• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Thông tin thiết bị số và công nghệ ngày 01-09-2008

Status
Không mở trả lời sau này.

NgocVNPT

New Member
Bộ đôi netbook của Fujitsu

Thị trường máy tính xách tay mini vừa đón nhận thêm hai tân binh mới từ Fujitsu, đó là các model M1010 với màn hình 8,9 inch và Amilo Mini, mẫu máy đã lộ diện từ cách đây vài tháng qua một đoạn video.

1.engadget.jpg

Fujitsu Amilo Mini cho phép người dùng thay đổi vỏ máy bên ngoài. Ảnh: Engadget.

Đã có ít nhất hai đoạn video về Fujitsu Amilo Mini được truyền đi trên mạng Internet trước khi mẫu netbook này chính thức được trình làng tại Hội chợ triển lãm IFA (Berlin, Đức) ngày hôm qua. Điểm đặc biệt nhất của chiếc máy này là nó cho phép người dùng dễ dàng thay đổi vỏ máy bằng cách lắp những miếng vỏ có màu sắc khác nhau.

Về mặt kỹ thuật, Fujitsu Amilo Mini được trang bị chip xử lý Intel Atom N270 1,6 GHz, RAM 1 GB và hai lựa chọn ổ cứng 60 hoặc 80 GB. Máy sở hữu màn hình rộng 8,9 inch, webcam 1,3 Megapixel tích hợp và hỗ trợ các kết nối Bluetooth, Wi-Fi 802.11b/g. Fujitsu Amilo Mini nặng chỉ khoảng 1 kg, được cài sẵn hệ điều hành Windows XP Home Edition và sẽ được bán với mức giá 399 Euro (tương đương 588 USD).

Trong khi đó, Fujitsu M1010 được dự báo là sẽ có giá bán rẻ hơn Amilo Mini khi mẫu máy này chính thức được tung ra thị trường trong quý IV năm nay. Máy cũng được trang bị màn hình 8,9 inch, webcam tích hợp sẵn có độ phân giải 1,3 Megapixel cùng các kết nối Wi-Fi, Bluetooth và nặng khoảng 1 kg như Amilo Mini, nhưng chi tiết hơn về cấu hình của mẫu máy này hiện vẫn đang là một bí mật.
(theo SoHoa)
 
Tổng quan về Nikon D90

Nikon D90 là mẫu máy ảnh số ống kính rời đầu tiên trên thế giới có khả năng quay video. Nó ra đời với sứ mệnh tiếp nối thành công của D80, đồng thời cạnh tranh với một đối thủ cũng vừa mới ra mắt là EOS 50D của Canon.

Nikon đang tiến những bước dài trên thị trường máy ảnh số ống kính rời, khi liên tiếp tung ra những model thu hút được rất nhiều sự chú ý trong thời gian gần đây. Sau khi ra mắt D700, model thứ hai sau D3 và là model tầm trung đầu tiên của hãng được tích hợp cảm biến full-frame, Nikon lại tiếp tục gây xôn xao thị trường máy ảnh những ngày cuối tháng 8 này bằng việc ra mắt D90, mẫu DSLR đầu tiên trên thế giới có khả năng quay video. Đây được xem sẽ là đối trọng nặng ký của Canon EOS 50D, model ra mắt trước đúng một ngày.

1.jpg

Nikon D90 là đối trọng đáng gờm của Canon EOS 50D. Ảnh: Engadget.

Ưu điểm đầu tiên của Nikon D90, không nói ai cũng biết, là khả năng quay video độ phân giải cao 720p (1.280 x 720 pixel).


Từ trước đến nay, do những cản trở về mặt kỹ thuật, chưa có một chiếc máy ảnh số ống kính rời nào có thể quay video, dù là ở độ phân giải thấp. Điều đáng nói ở đây là cảm biến 12,3 triệu điểm ảnh của Nikon D90 có kích cỡ lớn hơn rất nhiều so với cảm biến của những chiếc máy quay du lịch, vì thế những thước video quay bằng D90 sẽ có nhiều chi tiết hơn so với khi quay bằng máy quay du lịch, ngay cả ở mức ISO cao.

Không những vậy, việc sử dụng ống kính rời cũng giúp ích rất nhiều cho quá trình quay video của Nikon D90. Người dùng có thể kiểm soát độ sâu trường ảnh (Deep of Feld - DOF), giúp mang lại nhiều hiệu ứng phim ảnh hơn cho những thước video quay bằng chiếc máy này. Đây là điều mà máy du lịch không thể làm được. Cho dù tính năng tự động lấy nét không được hỗ trợ trong chế độ quay video, nhưng người dùng vẫn có thể can thiệp vào việc lấy nét của máy khi chuyển sang chế độ lấy nét thủ công.

2.jpg

Quay video độ phân giải cao là tính năng lần đầu tiên xuất hiện trong một mẫu máy ảnh số ống kính rời. Ảnh: Engadget.

Giống như hầu hết những mẫu DSLR ra đời gần đây, Nikon D90 cũng được trang bị tính năng ngắm ảnh sống qua màn hình (Live View). Tính năng này càng hấp dẫn hơn khi màn hình của D90 rộng tới 3 inch, có độ phân giải lên tới 920.000 điểm ảnh, giúp hiển thị được nhiều chi tiết hơn. Đây cũng là loại màn hình xuất hiện trong model đời cao D700 của Nikon và đối thủ mới ra mắt Canon EOS 50D.

Một điểm hấp dẫn nữa ở Nikon D90 là hệ thống lấy nét tự động (AF) 11 điểm, với nhiều chế độ phù hợp với những điều kiện chụp khác nhau.

Đó là các chế độ lấy nét đơn điểm, lấy nét tại các khu vực động (dynamic area), tại các khu vực tự do (auto area) và một chế độ do Nikon phát triển mang tên 3D tracking.

Việc sử dụng thẻ nhớ SD/SDHC để lưu trữ cũng là một quyết định sáng suốt của Nikon, bởi nó giúp người dùng tiết kiệm được một khoản đáng kể so với các định dạng thẻ CompactFlash hay xD-Picture.

Ngoài ra, D90 còn được trang bị những tính năng thân thiện với người dùng thường thấy ở những mẫu máy du lịch, như nhận diện khuôn mặt, nhận diện khung cảnh và tối ưu hóa các cài đặt.

3.jpg

Nikon D90 cũng được trang bị nhiều tính năng thân thiện với người dùng phổ thông. Ảnh: Dpreview.

Tuy sở hữu những công nghệ hết sức tiên tiến, nhưng Nikon D90 vẫn thiếu một vài tính năng đáng ra nên có.

Ví dụ như, chiếc máy này không cho phép người dùng tự mình tinh chỉnh trong chế độ tự động lấy nét giống như ở D700, trong khi đối thủ Canon EOS 50D lại có tính năng này. Ngoài ra, độ nhạy sáng tiêu chuẩn của Nikon D90 chỉ hạn chế từ ISO 200 đến ISO 3200. Dẫu vẫn có lựa chọn cho người dùng giảm xuống ISO 100 hoặc tăng lên mức 6400 trong những chế độ chụp đặc biệt, nhưng so với mức tối đa 12800 mà Canon EOS 50D hỗ trợ, khả năng cạnh tranh của Nikon D90 với đối thủ thêm một lần bị đặt dấu hỏi.

Dẫu vậy, nói gì thì nói, Nikon vẫn có quyền tự hào về D90, chiếc DSLR đầu tiên có khả năng quay video độ phân giải cao. Biết đâu, chính nhờ mẫu máy này mà Nikon sẽ được lưu danh sử sách với vai trò là nhà sản xuất đã mở ra một trào lưu mới trên thị trường máy ảnh số ống kính rời, như cách mà Olympus đã ghi dấu ấn với tính năng ngắm ảnh sống Live View.

Theo dự kiến, Nikon D90 sẽ có mặt trên thị trường trong tháng 9, với giá bán lẻ 1.300 USD dành cho bộ kit bao gồm thân máy và ống AF-S DX NIKKOR 18-105mm f/3.5-5.6G ED VR.

Ưu điểm: Quay video độ phân giải cao, lấy nét tự động (AF) 11 điểm, với nhiều chế độ phù hợp với những điều kiện chụp khác nhau, sử dụng thẻ SD. Nhược điểm: Độ nhạy sáng hạn chế; ISO thấp hơn Canon EOS 50D
(theo SoHoa)
 
10 máy nghe nhạc MP3 dưới 100 USD

Tuy chỉ có giá vài chục USD, những thiết bị này đều có dung lượng lưu trữ 2 GB - 4 GB, âm thanh tốt, kiểu dáng nhỏ gọn cùng thời lượng pin dài và được người sử dụng cho điểm từ 7 đến 10.

B1.jpg


B2.jpg


Creative Zen (4 GB) có màn hình màu lớn 2,5 inch, hỗ trợ xem video, âm thanh rõ nét, FM radio, khe cắm thẻ SD... Giá: 79,99 USD.

B3.jpg


Chiếc máy nhỏ xinh Creative Zen V Plus (4 GB, đen) góp mặt trong nhiều bảng xếp hạng thiết bị MP3 với màn hình OLED, FM radio, ghi âm, hỗ trợ xem ảnh và video. Đây là lựa chọn hoàn hảo cho những ai muốn mua sản phẩm có âm thanh trong trẻo, đầy đủ tính năng mà chi phí không quá cao. Giá: 87,99 USD.

B4.jpg


Sony NWZ-A815 (2 GB, trắng) mỏng, có màn hình và kiểu dáng đẹp, dễ dùng và tai nghe chất lượng cao. Âm thanh được đánh giá ở mức "xuất sắc" nhưng sản phẩm không có khe cắm thẻ nhớ, FM hay chế độ ghi âm. Giá: 79,95 USD.

B6.jpg


Thiết kế của Creative Zen Mozaic (4 GB, đen) khá độc đáo, giao diện cho phép người sử dụng tùy biến, tích hợp FM. loa, hỗ trợ ảnh và video. Tuy nhiên, Mozaic chỉ tương thích với máy tính chạy trên Windows XP hoặc Vista. Giá: 79,99 USD.

B7.jpg


SanDisk Sansa Fuze (4 GB, đỏ) giống iPod Nano ở độ mỏng và phím điều khiển tròn. Thiết bị có khe cắm thẻ microSDHC, được trang bị FM radio, hỗ trợ ảnh, video và ghi âm. Âm thanh, hình ảnh và thời lượng pin đều được người dùng khen ngợi. Giá: 81,5 USD.

B8.jpg


Samsung T10 (4 GB, đen) là máy mỏng nhất và là thiết bị duy nhất có kết nối Bluetooth trong danh sách này. Tuy chưa làm hài lòng người sử dụng khó tính về chất lượng âm thanh, T10 chứa một loạt tính năng như FM, cho phép duyệt ảnh, video... cùng giao diện vui nhộn. Giá: 64,96 USD.

B9.jpg


Sony NWZ-S610 (4 GB, đỏ) đánh dấu sự trở lại của dòng sản phẩm Walkman với kiểu dáng ưa nhìn cùng những tính năng tương tự các máy MP3 khác. Ngoài ra, âm thanh và thời gian sử dụng pin luôn là ưu điểm trong các thiết bị nghe nhạc của Sony. Giá: 93,46 USD.

B10.jpg


SanDisk Sansa Clip (2GB, xanh lạnh) nhỏ bé nhưng mang đến âm thanh ấn tượng, tích hợp Rhapsody DNA, FM và rất dễ sử dụng. Giá: 54 USD.
B12.jpg


Meizu Mini Player (4 GB, black) có xuất xứ từ Trung Quốc nhưng được người sử dụng yêu thích bởi màn hình sáng, âm thanh tốt và hỗ trợ hầu hết các tính năng. Giá: 79,95 USD.

B14.jpg


B13.jpg


Sony NWZ-B105F (2 GB, đen) còn đóng vai trò như một ổ USB nhỏ nhắn và là thiết bị MP3 lý tưởng cho những người thường xuyên phải đi lại. NWZ-B100F không hỗ trợ ảnh, video nhưng có âm thanh chất lượng cao. Giá: 59,95 USD.​
(theo VNExpress)
 
10 chiêu giúp mở rộng khả năng của netbook

Netbook khác với những chiếc máy tính xách tay truyền thống ở 3 điểm chính: Nhỏ gọn hơn, sử dụng đơn giản hơn, và các cấu hình phần mềm và phần cứng được tối ưu hoá cho việc sử dụng các nội dung internet. Netbook sẽ không thay thế cho chiếc máy tính xách tay, nhưng đây là một sản phẩm nhỏ gọn mà bạn có thể mang theo mình đến bất cứ đâu.

200891155543_Netbook-cua-CMS.jpg


Một hạn chế đáng chú ý của những netbook là dung lượng lưu trữ. Hiện nay, những netbook cung cấp một dung lượng lưu trữ tối đa là 20GB, và còn ít hơn nếu sử dụng ổ cứng thể rắn SSD, trong khi đó những chiếc máy tính xách tay rẻ nhất cũng có dung lượng lưu trữ lớn gấp 3 lần, thậm chí còn nhiều hơn thế. Điều này ảnh hưởng đến khả năng lưu trữ những file nhạc, video, hình ảnh cùng các file dữ liệu khác của bạn. Điều này cũng khiến bạn bị bị hạn chế khi cài đặt thêm các phần mềm mà chiếc netbook bạn mua chưa có.

Nhưng internet có thể giúp bạn giải quyết những vấn đề này. Sau đây là 10 cách giúp bạn mở rộng các tính năng phần cứng và phần mềm cho chiếc netbook của bạn: miễn phí hoặc gần như thế, chỉ cần sử dụng chiếc netbook của bạn và internet.

Tăng gấp đôi khả năng lưu trữ

Bổ sung thêm cho bạn 20GB (hoặc ít hơn) dung lương lưu trữ với một dịch vụ lưu trữ trực tuyến. Có hàng trăm dịch vụ cho bạn chọn lựa - dịch vụ miễn phí lớn nhất là The Linkup (http://www.thelinkup.com), cho phép bạn tăng hơn hai lần dung lượng lưu trữ ngay lập tức, được cung cấp 25GB dung lượng với một tài khoản miễn phí.

Bạn cũng có thể sử dụng 5GB miễn phí từ Xdrive (http://www.xdrive.com), Divshare (http://www.divshare.com) hoặc Windows Live Skydrive (chỉ giới hạn ở một số nước). Phần lớn những dịch vụ này sẽ cung cấp cho bạn khả năng lưu trữ nhiều hơn chỉ với một khoản phí hàng tháng rất nhỏ.

Sự thuận lợi của lưu trữ trực tuyến là bạn có thể tiếp cận các file dữ liệu ở bất kỳ đâu - thậm chí từ một điểm internet hoặc một quán cafe khi bạn không mang theo chiếc netbook của mình.

Bộ sưu tập âm nhạc sẵn có sẵn

Với dung lượng lưu trữ hạn chế, chiếc netbook của bạn không thể lưu trữ được nhiều file nhạc và nếu bạn chọn một hệ điều hành không phải là Windows, thì iTunes cũng sẽ không chạy trên Linux.

Bạn có thể sở hữu một thư viện nhạc khổng lồ, miễn phí (và hợp pháp) được truyền thẳng đến chiếc netbook của bạn sử dụng các dịch vụ radio internet như last.fm (http://www.last.fm), Jango (http://www.jango.com) và Musicovery phù hợp với nhiều tâm trạng khác nhau (http://musicovery.com). Đây là một bộ sưu tập nhạc có sẵn không hề chiếm không gian lưu trữ trên chiếc netbook của bạn.

Liên lạc với gia đình, bạn bè và hơn thế nữa

Chiếc netbook của bạn có thể là chiếc điện thoại cố định, hoặc là cửa ngõ để bạn kết nối với bạn bè trên toàn thế giới. Ví dụ, chiếc Eee PC của Asustek, được cài sẵn Skype (http://www.skype.com). Với một mức phí hàng tháng rất hợp lý, bạn có thế thực hiện các cuộc gọi không giới hạn đến các số điện thoại trong nước của bạn. Mức phí này bao gồm cho cả dịch vụ voicemail và số điện thoại trực tuyến.

Bạn cũng có thể sử dụng chiếc netbook của mình để tham gia vào một mạng xã hội như Facebook, hay tạo ra mạng xã hội của riêng bạn với Ning (http://www.ning.com/) dành riêng cho bạn và bạn bè của mình, hoặc xây dựng một cộng đồng mới.

Tin nhắn nhanh

Nếu bạn có một chiếc netbook chạy hệ điều hành Linux, thì một trong những thách thức của bạn là không thể gửi tin nhắn nhanh cho bạn bè của mình. Nhưng thách thức này sẽ không còn nữa.

Hãy thử sử dụng Meebo (http://www.meebo.com), bạn chỉ cần đăng nhập với các tài khoản AIM, Yahoo!, Google Talk hoặc MSM của mình và ngay lập tức bạn có thể online trở lại và liên lạc với bạn bè của mình. Không cần phải cài đặt bất cứ thứ gì – và hoàn toàn miễn phí.

Những người sử dụng quan tâm nhiều hơn đến vấn đề kỹ thuật có thể thử nghiệm một sản phẩm gửi tin nhắn nhanh nguồn mở như aMSN (http://www.amsn-project.net) – tuy nhiên, Meebo dễ sử dụng hơn nhiều.

Biên tập ảnh

Một số netbook được cài sẵn các công cụ cơ bản để chỉnh sửa và biên tập các bức ảnh của bạn, nhưng nếu chiếc netbook của bạn chưa có các công cụ này, có rất nhiều các công cụ tuyệt vời có sẵn trên mạng. Một trong những công cụ mới nhất là dịch vụ miễn phí Picnik (http://www.picnik.com) và một dịch vụ chuyên nghiệp hơn với phí sử dụng mỗi tháng là 9USD là Snipshot (http://snipshot.com).

Không yêu cầu cài đặt và có thể làm việc với các công cụ lưu trữ ảnh trực tuyến như Flickr (http://www.flickr.com) và Photobucket (http://photobucket.com).

Tải ảnh lên Flickr

Khi bạn biên tập các bức ảnh, có thể bạn sẽ muốn chia sẻ bức ảnh đó với bạn bè và người thân sử dụng Flickr hoặc một dịch vụ lưu trữ hình ảnh trực tuyến tương tự. Ví dụ, một số máy tính Eee PC của Asustek có tùy chọn cài sẵn chương trình quản lý ảnh. Nếu bạn không có chương trình này, và bạn có biết một chút ít kiến thức về kỹ thuật, bạn có thể thử một công cụ nguồn mở như jUploadr (http://juploadr.org).

Tất nhiên, bạn có thể bỏ qua điều này với việc sử dụng một công cụ trực tuyến như Picnik - một lựa chọn dễ dàng và nhanh chóng hơn nhiều nếu bạn không có nhiều kiến thức kỹ thuật về Linux.

Đừng làm vỡ và cháy

Bạn sẽ ghét việc bị mất tất cả các file dữ liệu quan trọng nếu chiếc netbook của bạn bị hỏng, do đó bạn phải lưu trữ dự phòng ở đâu đó. Bạn có thể copy những dữ liệu đó vào một số ổ USB, hoặc vào một ổ cứng lắp ngoài lớn hơn, nhưng điều này có thể khiến bạn tiêu tốn một khoản chi phí bằng với giá trị của chiếc netbook. Lựa chọn thay thế là sử dụng một dịch vụ như Mozy (http://mozy.com), miễn phí với 2GB dung lượng lưu trữ hoặc 4,95USD mỗi tháng cho khả năng lưu trữ dự phòng không giới hạn.

Vì Mozy được sở hữu bởi EMC, nên các file của bạn sẽ được lưu trữ dự phòng bởi những công nghệ mà các công ty lớn đang sử dụng. Và dĩ nhiên, nếu chiếc netbook của bạn bị hỏng, bạn có thể ngay lập tức khôi phục tất cả các file dữ liệu của mình.

Nếu bạn nhớ Windows...

Sự phổ biến của netbook đã khiến các diễn đàn trên Internet đưa ra một loạt các lời khuyên và thủ thuật. Một vài thủ thuật thú vị là làm cho chiếc netbook của bạn trông giống Windows hơn, với một nút “Start” thay cho những biểu tượng lớn trên màn hình (http://wiki.eeeuser.com/howto:introtofulldesktop).

Còn nếu bạn thực sự liều lĩnh muốn chạy các phần mềm được phát triển cho Windows trên chiếc netbook chạy hệ điều hành Linux của mình, bạn có thể tìm kiếm các phần mềm như Crossover của Codeweavers (http://www.codeweavers.com/), mặc dù những yêu cầu hệ thống tối thiểu có thể làm hỏng máy.

Hoặc bạn cũng có thể mua một chiếc netbook chạy hệ điều hành Windows XP!

TV có thể di động theo bạn

Netbook là lý do lớn nhất để bạn bắt sóng các trang internet TV như Youtube hay Soapbox. Bạn cũng có thể chọn một số các kênh thể thao hoặc nhiều kênh khác - các công cụ tìm kiếm như Find Internet TV (http://www.findinternettv.com) sẽ giúp bạn tìm kiếm các kênh ưa thích.

Trong tương lai, những bộ phim mới được truyền qua internet là rất khả thi - đặc biệt nếu bạn có đủ băng thông. Hiện tại, các dịch vụ này mới chỉ được giới hạn cho thị trường Mỹ (Netflix) và Australia (EzyDownload, sẽ ra mắt vào tháng 9).

Viết tài liệu

Phần lớn các netbook sẽ được cài đặt sẵn phần mềm soạn thảo văn bản và bộ chương trình nâng cao hiệu suất làm việc – OpenOffice trên những chiếc netbook chạy hệ điều hành Linux hoặc phần mềm Microsoft Works trên netbook chạy hệ điều hành XP.

Tất nhiên, bạn có thể hoàn toàn bỏ qua những bộ công cụ nói trên mà thay vào đó là sử dụng một bộ công cụ trực tuyến như Google Apps (http://www.google.com/a), bao gồm cả các chương trình thư điện tử và lập chương trình làm việc có khả năng chia sẻ.
Theo VTV
 
8 vật dụng hi-tech sinh viên cần có

8 đồ dùng hi-tech mà trang web tin tức GlobeandMail.com gợi ý áp dụng với sinh viên nước ngoài, song nó cũng có thể hữu ích với cả các tân sinh viên Việt Nam.


Laptop là một trong những vật dụng hữu ích với sinh viên. Ảnh: Gadgets

1. Điện thoại thông minh: nó có thể email, lướt web, nhắn tin và tất nhiên giúp sinh viên gọi điện về nhà. Hầu hết các trường đại học đều có Wi-Fi miễn phí, và điện thoại thông minh sẽ giúp các sinh viên truy cập Internet tự do, thoải mái.

2. Laptop: Có rất nhiều mẫu laptop giá dưới 1.000 USD, từ những nhãn hiệu nổi tiếng nhất đến những nhãn hiệu ít biết nhất. Hãy nhớ rằng, những laptop có màn hình lớn – cỡ 16 hay 17 inch – trông rất “hoành tráng”, song chúng cũng làm tăng kích cỡ và trọng lượng. Những laptop khoảng 11 inch có vẻ nhỏ, song chúng thức sự di động và tốn ít điện năng, pin dùng lâu hơn và trọng lượng cũng thường nhẹ hơn rất nhiều.

3. USB: Đĩa CD và DVD vẫn được dùng làm phương tiện lưu trữ - song USB đang nhanh chóng chiếm lĩnh chức năng lưu trữ. Thực tế, USB đang khiến các loại ổ đĩa mềm chết dần chết mòn. Hiện đã xuất hiện nhiều loại USB lên tới 8 GB dung lượng, song với sinh viên, USB cỡ 2 GB – 4 GB là lý tưởng bởi chúng có thể thay thế dễ dàng và lại không bao giờ lỗi thời.

4. Phần mềm: Một số trường học yêu cầu những phần mềm cụ thể. Nhưng hầu hết các trường không làm thế. Sinh viên có thể mua phần mềm Microsoft Office với giá 100 USD hoặc ít hơn, hay đơn giản là tải phần mềm OpenOffice hoặc đăng ký dùng Google Docs miễn phí. Ngoài ra, phần mềm chống virus cập nhật và một Firewall là những cái phải có.

5. Túi đựng laptop: thật ngốc nghếch khi bỏ ra 900 USD để mua một chiếc laptop rồi đút nó vào một cái túi vớ vẩn. Sinh viên thường có một chiếc túi, ba lô lớn để đựng tất cả mọi vật dụng, song cần đảm bảo bạn có một chiếc túi riêng được thiết kế dành cho laptop.

6. Headphone: Hầu hết laptop đều có sẵn loa và webcam, song tai nghe là vật dụng không thể thiếu với các sinh viên, đặc biệt là những người ở trong ký túc xá, phải chia sẻ phòng với nhiều sinh viên khác. Loại headphone bluetooth cho phép người dùng được tự do, đứng lên và đi lại mà vẫn nghe được.

7. Lưu trữ trực tuyến: Sao lưu dữ liệu là ý kiến hay. Hầu hết các trường đại học cho phép sinh viên truy cập kho dữ liệu trực tuyến, nhưng tất nhiên sao lưu dữ liệu ra một ổ cứng bên ngoài vẫn tốt. Và tốt hơn là có một tài khoản dữ liệu trực tuyến để có thể sao lưu các tệp tin và lấy chúng từ bất cứ PC nào có nối mạng Internet. Sao lưu trực tuyến còn tiện lợi trong trường hợp học nhóm, hoặc nếu các file có dung lượng quá lớn, khó gửi qua email.

8. Máy ảnh số: Một chiếc máy ảnh số để ghi lại các kỷ niệm, khoảnh khắc xảy ra trong thời sinh viên cũng là điều cần thiết. Chiếc máy ảnh số nhỏ cỡ bỏ túi 7-10 mepapixel sẽ rất dễ dàng và tiện lợi cho các sinh viên. Hơn nữa, bố, mẹ họ cũng có thể nhìn thấy những bức ảnh về con cái trên Facebook hoặc gửi qua email.
(Theo Thongtincongnghe)
 
7 quy tắc chọn mua netbook

Mua một chiếc máy tính không bao giờ là đơn giản, đặc biệt là với việc chọn mua một chiếc netbook. Hãy nghe tư vấn của các chuyên gia Computer World.


Asus Eee PC trưng bày tại VCEW 2008

Laptop mini hay còn gọi là netbook (hoặc một cái tên mới nghe khá ngộ là laptot) là tên gọi của dòng sản phẩm có khả năng di động cao, dễ dàng kết nối Internet, có kích thước màn hình nhỏ (thường từ 7 đến 10 inch), trọng lượng nhẹ (khoảng 1 kg), thời gian dùng của pin lâu (có thể lên đến 8 tiếng) và “đáng yêu” nhất là giá rẻ từ 199 đến 699 USD.

Dựa vào những đặc điểm này của netbook mà các chuyên gia của Computer World có 7 lời khuyên dành cho những người đang chuẩn bị rước nó về nhà.

1. Hãy xác định bạn mua netbook để làm gì và có thể “móc ví” bao nhiêu

Hãy đừng mua netbook nếu cái bạn cần là một laptop với con chip tốc độ cao, màn hình lớn để chơi game, dung lượng bộ nhớ lớn để lưu trữ nhiều bộ phim, RAM và card đồ họa “siêu khủng” để phục vụ cho các công trình thiết kế, đồ án… Có điều là bạn cần phải “chi đậm” cho những chiếc laptop kiểu này.

Thế nhưng với một ví tiền không mấy rủng rỉnh và cái mà bạn cần là lướt web, trò chuyện với bạn bè qua mạng, làm bài tập về nhà, soạn thảo các báo cáo văn bản, lập các bảng tính Excel hay chuẩn bị các bài thuyết trình… nói chung là các công việc khai thác bộ phần mềm văn phòng, netbook sẽ là “ý trung nhân” mà bạn đang tìm kiếm.

2. Hãy mua netbook có màn hình 8,9 inch trở lên

Với một chiếc Eee PC có màn hình 7 inch bạn sẽ nhận ra rằng các trang web không thể hiển thị đầy đủ bởi lý do là màn hình quá nhỏ. Lời khuyên của chuyên gia là hãy mua một chiếc netbook có màn hình từ 8,9 inch trở lên vì với màn hình này bạn sẽ yên tâm là hầu hết các tác vụ đều được hiển thị bình thường mà kích cỡ hay trọng lượng của chiếc netbook gần như không thay đổi.

Giá tiền tất nhiên là sẽ đắt hơn nhưng cũng không nhiều.

3. Hãy chọn loại pin 6 cell trở lên nhé

Kể cả là bạn sẽ phải móc ví thêm 50 USD hay chiếc netbook sẽ nặng thêm đôi chút nhưng quá trình sử dụng sau này bạn sẽ thấy một viên pin 6 cell “lợi hại” thế nào so với pin 3 cell mặc định của các nhà sản xuất.

Với pin 3 cell bạn chỉ có thể làm việc được từ 2 đến 3 tiếng nhưng với pin 6 cell, ít nhất bạn cũng có thể sử dụng được lâu gấp đôi, thậm chí với những model Eee PC 1000 hay Eee PC 901 của Asus, pin 6 cell có thể dùng được đến 8 tiếng.

Với một thiết bị di động như netbook, pin là điều kiện sống còn bởi không phải lúc nào chúng ta cũng tìm được một ổ cắm điện 220v khi công việc đang dang dở mà pin lại sắp cạn.

Hiện nay rất mừng là nhiều nhà sản xuất netbook cũng đã bắt đầu bắt chước Asus tích hợp pin 6 cell vào sản phẩm của họ nhưng lại buồn ở chỗ các nhà bán lẻ lại cố tình dùng loại pin 3 cell để giảm giá bán. Chính vì vậy khi đi mua netbook hãy kiểm tra kỹ pin và đòi hỏi đúng loại 6 cell cho dù phải chi thêm chút tiền.

Một lợi ích nữa của loại pin lớn này mà ít người để ý là mặt dưới của chiếc netbook sẽ hơi nhô lên và tạo thành một góc nghiêng rất phù hợp cho việc đánh máy vì cổ tay và bàn tay được thoải mái hơn.

4. Hãy chú ý đến bàn phím

Các chuyên gia của Computer World đã thử đánh máy trên một số loại netbook và kết luận của họ là: Eee PC (Asus), Wind (MSI) và G10IL (Elitegroup) thua xa ClassMate PC của Intel. Khoảng cách giữa các phím trên bàn phím của ClassMate PC rộng hơn và điều đó khiến cho bàn tay của người dùng được thoải mái hơn rất nhiều.

Chuyên gia của Elitegroup nói rằng họ cố tình thiết kế một bàn phím “phẳng” với khoảng cách giữa các phím là rất nhỏ hoặc gần như là không có. Điều đó khiến cho bàn phím của họ đẹp hơn nhưng trong trường hợp này cái đẹp và sự tiện dụng lại không đi liền với nhau.

5. Phần mềm và hệ điều hành Linux

Có 2 vấn đề về phần mềm mà bạn cần chú ý khi mua netbook:

Thứ nhất, một số nhà sản xuất đã cố tình bỏ qua các phần mềm kèm theo cho netbook để giảm giá bán và bao biện rằng người dùng hoàn toàn có thể tải về hàng đống phần mềm miễn phí từ Internet tùy thuộc nhu cầu của họ. Điều đó đúng nhưng liệu mấy ai muốn ngồi download phần mềm khi mà họ muốn mua netbook về để dùng ngay?

Rất may là không phải nhà sản xuất nào cũng làm như thế. Asustek đã tích hợp khá nhiều phần mềm hữu ích trong những phiên bản Eee PC 1000, 1000H và 901 của họ. Acer thậm chí còn chơi trội khi tặng luôn người dùng phần mềm tăng tốc khởi động máy chỉ mất 12 giây.

Thứ hai, Hãy thử hệ điều hành Linux

Phần mềm tăng tốc khởi động chỉ mất 12 giây của Acer thực ra chỉ hoạt động trên nền hệ điều hành Linpus Linux Lite OS. Hầu hết tất cả netbook chạy trên Linux đều có tốc độ nhanh hơn hẳn.

Đừng lo Linux khó sử dụng vì bạn chỉ quen với Windows, đã có nhiều người thử và cho biết 2 hệ điều hành này không khác nhau nhiều lắm. Với Linux bạn có thể sử dụng vô số chương trình miễn phí trên Internet như bộ phần mềm văn phòng Open Office, Google Pack, StarOffice của hãng Sun hoặc bộ ứng dụng chạy trên web của Google.

6. Nếu netbook có giá trên 500 USD. Quên nó đi!



Giá của netbook hiện nay rất đa dạng nhưng nếu vượt qua mức giá 500 USD, netbook bắt đầu phải cạnh tranh với anh bạn laptop với đầy đủ tính năng hơn và mạnh mẽ hơn.

Ngày nay, không ít hãng sản xuất đã cho ra đời những model laptop có giá cực mềm mà vẫn không giảm cấu hình của máy. Với khoảng 550 USD trở lên người dùng đã có vô số sự lựa chọn trong đó có cả những laptop có khả năng “đối đầu” với netbook về độ gọn nhẹ.

Hãy bình tĩnh, đừng để người bán “dụ” bạn bỏ ra hơn 500 USD và mua về 1 "em" netbook.

7. Hãy nhìn ra xung quanh và mở rộng sự lựa chọn

Có rất nhiều netbook đáng để bạn phải cân nhắc và lựa chọn. Thương hiệu là một điều quan trọng nhưng đừng để những chiêu câu khách của các chuyên gia marketing làm bạn “mờ mắt”.

Đôi khi khách hàng phải đứng trước một bài toán hóc búa với nhiều tham số như: giá thành, tính năng, trọng lượng, khả năng kết nối… Nhưng hãy tập trung vào một số thành phần chính với tiêu chí thỏa mãn càng nhiều càng tốt với cùng một mức giá.

Tổng kết lại, lời khuyên mà các chuyên gia đưa ra là một chiếc netbook tốt phải thỏa mãn các điều kiện sau đây: độ lớn màn hình (8,9 inch trở lên), pin (6 cell), ổ cứng (nếu có ổ cứng loại SSD là tốt nhất), và chuẩn giao tiếp không dây (kết nối Wi-Fi, Bluetooth…) và giá bán dưới 500 USD.
(Theo Thongtincongnghe)
 
Sành điệu với vỏ PC bằng gỗ

Với kiểu dáng bóng bẩy và chắc chắn, chiếc case bằng gỗ quý này sẽ trở thành vật trang trí không thể thiếu đối với dân "độ" PC.



Hiện giá của chiếc case FiveWood này vẫn chưa được tiết lộ, chỉ biết nó được làm từ nhiều loại gỗ khác nhau. Case có một cửa trượt để đưa các thiết bị của máy tính vào trong. Tác giả của mẫu sản phẩm này là Chris Cook, và anh đã phải mất tới 350 giờ mới hoàn tất được.








(Theo Vnmedia)
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Back
Top