• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Thông tin thiết bị số và công nghệ ngày 07-09-2009

Status
Không mở trả lời sau này.

QuangThang89

New Member
Toshiba Satellite P5000 mang ổ Blu-ray

Chiếc laptop này ấn tượng với màn hình tới 18,4 inch, sử dụng ổ quang Blu-ray ROM đọc và ghi tốt đĩa định dạng này cũng như đĩa DVD 2 lớp phổ thông.

toshi4.jpg

Toshiba Satellite P5000 màn hình 18,4 inch. Ảnh: Cnet.​

Được giới thiệu cùng với đầu Blu-ray gia dụng đầu tiên của Toshiba, BDX200, tại hội chợ hàng điện tử IFA 2009 đang diễn ra tại Berlin (Đức), Toshiba Satellite P5000 là mẫu laptop mạnh về giải trí với màn hình lớn 18,4 inch, sử dụng ổ quang Blu-ray ROM, tương tích với hai định dạng BD-R, BD-RE và cũng có khả năng ghi đĩa Blu-ray, cũng như đọc và ghi đĩa DVD 2 lớp phổ thông.

Ngoài màn hình rộng 18,4 inch tỷ lệ 16:9, độ phân giải 1.920 x 1.080 pixel, máy còn sở hữu cổng HDMI cho phép kết nối với các màn HD lớn để thưởng thức phim từ đĩa Blu-ray. Ngoài ra, máy sẽ được trang bị vi xử lý Intel Core 2 Duo mới nhất cùng dung lượng bộ nhớ RAM 4 GB. Bên cạnh đó là card đồ họa Nvidia mạnh, nhưng chưa được tiết lộ là loại gì, và hệ thống loa Harman Kardon cao cấp vẫn thường xuất hiện trong các siêu laptop chơi game của Toshiba.

Satellite P5000 cũng sẽ thừa hưởng những công nghệ tiên tiến nhất từ TV-HD Toshiba như Regza-Link (HDMI-CEC), cho phép sử dụng điều khiển của TV để điều chỉnh việc chơi đĩa Blu-ray trên laptop. Máy còn có cổng sạc USB, bạn có thể cắm sạc các thiết bị như máy nghe nhạc hay điện thoai ngay cả khi tắt laptop. Touchpad đa chạm hỗ trợ cử động của nhiều đầu ngón tay để thực thi các công việc khi lướt web, phóng to thu nhỏ ảnh, văn bản...

Satellite P5000 sẽ sớm có mặt trên thị trường trong tháng 10, tuy nhiên, Toshiba vẫn chưa tiết lộ giá bán cho mẫu laptop giải trí này.

Theo Sohoa
 
Tamron nâng cấp ống kính

Tamron giới thiệu ống zoom mới AF 17-50 mm F/2.8 XR Di II VC LD (mã hiệu B005NII), bản nâng cấp của dòng SP 17-50 mm F/2.8 XR Di II tốc độ lấy nét nhanh.

tam1.jpg

Ống kính mới của Tamron. Ảnh: Amazon.​

Trong phiên bản mới, Tamron đã tích hợp thêm tính năng chống rung quang học (Vibration Compensation) và giữ nguyên khẩu độ lớn F/2.8, lý tưởng cho những thước chụp đẹp cả trong môi trường thiếu sáng. Dải tiêu cự 17-55 mm dành cho dòng máy cảm biến nhỏ (tương đương 26-78 mm trên máy phim) rất tuyệt khi chụp ảnh phong cảnh và chân dung. Hệ thống thấu kính được tái thiết kế gồm 19 thành phần chia làm 14 nhóm với 2 thấu kính tán xạ thấp LD giúp giảm tối đa hiện tượng quang sai cũng như tăng đều độ sắc nét cho ảnh. Lớp phủ chống phản xạ mới cũng được sử dụng để triệt tiêu gần như hoàn toàn hiện tượng bóng ma và chóe sáng, vốn là yếu điểm của các ống zoom phức tạp.

Sản phẩm có khả năng chụp ở khoảng cách tối thiếu 0,29 mét với tỷ lệ phóng đại 1:4.8 (0,21x). Tamron đã cố gắng "nhồi nhét" tất cả thành phần thấu kính và hệ cơ học phức tạp của ống trong một thân hình nhỏ gọn, chỉ nặng có 570 gram (hơn phiên bản cũ 140 gram) mà vẫn đảm bảo tốc độ lấy nét nhanh và ổn định. Ống kính cũng có cơ cấu khóa zoom, hữu dụng khi mang vác trên vai mà không sợ lồi ra ngoài.

Sản phẩm sẽ được phát hành vào giữa tháng 9 tại Nhật với phiên bản dành cho dòng máy DX của Nikon. Phiên bản cho máy Canon sẽ được bán sau đó một thời gian ngắn. Trên trang Amazon.com, ống được rao bán với giá tạm thời 649 USD, rẻ hơn tới 400 USD so với Canon EF-S 17-55 mm f/2.8 IS USM và chỉ bằng nửa so với Nikon 17-55 mm f/2.8G AF-S DX.

Ảnh test ống kính bằng Nikon D300.

tam2.jpg


tam3.jpg


tam4.jpg

Theo Sohoa
 
10 điều cần biết về màn hình OLED

Không chỉ mỏng, cho hình ảnh sáng và sắc nét, công nghệ OLED còn tiêu thụ ít năng lượng hơn các loại màn hình khác.

Sự xuất hiện của chiếc TV LG 15 inch màn OLED tại IFA 2009 là bước đi nhỏ của hãng, nhưng lại đánh dấu một con đường lớn - trào lưu thay thế công nghệ màn hình LCD, LED và Plasma hiện tại.

dieu1.jpg

TV OLED được cho là sẽ thay thế LCD trong thời gian tới. Ảnh: Techradar.​

Công nghệ OLED được Kodak nghiên cứu và phát triển từ những năm 1980. OLED, viết tắt của Organic Light Emitting Diode (Diode phát quang hữu cơ), được coi là công nghệ chủ chốt thay thế cho công nghệ màn hình LCD, cũng giống như cách mà LCD đã loại bỏ màn CRT trước đây không lâu.

Màn hình OLED có chứa một lớp vật liệu dẫn điện hữu cơ nằm giữa 2 điện cực anode và cathode. Lớp Diode này sẽ phát sáng khi có dòng điện chạy qua. Màn hình TV chứa đến hàng nghìn điểm ảnh OLED được bố trí theo các hàng và các cột trên tấm nền TFT. Cách bố trí này sẽ tạo ra màn OLED ma trận động - AMOLED (Active Matrix OLED).

Chính lớp vật liệu hữu cơ sử dụng cho màn OLED có khả năng tự phát sáng khi dòng điện chạy qua, vì thế sẽ không cần đến ánh sáng nền hỗ trợ. Đặc điểm này khác hẳn với các màn LED hiện tại, ví dụ, TV LED LH9000 mới nhất của LG, vẫn sử dụng hàng trăm đèn LED riêng biệt để hỗ trợ việc tăng giảm độ sáng màn hình.

dieu2.jpg

TV OLED có nhiều ưu điểm hơn LCD. Ảnh: Techradar.​

TV OLED có nhiều ưu điểm hơn TV LCD truyền thống. Do không sử dụng hệ thống đèn LED nền nên màn OLED sẽ mỏng hơn. Một ví dụ điển hình là chiếc TV OLED XEL-1 21 inch của Sony chỉ mỏng 3 mm và bản Demo mẫu TV 21 inch cùng loại cũng dày chỉ 1,4 mm.

Ngoài ra, mỗi điểm ảnh OLED có thể tắt bật nhanh hơn nhiều, giúp cho TV OLED có tốc độ làm tươi cao hơn, độ tương phản và độ sáng tốt hơn cũng như tiết kiệm điện hơn.

Sony, LG và Samsung đều quan tâm đến màn OLED. Sony là hãng đầu tiên giới thiệu ra thị trường TV OLED XEL-1 và cũng đã sớm có mẫu 27 inch tại hội trợ Hàng điện tử tiêu dùng CES 2009 diễn ra tại Mỹ đầu năm nay. LG mới cho ra mắt chiếc TV OLED "con cưng" tại IFA 2009 tại Berlin Đức. Trong khi Samsung cũng đã phát triển hai phiên bản Demo TV OLED 31 inch và 40 inch.

Nếu như trên thị trường TV mới chính thức có mặt Sony XEL-1, thì màn OLED đã được sử dụng nhiều trong các thiết bị di động như điện thoại, máy nghe nhạc và máy quay kỹ thuật số. Một số thiết bị nổi bật trong số đó phải kể đến điện thoại Samsung Jet, hay mẫu máy mới nhất của Sony Ericsson, Xperia X2 và dòng máy nghe nhạc X-Series Walkman, rồi máy ảnh Nikon Coolpix S70 và cả mẫu máy nghe nhạc "đình đám" của Microsoft, Zune HD.

Với một so sánh nhỏ, chiếc TV OLED Sony XEL-1 11 inch "nhỏ xinh" có giá xấp xỉ TV Philips 42PFL9664 42 inch hay Pioneer PDP-5090 kèm theo nhiều phụ kiện khác.

Chi phí sản xuất là vấn đề chính khiến các hãng mới chỉ dám đưa ra các mẫu màn nhỏ. Song bên cạnh đó, lý do khiến các nhà sản xuất chưa vội tung ra những chiếc TV OLED màn lớn là sự "phấn khích" của người tiêu dùng quanh sản phẩm TV 3D Full-HD, công nghệ mới này có thể làm "nhạt nhòa" mọi ưu điểm của OLED.

dieu3.jpg

Màn hình OLED có thể uốn cong. Ảnh: Techradar.​

Sony và Samsung trong năm 2008 đều đã "phô diễn" đặc tính có thể uốn cong của màn OLED - FOLED (Flexible OLED). Màn FOLED có thể uốn quanh các cột quảng cáo trong siêu thị hay sử dụng làm một món đồ trang sức đeo tay nhưng thực ra lại là điện thoại hoặc một chiếc điện thoại có màn hình cuộn vô cùng nhỏ gọn. Kodak đã sớm giới thiệu một loại màn FOLED thử nghiệm có cả khả năng chịu nước tốt.

Ngoài ra, họ còn phát triển được loại TOLED (Transparent OLED), màn hình OLED trong suốt. TOLED sẽ được dùng cho mục đích quân sự như các thiết bị hiển thị "vô hình", hay trong ôtô với mục đích vừa là kính, vừa là màn hiển thị điện tử vẫn chỉ thường thấy trong phim khoa học viễn tưởng.

Có thể là sản công nghệ thay thế cho LCD nhưng không ai dám chắc đây là công nghệ hoàn hảo. Màn OLED lớn cần chi phí lớn để sản xuất và chưa thể sớm được thương mại hóa trong năm 2010 hay 2011. Ngoài ra, "tuổi thọ" của màn OLED cũng là điều đáng lo ngại bởi chưa thể xác định được thời gian sử dụng tối thiểu. Theo dự đoán của nhiều chuyên gia, thời điểm ra mắt của những chiếc TV OLED giá "bình dân" sẽ là năm 2015 hoặc xa hơn nữa.

Theo Sohoa
 
Hiện tượng lóe sáng

Đây là hiện tượng ánh sáng phản xạ trong lòng ống kính gây ra các hiệu ứng thừa trên ảnh. Lóe sáng sẽ làm giảm độ tương phản và gây mất chi tiết trên ảnh.

Lóe sáng hay chóe sáng (lens flare) là hiện tượng ánh sáng phản xạ trong lòng ống kính gây ra các hiệu ứng thừa trên ảnh, chẳng hạn những mảng tím đỏ hình vòng cung hay đa giác bao quanh nguồn phát sáng. Hiện tượng này xảy ra khi những tia sáng mạnh như ánh đèn hay ánh mặt trời chiếu xiên vào lòng ống kính. Lóe sáng có thể làm giảm độ tương phản và gây mất chi tiết trên ảnh. Trong một số trường hợp, lóe sáng lại giúp tăng tính nghệ thuật nhờ vào những đường tròn mờ ảo nhiều màu sắc kéo dọc đường truyền tia sáng.

Đối với những người ưa du lịch hoặc những nhiếp ảnh gia hay làm việc ngoài trời, lóe sáng gây nhiều phiền toái do hiệu ứng này rất khó loại bỏ bằng phần mềm chỉnh sửa ảnh. Hiểu rõ cơ chế hình thành và cách loại bỏ lóe sáng không cần thiết sẽ giúp bạn có được những bức ảnh ưng ý.

Cơ chế hình thành

hie1.jpg

Những mảng ánh sáng giả được tạo ra do hiện tượng lens flare. Ảnh: Wikipedia.​

Trong hình phóng to, khu vực này có dạng lục giác nhiều màu sắc đi kèm với những tia sáng dài gây rối hình và giảm đáng kể tương phản. Hình dạng của lóe sáng phụ thuộc vào cách sắp xếp các lá thép khẩu độ, chẳng hạn ống kính có 8 lá khẩu sẽ gây ra flare bát giác hay flare trên ống kính CCTV có dạng tròn hoàn hảo. Kích cỡ của lóe sáng phụ thuộc nhiều vào cấu tạo ống kính và hướng chiếu sáng, đôi khi chúng có thể lớn tới mức làm hỏng hoàn toàn bức ảnh.

Những ống kính dù là đơn giản nhất cũng chứa vài thành phần thấu kính. Lens flare được tạo thành khi ánh sáng không khúc xạ hoàn toàn qua các thành phần này để tới thẳng chip cảm quang mà phản xạ ngược trở lại nhiều lần trong lòng ống kính sau đó mới tới bộ phận nhận sáng của máy ảnh.

Thấu kính ngày nay hầu hết được phủ lớp vật liệu chống phản xạ nhằm hạn chế tối đa lóe sáng và hấp thụ được nhiều ánh sáng hơn. Tuy nhiên, không một ống kính nào có khả năng triệt tiêu hoàn toàn hiện tượng này. Các ống kính càng phức tạp thì flare càng nghiêm trọng. Điều này cũng giải thích vì sao ống zoom (đa tiêu cự) lại gây nhiều phiền toái hơn ống fix (một tiêu cự) khi chụp ngoài trời nắng.

Ánh sáng nhẹ cũng gây lóe sáng, tuy nhiên, rất khó nhận ra khi quan sát trên màn hình LCD máy ảnh. Hiệu ứng đáng kể nhất mà nó gây ra là làm giảm sự sắc nét và khiến ảnh không được trong. Những nguồn ánh sáng mạnh như mặt trời, đèn cao áp hay thậm chí cả mặt trăng có thể gây ra lóe sáng mạnh tới mức có thể nhận ra. Ngay cả khi những nguồn sáng này không xuất hiện trong ảnh thì các tia sáng chỉ chạm nhẹ vào mép thấu kính ngoài cùng cũng sẽ gây ra flare.

Sử dụng loa che ống kính

hie2.jpg


hie3.jpg

Loa che dạng cánh hoa và dạng tròn. Ảnh: Nikon USA.​

Loa che nắng (lens hood) là bộ phận lắp ngoài cùng ống kính có tác dụng cản bớt ánh sáng thừa không thuộc trường nhìn tạo bởi ống kính. Tuy nhiên, một loa che dù được thiết kế tốt đến mấy cũng không thể khử hoàn toàn hiện tượng lóe sáng. Những máy ảnh SLR tiêu chuẩn thường gây nhiều lens flare hơn các máy crop vì kích cỡ cảm quang lớn dẫn đến việc trường nhìn phải mở rộng, kéo theo nhiều tia sáng thừa đi vào ống kính hơn. Ngoài ra, loa che cho ống zoom chỉ được thiết kế để khử lóe sáng khi đặt tiêu cự ngắn nhất (góc rộng nhất).

Các loa dạng bông hoa (xẻ cánh sen) có tác dụng bảo vệ tốt hơn so với dạng tròn. Điều này có thể lý giải do kích thước các chiều của chip cảm quang khác nhau (thường theo tỉ lệ 3/2) nên trường nhìn theo các chiều này cũng khác nhau. Khi lắp vào ống kính, các loa dạng bông hoa, do độ dài các "cánh" khác nhau, nên khử được lens flare theo các chiều tương đối như nhau. Các loa dạng tròn chỉ khử lens flare tốt nhất theo bề rộng trường nhìn. Ngoài ra, nhiều người cũng ưa dùng loa dạng bông hoa vì trông chuyên nghiệp mặc dù giá cả cũng đắt hơn đa số loa dạng tròn.

Việc chọn loa che thường tương đối phức tạp vì hầu hết người dùng không có khả năng tính toán khả năng loại bỏ ánh sáng thừa với các ống kính. Nếu lắp một loa che bất kỳ lên mà không xét đến các thông số có thể làm đen 4 góc ảnh do che mất quá nhiều ánh sáng hoặc chẳng có tác dụng giảm lóe sáng gì hết. Do đó, bạn nên mua theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc tốt nhất là dùng loa bán kèm ống kính (nếu có). Lưu ý, loa che cho ống zoom dù đắt cũng chỉ có tác dụng tốt đối với một tiêu cự nhất định mà không thể bao quát toàn bộ dải tiêu cự của ống. Nói chung, không có biện pháp nào giúp giảm lens flare hoàn toàn.

Chọn ống kính phù hợp

hie4.jpg

Hiện tượng lóe sáng rất ít khi xảy ra trên các ống kính mắt cá. Ảnh: Davidfenwick.​

Ống một tiêu cự thường ít bị lóe sáng hơn các ống đa tiêu cự do có ít thành phần thấu kính hơn. Bạn có thể loại bỏ flare trên các ống zoom bằng cách chuyển sang một tiêu cự khác trong quá trình chụp. Các ống trường rộng là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất do thường được sử dụng chụp phong cảnh với nhiều nguồn ánh sáng mạnh và phức tạp. Rất may, các nhà sản xuất đã tính đến trường hợp này trong quá trình nghiên cứu nên đã thiết kế các ống góc rộng với khả năng khử flare tương đối ổn. Các ống mắt cá (fish eye) cho ra rất ít các mảng lóe sáng hoặc nếu có, hiệu ứng này trông cũng rất bắt mắt!

Ống kính hiện nay đa phần đều được phủ lớp chống phản xạ, nên bạn cũng không phải lo lắng nhiều nếu chụp trong bóng râm. Những ống kính đời cũ do Leica và Hasselblad sản xuất thường gây lóe sáng nghiêm trọng cả trong ánh sáng yếu do không có lớp phủ bề mặt.

Tái bố cục hình ảnh

hie5.jpg

Bố cục lại hình ảnh bằng cách đặt tán lá vào trước nguồn sáng mạnh có thể giúp loại bỏ lóe sáng. Ảnh: Cambrigdeincolour.​

Cách tốt nhất để loại bỏ lóe sáng mà không làm mất nhiều thời gian là tái bố cục hình ảnh. Bạn sẽ không bao giờ thu được một bức ảnh hoàn hảo nếu cứ chăm chú đặt mặt trời vào khung hình với một mớ lens flare xấu xí. Hãy cố gắng di chuyển để thay đổi hướng nguồn sáng trong ảnh. Luôn luôn kiểm tra hiệu ứng ánh sáng gây ra bằng chức năng Live view hoặc qua ống ngắm của máy kết hợp với phím xem trước độ sâu trường ảnh.

Bạn cũng có thể sử dụng các yếu tố có sẵn trong cảnh để khử lóe sáng một cách tương đối hiệu quả. Chẳng hạn, nên đặt một thân cây, một tán lá, một tòa nhà... vào giữa nguồn sáng mạnh và ống kính.

Một vài chú ý

hie6.jpg

Lóe sáng có tác dụng tích cực trong một vài trường hợp đặc biệt. Ảnh: Webshots.​

Kính lọc là nguyên nhân gây ra những mảng lóe sáng rất xấu trong đa số trường hợp. Do đó, bạn nên chọn kính có phủ lớp chống phản xạ để loại bỏ lens flare khi cần chụp nhiều ngoài trời.

Có thể sử dụng chính bàn tay của mình để làm loa che tạm thời cho ống kính trong trường hợp bất đắc dĩ nhất.

Nếu lóe sáng là điều không thể tránh được, hãy cố gắng làm việc với nó. Có thể phải chụp nhiều kiểu để chọn ra bức có độ tương phản và sắc nét tốt nhất. Thậm chí nếu chọn đúng vị trí và thời điểm, lóe sáng sẽ đem lại tác dụng nghệ thuật rất tốt cho tác phẩm của bạn.

Theo Sohoa
 
So sánh Snow Leopard với Windows 7

Hai hệ điều hành mới nhất của Apple và Microsoft đều được trang bị những tính năng hấp dẫn để chinh phục người dùng Windows PC và máy Mac.
>Một số điểm hay và dở trong Windows 7


C1.jpg

Phiên bản mới của Mac OS X, tên mã Báo Tuyết (Snow Leopard), đã đến tay khách hàng cuối tuần trước. Windows 7 sẽ xuất hiện tại các đại lý bán lẻ vào 22/10.
C2.jpg

Công cụ quản lý file Finder của Snow Leopard và Explorer của Windows 7 có giao diện khá giống nhau với thanh tìm kiếm ở trên cùng bên phải.
C3.jpg

Windows 7 có thêm một tính năng được ca ngợi: Libraries. Tại đây, người sử dụng có thể xem những file có cùng đặc tính (nhạc, video, ảnh, tài liệu...) được lưu rải rác trên ổ cứng, như ảnh đặt trong các folder My Pictures và Public Pictures...
C4.jpg

Snow Leopard không có Libraries và tính năng gần nhất có thể đem ra so sánh là Smart Folders chứa các kết quả tìm kiếm (Windows 7 cũng có tính năng này).
C5.jpg

Hai hệ điều hành đều cho phép đặt icon cỡ lớn. Windows 7 hỗ trợ icon to nhất 256 x 256 pixel còn Snow Leopard lên tới 512 x 512 pixel.
C6.jpg

Nếu bấm chuột phải vào một icon trong Dock của OS X, người dùng sẽ đọc được các thông tin cụ thể liên quan đến ứng dụng. Thanh Taskbar của Windows 7 cũng đã được cải tiến để mang đến khả năng tương tự, gọi là Jump Lists nhưng hỗ trợ nhiều thao tác hơn.
C7.jpg

Snow Leopard có những công cụ xem trước nội dung như Quick Look, Cover Flow hoặc các icon cơ bản. Ngoài ra,, khi di chuột lên file có icon trên 64 x 64 pixel, người dùng sẽ thấy nút preview/playback (nếu đó là file âm thanh hoặc video thì sẽ có nút Play)...
C8.jpg

Tại cửa sổ Explorer của Windows 7, chọn một file và nội dung duyệt trước (preview) sẽ hiện ở bảng bên phải. So với Snow Leopard, Windows 7 có vẻ "mộc" hơn nhưng vẫn hữu ích.
C10.jpg

Một đặc điểm thú vị nữa trong Windows 7 là Aero Peek với khả năng "hô biến" cửa sổ thành trong suốt. Còn trong OS X, tính năng Show Desktop của Exposé sẽ kéo tất cả các cửa sổ khỏi màn hình chỉ với một phím bấm.​

Theo VnExpress
 
Video laptop 'mình dây' Sony Vaio X

Máy tính xách tay dòng X nặng chưa đến 0,7 kg được hãng điện tử Nhật ví như một thanh kiếm mỏng nhưng đầy sức mạnh trong video quảng cáo.

S2.jpg

Sony khẳng định độ mỏng của Vaio đã "đạt đến giới hạn" và nhẹ tới mức người sử dụng dường như không cảm thấy sức nặng của nó.


Hãng này không công bố nhiều thông tin về dòng X trừ việc tuyên bố sản phẩm sẽ được phát hành trong mùa thu. Người dùng đang hy vọng laptop sẽ được trang bị vi xử lý tiết kiệm điện năng CULV thay vì chip Atom như Vaio P và Vaio W.

Theo VnExpress
 
TV LED đắt nhưng vẫn bán chạy

Có giá rẻ nhất cũng xấp xỉ một chiếc xe máy Airblade của Honda, nhưng nhờ thiết kế đẹp và rất mỏng, mặt hàng tivi cao cấp này vẫn thu hút được khá nhiều người mua.

Theo hai siêu thị điện máy lớn Media Mart và Pico Plaza tại Hà Nội, TV LED được họ nhập về từ tháng 5 năm nay hầu hết là của Samsung và đang bán khá chạy. Hai mẫu 40 inch (giá 27.490.000 đồng cho loại series 6 40B6000 và 32.890.000 đồng cho series 7 40B7000) và 46 inch (giá 42.890.000 đồng) được tiêu thụ nhiều nhất. Pico Plaza trung bình một tháng bán được 6 đến 7 chiếc, còn ở Media Mart là từ 9 đến 10 chiếc.

1480.jpg

Khách hàng xem TV LED tại siêu thị điện máy Pico Plaza (Hà Nội). Ảnh: Nguyễn Hân.​

Nguyễn Văn Tài, nhân viên phụ trách mảng TV LED của Pico Plaza, cho biết: "Đây là loại TV rất triển vọng, được người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn, và rất nhiều trong số đó đã bỏ tiền mua mặt hàng cao cấp này".

Rất ít thấy sự hiện diện mặt hàng TV LED của những thương hiệu nổi tiếng khác như LG, Panasonic, Sharp, trong khi sản phẩm LCD, Plasma của các hãng này tại hai siêu thị điện máy nói trên là rất nhiều. Tại Pico Plaza chỉ có duy nhất chiếc TV LED 40 inch của Sony với giá bán gần bằng một xe máy SH mới: 99.000.000 đồng.

TV LED 40 inch của Samsung có hai sản phẩm là series 6 40B6000 và series 7 40B7000:

2480.jpg

TV LED 40 inch của Samsung. Ảnh: Nguyễn Hân.​

Chiếc 40B6000 với công nghệ đèn nền Edge LED cho độ tương phản Mega cực sâu, đồng thời tích hợp nhiều tính năng đỉnh cao như Full HD 1080p giúp hình ảnh mịn màng gấp đôi các TV chuẩn HD thông thường, khả năng quét hình 100 Hz Motion Plus và bộ xử lý hình ảnh Samsung LED engine, xử lý triệt để tình trạng giật, rung, nhòe hình. Ngoài ra, nó có bề dày chỉ 29,9 mm.

Trong khí đó, Series 7 40B7000 tích hợp thư viện kỹ thuật số, cho phép xem phim tiện lợi qua cổng USB 2.0 với nhiều định dạng như vob, avi, mp4…

TV LED 46 inch cũng có hai loại là series 7 46B7000 và series 8 46B8000:

4480.jpg

TV LED 46 inch của Samsung. Ảnh: Nguyễn Hân.​

TV LED series 8 46B8000 của Samsung được bổ sung thêm công nghệ quét hình 200 Hz cho hình ảnh mượt mà, đặc biệt trong các cảnh chuyển động nhanh.

5480.jpg

TV LED 55 inch của Samsung "nằm thở" vì giá quá cao. Ảnh: Nguyễn Hân.​

Tại hai siêu thị điện máy này còn có series 6 32B6000 và series 8 55B8000 cũng của Samsung, tuy nhiên những mẫu TV này bán chậm, thậm chí, dòng TV 55 inch "đắp chiếu" nhiều tháng nay khi chưa bán được một cái nào bởi giá tới 87.900.000 đồng.

Theo VnExpress
 
HTPC truyền thống đã đến hồi cáo chung

Tại Mỹ, hệ thống máy tính rạp hát tại gia (HTPC) truyền thống đã thoái trào và sắp đi vào ngõ cụt, ít nhất với ý nghĩa trở thành một phương tiện dễ sử dụng.

htp1.jpg

HTPC thất bại trong việc trở thành một thiết bị thân thiện, không rắc rối.
Ảnh: Audioholics.​

Hệ thống máy tính rạp hát tại gia nhanh chóng phát triển đến đỉnh. Các tín đồ máy tính đã rất phấn khích về việc dựng lên một hệ thống PC trong một chiếc vỏ đẹp đẽ để đặt tại phòng khách gia đình.

Một số gói phần mềm có mặt trên thị trường góp phần hỗ trợ sự tồn tại của HTPC, trong đó có thể kể đến Windows Media Center. Tuy nhiên, với sự rối rắm về giao diện, hạn chế về chương trình và sự không ổn định của Windows đã khiến cho những gói phần mềm này trở thành những nguồn phát lỗi liên tục gây phiền phức cho người dùng. Hãng HP ban đầu cũng có một hệ thống HTPC khá ấn tượng, nhưng rồi nó ngày càng trở nên vô dụng khi rất khó truy cập các chương trình truyền hình cáp hay các kênh truyền hình phát sóng thông thường.

Vấn đề là, người dùng trung bình không thể biết được thiết lập một HTPC phải gồm những thành phần gì. Và ngay cả những thiết bị vốn được làm để hướng tới một dạng sản phẩm hoàn chỉnh đầu cuối, cũng không thể biến HTPC thành một thiết bị thực sự thân thiện và không rắc rối. Windows Media Center, vốn là phần của của XP, thì không được chăm chút hay được hỗ trợ đầy đủ. Các studio thì chưa xuất bản các nội dung cần thiết đủ để cho chương trình này phát huy thế mạnh của mình.

Các nhà sản xuất HTPC cao cấp đang không có thị trường. Thứ nhất, người tiêu dùng luôn biết rằng tự thiết lập một HTPC sẽ rẻ hơn rất nhiều, mặc dù phức tạp và khó khăn hơn. Còn đối với những nhà lắp ráp, về cơ bản họ không hề thích HTPC. Bên cạnh việc khó hỗ trợ khácg hàng, HTPC còn chiếm mất nhiều thị phần của các sản phẩm khác vốn mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Thực tế, một thiết bị chuyên dụng đơn giản sẽ hoạt động tốt hơn một HTPC đa năng. Còn các nhà sản xuất cao cấp kiếm tiến bằng dịch vụ cài đặt một hệ thống hoàn chỉnh thì lại không cần quan tâm nhiều đến giá cả. Họ sử dụng các hệ thống quá cao cấp có thể tích hợp điều khiển toàn căn nhà như các hệ thống điều khiển căn nhà thông minh Control4, AMX và Crestron. Thị trường HTPC quá nhỏ hẹp và đang rơi vào tay Dell, HP, Apple và các nhà sản xuất máy tính đại trà khác.

htp2.jpg

Một hệ thống HTPC đơn giản. Ảnh: Vozforums.​

Hệ thống HTPC mới phải là một cuộc cách mạng về sự đơn giản. Giấc mơ về một hệ thống chỉ có một hộp nhưng có thể làm được mọi thứ đã trở nên xa vời. Nhu cầu của người chơi đã giản đơn nhiều. Tham vọng ghép tất cả các chức năng vào trong một hộp đơn nhất đang ngày càng thất thế vì thứ nhất, người dùng thà mua ba thiết bị với giá 200 USD mỗi cái còn hơn là một hộp đa năng nhưng có giá tới cả 1.000 USD cộng thêm với việc sẽ mất hàng giờ để làm quen với cách sử dụng. Thứ hai, HTPC đang chuyển đổi theo hướng đơn giản và dễ hiểu cho người dùng hơn - đó là nội dung.

Hàng năm trời, bạn đã rất hạnh phúc với chiếc TV và một đường truyền hình cáp, bên cạnh rất nhiều nội dung được đưa lên mạng. Sự bùng nổ nội dung trực tuyến trong thời buổi suy thoái đã khiến cho mọi người phải suy tính lại nhu cầu của mình về truyền hình cáp hay thậm chí là vệ tinh. Với sự chuyển đổi công nghệ phát hình số, các nội dung chất lượng HDTV sẽ đến hầu hết từng nhà.

Mục tiêu của người dùng hiện tại là mang nội dung miễn phí, hay giá rẻ về phòng khách. Rất nhiều màn hình hiện nay đã hỗ trợ các tính năng truyền mạng, như Samsung, LG, Sony hay cả đầu game Xbox 360. Các nội dung khác cũng đã được đưa lên một số nguồn như CinemaNow, YouTube và cũng đang dần được tích hợp vào các thế hệ màn hình. Và cho dù không phải TV, thì đầu Blu-ray ngày nay cũng bắt đầu hỗ trợ những dịch vụ tương tự.

Nhưng có rất nhiều người cũng mua TV màn phẳng nhưng vẫn chưa muốn nâng cấp đầu đọc DVD hay Blu-ray, thậm chí chỉ đơn giản là chưa muốn mở rộng khả năng xem các nội dung khác bên cạnh các nội dung đã có. Lúc này, giải pháp kinh tế nhất lại chính chiếc máy tính xách tay.

Một thế hệ HTPC mới hình thành.

Theo Sohoa
 
Khám phá 10 bí mật của công nghệ OLED

Sự xuất hiện của TV OLED lại triển lãm IFA 2009 đã đánh một dấu mốc quan trọng trên con đường phát triển và thay thế dòng TV sử dụng công nghệ LCD và PLASMA. Nói đến dòng TV này bây giờ thực sự vẫn còn quá sớm, nhưng nhất định nó sẽ gây cho bạn sự tò mò vì kiểu dáng siêu mỏng, màn hình sáng hơn, sinh động và tiết kiệm năng lượng hơn.



Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về 10 đặc điểm nổi bật của xu hướng công nghệ mới này.

1. OLED là gì ???

OLED là viết tắt của Organic light emitting diode, tạm dịch là đi-ốt phát quang hữu cơ. Công nghệ OLED cũng hứa hẹn sẽ lật đổ thế độc tôn của LCD, cũng giống như LCD với CRT trước đây.

Một màn hình OLED bao gồm một lớp vật liệu hữu cơ với chủ yếu là cacbon nằm giữa hai điện cực anot và catot sẽ tự động phát sáng mỗi khi có dòng điện chạy qua.

2. Không cần đèn nền chiếu sáng (backlighting)

OLED sử dụng đi-ốt phát quang hữu cơ, chính vì thế nó không cần tới đèn nền chiếu sáng, do đó có lợi thế về kích thước cũng như tiết kiệm điện hơn so với các loại TV khác.

3. OLED hiệu quả hơn TV LCD và LED

Dòng TV OLED có rất nhiều ưu điểm so với TV LCD. Một ví dụ cụ thể là TV OLED không sử dụng đèn chiếu màn hình, cũng có nghĩa là nó sẽ mỏng hơn LCD. Như chiếc Sony XEL-1 chỉ dày có 3 mm, mẫu Sony TV OLED 21 inch cũng chỉ dày có 1,4 mm.



Màn hình OLED có thể được bật, tắt nhanh hơn nhiều, với tốc độ làm tươi màn hình cũng nhanh hơn. Độ tương phản và độ sáng tỏ ra vượt trội hơn so với màn hình LCD.

4. Sony, LG và Samsung cũng bước chân vào thị trường OLED.

Các nhà sản xuất nhà điện tử nổi tiếng thế giới cũng đã tham gia vào thị trường đầy tiềm năng này. Sony XEL-1 đã trở thành chiếc OLED đầu tiên được thương mại hoá và Sony cũng ra mắt mẫu TV OLED 27 inch tại CES năm nay.

LG cũng lặng lẽ ra mắt mẫu TV 15 inch của mình trong khi đó, Samsung cũng đã tung ra Demo của 2 mẫu TV 31 và 40 inch.

5. OLED được ứng dụng ở mọi nơi.

Trong khi dòng TV OLED mới được ra mắt chưa lâu, thì công nghệ OLED với một kích cỡ nhỏ hơn đã được ứng dụng vào điện thoại, máy nghe nhạc và máy quay camera.

Bạn có thể thấy nó qua chiếc Samsung Jet S8000, điện thoại Sony Ericsson Xperia X2 và dòng Walkman X-Series. Bạn cũng còn có thể bắt gặp dòng công nghệ này trên Nikon Coolpix S70, Zune HD.

6. OLED vẫn còn quá đắt.

Thay vì bỏ ra 2,500 bảng cho chiếc Sony XEL-1 11 inch, bạn có thể mua được chiếc Philips 42 inch hay Pioneer PDP-5059.

Giá thành sản xuất là nguyên nhân chính khiến OLED chỉ xuất hiện ở những thiết bị vừa và nhỏ. Đây liệu có phải là lý do Sony chưa cho ra mắt màn hình mới của họ ?

7. OLED siêu tiện dụng.

Trong khi màn hình LCD, PLASMA hay CRT khá cồng kềnh gây trở ngại trong việc vận chuyển thì OLED lại tỏ ra cực kỳ siêu việt, với màn hình không thể vỡ, siêu mỏng, không thấm nước, thậm chí có thể cuộn lại được nên người ta có thể mang nó tới bất cứ đâu họ muốn.



8. OLED trong suốt.

Khi không phát hình, thực sự OLED không khác gì một tấm kính. Chúng ta có thể gắn chúng lên mọi nơi, như là một vật trang trí độc đáo.

9. Những người anh em của OLED

Có khá nhiều dòng công nghệ OLED. AMOLED (Active Matrix OLED) sử dụng công nghệ OLED phổ biến cho nhu cầu độ phân giải cao. PMOLED (Passive Matrix OLED) thì ngược lại thường được sử dụng cho các thiết bị có độ phân giải thấp như hiển thị các văn bản và biểu tượng. Bên cạnh đó còn có PhOLED và SOLED.

10. Những nhược điểm của OLED.

OLED được nhìn nhận là đối thủ đáng gờm sẽ thay thế công nghệ LCD trong tương lai. Tuy nhiên hiện tại sẽ là sai lầm nếu nói OLED là một công nghệ hoàn hảo. OLED có chi phí sản xuất khá đắt đặc biệt là với những màn hình lớn.

Cũng có nhiều sự quan tâm về tuổi thọ của các màn hình OLED, ở thời điểm hiện tại chúng ta vẫn chưa có một con số tin cậy về tuổi thọ của dòng sản phẩm này.
Theo Thongtincongnghe
 
BTV truyền hình xin thêm thời gian

Kênh 40 UHF phát sóng truyền hình tương tự (analog) chương trình BTV2 của Đài phát thanh truyền hình Bình Dương (BTV) không phép, bị cơ quan chức năng yêu cầu ngừng sử dụng trước 31/8. Tuy nhiên, hiện BTV vẫn sử dụng kênh 40 UHF bình thường.


Theo dõi kênh BTV2 trên Internet - Ảnh: Thuận Thắng​

Hai bên đã đưa ra lời giải thích xung quanh câu chuyện này.

* Giám đốc BTV Nguyễn Đức Trường:
BTV cần có bước đệm để chuyển đổi


Ông Nguyễn Đức Trường - Ảnh: H.LÊ

- Không phải BTV muốn làm gì thì làm. Bởi đây là cơ quan ngôn luận của đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Dương. Mọi thứ chờ ý kiến của lãnh đạo tỉnh. Hiện nay lãnh đạo tỉnh vẫn tiếp tục xin gia hạn phát sóng kênh truyền hình 40 UHF chương trình BTV2.

* BTV cũng như tỉnh Bình Dương đã nhiều lần xin cấp phép sử dụng kênh 40 UHF, song vì sao nhiều năm qua Bộ Thông tin và truyền thông (TT-TT) vẫn không giải quyết?

- Đứng về phía cấp dưới, chúng tôi làm các thủ tục cần thiết để xin phép, còn giải quyết thế nào là ở cấp bộ. Tôi không nói gì về bộ hết, bởi đôi khi người ta còn nghiên cứu. Và như tôi nói, hiện tỉnh và BTV vẫn đang tiếp tục xin. Tôi cũng nói thêm suy nghĩ của mình là trong thời gian qua lĩnh vực truyền hình đã qua nhiều đơn vị quản lý, trước đây là Đài truyền hình VN, sau đó là Bộ Văn hóa - thông tin, nay là Bộ TT-TT.

* Gần đây nhất, Thứ trưởng Bộ TT-TT Lê Nam Thắng trả lời UBND tỉnh Bình Dương rất rõ là không cấp phép sử dụng thêm kênh 40 phát sóng truyền hình tương tự chương trình BTV2, đồng thời yêu cầu ngừng kênh này. Ông nghĩ thế nào về việc này?
- Ý kiến của tôi là cần cho BTV thời gian hai hoặc ba năm để giải quyết một số vấn đề về lao động, cơ sở vật chất đã đầu tư... Chúng tôi đồng ý chuyển đổi theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ duyệt nhưng cần thời gian để chuyển đổi sang kỹ thuật số.
Về mặt quản lý, chỉ đạo vậy là đúng rồi. Nhưng theo tôi, mục đích cuối cùng của quản lý là để phát triển ngày một tốt hơn, phục vụ người xem đài tốt hơn.
Chúng tôi lúc nào cũng mong muốn được tồn tại kênh 40 phát truyền hình tương tự (analog)chương trình BTV2. Chúng tôi nghĩ cần xem xét sự việc có trước có sau và hợp tình hợp lý. Chúng tôi cũng cần có bước đệm để chuyển đổi...

* Ông Nguyễn Văn Thư (giám đốc Trung tâm kiểm soát tần số vô tuyến điện khu vực 2 thuộc Cục Tần số vô tuyến điện, Bộ TT-TT):
BTV phải ngưng kênh truyền hình không phép


Ông Nguyễn Văn Thư - Ảnh: Q.Thanh

Cho đến nay, Thủ tướng Chính phủ vẫn chưa trả lời chính thức văn bản của Bộ TT-TT, nên VTC phải ngưng phát tất cả các kênh không có giấy phép của họ (đến tháng 8/2009 không còn kênh nào nữa). Trong khi chưa có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, BTV cũng phải thực hiện theo quy định pháp luật là phải ngưng và chỉ được phát sóng trở lại sau khi có giấy phép.

Nếu cho phép bất kỳ một đài nào phát sóng trở lại theo đúng hiện trạng thì sẽ gây ra bất bình đẳng trong ngành truyền hình. Tình hình quản lý nhà nước trong lĩnh vực này sẽ diễn biến rất phức tạp. Ngoài ra, sẽ tạo ra một tiền lệ xấu trong xã hội là cứ vi phạm rồi sau đó chạy xin hợp thức hóa.

Để đảm bảo công bằng, đúng quy định, tất cả các đài vi phạm đều phải thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính theo nghị định 142 (năm 2004) của của Chính phủ.

Với kênh 40 của BTV, ngày 3/8/2009 lãnh đạo Bộ TT-TT đã có chỉ đạo Cục Tần số vô tuyến điện thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính. Hướng xử lý sẽ tùy thuộc kết luận của cơ quan thanh tra và quyết định của các cơ quan có thẩm quyền.

Theo tôi được biết, năm 2001 Đài truyền hình VN (VTV) cho phép BTV dùng chương trình VTV2 để phát sóng. Trong tất cả các văn bản mà tôi có được, VTV không hề nói đến việc cho BTV sử dụng kênh 40. Nói cách khác, BTV có quyền dùng chương trình VTV2, nhưng phát kênh tần số nào thì phải theo quy định của pháp luật. Theo quy hoạch của Nhà nước, VTV được giữ chỗ kênh 40 để phát chương trình VTV2 ở Bến Tre. Khi sử dụng kênh này, VTV cũng phải được Cục Tần số vô tuyến điện cấp giấy phép và chỉ được phép hoạt động sau khi có giấy phép. VTV không có quyền chuyển giao quyền sử dụng cho bất kỳ đơn vị nào. Việc BTV nói có lý do lịch sử để tồn tại việc sử dụng kênh 40 là không đúng với thực tế và quy định pháp luật.

Việc Cục Tần số vô tuyến điện không cấp phép cho BTV kênh 40 dựa trên hai cơ sở pháp lý: một là theo quy hoạch nhà nước chỉ cho BTV phát một kênh analog (Cục Tần số vô tuyến điện đã cấp giấy phép cho BTV phát kênh 44 từ năm 1998). Hai là theo tính toán, kênh 40 của BTV sẽ gây can nhiễu có hại cho kênh 40 của VTV ở Bến Tre. Thực tế là sau khi VTV phát chương trình VTV2 trên kênh 40 ở Bến Tre đã xuất hiện can nhiễu giữa VTV2 và BTV2 ở một số khu vực.
(Theo Tuổi trẻ online)
 
Bàn giao hệ thống mua sắm chính phủ điện tử

Đấu thầu mua sắm công sẽ minh bạch hơn nhờ hệ thống kiểm soát điện tử.

Hôm qua, Cục Quản lý đấu thầu (Bộ Kế hoạch - đầu tư) đã tiếp nhận hệ thống mua sắm chính phủ điện tử thử nghiệm (EPPS) có tổng trị giá trên 3,3 triệu USD. Đây là dự án do Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tài trợ.



EPPS được xây dựng trên hệ thống đấu thầu điện tử của Hàn Quốc. Theo đó, một loạt quy trình đấu thầu thông thường sẽ được thay thế bằng quy trình tự động, xử lý trên máy tính các khâu từ đăng tải kế hoạch đấu thầu, nộp hồ sơ dự thầu, kết quả đấu thầu... nên cả bên mời thầu và người tham gia đấu thầu không thể làm chệch hướng kết quả trúng thầu. Theo thực tế của Hàn Quốc, khi triển khai hệ thống mua sắm chính phủ điện tử có thể tiết kiệm 3,2 tỉ USD/năm.

Theo ông Đặng Huy Đông - cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu, hệ thống EPPS của VN sẽ được thử nghiệm bước đầu trong mua sắm công tại Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Bưu chính viễn thông và UBND thành phố Hà Nội. Tổng mua sắm công tại VN đang chiếm khoảng 40% GDP.

Ông Đông cho biết chỉ cần 10% mua sắm công của VN được đấu thầu điện tử đã có thể giúp giảm chi phí khoảng 0,4 tỉ USD/năm, tức khoảng 6.700 tỉ đồng, chưa kể khả năng giảm tham nhũng, nếu có.
(Theo Tuổi trẻ online)
 
HDTV không viền mới của LG

LG công bố thế hệ HDTV series SL mới với thiết kế "không viền" bắt mắt và cấu hình cao.

hdt5.jpg

HDTV SL8000 và SL9000 của LG. Ảnh: Cnet.

Tại triển lãm IFA đang diễn ra tại Đức, LG công bố thế hệ TV không viền SL8000 và SL9000 mới. Thiết kế này sử dụng một tấm kính trùm kín toàn bộ mặt trước khiến khi không hiển thị hình ảnh, toàn bộ màn hình trông như một tấm liền mà không có dấu vết của viền màn hình. Series SL9000 đèn nền LED nhằm cạnh tranh trực tiếp với đối thủ HDTV LED của Samsung với bề dày mỏng hơn 0,9 mm. Mức giá của hai series này vẫn chưa được tiết lộ.

Tại châu Á, hai phiên bản này sẽ có mã là SL80 (LCD thường) và SL90 (nền LED).

* Xem cấu hình hai mẫu TV này.
(theo SoHoa)
 
HP và Acer sẽ vẫn dẫn đầu thị trường laptop tháng 9

Trong tháng 9, lượng máy của HP có thể sẽ tăng lên 3,5 triệu và Acer là 3,6 triệu do thời điểm ra mắt Windows 7 và thời điểm mua sắm đang đến gần.

van3.jpg

Lượng máy tính của HP và Acer trong tháng 9 sẽ tăng mạnh. Ảnh: Netbooked.

Trong tháng 8, lượng laptop mà HP đặt hàng 4 nhà sản xuất và lắp ráp máy tính hàng đầu Đài Loan sản xuất ước tính khoảng 3,2 - 3,3 triệu chiếc, tăng 15% so với tháng trước. Chỉ riêng Inventec sẽ làm khoảng một triệu máy cho HP. Trong khi đó, con số này là 700.000 chiếc đối với Quanta Computer và Compal Electronics. Lượng máy HP đặt hàng Wistron cũng tăng từ 30.000 đến 50.000 chiếc so với tháng 7.

Theo tạp chí Digitimes, trong tháng 9, này số lượng máy của HP có thể sẽ tăng lên 3,5 triệu do thời điểm ra mắt Windows 7 và mùa mua sắm cuối năm đã đến rất gần. Tuy vậy, ngôi vị số một trên thị trường laptop tháng này sẽ thuộc về Acer với lượng máy dự kiến bán ra vượt mức 3,6 triệu bởi nhu cầu tăng mạnh tại thị trường Bắc Mỹ và châu Âu đối với dòng laptop siêu di động và netbook. Trong quý III, vừa rồi, Acer đã bán được 9 triệu laptop, chỉ chịu thua HP 200.000 đơn vị.
Theo SoHoa
 
Kiểu lừa đảo qua Yahoo Messenger tái diễn trên Facebook

Một phụ nữ đã mất 4.000 USD sau khi tội phạm ăn trộm và đổi mật khẩu một tài khoản trong danh sách bạn bè của cô trên mạng xã hội phổ biến thế giới.
>Trò lừa xáo động người dùng Yahoo tại VN / Dùng nickname ăn trộm lừa cả trăm triệu đồng


C14.jpg

Sau khi thông tin đăng nhập của Grace Parry (Mỹ) rơi vào tay hacker, bạn bè của người này liên tục nhận được tin nhắn kêu cứu rằng vợ chồng cô bị cướp khi đi du lịch London (Anh) và cần tiền về nhà.

Jayne Scherrman cũng nhận được thông điệp như thế, thậm chí một người đàn ông nói giọng Anh đã gọi điện cho cô, tự nhận là nhân viên giải quyết các vấn đề nhập cư. "Ông ta nói Parry và chồng đang bị tạm giữ và cần tiền để có thể về nước", cảnh sát cho hay. "Do đó, Scherrman đã ba lần gửi tiền đến London để giúp bạn mình".

Trong khi đó, do không thể đăng nhập vào Facebook, Parry đã cố thông báo với bạn bè về chuyện mất nick qua tài khoản của chồng. "Đáng tiếc người ta có thể dễ dàng tin vào thông điệp họ nhận qua mạng", Graham Cluley, cố vấn cao cấp thuộc hãng bảo mật Anh Sophos nhận xét. "Một tin nhắn từ tài khoản của bạn bè không có nghĩa là chính người bạn đó đã soạn và gửi đi. Ăn cắp mật khẩu giờ không còn quá khó khăn với hacker".

Từ giữa năm 2008, nhiều người sử dụng Yahoo Messenger tại Việt Nam cũng bị mất nick, sau đó kẻ xấu lấy nick đó chat với bạn bè của họ, nói rằng cần gọi điện gấp nhưng điện thoại hết tiền và nhờ mua hộ thẻ nạp. Một số người không hề nghi ngờ và đã sốt sắng đi mua giúp mà không biết mình đang bị lừa.

Theo VnExpress
 
Đệm CushionSpeaker cho người hay đặt laptop lên đùi

CushionSpeaker của Philips không chỉ là giải pháp dễ chịu cho những ai hay kê laptop lên chân hoặc đặt trên đệm mà còn tích hợp loa hỗ trợ xem phim, nghe nhạc.

Giá sản phẩm chưa được công bố.


Theo VnExpress
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Back
Top