• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Thông tin mobile ngày 18-09-2009

Status
Không mở trả lời sau này.

NgocVNPT

New Member
Điện thoại 8 'chấm' đua tài

Sony Ericsson C905 và Samsung INNOV8 là bộ đôi 8 Megapixel đầu bảng so ảnh với nhau.

Trong khi hai siêu phẩm 12 Megapixel của Samsung và Sony Ericsson là Pixon12, Satio vẫn chưa được bán ra thì các model 8 "chấm" của hãng trên thị trường vẫn đang là các thiết bị chụp ảnh "đỉnh" nhất. INNVO8 và C905 ra mắt năm ngoái với các trang bị chụp ảnh tốt, tuy nhiên, di động của Samsung là smartphone còn thiết bị mang thương hiệu Sony Ericsson là model không chạy hệ điều hành.

c905-1.jpg

C905 và INNOV8 là di động 8 "chấm" chụp ảnh đầu bảng.

Trong các thử nghiệm so sánh chất lượng ảnh chụp dưới đây, còn có sự góp mặt của Nokia N82, model 5 "chấm" được xem là một trong những thiết bị chụp ảnh đẹp nhất của nhà sản xuất Phần Lan trước khi N86 ra đời.

Ở thử nghiệm đầu tiên, cả ba model đều chụp chung một hình ảnh là lớp lá cây rụng.

1-damla.jpg

Toàn ảnh lá cây rụng. Dưới đây là bức ảnh chi tiết với tỷ lệ 1:1 của INNOV8, C905 và Nokia N82. (bấm vào hình ảnh để xem đúng tỷ lệ).


So sánh.

Ở thử nghiệm thứ hai, cả ba model đều chụp chung một giá sách trong nhà.

2-giasach.jpg

Bức ảnh chung. Dưới đây là hình ảnh so sánh ba model này. (bấm vào hình ảnh để xem đúng tỷ lệ 1:1).


So sánh cả N82, C905 và INNOV8.

Bức ảnh thứ ba được chụp từ một hồ nước.


3-honuoc.jpg

Ảnh chung. Và đưới đây là ảnh so sánh của C905 và INNOV8. (bấm vào hình xem đúng tỷ lệ).


C905 bên trái, còn INNOV8 bên phải. Điện thoại di động trong những năm gần đây liên tục được tăng chấm, nhiều ý kiến trái chiều về việc, bao nhiêu Megapixel là đủ. Dưới đây là một vài thử nghiệm so sánh Nokia N82, model 5 Megapixel và Sony Ericsson C905.

4-sangon.jpg

Bức ảnh chụp chung. Và bên dưới là tỷ lệ 1:1 của N82 và C905. (bấm vào ảnh để xem đúng tỷ lệ).


C905 bên trái và N82. Tiếp tục một bức hình chụp gần hơn.

5-trai.jpg

Ảnh chụp trái cây. Dưới đây là ảnh đúng tỷ lệ: (bấm vào hình xem đúng tỷ lệ 1:1)


Sony Ericsson C905 và Nokia N82.

Theo SoHoa
 
Khám phá Xperia X2 qua ảnh

Kế tục X1, Xperia X2 tiếp tục có bộ vỏ kim loại cứng cáp, bàn phím trượt hơi cong và giao diện X-Panel đẹp.

Sony Ericsson Xperia X1 ra mắt tại MWC 2008 và phải tới 8 tháng sau đó, nhà sản xuất này mới bán ra. Tiếp tục với đà thăng hoa của X1, liên minh Nhật Bản - Thụy Điển giới thiệu Xperia X2, model đánh dấu việc hãng tiếp tục lấn sâu vào phân khúc di động chạy Windows Mobile.

Sony Ericsson X2 sẽ xuất hiện vào quý IV tới đây, máy có hai màu đen và bạc, thiết kế thời trang với vỏ kim loại cứng cáp như X1. Dưới đây là những hình ảnh chi tiết về thiết kế của "siêu di động" thứ hai chạy Windows Mobile của Sony Ericsson.

3.jpg

X2 được cài đặt mặc định hệ điều hành Windows Mobile 6.5 hay còn gọi là Windows Phone.


7.jpg

Máy tiếp tục được Sony Ericsson trang bị bàn phím QWERTY trượt ngang, nhưng các nút bấm nằm sát cạnh nhau.


4.jpg

Model sử dụng cổng giao tiếp microUSB.


5.jpg

Màn hình rộng 3,2 inch, độ phân giải 800 x 480 pixel.


2.jpg

Mặt sau là camera 8 Megapixel.


6.jpg

Theo SoHoa
 
5 mẫu Omnia chạy Windows Mobile 6.5

Samsung vừa thông báo, 5 mẫu smartphone thuộc dòng Omnia của hãng sẽ được nâng cấp hoặc cài đặt sẵn lên Windows Mobile 6.5 vào tháng tới.

SAMSUNG_OMNIA_001.jpg

Các model như Omnia II sẽ được nâng cấp miễn phí lên bản 6.5. Ảnh: Samsung.

Trong đó, ba phiên bản hiện đang chạy Windows Mobile 6.1 là Omnia II (i8000), Omnia Pro (B7610) và Omnia Pro (B7320) sẽ được nâng cấp lên nền tảng mới. Trong tháng 10 tới, Samsung tiếp tục đưa ra mắt thị trường bộ đôi Omnia Lite B7300 và Omnia Pro B7330.

Omnia Lite B7300

SAMSUNG_OMNIA_003.jpg

Omnia Lite dành cho người mới dùng. Ảnh: Samsung.

Omnia Lite là mẫu di động dành cho người bắt đầu sử dụng smartphone với thiết kế tiện dụng, hỗ trợ các tính năng giải trí đa phương tiện, kết nối Internet và phần mềm hỗ trợ công việc. Máy có giao diện TouchWiz 2.0 với các widget online, chương trình chơi đa phương tiện hình ảnh 3D và nhiều nâng cấp chuyên nghiệp.

Model này sẽ bán ra vào tháng tới, máy hỗ trợ nhiều tính năng push-email trong bộ Microsoft Office Suite cho phép xem, chỉnh sửa các file văn bản.

Trình duyệt Opera đi kèm cho phép người dùng lướt web bằng HSDPA hoặc Wi-Fi. Bên cạnh đó, Omnia Lite còn sở hữu camera 3 Megapixel, kết nối A-GPS.

Omnia Pro B7330

SAMSUNG_OMNIA_002.jpg

Omnia Pro B7330 có bàn phím cứng dành cho doanh nhân. Ảnh: Samsung.

Omnia Pro B7330 là thiết bị dành cho doanh nhân và những người cần một chiếc điện thoại để hỗ trợ công việc. Máy nhấn mạnh đến các tính năng soạn thảo, vào Internet nhanh. ngoài ra, B7330 còn có camera 3 Megapixel, hỗ trợ các tính năng giải trí, bắt sóng FM.
Theo SoHoa
 
Tiếp tục tranh cãi về tác hại của điện thoại di động

Có tới 600 nghiên cứu về vấn đề có hay không việc ĐTDĐ gây hại đến sức khỏe người, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể đưa ra câu trả lời chính xác.

Người bảo có, nguời bảo không

Khi ngành công nghiệp không dây mới ra đời, có những nỗi lo ngại về việc điện thoại di động có thể có tác động xấu đến sức khỏe người dùng. Thậm chí, có khoảng 600 nghiên cứu về vấn đề này, nhưng các kết quả nghiên cứu thường trái chiều.

Một vài tổ chức gồm Tổ chức Sức khỏe thế giới (WHO) và Viện Ung thư quốc gia Mỹ cho rằng, không có bằng chứng thuyết phục về việc sử dụng điện thoại di động có thể gây nguy hại đến sức khỏe. Trong khi đó, các nghiên cứu độc lập khác đưa ra kết quả ngược lại.


Có hay không tác hại của sóng điện thoại di động đối với cơ thể người vẫn chưa có câu trả lời dứt khoát.

Một nghiên cứu có tên Interphone, được bắt đầu cách đây hơn một thập kỷ và thực hiện ở 13 quốc gia, được cho là sẽ giải quyết được tranh cãi.

Nhưng việc xuất bản báo cáo của dự án đã bị trì hoãn khi các nhà nghiên cứu bất đồng về cách thức giải thích dữ liệu.

Một vài nước đã tự kết thúc dự án bằng việc công bố các kết quả nghiên cứu riêng của họ. Phần lớn trong số đó đều chỉ ra có một mối liên hệ giữa các khối u não với việc sử dụng điện thoại di động trong hơn 10 năm.


Các quốc gia tham gia cung cấp dữ liệu cho nghiên cứu Interphone.

Dù có nhiều ý kiến trước câu hỏi lớn liên quan đến điện thoại di động, vật bất ly thân số một trong cuộc sống hiện đại, nhiều nhà khoa học có tiếng trong các ngành nghiên cứu ung thư, dịch tễ học, công nghệ máy tính và điện tử, nghiên cứu bức xạ điện từ đã thống nhất: vấn đề này cần được nghiên cứu nghiêm túc.

Từ ngày 13 đến 15/9, các nhà khoa học quốc tế đã tụ họp tại thủ đô Washington DC, Mỹ để tham gia môt hội nghị nhằm chia sẻ các nghiên cứu và xây dựng tiến trình cho các nghiên cứu trong tương lai về chủ đề ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại di động đến sức khỏe con người. Hội nghị được Viện Quốc gia về Y tế môi trường, ĐH Pittsburgh, Trung tâm nghiên cứu Quốc gia về phụ nữ và gia đình Mỹ cùng nhiều tổ chức khác tài trợ.

Tại thời điểm này, các nhà nghiên cứu đã có những dữ liệu mạnh mẽ chỉ ra có bao nhiêu bức xạ mà con người hấp thụ thông qua sử dụng điện thoại di động.

Những phát hiện cụ thể

Trong số đó, các nhà khoa học như Niels Kuster một chuyên gia bức xạ ở Viện công nghệ Liên bang Thụy Sĩ và Om Gandhi, nhà nghiên cứu ở ĐH Utah, chúng ta đã có các mô hình đáng tin cậy để đánh giá việc hấp thụ bức xạ từ việc sử dụng điện thoại di động.

Một phát hiện rất quan trọng trong nghiên cứu của Kuster chỉ ra, trẻ em hấp thụ bức xạ từ việc dùng điện thoại di động nhiều gấp hai lần so với người lớn, nguyên nhân chủ yếu vì mặt và hộp sọ của chúng nhỏ và mỏng hơn nhiều. Dù chưa có được một nghiên cứu đầy đủ nhưng Pháp và Phần Lan đã đưa ra các cảnh báo đến các bậc phụ huynh không nên cho con cái họ sử dụng điện thoại di động.


Các nhà khoa học Pháp và Phần Lan khuyên các bậc phụ huynh không nên để trẻ em tiếp xúc điện thoại di động quá sớm.

Hiện tại, các nhà nghiên cứu cho biết, họ sẽ xem xét bức xạ điện từ được hấp thụ vào trong cơ thể sẽ có những tác động gì đến các tế bào và các phản ứng hóa học để cuối cùng rút ra kết luận nó ảnh hưởng đến sinh lí con người như thế nào.

Các nhà khoa học biết rằng, sự bức xạ ion hóa gây ra đứt gãy trong ADN mà có thể dẫn tới ung thư nhưng sóng của điện thoại di động lại nằm dưới mức độ đó. Hệ quả là một số nhà khoa học đã biện luận: sử dụng điện thoại di động còn quá ít các nguy cơ dẫn đến ung thư.

Một số khác lại cho rằng, tác động không có (hoặc ở mức độ thấp) bức xạ ion hóa ở điện thoại di động đến ADN vẫn chưa thể biết được và dù bức xạ điện thoại không phải nguyên nhân trực tiếp vẫn có thể là nguyên nhân gián tiếp gây nên những tác hại tới con người. Ronald Herberman, Giám đốc danh dự của Viện Ung thư, ĐH Pittburgh, cho biết: “Có thể không có một tổn hại trực tiếp đến ADN, nhưng có thể có những tổn hại đến cách các tế bào tự sửa chữa chính mình hay là ở một vài cơ chế khác”.


So sánh sự tác động của sóng điện thoại đối với người lớn (adult) và trẻ em (child).

Chính Herberman đã thổi bùng lên một cuộc tranh cãi lớn vào năm ngoái khi ông đưa ra một cảnh báo đến các nhân viên của mình hãy hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng điện thoại di động. Ông cho rằng, các kết quả từ các nghiên cứu gần đây đã đủ để khiến ông đưa ra một thông báo nội bộ như vậy.

Mặc dù đứng về phía quan điểm có mối liên hệ giữa sử dụng điện thoại di động với sức khỏe con người nhưng chính Herberman cũng phê phán một số phương pháp nghiên cứu, mà theo ông là bị sai phương pháp luận. “Hầu hết các nghiên cứu của các nhà chuyên môn tiến hành rời rạc dựa vào phương pháp không tốt nên khó có thể đưa ra kết luận dứt khoát”, ông nói.

Herberman cho rằng, các nhà nghiên cứu cần ứng dụng phương pháp tương tự như cách nhà khoa học tìm hiểu nguyên nhân của bệnh ung thư. Ông cũng khuyên các nhà nghiên cứu nên thu thập nhiều hơn các dữ liệu xác thực về cách sử dụng điện thoại di động hiện nay.

Những lời cảnh báo đến sớm?

Trong khi các nhà nghiên cứu như Herberman nói có đủ thông tin để kết luận tồn tại “mối liên hệ”, thì những người khác lại cho rằng còn quá sớm để đưa ra lời cảnh báo.

Michael Thun, Phó chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu dịch tễ học của Hội Ung thư Mỹ, cho rằng còn quá sớm để biết chắc chắn liệu có những ảnh hưởng lâu dài từ việc sử dụng điện thoại di động hay không. Bởi vì các triệu chứng của ung thư phải mất đến hàng thập kỷ mới lộ ra rõ ràng. Thun đã đưa ra ví dụ phải mất đến 30 hay 40 năm sau khi thuốc lá được sản xuất hàng loạt, các bác sĩ mới chứng minh sự liên quan giữa bệnh ung thư phổi với các điếu thuốc.

Ông cũng cho rằng, các nghiên cứu về tác động của điện thoại di động ở Thụy Điển (nghiên cứu cho rằng: những khối u não thường phát triển gần những vùng mà con người thường đặt điện thoại khi sử dụng) kéo dài trong 10 năm nhưng những khối u như thế thường phát triển chậm hơn.

Hiện tại, trong hội nghị diễn ra ở Washington, các nhà khoa học thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau cho rằng các tiêu chuẩn an toàn cho sử dụng điện thoại di động ở Mỹ hiện nay là không đủ để bảo vệ cộng đồng và họ yêu cầu cần có những tiêu chuẩn an toàn mới tốt hơn.
Theo Thongtincongnghe
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Back
Top