• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Thông tin mobile ngày 20-05-2012

Status
Không mở trả lời sau này.

binladen1206

Active Member
Điện thoại dùng chip lõi kép giá 5 triệu đồng

Công ty Huawei chuẩn bị bán ra thị trường smartphone Shine tích hợp vi xử lý đa nhân xung nhịp 1 GHz, chạy hệ điều hành Android mới nhất Ice Cream Sandwich với mức giá hấp dẫn.

Shine có màn hình lớn 4,3 inch độ phân giải 960 x 540 pixel (giống HTC Sensation, Sensation XE), RAM 1 GB, hỗ trợ 2 sim 2 sóng và máy ảnh 5 megapixel. Phía trước của máy có camera 0,3 "chấm" dùng để chat video. Sản phẩm sẽ được Huawei cho đặt trước qua mạng từ 1/6 tới với giá 242 USD.

Huawei-4.jpg


Huawei Shine.

Huawei (Trung Quốc) đang tập trung đẩy mạnh phát triển smartphone cao cấp chạy hệ điều hành Android. Tại CES 2012, hãng này cho ra mắt điện thoại Ascend P1 S mỏng nhất thế giới chỉ 6,68 mm. Thiết bị có kiểu dáng đẹp với màn hình Super AMOLED 4,3 inch, chip lõi kép 1,5 GHz và pin 1.800 mAh. Bên cạnh đó, thiết bị còn có camera 8 megapixel, chạy nền Android 4.0 và sẽ được bán từ mùa hè 2012.

Huawei-Ascend-P1-S.jpg


Huawei Ascend P1 S.

Theo VnExpress
 
Nokia, Motorola thôi làm găng với Apple về SIM siêu nhỏ

Bất hòa chung quanh chuẩn nano-SIM có vẻ đang dịu đi khi các hãng Nokia, RIM, Motorola chịu đưa ra mẫu thiết kế mới cho loại SIM siêu nhỏ này gần giống theo mẫu của Apple.

ttg-rimmotorolacolttappletrongccnanosim-1.jpg


Nano-SIM sẽ nhỏ hơn nhiều so với những chiếc thẻ này (Ảnh: CNET).

Trang The Verge cho biết, ngày 17/5/2012, RIM, Nokia và Motorola công bố một mẫu thiết kế ý tưởng cho chuẩn nano-SIM. Chiếc thẻ SIM theo chuẩn này cũng có hình dạng như các “tiền bối” của nó với thiết kế chữ nhật và góc khuyết hình chữ V. Điểm nổi bật trong mẫu thiết kế mới nhất này của RIM, Nokia và Motorola là kích thước thẻ rất nhỏ, có khả năng mở đường cho những ý tưởng thiết kế điện thoại mới, và đem lại khả năng lưu trữ lớn hơn mặc dù diện tích bề mặt thẻ nhỏ hơn.

Ngoài RIM, Nokia và Motorola, Apple cũng đưa ra chuẩn thiết kế nano-SIM riêng. Hồi tháng 3/2012, trong một cuộc họp tại Viện Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu (ETSI), cả Apple và phe RIM - Nokia - Motorola đều đệ trình và muốn ETSI công nhận chuẩn nano-SIM của mình.

Do thế giới di động bị chia rẽ thành 2 phe xung quanh việc này, nên để tránh kịch bản cả hai chuẩn đồng thời được chấp thuận, gây khó cho người dùng di động, ETSI quyết định hoãn cuộc bỏ phiếu thông qua chuẩn mới, chờ "sự đồng thuận rộng rãi trong ngành".

Ý tưởng thiết kế ban đầu của Nokia, Motorola và RIM khác rõ rệt so với thiết kế của Apple. Tuy nhiên, trong bản thiết kế mới mà The Verge có được, ba công ty này đã cố gắng thỏa hiệp với Apple bằng cách đưa "80%" những gì Apple muốn vào. 20% còn lại là những tính năng mà các công ty di động này theo đuổi.

Chưa rõ Apple có chấp nhận đề nghị của Motorola, Nokia, RIM hay không. Các bên sẽ gặp nhau từ 31/5 - 1/6 tại Nhật Bản để thảo luận lại một lần nữa về chuẩn nano-SIM. Nhưng cuộc bỏ phiếu thông qua chuẩn mới có được tổ chức ngày hôm đó hay không vẫn chưa xác định.

Theo PCWorld
 
Motorola bị cấm nhập hàng vào Mỹ

Hải quan Mỹ vừa cấm nhập khẩu một loạt thiết bị của Motorola Mobility vào thị trường Mỹ, sau vụ việc tương tự đối với HTC cách đây ít ngày.

atrix2333.jpg


Nhiều smartphone của Motorola sẽ phải nằm đợi để được thông quan vào Mỹ. Ảnh: Slashgear.

Mọi chuyện bắt đầu từ tháng 10/2010, khi Microsoft bắt đầu cuộc chiến pháp lý với Motorola Mobility, buộc tội đơn vị này vi phạm các bằng sáng chế của hãng có liên quan tới quản lý bộ nhớ ứng dụng và lịch, phương thức gửi - nhận email. Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ (ITC) lúc đó tuyên Microsoft thắng kiện, và sau khi được Tổng thống thông qua, lệnh cấm nhập khẩu các thiết bị Android do Motorola sản xuất vào Mỹ đã được ban hành.

Mặc dù ITC không công bố danh sách các thiết bị nằm trong danh sách, nhưng theo Microsoft, hãng yêu cầu cấm tới 17 smartphone gồm Atrix, Backflip, Bravo, Charm, Cliq, Cliq 2, Cliq XT, Defy, Devour, Droid 2, Droid 2 Global, Droid Pro, Droid X, Droid X2, Flipout, Flipside, Spice và mẫu máy tính bảng Xoom. Tất cả đều không được "đặt chân" qua biên giới Mỹ. Microsoft nói, "Chúng tôi hy vọng Motorola sẽ sẵn sàng gia nhập vào số các nhà sản xuất thiết bị đang bán điện thoại tại Mỹ, được sự bảo hộ bản quyền của Microsoft".

Về phía Motorola, hãng cũng cho hay, "Mặc dù Motorola cảm thấy thất vọng trước quyết định của tòa rằng các sản phẩm vi phạm ản quyền, chúng tôi vẫn trông đợi các ý kiến đầy đủ hơn để xem xét vấn đề".

Theo Sohoa
 
Thực tế HTC Desire C giá rẻ

Máy khá vừa trong tay, hoạt động mượt dù sử dụng Android 4.0, Sense 4.5 trên CPU 600MHz và RAM 512MB.

Theo Engadget, nhờ có kích cỡ nhỏ gọn nên HTC Desire C cầm rất vừa trên tay (máy nặng 100g). Màn hình 3,5 inch của máy sáng, mặc dù chất lượng chưa bằng được với các đời máy cao cấp hơn của HTC.

Mặc dù RAM 512MB và CPU xung nhịp 600MHz, nhưng Desire C vẫn hoạt động mượt mà, tương tác tốt với ngón tay người dùng, chỉ một số ứng dụng khiến máy tải lâu hơn bình thường đôi chút. Phím đa nhiệm của máy nhìn khá giống với One V.

Ảnh thực tế của HTC Desire C:

htc-2.jpg


Máy nhỏ gọn trong lòng bàn tay.

htc1-1.jpg


3 phím cảm ứng của Android, giống như trên các smartphoen dòng One của HTC.

htc3-1.jpg


htc4.jpg


Thân máy khá mập mạp.

htc6-1.jpg


Mặt sau của sản phẩm.

htc5-1.jpg


Cận cảnh camera 5MP và loa ngoài của máy.

htc7-1.jpg


Sản phẩm hỗ trợ Beats Audio.

htc8-1.jpg


Đỉnh máy với nút nguồn và giắc cắm tai nghe 3,5mm.

htc9-1.jpg


Cặp phím âm lượng phía cạnh phải.

htc11-1.jpg


Pin có thể tháo rời, dung lượng 1.230mAh.

htc10-1.jpg


Hai phiên bản đen và trắng.

Theo Sohoa
 
Đại gia Nokia bắt đầu tuột dốc không phanh?

Samsung đã vượt qua Nokia trở thành nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới sau 14 năm Nokia giữ vị trí này. Vậy lý do khiến Nokia bị truất ngôi vương di động là gì?

vnm_2012_453630.JPG


Lumia 900- smartphone chủ lực cũng không cứu vãn được sự xuống dốc không phanh của Nokia.

Theo con số của IHS iSuppli, Nokia xuất xưởng 83 triệu điện thoại trong quý 1 năm 2012, trong khi Samsung xuất xưởng 92 triệu điện thoại. Còn số liệu của Strategy Analytics lại hơi khác một chút, theo đó, Nokia đã xuất xưởng 82,7 triệu điện thoại di động và Samsung xuất xưởng 93,5 triệu chiếc.

Trong ngành công nghiệp di động, 14 năm dẫn đầu quả thực là rất ấn tượng. Nhưng sự dẫn đầu của Nokia giảm sút dần trong vài năm qua với nhiều lý lo rất cụ thể. Dưới đây là những gì Nokia đã sai lầm để đánh mất vị trí mà 14 năm cố gắng nắm giữ.

Nokia vận động quá chậm

Nokia đã là hãng tiên phong trong thị trường smartphone. Hãng đã giới thiệu với người tiêu dùng smartphone - các thiết bị Symbian Series 60 đầu tiên vào năm 2002. Sau 5 năm, điện thoại Symbian khá vất vả để giữ vững được ngôi vương cho Nokia trong phân khúc smartphone. Và mãi tận tới năm 2011, hãng lại đặt niềm tin vào Windows Phone. Bây giờ Nokia đang gánh chịu sự phản ứng chậm chạp của mình.

Vào năm 2007, Apple giới thiệu iPhone. Với điện thoại màn hình cảm ứng lớn và hệ điều hành hỗ trợ đắc lực bởi ứng dụng, iPhone đã làm thay đổi hoàn toàn định nghĩa về smartphone.

Tuy nhiên, Nokia vẫn chậm chạp trong việc phản ứng lại iPhone và người tiêu dùng đã chuyển sang sản phẩm này. Theo thời gian, nền tảng Symbian trở nên già cỗi và thực sự không thể so sánh được với iOS hay ngày cả Android sau này. Đồng thời thị trường smartphone bùng nổ, ngày càng nhiều người tiêu dùng chọn smartphone thay cho điện thoại tính năng với trình duyệt Wap vô vị.

Theo Wayne Lam chuyên gia phân tích của Wired, khi Apple cho ra đời iPhone, Nokia có vẻ khá hờ hững. Họ đã không tạo ra sự đột phá nào cho đến năm 2011 với sự góp mặt của Windows Phone.

Mặt khác, Samsung di chuyển nhanh chóng vào thị trường smartphone. Vài năm trước đây, Samsung không có tên tuổi gì trong phân khúc smartphone, trong khi Nokia và RIM lã những thương hiệu hàng đầu của phân khúc này. Alex Spektor, nhà phân tích của Strategy Analytics cho rằng: “Khó khăn hơn rất nhiều để nhanh nhạy và phản ứng với những thay đổi của thị trường nếu bạn đã là một người dẫn đầu”.

Android mang lại thành công cho Samsung như Windows Phone chưa thể làm lên điều tương tự cho Nokia

Không chỉ Samsung phát triển nhanh chóng mà hãng cũng đặt cược vào nhiều nên tảng khác nhau, gồm Android và Windows Phone và thậm chí cả hệ điều hành của riêng hãng – Bada. Nhưng cuối cùng Android đã mang lại thành công cho Samsung.

Samsung đã chọn Android đúng thời điểm và hưởng lợi từ sự trưởng thành của nền tảng này. Hiện Samsung đang là nhà sản xuất chiếm ưu thế trong lĩnh vực Android.

Mặt khác, Nokia lại mất nhiều thời gian cho Symbian và mãi tận đến năm ngoái hãng với bắt tay với Microsoft. Nhưng điện thoại Lumia chủ lực của Nokia đã không thể cứu vãn được sự suy giảm nhanh chóng của hãng, điều đó thấy rõ nhất trong kết quả kinh doanh quý 1 của Nokia.

Đó là mối quan hệ hợp tác tốt trên giấy nhưng đã quá muộn, hơn hai năm sau khi được giới thiệu, iPhone và Android đã chiếm lĩnh thị trường smartphone.

Bị “cắn xé” trong phân khúc giá rẻ

Không chỉ Nokia phản ứng quá chậm chạp trong thị trường smartphone mà hãng đã không dự đoán được sự tranh tranh khốc liệt trong phân khúc giá rẻ. Các nhà sản xuất khác như HTC, Huawei và ZTE đã tấn công Nokia trong phân khúc giá rẻ ở các thị trường đang phát triển như Trung Quốc.

Nokia đã không phô trương

Điện thoại cục gạch cổ điển của Nokia và trò chơi Snake (rắn bò) trên điện thoại chỉ gợi nhớ nhiều về quá khứ của thương hiệu điện thoại Nokia. Còn người tiêu dùng, họ cần các thiết bị mới nhất và thời trang nhất.

Nokia được xếp vào loại thương hiệu cũ, với sản phẩm không bóng bẩy. Samsung như là một thương hiệu thể hiện sự đổi mới. Nokia có một bề dày lịch sử nhưng hãng là nhà sản xuất truyền thống với điện thoại dạng thanh và cục gạch, Lam cho biết. Nokia đã không có sự đổi mới, ít nhất là cho đến khi kết hợp với Windows Phone.

Không có thương hiệu rõ ràng

Điều mà Samsung tỏa sáng hơn Nokia và các nhà sản xuất khác là sự thể hiện. Samsung đã bắt chước Apple làm lóa mắt người tiêu dùng bằng các dòng điện thoại chủ lực cao cấp với tên gọi Galaxy S của hãng.

Giống như những gì Apple làm, sản xuất các điện thoại dưới thương hiệu iPhone. Đó là thương hiệu nhận dạng đáng nhớ đối với người tiêu dùng và Samsung đã áp dụng cách tiếp cận tương tự với dòng điện thoại chủ lực của họ.

Tuy nhiên, Samsung cũng có một danh mục đầu tư rộng rãi của các thiết bị smartphone, với chi phí chưa đến 200USD mà không cần hợp đồng, thu hút những khách hàng không muốn (hay không đủ khả năng mua) một chiếc điện thoại cao cấp như Galaxy S hay iPhone. Công ty cũng có lợi thế trong quá trình sản xuất phần cứng của nó. Không giống các nhà sản xuất khác, Samsung đã xây dựng hiệu quả công ty dọc tự sản xuất màn hình, bộ xử lý,…để cung cấp cho quấ trình sản xuất thiết bị di động.

Trong khi khả năng thực hiện của Nokia lại kém đi trong những năm gần đây và đã phải cắt giảm nhiều chi phí cũng như đang cố gắng tập trung tái tạo lại công ty.

Theo VnMedia
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Back
Top