HuynhThanh
New Member
Dự án “hack” máy PS3 tan thành mây khói
Trái với mong đợi của hầu hết người dùng, thiết bị dùng để sao lưu trái phép trên máy PS3 vừa bị chính quyền tại nơi nhà sản xuất cấm tiệt.
1. Dự án “hack” máy PS3 tan thành mây khói
Một sự kiện hết sức buồn đối với game thủ trên toàn thế giới, khi ngày hôm qua (4/9), tòa án Liên bang đã quyết định cấm hoàn toàn việc buôn bán và lưu hành thiết bị “hack” máy PlayStation 3 (tên gọi PSJailbreak) trên khắp lãnh thổ nước Úc đối với nhà phát triển OzModchips. Đồng thời, những chiếc USB “ma quỷ” dùng để xâm nhập vào hệ thống quản lý sao lưu máy chơi game video của Sony sẽ buộc phải giao nộp lại cho tòa án.
Thông tin trên quả thực gây sốc đối với gamer hâm mộ PlayStation 3, bởi lẽ OzModchips từng khẳng định nền tảng pháp lý tương đối vững chắc và hứa hẹn cùng nhiều nhà phân phối cùng đối đầu với Sony. Hơn nữa, trong một tiền lệ khác vào năm 2005, cũng chính tòa án tối cao nước Úc phán quyết rằng quá trình tích hợp modchip trên mỗi dòng máy console là hợp pháp đối với luật pháp tại đây, và hành động vừa rồi đã đi ngược lại phán quyết trước đó.
Tuy nhiên, lệnh cấm lần này chỉ nhắm vào một mình thương hiệu thiết bị PSJailbreak, nên nghiễm nhiên những giải pháp jailbreak PlayStation 3 khác vẫn hợp lệ và chưa bị sờ gáy. Đồng thời, Sony cũng không yêu cầu bất cứ khoản bồi thường nào cho việc quảng bá rầm rộ cách thức “hack” máy PlayStation 3 suốt thời gian qua.
Có thể khẳng định, Sony vừa giành được chiến thắng vang dội trong nỗ lực bảo vệ hệ máy con cưng, mặt khác giáng một đòn mạnh vào âm mưu phá hoại của giới hacker toàn cầu. Màn so găng pháp lý chắc chắn sẽ chưa kết thúc ở đây, tuy nhiên nhiều nhà sản xuất máy console khác có thể hy vọng vào những câu chuyện tương tự trong tương lai, góp phần thay đổi cục diện cuộc chiến chống xâm phạm bản quyền đang rất căng thẳng hiện nay.
2. Mổ xẻ huyền thoại Nintendo Family Computer
Đại diện cho thời kỳ 16-bit hoàng kim, các loại máy chơi game của Nhật Bản đã bắt đầu nổi lên chiếm lĩnh thị trường, nổi bật nhất là Famicom và NES của hãng Nintendo. Dòng sản phẩm này đã gặt hái thành công vang dội và được coi là "Đấng cứu thế" cho ngành game video sau vụ khủng hoảng 1983.
Vào năm 1983, doanh nhân Yamauchi quyết định thử nghiệm loại máy chơi trong gia đình, viết tắt là Famicom. Sản phẩm được phát hành đúng dịp Giáng sinh với giá 99,99 USD. Trước đó, do muốn giảm giá chỉ còn 79,99 USD nên ông đã dùng các linh kiện rẻ tiền. Chính điều ấy khiến cho máy bị trục trặc và Yamauchi phải thu hồi lại toàn bộ số hàng bằng tiền túi của mình. Nhà sản xuất đầy trách nhiệm này đã quyết định danh tiếng Nintendo còn quan trọng hơn tiền bạc.
Theo PLXH