• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Thông tin mobile ngày 19-05-2009

Status
Không mở trả lời sau này.

PhuongNguyen

Well-Known Member
Điện thoại pha lê LG GD900

Điểm nổi bật nhất ở chiếc điện thoại này là bàn phím thật nhưng trong suốt và cảm ứng.

Mặc dù Apple khơi mào trào lưu cảm ứng đa điểm, nhưng phải đến LG GD900, công nghệ này mới bước sang một "tầm" mới - cảm ứng đa điểm trên bàn phím bằng thủy tinh trong suốt.

ph1.jpg

Bàn phím của GD900 trong suốt như pha lê và cảm ứng. Ảnh: Technoplaneta.

Khi cầm trên tay điện thoại LG GD900, điểm đầu tiên ai cũng để ý là bàn phím trong suốt như pha lê và cảm ứng.
Càng ngạc nhiên hơn, khi bàn phím này có thể tháo rời được khỏi nắp máy. Khi này nó như một tấm kính, hoàn toàn không có các vi mạch hay bóng đèn LED.

GD900 có dạng trượt, máy khá mỏng (13,5 mm), chắc tay (127 gram) với cơ chế trượt nhẹ và êm. Khi trượt ra sẽ để lộ bàn phím cảm ứng, với các điểm cảm ứng cách biệt rõ ràng, cùng đèn LED trắng, giúp bạn thao tác dễ dàng, không bị "dính" sang phím khác ngay cả trong điều kiện thiếu sáng. Đặc biệt, bàn phím "trong suốt" này còn có tác dụng như một touchpad trên laptop. Tuy không thực hiện được nhiều tác vụ, bạn cũng có thể dùng để nhập liệu chữ viết, zoom khi lướt web hoặc xem hình ảnh, điều khiển con trỏ chuột khi lướt web, vẽ chữ M để truy nhập trình nghe nhạc và vẽ vòng tròn để tăng giảm âm lượng.

Bên hông máy là các phím âm lượng, chụp ảnh, khe cắm chung cho tai nghe và cáp kết nối. Đỉnh trên bố trí một phím nguồn và khóa màn hình cảm ứng giống như iPhone. Kết nối USB đa năng, cho phép sạc pin và truyền dữ liệu đồng thời từ máy tính.

Mặt trước là màn hình LCD cảm ứng đa điểm 3 inch, hiển thị độ phân giải 480 x 800 pixel và 16 triệu màu. Ngoài ra, nó còn có khả năng nhận diện chữ viết thông qua bàn phím cảm ứng phía dưới. Với bộ cảm biến chuyển động nằm phía trên, máy sẽ tự động xoay màn hình theo chiều dọc hoặc ngang, theo chiều xoay của người sử dụng.

ph2.jpg

GD900 dáng trượt, thân máy mỏng. Ảnh: Gadget-review.

Camera có độ phân giải lên đến 8 Megapixel, kèm đèn flash trợ sáng.
Khả năng tự động lấy nét, nhận diện gương mặt, zoom số 4x, hiệu chỉnh các chế độ cũng như hiệu ứng chụp ảnh (cân bằng trắng, ISO, chụp tự động, chụp liên tiếp...), khả năng chống rung tay khi chụp ảnh. Máy quay phim có chất lượng 720 x 480 pixel, tốc độ 30 khung hình mỗi giây. Khi quay video bạn có thể kích hoạt thêm đèn flash để trợ sáng. LG GD900 còn có thể thực hiện cuộc gọi video (một dịch vụ của mạng 3G) nhờ camera phụ bên trên màn hình.

Trình nghe nhạc hỗ trợ hầu hết các định dạng nhạc phổ biến hiện nay (AAC, AAC+, MP3, WMA). Các định dạng video như 3gp, DivX, XviD, mp4, máy ghi âm (hỗ trợ thời gian ghi âm không giới hạn, phụ thuộc vào bộ nhớ trống) và máy thu radio hỗ trợ sóng FM tích hợp visual radio cũng được tích hợp. Bạn muốn chia sẻ ca khúc yêu thích cho bạn bè cùng thưởng thức, hãy biến chiếc máy điện thoại của mình thành một chiếc đài phát sóng Radio FM (dải tần số từ 88.1 - 107.9 MHz) thực thụ.

Qua thử nghiệm, chất lượng loa ngoài của máy cho chất lượng âm thanh bình thường, không to. Nếu muốn thử sức về khả năng âm nhạc của GD900 hơn nữa, có thể trải nghiệm bằng tai nghe đi kèm máy. Khi đó chất lượng âm thanh tăng lên đáng kể nhờ công nghệ Dolby Mobile. Theo thử nghiệm thực tế, máy có khả năng "cày" nhạc liên tục khoảng 12 giờ (kết nối với tai nghe của máy).

ph3.jpg

Mặt trước và mặt sau lúc chưa trượt lên. Ảnh: Gearculture.
GD900 được tích hợp sẵn các tiện ích của Google như bản đồ Google, máy tìm kiếm Google, Google mail, xem video trực tuyến Youtube, mạng xã hội Bloger. Hệ thống bản đồ toàn cầu Google giúp xem bản đồ, tìm kiếm đường đi, xác định vị trí tại rất nhiều nước trên thế giới (bao gồm Việt Nam). Tiện ích này khá hữu dụng khi đi du lịch. Tuy nhiên, khi mở bản đồ Google, máy cần có kết nối Wi-Fi, GPRS hoặc HSDPA để tải dữ liệu.

Máy hỗ trợ các giao thức e-mail phổ biến như POP3, IMAP4, SMTP và hệ thống Email Microsoft Exchange. LG GD900 hỗ trợ kết nối cáp truyền dữ liệu với máy vi tính và tai nghe chung một ngõ kết nối MicroUSB, Wi-Fi chuẩn 802.11 b/g và Bluetooth 2.1 với khả năng kết nối với các tai nghe nhạc không dây chất lượng stereo nhờ công nghệ A2DP. Ngoài ra, chiếc điện thoại này còn có khả năng xuất hình ảnh trực tiếp ra TV hoặc máy chiếu thông qua cáp TV-out. Chính nhờ chức năng này, nên việc kết nối với các thiết bị khác, như LCD, TV, máy chiếu, để trình diễn, xem video hoặc chơi game trở nên dễ dàng.

GD900 sử dụng giao diện S-Class thân thiện giống như LG Arena, hỗ trợ chuyển đổi nhanh 4 giao diện chỉ bằng một phím bấm cảm ứng. Máy có bộ nhớ trong lên đến 1.5 GB cùng khe cắm thẻ nhớ mở rộng MicroSD hỗ trợ dung lượng tối đa lên đến 16 GB. Khe cắm thẻ nhớ lộ thiên nằm ở mặt lưng máy, phía dưới ống kính camera.

ph4.jpg

Bàn phím trong suốt và cảm ứng đa điểm. Ảnh: Intomobile.
Chiếc điện thoại này có thể hoạt động tại mọi nơi trên thế giới nhờ hỗ trợ hệ thống mạng GSM 4 băng tần và WCDMA (3G) 4 băng tần. Khả năng thu sóng và chất lượng cuộc gọi của máy khá ổn định, âm thanh rõ, không bị méo tiếng. Thử nghiệm tại những cao ốc, chất lượng bắt sóng bị ảnh hưởng đáng kể, tuy nhiên, chất lượng cuộc gọi chấp nhận được và không bị ngắt kết nối cuộc gọi giữa chừng.

Điều đáng quan tâm nhất về những chiếc điện thoại có màn hình cảm ứng lớn chính là thời gian "sống" của máy. Mặc dù máy được trang bị pin Li-Ion dung lượng 1.000 mAh. Nhưng điều này cũng chỉ mang đến thời gian hoạt động của GD900 vào khoảng xấp xỉ 2,5 ngày cho tần suất sử dụng trung bình. Nếu bạn thực hiện lướt web thường xuyên thì thời gian sử dụng của máy sẽ giảm xuống. Còn nếu bạn chỉ dùng máy để nghe, gọi điện thoại và giảm độ sáng màn hình xuống thấp nhất thì thời gian sử dụng có thể đến 3 ngày.

Chiếc điện thoại này của LG chưa có mặt trên thị trường, dự kiến tháng 9 mới ra mắt với giá khoảng 500 USD.

Điểm mạnh
- Camera 8 Megapixel, tự động lấy nét, đèn flash, hiệu chỉnh ISO.
- Trình duyệt web tích hợp con trỏ chuột.
- Màn hình cảm ứng đa điểm, độ phân giải cao.
- Công nghệ Dolby Mobile cho chất lượng âm nhạc tốt hơn.
- Nhiều tiện ích của Google
Điểm yếu

- Bàn phím cảm ứng khó thao tác.
- Đèn flash thường chưa hỗ trợ sáng tốt cho chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng.
- Trình duyệt web không tích hợp flash player.
- Không tích hợp hệ thống định vị toàn cầu GPS.
* Thông tin kỹ thuật của sản phẩm.

Theo Sohoa




 
'Áo giáp' cho di động

Ngày nay, người dùng đang tìm cách "bọc" mọi thứ, sách vở, thức ăn, xe cộ, thiết bị số, và đương nhiên là cả... điện thoại di động.

Dưới đây là một bộ áo giáp cho điện thoại di động và thiết bị số được dân chơi "săn lùng" nhiều nhất.

"Lớp da" silicon

ao1.jpg

Bao bảo vệ máy bằng Silicon rất mềm và dẻo. Ảnh: Mobilemag.

Hiện là loại rất được ưa chuộng, đặc biệt với các loại máy iPhone, iPod. Đặc tính của nó là rất mềm và dẻo, có thể giãn ra để "ôm" vừa thiết bị. Chất silicon an toàn, mềm mại đến mức còn được ứng dụng trong chế tạo kính áp tròng, chính vì vậy mà bạn có thể yên tâm chiếc máy cũng sẽ khó lòng bị xước khi mặc "áo giáp" này. Phần lớn vỏ silicon trên thị trường thuộc dạng đơn khối với một mặt hở để bỏ máy vào một cách dễ dàng. Cảm giác tay cầm cũng rất chắc chắn, khó bị rơi. Nhưng lưu ý, nó "dính" tay bao nhiêu thì cũng dễ "dính" bụi bấy nhiêu, do vậy bạn nên "tắm rửa" cho lớp áo này thường xuyên để giữ dáng vẻ ban đầu.

Vỏ nhựa cứng


ao2.jpg

Vỏ nhựa cứng dạng mờ. Ảnh: Mobilemag.

Đây là lựa chọn cho những người vừa muốn bảo vệ "dế", vừa muốn giữ cảm giác chắc nịch, đanh thép, sắt đá khi chạm tay vào chiếc điện thoại. Loại này thuộc dạng "đóng mở, cài then", và không co giãn nên có thể sẽ gặp một chút vấn đề nếu các góc cạnh không vừa khít. Sẽ thật là tai họa nếu như vỏ lại nhỏ hơn máy, việc "lèn" sẽ gây ra các vết xước, tệ hơn nữa nếu hoàn toàn không vừa thì chủ nhân chỉ còn cách lắc đầu ngao ngán. Nếu ngược lại vỏ rộng hơn máy thì cũng không vui vẻ gì, khi di chuyển đem lại cảm giác "lắc" rất khó chịu.

Có 2 loại vỏ nhựa để lựa chọn là mờ và trong suốt, và vì đây là nhựa cứng nên khi rơi có thể chúng sẽ bị nứt, rạn, cảm giác khi đó cũng "hồi hộp" không kém làm rơi điện thoại thật bởi rất có thể bạn sẽ phải nói lời chia tay với cả bộ vỏ chỉ sau một lần lỡ tay cao hứng.

Áo giáp vô hình

ao3.jpg

Hình thức dán nilon không còn xa lạ. Ảnh: Mobilemag.

Đây chính là hình thức dán "nylon" không còn xa lạ, ứng dụng khắp nơi với hầu như tất cả các thiết bị. Với iPhone, có một công ty tiên phong làm riêng sản phẩm bảo vệ loại này tên là Zagg. Họ đặt tên cho nó là "Invisible Shield" (màn chắn vô hình). Lớp phim trong suốt "tưởng như không có" bao bọc toàn bộ thân máy nhưng vẫn giúp bạn bảo vệ máy khá tốt, chống lại ma sát, trầy xước. Việc cầm nắm cũng sẽ được cải thiện hơn rất nhiều do tính chất giống cao su mà lớp màng này đem lại.

Tuy nhiên việc ăn mặc quá "sexy" lại đem tới một bất lợi khá lớn so với các loại vỏ bọc chắc chắn khác: khi rơi máy xuống đất - hậu quả là máy vẫn sẽ "tan tành".

Bao da

ao4.jpg

Bao da bảo vệ máy khỏi những vật dụng dễ gây "thương tích". Ảnh: Mobilemag.

Hãy thử xem bạn "rút súng" nhanh cỡ nào so với các thiện xạ của bang Texas? Việc dành riêng một chiếc bao da cho "dế" không chỉ tỏ rõ bạn nuông chiều nó mà còn mang lại phong cách "sành điệu" cho chủ nhân. Với bao da, điện thoại không thể nhảy nhót lung tung trong túi, không "ở chung" với chìa khóa xe và các vật dụng "gây thương tích" khác mà cả bao silicone mềm mại và vỏ bọc nhựa cứng cũng phải chào thua.

"Bãi tắm tiên"

Những người thuộc trường phái này cho rằng: việc gì phải lo sắm "áo giáp, tấm khiên" này nọ cho tốn tiền. Các hãng chẳng vẫn không ngừng "tung hô" khả năng chống xước, chống va đập... của sản phẩm đấy thôi! Đằng nào vòng đời của một sản phẩm cũng ngắn, người ta cũng chỉ dùng một mẫu trong một thời gian rồi sẽ lại thay cái khác, vậy sao phải chi thêm tiền cho một chiếc vỏ bao?

Theo Sohoa


 
Tháng 6 - tháng của những chiếc điện thoại 'bom tấn'

Theo tờ báo uy tín của Mỹ New York Times, Palm Pre sẽ có mặt ngay trong tuần đầu của tháng này. Nokia Blog cũng khẳng định N97 sẽ xuất hiện vào 2/6. Tháng tới người dùng còn đón Samsung Android Galaxy và có thể là iPhone 3.0.

Ngành công nghiệp điện thoại hiện nay đang hoạt động khá giống lĩnh vực điện ảnh khi các sản phẩm đình đám, có thể làm thay đổi cục diện thị trường, cùng nhau hội tụ để trong vài tuần tới làm nên bữa đại tiệc cho người sử dụng.

Theo chuyên gia Charles Wolf thuộc công ty Needham & Company, mùa hè đang trở thành giai đoạn sôi động và thú vị nhất trên thị trường di động.

Mở màn là Palm Pre khi một nguồn tin thuộc hãng dịch vụ Sprint (Mỹ) tiết lộ "chiếc điện thoại cứu tinh" của Palm sẽ ra mắt đầu tháng sau.

D2.jpg


Điện thoại được chờ đợi nhất Palm Pre. Palm đang trải qua giai đoạn sóng gió và giới phân tích nhận định Pre có khả năng vực họ dậy hoặc khiến họ trượt dốc sâu hơn. Còn phát ngôn viên của Palm tỏ ra thận trọng khi "hạ thấp" vai trò của Pre và nói đây chỉ là "phiên bản đầu trong dòng sản phẩm sử dụng hệ điều hành mới WebOS chứ không phải thiết bị 'được ăn cả, ngã về không' của công ty".

Thị trường điện thoại thông minh (smartphone) vẫn còn nhiều cơ hội phát triển bởi trong số 4 tỷ thiết bị di động trên thế giới, chỉ có 100 triệu là smartphone. iPhone hiện được hâm mộ nhưng các hãng khác có thể lật ngược thế cờ nếu giới thiệu sản phẩm có thiết kế đột phá, camera chất lượng, vi xử lý tốc độ cao và dịch vụ định vị toàn cầu GPS hiệu quả hơn.

D1.jpg


Nokia N97 - chiếc điện thoại xuất sắc thuộc dòng N series sẽ ra mắt 2 tuần nữa. Thu hút sự chú ý từ cuối năm ngoái nhưng phải tới ngày 2/6, N97 - "ngọn cờ đầu" của hãng sản xuất điện thoại số một thế giới Nokia - mới trình làng với giá bán 699 USD (hoặc thấp hơn). Thông tin này trên Nokia Blog một lần nữa nhắc người tiêu dùng nên chuẩn bị cho một tháng khó khăn trong việc lựa chọn thiết bị nào sẽ phù hợp nhất với họ.

D4.jpg


Một trong những cấu hình mơ ước cho iPhone thế hệ mới. Vài ngày sau khi Palm Pre và N97 hiện diện, Apple có thể sẽ công bố iPhone 3.0. Tuy nhiên, việc hãng này khẳng định Giám đốc Steve Jobs không tham gia sự kiện WWDC (9-12/6) khiến một số chuyên gia phân tích tin rằng Apple sẽ lùi thời gian ra mắt iPhone đến cuối tháng 6. Tuy vậy, nhiều người vẫn hy vọng CEO của "Quả táo" sẽ bất giờ xuất hiện giữa chương trình, mỉm cười và nói "One more thing..." (Còn một điều nữa...) cùng chiếc iPhone mơ ước.

D3.jpg


i7500 Galaxy - điện thoại Samsung đầu tiên dùng Android. Tháng tới, Samsung cũng góp mặt với i7500 Galaxy, điện thoại đầu tiên hoạt động trên hệ điều hành Google Android của họ tại châu Âu. HTC gần đây cũng đã tung ra máy Magic ở châu lục này, còn Motorola tuyên bố sẽ giới thiệu vài thiết bị Android trong mùa hè.
(theo VNExpress)
 
'Dế' lai Omnia và Ultra Touch

Có thiết kế giống với Samsung Ultra Touch lẫn Omnia, B7300 nhỏ gọn, màn hình cảm ứng TouchWiz nhưng không có Wi-Fi lẫn 3G.

b7300.jpg

Samsung B7300 có thiết kế màn hình cảm ứng 3 inch. Ảnh: Gsmarena.

Những thông tin và hình ảnh ban đầu của Samsung B7300 đã xuất hiện trên mạng, máy có thiết kế với các đường nét giống Ultra Touch S8300 nhưnng không trượt, tính năng tương tự như Omnia.

Samsung B7300 sẽ vẫn chạy trên giao diện TouchWiz do riêng Samsung phát triển, nền tảng này sẽ là bộ mặt để đi vào hệ điều hành Windows Mobile phía sau. Màn hình cảm ứng ngang bằng với Omnia, rộng 3 inch, độ phân giải WQVGA, 320 x 400 pixel.

Sở hữu các tính năng thời thượng, nhưng kết nối của B7300 khá nghèo nàn, máy không có Wi-Fi lẫn 3G, mà chỉ sở hữu EDGE. Có thể đây là phiên bản dành cho Trung Quốc, nơi chuẩn 3G không được áp dụng.

Máy trang bị hệ thống định vị toàn cầu GPS, Bluetooth 2.0, khe cắm thẻ nhớ microSD, cổng microUSB cùng đài FM. Camera mặt sau có độ phân giải 3 Megapixel, giảm hơn so với Omnia và cũng không thể so sánh bằng Ultra Touch.

Samsung B7300 có thiết kế khá nhỏ gọn, kích thước 107,9 x 51,8 x 13 mm, nặng 100 gram. Hiện vẫn chưa có thông tin về giá và thời điểm ra mắt model này.
(theo SoHoa)
 
Chức năng văn phòng của Symbian S60

Lướt web, gửi nhận e-mail hay đọc các định dạng văn bản trên Symbian khá đơn giản và có nhiều lựa chọn.

Dưới đây là một số hướng dẫn sử dụng các chức năng văn phòng trên Symbian S60.

Lướt web

Các điện thoại Symbian S60 phần lớn đều hỗ trợ trình duyệt phần mềm mã mở (OSS) hoặc các trình duyệt được biết tới phổ biến dành cho S60. Từ S60 phiên bản 3, các di động hầu như hỗ trợ các trang web định dạng HTML hoặc XHTML, trong khi gói tính năng 2 (Feature Pack 2) lại cho phép chạy các nội dung trong khi đang download, ví dụ, người dùng có thể nghe file nhạc trên mạng qua trình duyệt, khi dữ liệu đang được tải về.

1.jpg
2.jpg


Tùy chọn các kết nối để duyệt web trên Symbian S60. Để vào trang web, đầu tiên người dùng phải cài đặt, kết nối chuyển dữ liệu. Có thể sử dụng kết nối thông qua các nhà mạng (GPRS, EDGE, 3G, HSDPA), hay kết nối Wi-Fi khá phổ biến hiện nay.

Hướng dẫn các cài đặt này, người dùng có thể liên hệ trực tiếp với tổng đài các nhà mạng.

Gửi e-mail

messaging.jpg
emailsetup.jpg


Cài đặt e-mail trên Symbian S60. Có hai cách chính để gửi mail trên một model chạy Symbian S60 như N85. Người dùng có thể sử dụng chương trình tích hợp trên máy là Messaging client hoặc thông qua trang web như Gmail, Hotmail hay Yahoo Mail.

Nếu như e-mail riêng của công ty chạy trên server Microsoft Exchange, người dùng có thể sử dụng Mail for Exchange để đồng bộ e-mail, danh bạ, lịch làm việc, các công việc cần làm trên Outlook. Chương trình này sẽ tìm kiếm danh bạ, download thư về thiết bị thông qua kết nối đã có trước.

Cài đặt e-mail cá nhân thông qua Messaging client cứ làm theo từng bước tuần tự. Người dùng có thể tạo ra một hộp thư (Mailbox) mới, và nhập địa chỉ e-mail, password vào. Các tài khoản e-mail dựa trên nền tảng web như Gmail, cần phải cài đặt POP3 và IMAP4 (những tùy chọn này đều có hướng dẫn sử dụng riêng cho nhà cung cấp e-mail).

mailforexchangeprofile.jpg
nokiaemail.jpg


Đồng bộ dữ liệu Mail for Exchange và hộp thưu trên máy. Với Mail for Exchange, người dùng cần thêm thông tin bao gồm Domain và Exchange Server. Một lưu ý, khi sử dụng Mail for Exchange để đồng bộ e-mail, lịch, danh bạ và các nhiệm vụ vào thiết bị, người dùng sẽ không đồng bộ với PC bằng cáp kết nối. Bởi có thể, chúng sẽ xung đột.

Bên cạnh các chương trình trên, mới đây Nokia đã ra mắt ứng dụng có tên Nokia Messaging. Máy cần tích hợp chương trình Mail for Exchange, khi đó, người dùng có thể tạo được 10 tài khoản cá nhân, ứng dụng này hỗ trợ e-mail HTML và nâng cấp với cài đặt tùy theo server.

Với mỗi e-mail khi đi tới mailbox, người dùng có thể đưa chúng ra một giao diện nhất định, có thể là giao diện truyền thống của Symbian. Chương trình mới này hỗ trợ một loạt các dịch vụ phổ biến như Yahoo! Mail, Yahoo!

Messenger, Windows Live Hotmail, Gmail, Google Talk, AOL Mail... Nokia Messaging sẽ xuất hiện trên các di động S60 và một số thiết bị S40 ra mắt nửa cuối năm nay.

Đọc văn bản

quickoffice.jpg
adobereader.jpg


Đọc văn bản trên Symbian S60. Các model S60 hiện được cài đặt chương trình Quickoffice. Ứng dụng này cho phép đọc các file Word (.doc), Excel (.xls), PowerPoint (.ppt) và text (.txt). Một số model như N85 chỉ hỗ trợ đọc, trong khi các phiên bản dòng E như E71 hỗ rợ đầy đủ, cho phép tạo các văn bản mới. Trong khi đó, với Adobe reader, người dùng có thể đọc được văn bản PDF cũng như hỗ trợ tìm kiếm, gửi e-mail chương trình này.
(theo SoHoa)
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Back
Top