG


Tích hợp camera 8 megapixel.

nut_dk.JPG


Nút điều khiển bên cạnh.

usb.JPG


Cổng kết nối USB.

webcam.JPG


Có thêm webcam ở mặt trước.

Theo VnExpress
 
Số thiết bị Android kích hoạt mỗi ngày lên tới 550.000

Kể từ hội thảo Google I/O, số lượng thiết bị Android kích hoạt mỗi ngày tính đến giữa tháng 7 đã tăng 150.000.

android-devices.jpg


Có tới 550.000 thiết bị Android được kích hoạt mỗi ngày. Ảnh: Businessinsider.

Theo Slashgear, hôm qua Google vừa thông báo tới các cổ đông rằng hãng này đã được mức doanh thu lên tới 9 tỷ USD trong quý vừa qua. CEO của Google, Larry Page, cho biết hiện tại mỗi ngày có 550.000 thiết bị Android được kích hoạt.

Hai tuần trước, Phó giám đốc cao cấp của Google, kiêm "cha đẻ" của nền tảng Android, Andy Rubin, công bố số lượng máy Android được bán ra mỗi ngày đã đạt 500.000. Con số trên trong hội thảo Google I/O diễn ra vào tháng 5 là 400.000.

Hôm qua, Phó giám đốc cao cấp mảng quảng cáo của Google, Susan Wojcicki, cũng cho biết gian hàng Android Market đã đạt 250.000 ứng dụng. Trong đó, số lượt tải ứng dụng đã lên tới 6 tỷ.

Vào tháng 10/2010, gian ứng dụng Android của Google mới chỉ đạt 100.000 và đã gấp đôi chỉ trong chưa đầy một năm.

Theo Sohoa
 
Apple thắng kiện HTC

Uỷ ban Thương mại Quốc tê của Mỹ quyết định HTC đã vi phạm hai trong bốn bằng sáng chế của Apple trên các smartphone Android của hãng.


Theo The Wall Street Journal, hôm qua, Uỷ ban Thương mại Quốc tế (ITC) của Mỹ vừa ra phán quyết cho rằng HTC đã vi phạm hai bằng sáng chế mà Apple đã kiện lên từ hồi tháng 3/2010.

apple_htc.jpg


Smartphone Android của HTC sử dụng bốn bằng sáng chế của Apple. Ảnh: Sn.

Hai bằng sáng chế kể trên liên quan đến công nghệ xử lý đa phương tiện và nhận diện dữ liệu cho phép người sử dụng gọi điện tới số điện thoại hiển thị trong e-mail. Ban đầu, Apple đã cáo buộc smartphone Android của HTC vi phạm mười bằng sáng chế của mình. Tuy nhiên, phán quyết đưa ra bởi ITC chỉ công nhận bốn trong mười bằng sáng chế kể trên.

Phán quyết của ITC như một đòn mạnh vào nhà sản xuất điện thoại Đài Loan và cũng có thể ảnh hưởng tới những smartphone Android khác có chức năng tương tự. Apple trước đó đã tham gia vào các vụ kiện với những hãng điện thoại khác như Samsung và Motorola.

Về phía HTC, phát ngôn viên của hãng này cho biết, "chúng tôi tự tin rằng mình có thể kháng cáo lên ITC và đã chuẩn bị hoàn chỉnh để tự vệ bằng mọi cách có thể". Người này còn nói thêm rằng "đây chỉ là một trong rất nhiều bước trong những vụ kiện như thế này".

Phát ngôn viên của Apple trước đó đã tuyên bố rằng "đối thủ nên tự tạo cho mình công nghệ riêng và đừng ăn cắp công nghệ của chúng tôi".

Theo Sohoa
 
Doanh thu quý 2 của Sony Ericsson giảm mạnh

Sony Ericsson mới đây đã công bố báo cáo tài chính của quý 2/2011, theo đó hãng này đã có một kết quả kinh doanh tương đối nghèo nàn.

avatar.aspx

Nguyên nhân được cho là vì thiếu hụt nguồn cung nguyên vật liệu cũng như linh kiện do tác động của trận siêu động đất kèm theo sóng thần tại Nhật Bản hôm 11/3 vừa qua.

Bert Nordberg, Giám đốc điều hành Sony Ericsson nói: “Đó có thể là vì một số tác động lan tỏa do nguyên nhân của việc thiếu hụt nguyên vật liệu và linh kiện.”

Trong khoảng thời gian 3 tháng của quý 2, Sony Ericsson đã bán được 7,6 triệu sản phẩm, con số này ít hơn kỳ vọng 8-11 triệu sản phẩm của hãng.

Tuy nhiên, Sony Ericsson cũng khẳng định giai đoạn khó khăn nhất đã qua và nửa cuối năm nay, doanh số bán hàng của Sony Ericsson được kỳ vọng sẽ tăng cao hơn rất nhiều.

Sony Ericsson vốn đặt nhiều kỳ vọng vào năm 2011, với việc đã cho ra mắt nhiều mẫu điện thoại thông minh (smartphone) cao cấp tại Hội nghị di động thế giới (Mobile World Congress), trong đó phải kể đến các mẫu smartphone Sony Ericsson Xperia Arc và Xperia Play PlayStation./.

Theo Vietnam+
 
LG ra mắt mẫu điện thoại mới trong dòng Optimus

Mới đây, Tập đoàn LG đã ra mắt mẫu điện thoại mới trong dòng Optimus có tên LG Optimus Net.

avatar.aspx

Theo kế hoạch, sản phẩm chạy hệ điều hành Google Android 2.3 này sẽ thay thế cho mẫu smartphone Optimus One.

Những đặc điểm kỹ thuật đáng chú ý của Optimus Net gồm có: vi xử lý 800 MHz, 512MB RAM, có thể mở rộng bộ nhớ lên tới 32GB qua card, màn hiển thị cảm ứng điện dung 3,2-inch, camera 3MP tự động lấy nét, có khả năng ghi video 24fps, chơi nhạc đa định dạng, kèm jack audio 3,5mm và hỗ trợ nghe đài FM.

Optimus Net có các kết nối 3G HSDPA, Wi-Fi, Bluetooth, USB, cùng với tính năng tích hợp mạng xã hội, đi kèm pin 1500mAh.

Thiết bị trên sẽ sớm được phát hành tại thị trường Italia trong tháng Bảy này, trước khi mở rộng ra toàn cầu. Mức giá khởi điểm của Optimus Net là 200 euro./.

Theo Vietnam+
 
"Quả táo" không còn mặn mà với đối tác Samsung

Trang tin Reuters vừa tiết lộ rằng, những căng thẳng trong thời gian qua giữa 2 tập đoàn Apple và Samsung đã khiến cho nhà sản xuất iPhone không còn mặn mà với vị đối tác Hàn Quốc nữa.


avatar.aspx

"Quả táo" đã thể hiện thái độ của họ thông qua việc cắt cầu với Samsung trong kế hoạch sản xuất vi xử lý thế hệ kế tiếp A6, để chuyển giao đơn đặt hàng cho hãng công nghệ Đài Loan TSMC.

Nhiều nguồn tin trước đó đã cho hay, thế hệ vi xử lý A6 này sẽ được Apple ứng dụng cho các thiết bị iPhone và iPad trong tương lai.

Hiện TSMC chính là nhà sản xuất chip theo đơn đặt hàng lớn nhất thế giới. Reuters cho biết, TSMC đang bắt đầu bước vào giai đoạn sản xuất thử nghiệm dòng A6 theo yêu cầu từ Apple.

Động thái mới nhất cho thấy "Quả táo" tỏ ra rất cứng rắn trong cuộc chiến với đối thủ Samsung. Dù trước đó, họ là khách hàng đặt mua linh kiện lớn nhất của tập đoàn Hàn Quốc (gồm chip, màn hình...), song những tranh cãi và trả đũa xung quanh vụ kiện cáo rùm beng về bằng sáng chế đã khiến cho Apple không còn muốn chung tay với đối thủ của họ nữa.

Bên cạnh đó, chắc chắn "Quả táo" không muốn họ phải lệ thuộc quá nhiều vào nguồn cung từ Samsung, khi hãng công nghệ của Hàn Quốc đang ngày càng tiến sát Apple trong cuộc đua smartphone và máy tính bảng.

Samsung chính là nhà chế tạo vi xử lý A5, vốn đang được sử dụng rộng rãi trong sản phẩm iPad 2 của Apple, đồng thời loại vi xử lý này cũng được cho là sẽ xuất hiện trong mẫu iPhone 5 sắp tới./.

Theo Vietnam+
 
Tiết lộ về smartphone sắp ra mắt của hãng Samsung​

Trang tin Badaworld.net đã hé lộ về sản phẩm smartphone sắp ra mắt của Samsung, có tên Samsung Wave 725. Sản phẩm này sẽ chạy phiên bản hệ điều hành Bada 2.0.

avatar.aspx

Một số thông tin cấu hình đáng chú ý của Samsung Wave 725 gồm có màn hiển thị cảm ứng 3,6-inch với độ phân giải 320x480, trang bị một camera 5-megapixel phía sau, và một camera VGA phía trực diện để chat video, đi kèm các kết nối 3G, WiFi, Bluetooth.

Bên cạnh đó, Samsung Wave 725 cũng được thiết kế tính năng NFC hiện đại, ứng dụng trong công nghệ thanh toán ví điện tử sắp được triển khai.

Ngoài ra, sản phẩm mới của Samsung còn hỗ trợ tích hợp mạng xã hội, email và tin nhắn trực tiếp.

Hiện thông tin về ngày ra mắt và mức giá của Samsung Wave 725 vẫn chưa được tiết lộ./.

Theo Vietnam+
 
10 nơi dễ mất điện thoại nhất

Hồ bơi là khu vực "sát" điện thoại bậc nhất. Ngoài ra, còn rất nhiều địa điểm quen thuộc khác như nhà hàng, taxi, xe buýt, phòng thay đồ...

20110716204559_dtdd.jpg

Công ty bảo mật di động Lookout vừa công bố danh sách những địa điểm mọi người thường để mất điện thoại di động nhiều nhất. Lookout đã khảo sát và tìm hiểu thói quen dùng điện thoại của người dùng Mỹ. Tuy nhiên, những nơi này khá phổ biến và quen thuộc.

10. Mất ngay trong ví: điều này cũng giống như bạn bị mất kính khi nó đang nằm trên đầu bạn vậy.

9. Quán bar, nhà hàng: đây là một trong những nơi khá phổ biến khiến mọi người đánh mất điện thoại. Thường là do họ để quên hoặc do cầm nhầm của một người khác.

8. Trên mái xe hơi: với việc ngày càng nhiều bang tại Mỹ cấm sử dụng ĐTDĐ trong khi lái xe, chiếc điện thoại thường bị chủ nhân bỏ quên trên mái ô tô.

7. Phòng thay đồ: điện thoại cũng thường bị bỏ quên trong các phòng thay đồ ở các siêu thị. “Dế yêu” có thể bị rơi khỏi túi, hoặc bị để quên đâu đó trong phòng.

6. Nơi kiểm tra an ninh ở sân bay: ngoài việc phải để đồ đạc qua máy quét ở sân bay, điện thoại cũng nằm trong số đồ này và rất dễ bị bỏ rơi.

5. Trường học: điện thoại cũng rất dễ bị bỏ quên tại một số nơi trong trường học, chẳng hạn phòng thay đồ, tủ đồ đạc, phòng tắm, lớp học….

4. Xe buýt hoặc tàu điện ngầm: đây là một trong những nơi điện thoại thường ra đi vĩnh viễn nếu bị bỏ quên.

3. Máy bay: Sau khi người tiếp viên nhắc nhở bạn nên tắt máy điện thoại, nó rất dễ bị để quên đâu đó trên máy bay và không thể đổ chuông khi bạn gọi đến.

2. taxi: một nơi rất dễ dàng bỏ quên điện thoại.

1. Hồ bơi: điện thoại thường bị mất nơi hồ bơi nhiều hơn bạn có thể tưởng tượng. Bạn bỏ quên điện thoại trong túi quần short hoặc một người bạn nào đó cầm hộ bạn đống quần áo, trong đó có điện thoại và chìa khóa. Bỗng chốc, những vật dụng này rơi ra lúc nào không hay.

Lookout cho biết có 36% những người bị mất điện thoại thông báo cho tổng đài ngay sau khi phát hiện ra sự việc. Ngoài ra, có đến 54% người dùng smartphone không thiết lập mật khẩu để bảo vệ điện thoại.

Theo VietnamNet
 
Điện thoại Việt: Ồn ào ra đời, lặng lẽ khai tử?

Thị trường ĐTDĐ từ cuối năm 2010 liên tục ghi nhận nhiều thương hiệu Việt mới. Thế nhưng, làm cách nào để những tên tuổi ấy có thể duy trì và tồn tại lại không phải là chuyện dễ dàng khi trước đó nhiều thương hiệu đã phải “khai tử” ngay sau khi mới ra đời ít lâu.

20110715165736_DtViet.jpg

Nếu so với thời điểm này 1 năm về trước khi thị trường điện thoại di động thương hiệu Việt chỉ xuất hiện một vài tên tuổi như FPT, Q-mobile thì nay đã có khoảng vài chục nhãn hiệu với đủ loại điện thoại như Bluefone (CMC), Avio (VNPT), Hi-mobile (HiPT), Mobistar, Mobel... Điểm chung của các mẫu điện thoại này là giá rẻ, chỉ dao động trong khoảng từ vài trăm tới 1 triệu đồng. Các dòng sản phẩm thông minh, ứng dụng 3G cũng chỉ có giá chưa tới 2 triệu đồng.

Ngoài việc đưa ra các sản phẩm có mức giá cạnh tranh, doanh nghiệp Việt cũng đã mạnh dạn cho ra đời những mẫu điện thoại có nhiều tính năng, tạo ra sự khác biệt để thu hút người tiêu dùng.

Đơn cử như CMC, mặc dù mới gia nhập thị trường nhưng công ty này đã cho ra đời những mẫu điện thoại có thể gắn tới 4 sim trên 1 máy, trong đó có 2 sim trực tuyến (online sim), và có cả mẫu điện thoại có thể gắn 3 sim sử dụng 3 sóng điện thoại khác nhau.

Kết quả thống kê con số bán ra từ một số nhà phân phối cũng cho thấy những tín hiệu khả quan về khả năng phát triển mạnh mẽ của các thương hiệu điện thoại Việt. Theo đại diện của Thế giới di động, hiện các dòng điện thoại thương hiệu Việt đang chiếm khoảng 30% về số lượng tiêu thụ và 15% về giá trị thị trường. 5 tháng đầu năm 2011, doanh số bán hàng của hầu hết các thương hiệu Việt đều đạt xấp xỉ 100%.

Thách thức vẫn còn rất lớn

Mặc dù bước đầu có những kết quả khả quan nhưng những lo ngại về tiềm năng phát triển của thương hiệu điện thoại Việt vẫn còn nhiều. Hiện miếng bánh thị phần dành cho các thương hiệu mới rất nhỏ. Theo số liệu thống kê của công ty nghiên cứu thị trường GfK, năm 2010 có tới 90% thị trường điện thoại nằm trong tay 5 ông lớn là Nokia, Samsung, Q-mobile, FPT và LG. Như vậy, chỉ còn khoảng 10% dành cho các thương hiệu còn lại.

Kinh tế suy thoái đã ảnh hưởng không nhỏ tới doanh số bán ra của các loại điện thoại Việt. Nếu như trong năm 2010 điện thoại thương hiệu Việt chiếm 15-20% tổng số lượng điện thoại bán ra tại siêu thị điện máy Pico thì 6 tháng đầu năm nay con số này chỉ còn là 5%. Một vị giám đốc trong ngành nhận định, một số thương hiệu Việt có thị phần nhỏ và không có những chiến lược dài hạn sẽ sớm bị loại bỏ khỏi cuộc chơi.

Các nhà phân phối lớn cũng “kỹ tính” hơn khi lựa chọn những thương hiệu có uy tín để bán. Tại hệ thống siêu thị của thegioididong, chỉ duy nhất một thương hiệu điện thoại Việt được bày bán tại đây là FPT. Lý giải về vấn đề này, ông Đinh Anh Huân, Giám đốc kinh doanh Công ty Thế giới di động cho biết, sau khi qua tận nhà máy sản xuất của các nhãn hiệu điện thoại nếu “xét thấy quy trình sản xuất, máy móc, kỹ thuật… đảm bảo thì mới bán, còn thấy không an toàn, không đảm bảo chất lượng thì không bán”. Như vậy, rõ ràng là muốn có “chân” trong hệ thống các siêu thị lớn thì bản thân mỗi doanh nghiệp sản xuất điện thoại Việt phải nâng cao chất lượng và uy tín sản phẩm của mình.

Một khó khăn khác là dịch vụ của một số hãng chưa hoàn hảo, chưa theo loại hình kinh doanh trực tuyến, nhiều dòng vừa ra đời đã gặp phải lỗi kỹ thuật, chính sách đổi trả hàng chưa linh hoạt khi máy đã kích hoạt…

Tìm hướng đi mới

Với những thách thức đã nói ở trên, các thương hiệu Việt vẫn đang phải đối mặt với nguy cơ có thể bị các thương hiệu nước ngoài đánh bại bất cứ lúc nào nếu không có những chiến lược bài bản và sự chuẩn bị chu đáo. Hiện một số doanh nghiệp đã bắt đầu chuyển sang sản xuất smartphone giá rẻ như FPT với F99, Q-mobile với S10…

Tuy nhiên theo ông Đỗ Tuấn Anh, Admin diễn đàn GSM, thì trước mắt việc đưa ra những mức giá cả cạnh tranh có thể thu hút được người tiêu dùng. Nhưng về lâu dài thì sẽ khó vì khách hàng thuộc phân khúc này khá kỹ tính. Thêm vào đó có quá nhiều loại smartphone nên tự phân khúc này sẽ lại phân cấp ra thành: thấp, trung, cao.

Việc các doanh nghiệp cho ra đời sản phẩm đa chức năng như 2 sim, 2 sóng online vẫn được thị trường đón nhận rất tốt bởi hiện các thương hiệu lớn vẫn chưa chú ý tới phân khúc này. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo nếu những ông lớn như Nokia, Samsung... cho ra đời những sản phẩm tương tự thì phân khúc này của các doanh nghiệp Việt sẽ gặp nhiều khó khăn bởi tâm lý “ngoại hơn nội” hiện vẫn đang thịnh hành trong giới tiêu dùng Việt Nam.

Do đó, để tồn tại các doanh nghiệp phải tự tạo ra bản sắc riêng của mình để thu hút khách hàng.

Ngoài việc lựa chọn phân khúc, sản phẩm chiến lược thì vấn đề chọn hướng đi nào để phát triển thương hiệu vẫn đang là câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp đưa ra. Quảng cáo vẫn được lựa chọn như một phương thức hữu hiệu nhất để tiếp cận khách hàng. Tuy nhiên không phải lúc nào bỏ nhiều tiền ra để quảng cáo cũng là giải pháp tốt nhất. Bằng những chiến dịch quảng cáo rầm rộ trên sóng truyền hình, chỉ trong thời gian ngắn sau khi có mặt trên thị trường, Avio đã được nhiều người biết đến với câu slogan quen thuộc: “Alo Việt Nam ơi”.

Còn nhớ, một thời Beeline đã quá tập trung vào làm thương hiệu, dành quá nhiều tiền của và thời gian cho quảng cáo mà bỏ quên việc nâng cao chất lượng. Beeline ra đời vào thời điểm thị trường mạng di động đã bão hòa. Chính vì vậy, đáng lẽ thay vì hô hào ầm ĩ, nhà mạng này nên xây dựng cộng đồng của riêng mình bằng việc đánh vào các thị trường ngách, xây dựng cộng đồng khách hàng bền vững.

Đây chính là một gợi ý về hướng đi cho Avio mà ông Tuấn Anh muốn nói tới. Theo cách nhìn của ông Tuấn Anh, nếu nhà sản xuất điện thoại Việt có tầm nhìn, trước mắt làm thương hiệu, sau tự sản xuất điện thoại của mình thì sẽ có khả năng đi xa hơn ở thị trường này.

Theo VietnamNet
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Back
Top