Ổ đĩa cứng gắn ngoài
Với giá chưa đến 100USD, tức là chỉ gần 1,9 triệu VND là người dùng có thể chọn mua cho mình một ổ đĩa gắn ngoài có dung lượng lưu trữ lên đến 1TB để lưu trữ dữ liệu một cách nhanh chóng.
Với dung lượng đó, bạn có thể lưu trữ được khoảng 750.000 bản nhạc MP3 hoặc file ảnh chất lượng cao, hay tương đương với 230 bản DVD video. Đây sẽ là một ổ đĩa đáng giá đối với một nettop hay netbook. Thậm chí, nếu may mắn có nhiều đầu vào/ra, bạn có thể kết nối nhiều hơn thế nữa. Vậy khi mua một ổ đĩa gắn ngoài, bạn cần quan tâm đến những vấn đề gì? Bài viết dưới đây hy vọng phần nào giúp bạn trong kiến thức cần thiết này.
Các loại ổ cứng
Hiện có hai loại ổ cứng ngoài: ổ đĩa theo phong cách ổ đĩa máy tính để bàn đòi hỏi cung cấp nguồn điện và ổ đĩa được thiết kế dành nhỏ hơn với mục tiêu là hướng đến văn phòng làm việc hay tại gia, sản phẩm này không cần yêu cầu nguồn cấp điện mà kết nối với máy tính thông qua một cáp nối. Ổ đĩa loại này có thể được thiết kế với kích thước 2,5 inch phù hợp cho việc nhét vào túi áo hoặc 1,8 inch cho phép dễ dàng nét vào túi quần jeans của bạn.
Một ổ đĩa gắn ngoài của Western Digital
Hiện, khi mà ổ đĩa theo phong cách để bàn có thể đạt dung lượng 2TB, nhưng thế hệ kiểu cỡ nhỏ mới chỉ đạt dung lượng tối đa 1TB, phổ biến nhất là loại ổ đĩa với dung lượng 640GB hoặc 500GB mà thôi. Cùng với đó là sự xuất hiện của ổ đĩa SSD gắn ngoài cũng đã có trên thị trường, nhưng chủ yếu xuất hiện ở hình thức dành cho laptop và còn hiếm vì giá tương ứng cho mỗi gigabyte là rất mắc. Hiện, chúng đang phổ biến ở loại có dung lượng nhỏ hơn, khoảng 64GB cho đến 256GB. Tuy nhiên, lời khuyên tốt nhất là bạn chỉ nên mua ổ SSD để sử dụng nội bộ hơn là phục vụ gắn ngoài. Bên cạnh đó, trừ khi bạn đang tìm kiếm các tính năng như chống sốc sử dụng giao diện USB 2.0 thì bạn nên chọn lại sử dụng giao diện kết nối eSATA vốn có tốc độ nhanh hơn nhiều so với kết nối USB. Giá của những ổ cứng này dự kiến sẽ giảm đi nhiều trong vài năm tới.
Đầu vào là quan trọng
Hầu hết hiện nay, ổ cứng gắn ngoài kết nối với các thiết bị thông qua cổng USB 2.0, song song với đó là một số loại sử dụng kết nối FireWire (400 và 800), eSATA hoặc cao hơn là USB không dây, USB 3.0 hay iSCSI. Tuy nhiên, USB không dây và iSCSI xuất hiện rất hiếm trên thị trường. Cụ thể, loại trang bị kết nối USB không dây chỉ xuất hiện trên thị trường vào cuối năm 2009, trong khi iSCSI chủ yếu được sử dụng trên các loại ổ đĩa gắn ngoài cấp chuyên nghiệp. Còn USB 3.0 thì chưa phổ biến lắm vì mới ra mắt, nó cho tốc độ truyền dữ liệu khoảng 1,4GB chỉ trong vòng 28,4 giây.
Giao tiếp USB 3.0 nhanh nhưng chưa được phổ biến
Với các ổ đĩa gắn ngoài sử dụng cổng USB 2.0 được phổ biến hơn là vì nó có thể hoạt động trên nhiều thiết bị, bao gồm cả netbook hay các máy tính xách tay siêu nhẹ vốn bổ sung ít nhất 1 cổng USB 2.0 với băng thông hoạt động 480Mbps theo lý thuyết. Ít gặp hơn, nhưng có tốc độ nhanh hơn là chuẩn FireWire cung cấp các tốc độ là 400Mbps hoặc 800Mbps. Để thuận lợi hơn cho việc nhận biết, tên ký hiệu của nó là FireWire 400 và 800, nhưng để nhận được tốc độ đó thì người dùng cần trang bị dây cáp kết nối. Còn đối với giao diện được xem là nhanh nhất mà bạn thấy nhiều trên thị trường có thể nói là loại sử dụng giao diện eSATA với tốc độ theo lý thuyết là 3Gbps (3.000 Mbps), nhanh hơn nhiều so với USB 2.0.
Thật không may, khi mà eSATA được xem là nhanhn hất nhưng nó không cung cấp điện năng qua cáp nối, thay vào đó nguwofi dùng sẽ cần phải trang bị một cáp cấp nguồn qua cổng USB hoặc một adapter AC bên ngoài. Hiện, những ổ đĩa mắc nhất có thể nói đến USB 3.0 có tốc độ nhanh hơn eSATA, nhưng cho đến nay thì các thiết bị chưa tương thích một cách tốt nhất để tận dụng sức mạnh của chuẩn này bởi nó chưa phổ biến cho lắm, ít nhất là đến cuối năm 2010. USB 3.0 có lợi ích là tương thích ngược với USB 2.0 với tốc độ tương ứng với chuẩn cũ. Bạn cũng có thể tìm thấy ổ đĩa với nhiều cổng kết nối như trang bị đến ba cổng USB 2.0, FireWire 800 và eSATA
Tốc độ vòng quay của ổ đĩa
Hiện nay, thay vì cải tiến cơ chế vòng quay của ổ đĩa, các nhà sản xuất lại tập trung vào việc phát triển chuẩn giao tiếp của ổ đĩa với bo mạch chủ, đó chính là lý do vì sao hiện nay những thông tin về số vòng quay của ổ đĩa như đứng nguyên tại chỗ, người dùng chỉ nhìn thấy các thông tin 5400rpm, 7200rpm hay 10.000 rpm mà thôi.
Có lẽ, các nhà sản xuất biết được cơ chế tốc độ vòng quay của ổ đĩa cao không nhất thiết tạo một tốc độ làm việc nhanh hơn, chính vì thế mà các hãng sản xuất đĩa cứng vẫn giữ nguyên tốc độ vòng quay của mình. Tuy nhiên, không phải vì thế mà bạn bỏ qua tốc độ vòng quay của ổ đĩa. Cụ thể, tốc độ 5400rpm không đủ nhanh để làm việc với giao diện USB 2.0 và FireWire 400/800, thay vào đó nên chọn lựa những loại ổ có tốc độ 7200rpm hay 10.000rpm.
Sau khi biết các tiêu chí trên, bạn có thể quan tâm đến một số tiêu chí khác của máy tính. Màu sắc và thiết kế thường được quan tâm nhiều hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên quan tâm đến phần mềm tiện ích đi kèm. Chính sách bảo hành của nhà sản xuất cũng khá quan trọng, bạn hãy chọn những ổ có thời gian bảo hành khoảng 3 năm là tốt nhất.
Theo XHTT