• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Thông tin thiết bị số và công nghệ ngày 02-09-2009

Status
Không mở trả lời sau này.

PhuongNguyen

Well-Known Member
Laptop 12 inch của MSI

Sau các model X-Slim từ 13 đến 16 inch, MSI vừa giới thiệu thêm phiên bản màn hình 12 inch mang tên U200 cùng sử dụng vi xử lý tiết kiệm điện.
Với màn hình rộng 12,1 inch, trông U200 giống như một chiếc netbook bởi thiết kế gọn. Model này không có ổ đĩa DVD, nhưng tích hợp cổng HDMI. Model này được MSI ra mắt tháng 5 vừa rồi và bắt đầu được bán với giá 499 euro (khoảng 13 triệu đồng).

Máy chạy trên vi xử lý Intel Core 2 Solo SU3500, tốc độ 1,4 GHz, ổ cứng 250 GB, RAM 2 GB, card màn hình Intel GMA 4500MHD. Phiên bản pin 6 cell nặng chỉ 1,5 kg. Thiết kế gọng gàng, nhưng kích thước nhỏ, nên trông U200 khá dày.

Dưới đây là hình ảnh MSI U200.

1.jpg
2.jpg
4.jpg
5.jpg
6.jpg
7.jpg
8.jpg
10.jpg
11.jpg
12.jpg
17.jpg
16.jpg
18.jpg
19.jpg
20.jpg
21.jpg
22.jpg
23.jpg


Theo Sohoa
 
5 bước chọn mua laptop cũ

Cần tìm hiểu về bên ngoài, màn hình cũng như xem thời gian bảo hành, cấu hình, tình trạng các cổng kết nối của laptop cũ khi chọn mua.

Rất nhiều câu hỏi đặt ra khi người dùng muốn mua một chiếc laptop cũ như liệu cấu hình máy có "chuẩn" như người bán quảng cáo hay các cổng kết nối có làm việc tốt không?

Nhiều người nghĩ, việc chọn mua chiếc laptop "second-hand" này cần trợ giúp của một chuyên gia phẩn cứng, song trên thực tế thì việc này không khó khăn như tưởng tượng.

Sau đây là 5 bước rất đơn giản để lựa chọn thành công một chiếc laptop cũ giá trị theo hướng dẫn của tạp chí công nghệ Cnet.

Bước 1: Kiểm tra thật kỹ nhưng hư hỏng bên ngoài.

1.jpg


Cần kiểm tra tình trạng bên ngoài của laptop. Ảnh: Cnet.

Người dùng không thể đặt ra yêu cầu cao về "ngoại hình" cho những chiếc laptop đã qua sử dụng, bởi chúng sẽ không tránh khỏi những vết trầy xước nhưng sẽ cần phải đặc biệt chú ý đến những điểm sau:
- Các chân cắm lỏng lẻo (USB, VGA, ...)
- Các vết gãy, nứt trên vỏ máy làm lộ các linh kiện bên trong.
- Các con ốc phía đáy máy đã bị mất hay rỉ hoen.
- Tem bảo hành của máy bị bóc đi hoặc bị rách nát.
Ngay cả trong trường hợp các điều kiện trên đã đạt yêu cầu thì cũng chưa có gì đảm bảo chắc chắn chiếc laptop đó đã bị hỏng nặng và rồi được "dựng" lại như mới. Vì vậy người dùng sẽ cần tiếp tục các bước kiểm tra tiếp theo.

Bước 2: Kiểm tra tình trạng bảo hành máy

2.jpg


Xem thời gian bảo hành các laptop cũ đầy đủ. Ảnh: Cnet.

Sẽ rất lý tưởng, nếu chiếc laptop cũ đó còn hạn bảo hành chính hãng, và điều người dùng cần làm là yêu cầu thẻ bảo hành đi kèm hay hóa đơn mua máy lần đầu. Không nên tin ngay những lời cam kết từ phía người bán hàng như máy đã được đăng kí bảo hành trực tuyến, ngoại trừ trường hợp của những chiếc laptop doanh nhân Lenovo ThinkPad.

Nếu như chiếc laptop cũ đó không có một chút thông tin gì thì người mua cần yêu cầu người bán thời gian bảo hành tối tiểu là một tuần sử dụng để xác thực chất lượng máy và nên có cam kết bảo hành bằng văn bản rõ ràng với đầy đủ thông tin chứng thực từ phía người bán. Còn nếu không hãy tìm tới một cửa hàng khác.

Bước 3: Kiểm tra cấu hình máy

3.jpg


Xem cấu hình của máy cũng rất cần thiết. Ảnh: Cnet.

Nếu đã tìm hiểu kĩ và có đầy đủ thông tin về cấu hình máy, người mua nên in ra một bản để trực tiếp kiểm tra khi đi mua máy.

- Nhấn chuột phải vào biểu tượng "My Computer" trên màn hình làm việc rồi chọn "Properties", sẽ hiện ra một bảng thông báo đầy đủ thông tin về hệ điều hành, vi xử lý, và dung lượng RAM của máy.

- Nhấn chuột trái vào "My Computer" rồi kiểm tra dung lượng ổ đĩa cứng.

- Click vào "Control Panel" phía bảng thoại ô cửa sổ, trỏ đến mục "System", tab "Hardware" và chọn "Device Manager". Hoặc bạn có thể truy cập nhanh bằng cách nhấn chuột phải vào "My Computer" và chọn ngay "Device Manager". Trong mục này bạn sẽ có được thông tin chi tiết về các linh kiện phần cứng bao gồm cả card Wi-Fi hay Bluetooth.

- Trong mục "Accessories" phía bảng thoại ô cửa sổ, mở chương trình "Command Prompt" và gõ lệnh "dxdiag" để xem thông tin đồ họa của máy.
Bước 4: Kiểm tra tình trạng làm việc của bộ sạc và các cổng giao tiếp

4.jpg


Xem các cổng giao tiếp trên máy có còn hoạt động không. Ảnh: Cnet.

Cổng USB sẽ được sử dụng thường xuyên nhất và cũng là bộ phận dễ gặp sự cố nhất. Nên nhớ mang theo một chiếc USB để kiểm tra xem các cổng này có làm việc hay không. Cẩn thận hơn bạn nên lắc nhẹ USB khi cắm để xem chân cắm còn chắc không.

Cẩn trọng hơn khách hàng nên mang theo thêm một số thiết bị ngoại vi để kiểm tra các cổng còn lại. Và cũng rất quan trọng nên cắm sạc để kiểm tra xem thiết bị này làm việc ổn định không.

Bên cạnh đó, cũng cần biết rằng bộ pin đi kèm máy sẽ bị "thoái hóa" sau thời gian dài dùng máy vì vậy không quá coi trọng tình trạng làm việc của pin trừ phi người bán cam kết đấy là pin mới. Trong trường hợp này, người mua có thể dùng phần mềm BatteryCare chạy trên hệ điều hành Windows để kiểm tra dung lượng và thời gian sạc của Pin. Còn với máy Mac, người dùng có thể chọn "Applications > Utilities > Systems Profiler" để biết chi tiết thông tin về pin của máy.

Bước 5: Kiểm tra các điểm chết trên màn LCD (dead pixel)

5.jpg


Tìm các "điểm chết" trên màn hình. Ảnh: Cnet.

Vấn đề phổ biến với màn máy cũ là những điểm chết - dead/stuck pixel. Dead pixel - "điểm chết đen" là những điểm giữ nguyên màu đen trong mọi trường hợp. Stuck pixel - "điểm chết sáng" là những đốm sáng không mất đi cho tới khi tắt máy.

Pixel Tester, một phần mềm miễn phí giúp kiểm tra và phát hiện các điểm "dead pixel" và "stuck pixel" có trên màn laptop. Nhưng có một cách đơn giản và thuận tiện hơn, sau khi đã bỏ hết các biểu tượng trên màn hình làm việc, người dùng chỉ cần nhấn chuột trái vào giữa màn và chọn "Properties", rồi đặt chế độ "background" là màu đen để kiểm tra "stuck pixel", sau đó chuyển sang màu trắng để phát hiện "dead pixel". Thông thường việc bảo hành không áp dụng cho laptop cũ có màn bị lỗi pixel, người mua phải tự "đấu tranh" để quyết định "sống chung" với tình trạng đó hay không.


Theo Sohoa
 
Dell tăng giá Inspiron 11z

Tháng trước Inspiron 11z được bán trên website của Dell với giá 399 USD. Cuối tuần qua lên thành 524 USD. Sau đó vài giờ lại đột ngột chỉnh xuống 449 USD.

tan1.jpg


Dell Inspiron 11z. Ảnh: Notebookcheck.

Theo ghi nhận của trang web Notebookcheck, tháng trước khi mới ra mắt, Dell Inspiron 11z được chào bán trên website của hãng với giá 399 USD, khoảng 7,2 triệu đồng. Nhưng cuối tuần qua, Dell đột ngột nâng giá lên 524 USD tương đương 9,4 triệu đồng, rồi chỉ sau đó vài giờ lại điều chỉnh xuống 449 USD (8 triệu đồng). Theo một đại diện của Dell, giá Inspiron 11z tăng thêm 50 USD vì máy sẽ sử dụng màn hình đèn LED nền.

Dell Inspiron 11z được Dell "liệt kê" trong phân khúc laptop siêu di động sử dụng vi xử lý tiết kiệm điện CULV (Consumer ultra low voltage) chứ không phải netbook, và là mẫu máy thay thế cho Dell Mini 12. Model này nằm giữa netbook Mini 10 và laptop Inspiron 13 phổ thông. Inspiron 11z dày chưa đến 2,5 cm, chỉ nặng khoảng 1,35 kg.

Cấu hình của Inspiron 11z không khác nhiều so các mẫu netbook tiêu chuẩn, gồm vi xử lý Intel Celeron 723 1,2 GHz (tốc độ xử lý nhanh hơn 40 % so với Intel Atom N270 1,66 GHz), bộ nhớ RAM 2 GB, ổ cứng 250 GB.
Hiện Inspiron 11z sử dụng màn hình TLF WLED 11,6 inch, độ phân giải HD 1.366 x 768 pixel, trên nền đồ họa Intel GS45 tích hợp.


Theo Sohoa
 
Canon trình làng EOS 7D giá 1.700 USD

Sau nhiều đồn thổi, hôm nay, Canon chính thức trình làng EOS 7D, mẫu DSLR hỗ trợ quay video full HD 1080p với giá 1.700 USD.
> Canon EOS 7D lộ diện

Sở hữu cảm biến 18 Megapixel, hệ thống lấy nét 19 điểm, 7D còn có khả năng chụp 8 hình liên tiếp mỗi giây. Máy được Canon trang bị bộ vi xử lý ảnh Dual DIGIC 4, ISO mở rộng tới 12.800, kính ngắm mới và màn hình LCD rộng 3 inch, 920 nghìn điểm ảnh.

Máy sẽ xuất hiện trên thị trường vào tháng tới với giá 1.700 USD, đi kèm ống kit 28-135mm f/3.5-5.6 là 1.900 USD.

Dưới đây là hình ảnh thực tế về model này.

c1.jpg
Theo Sohoa
 
'Chăm sóc' ảnh từ bố cục

Đỉnh các tòa nhà, hay nóc quan sát có thể cho bạn những bố cục ảnh tuyệt vời.

Một bố cục hấp dẫn có thể được tạo ra bởi nhiều cách khác nhau, và một trong cách đó là từ chính những quan điểm, cái nhìn khác biệt của người chụp. Ví dụ, bố cục trên cao, đưa ra cái nhìn hoàn toàn khác với khi đứng dưới đất, như nhìn từ máy bay, một quả kinh khí cầu... Ngoài ra, không gian khi nhìn từ trên đỉnh các toà nhà, nóc quan sát, ngọn hải đăng, tháp chuông đồng hồ... cũng mang lại những bức ảnh tuyệt vời.

Nhìn xuống

bo1.jpg


Tượng chúa Giê-su tại Rio de Janiero (Brazil). Ảnh: Photographic.

bo2.jpg


Hồ Powell ở Arizona (Mỹ). Ảnh: Photographic.

Bức ảnh chụp pho tượng chúa Giê-su rất lớn tại Rio de Janiero (Brazil) và hình ảnh của hồ Powell ở Arizona (Mỹ) minh họa cho góc nhìn xuống từ một chiếc máy bay. Cấu trúc hình thể của các cụm sa thạch trong hồ nước cũng như thành phố Rio trông rất đẹp. Do ở xa camera nên các yếu tố trong cảnh trở nên sắc nét tại bất kỳ khẩu độ nào. Vì vậy, bạn nên ưu tiên độ mở ống kính và chọn một ống có độ mở lớn. Điều này sẽ đẩy tốc độ bấm máy nhanh hơn, giúp loại trừ khả năng hình ảnh bị mờ do rung tay.

bo3.jpg


New York. Ảnh: Photographic.

Khi ở trên cao, hãy cố gắng chọn một vị trí có thể nhìn thấy rõ ràng khung cảnh bên dưới. Đỉnh của các tòa nhà cũng cung cấp những bối cảnh tuyệt đẹp. Bức ảnh ở New York được chụp vào đầu những năm 90 từ phần mái của một toà nhà. Quả thật, cái nhìn từ trên cao thật giá trị. Tác giả của bức hình cũng rất may mắn khi "chộp" được chiếc tàu kéo màu đỏ làm cảnh thêm sống động.

bo4.jpg



Tạo hình với bóng cây. Ảnh: Photographic.

Cách tạo hình với bóng cây ở trên lại không phải từ đỉnh một tòa nhà mà lại từ một hành lang trên gác ba nhìn xuống đường phố. Do đó, không hẳn phải lên thật cao vượt xa khỏi thành phố mới tận dụng được lợi thế của không gian. Đôi khi chỉ cần 2, 3 tầng cao là đã có thể tạo được những khung hình hấp dẫn.

bo5.jpg


Hồ thu Groton. Ảnh: Photographic.

Từ một mũi đá tại Owl's Head, phía bắc tiểu bang Vermont (Mỹ), tác giả đã nhìn thẳng xuống khu rừng đầy màu sắc và hồ thu Groton. Trong ánh sáng buổi sớm mai, bối cảnh trở nên phong phú với những sắc màu như mạ vàng trên cây. Ở độ cao này, bạn nên sử dụng ống kính tele để cô lập từng phần cảnh có cấu trúc rất sắc phía dưới.

bo7.jpg


Tòa lâu đài bên sông Rhine. Ảnh: Photographic.

Tương tự vậy, tác giả bức hình trên đã đứng ở một ngọn núi trên sông Rhine, để có được bức ảnh tòa lâu đài cổ lúc chạng vạng rất nghệ thuật. Thực ra, ai cũng có thể chụp ngôi nhà này ở ngang tầm mắt, nhưng với bối cảnh không gian từ trên cao, vật thể trong hình trông thú vị và hòa nhập với cảnh hơn nhiều.

bo8.jpg



Lễ hội. Ảnh: Photographic.

Sự đan xen, nhảy múa của sắc màu cũng tạo ra những hình ảnh ấn tượng khi nhìn từ một cao điểm. Bức ảnh lễ hội chụp từ hàng ghế ngồi trên cùng mà đẹp như tranh vẽ.

Nhìn lên

bo9.jpg


Tiền sảnh khách sạn ở Barcelona. Ảnh: Photographic.

Phương pháp ngược lại khi tiếp cận bối cảnh cũng có thể sinh ra những kết quả tuyệt vời. Ví dụ, trong tiền sảnh một khách sạn ở Barcelona, Tây Ban Nha, tác giả đã hướng ống kính lên để chụp chuỗi đèn lớn sáng rực rỡ, treo từ trần của tầng cao. Ống kính góc rộng 16 mm đã làm nổi bật những đường thẳng theo dòng của chuỗi đèn trang trí.

bo10.jpg


Nhánh cây đan xen nhau. Ảnh: Photographic.

Hãy di chuyển đôi mắt để tìm những bối cảnh sắc nét. Trong ảnh, đường nét hình dạng của các nhánh cây với những vòm lá màu cam và đỏ rất hút mắt người xem.

Sử dụng ống kính chuyên dụng

bo11.jpg


Mái vòm trong lăng mộ gia đình Medici (Italy). Ảnh: Photographic.

Sử dụng một ống fish eye, bạn sẽ có những bức hình thú vị, đặc biệt khi chụp những vật thể hình tròn. Ống fish eye thường bẻ cong những đường thẳng và tạo ra những hình ảnh rất khác lạ, còn khi vật là hình tròn, ví dụ, mái vòm nổi tiếng trong lăng mộ của gia đình Medici tại Florence (Italy), không có sự méo mó rõ ràng nào, bởi lẽ, không thể biến một đã vật tròn trở thành tròn hơn.

Tiếp cận gần

bo12.jpg


Bướm đêm. Ảnh: Photographic.

Biết sắp xếp bối cảnh cũng tạo ra một cái nhìn hấp dẫn về những vật mẫu bé nhỏ. Thông thường, bạn không thể nhìn mặt đối mặt với côn trùng. Nhưng nếu chụp mặt đối mặt với một con bướm đêm thì lại tạo ra sự chú ý cho ảnh. Một bố cục hoàn toàn bất ngờ.

bo13.jpg


Ếch mộc mắt đỏ. Ảnh: Photographic.

Cũng là chụp trực diện một con ếch mộc mắt đỏ, nhưng lần này camera được đặt thấp hơn một chút so với tầm mắt khiến vật thể trở nên cao lớn.


Theo Sohoa
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Back
Top