• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

THONGTIN Thông tin thiết bị số và công nghệ ngày 10-06-2013

Radium

Moderator
Trung Quốc sắp cho "ra rìa" siêu máy tính mạnh nhất thế giới của Mỹ

Mới đây, một chiếc siêu máy tính có tên Tianhe-2 của Trung Quốc đã được thử nghiệm và cho thấy nó đạt tốc độ 30,65 petaflop, tức là cao hơn 74% so với chiếc siêu máy tính mạnh nhất hiện nay, được biết đến với cái tên Titan do người Mỹ sản xuất.
Điều đáng chú ý hơn nữa là sức mạnh trên của Tianhe-2 (còn được biết với tên gọi Milkyway-2) vẫn chưa phải là sức mạnh tối đa, bởi bài benchmark Linpack trong 5 giờ đồng hồ mới chỉ dùng tới 90% sức mạnh phần cứng của cỗ máy. Linpack chính là chuẩn benchmark được sử dụng để xếp hạng Top 500 siêu máy tính mạnh nhất trên thế giới. Chiếc siêu máy tính Titan mạnh nhất theo bảng xếp hạng này có tốc độ xử lý 17,59 petaflop. Tuy chưa có thông tin gì chính thức nhưng nhiều khả năng, cỗ máy này của người Trung Quốc sẽ độc chiếm ngôi đầu trong danh sách Top 500 siêu máy tính mới sẽ được công bố vào 17/6 tới đây.

1370720838815.jpg

Hình ảnh siêu máy tính Tiahe-2. Các đèn sáng trên máy sẽ thay đổi màu tùy thuộc vào tình trạng sử dụng.
Về phần cứng, Tianhe-2 sử dụng vi xử lý Ivy Bridge và Xeon Phi với số nhân xử lý lên tới 3.120.000 nhân xử lý. Dung lượng lưu trữ đạt con số 12,4PB còn dung lượng bộ nhớ là 1,4PB (1 petabyte = 1.048.576 gigabyte). Tianhe-2 sẽ chạy HĐH Kylin Linux. Điện năng tiêu thụ của cỗ máy này là 17,8 MW.
Theo tính toán trên lý thuyết, Tianhe-2 có thể cho hiệu năng lên tới 54,9 petaflop. Tuy nhiên do sự chêch lệch với cách tính hiệu năng của trình benchmark Linpack nên nó sẽ chịu 1 ít "thiệt thòi". Cũng lưu ý rằng siêu máy tính này nhiều khả năng vẫn sẽ vượt qua giới hạn 30,65 petaflop kể trên một khi toàn bộ sức mạnh phần cứng được đưa vào thử nghiệm.
Tianhe-2 là thế hệ siêu máy tính kế nhiệm Tianhe-1 - siêu máy tính mạnh nhất hồi tháng 11/2010 và xếp hạng thứ 8 trong danh sách 10 máy tính mạnh nhất hành tinh mới đây với tốc độ 2,57 petaflop.

Theo GenK
 
Sẽ có pin Li-S nhỏ nhẹ và dung lượng gấp nhiều lần pin Li-ion trong tương lai gần

Trong các thiết bị điện tử hiện nay, từ laptop, tablet hay điện thoại, pin Lithium-ions (Li-ion) hiện đang là loại pin thống trị. Lý do đơn giản vì pin Li-ion sạc hiệu quả và có dung lượng lớn nhất hiện nay. Tuy vậy, Li-ion vẫn chưa thực sự thỏa mãn hoàn toàn nhu cầu sử dụng năng lượng ngày một cao. Bên cạnh đó, loại pin này cũng có những hạn chế như khả năng phát nổ, dù hiếm xảy ra nhưng hậu quả lại vô cùng nghiêm trọng.
Một trong những kẻ nhăm nhe ngôi vị pin sạc đầu bảng của Li-ion là người anh em Lithium-Sulfur (Li-S). Pin Li-S vốn gây ấn tượng bởi trọng lượng rất nhẹ. Chúng thường được sử dụng làm pin mặt trời ở các máy bay không người lái. Dung lượng pin Li-S cũng rất đáng nể trong khi giá thành lại rẻ. Trở ngại lớn nhất của công nghệ Li-S nằm ở chất điện phân, chất đóng vai trò truyền điện giữa hai cực của pin. Trong các thiết kế trước đây, pin Li-S sử dụng chất điện phân dạng lỏng. Điều này đảm bảo cho tốc độ dẫn điện, nhưng lại khiến pin bị ăn mòn nhanh hơn. Chưa kể chất điện phân lỏng này lại dễ cháy, gây lo ngại về vấn đề an toàn của pin.

Pin%201-983ee.jpg

Trong một công trình gần đây, Viện nghiên cứu quốc gia ORNL của Mỹ đã giới thiệu công nghệ pin sạc Li-S đặc, hứa hẹn sẽ có giá thành rẻ hơn và có hiệu năng lớn hơn công nghệ Li-ion hiện tại. Các nhà khoa học đã sử dụng chất điện phân rắn từ hợp kim Lithium, khiến cho mẫu thiết kế mới này bền và an toàn hơn rất nhiều. Điều đáng chú ý là dung lượng đáng nể: sau 300 lần sạc ở nhiệt độ 60oC, pin Li-S bản thử nghiệm vẫn duy trì ở mức 1200 mAh/g, gấp 8 lần pin Li-ion truyền thống (chỉ dao động trong khoảng 140-170 mAh/g). Đây quả thực là một con số ấn tượng rất ấn tượng. Với công nghệ chế tạo mới, pin Li-S tái sử dụng vật liệu từ công đoạn chế biến dầu mỏ khiến cho chi phí vô cùng mềm.
Theo Tiến sĩ Chengdu Liang, trưởng nhóm nghiên cứu, ông vẫn muốn tìm chất điện phân dạng rắn tốt hơn, và tối ưu hóa cấu trúc pin để tăng độ bền. Công nghệ pin Li-S dạng rắn này khi được hoàn thiện sẽ có ảnh hưởng to lớn tới mặt bằng chung của các thiết bị điện tử di động. Chi phí sản xuất sẽ thấp hơn, đồng nghĩa với giá bán cũng mềm hơn. Trong khi đó trọng lượng thiết bị lại giảm, còn thời lượng pin sẽ được dài hơn rất nhiều lần, thỏa mãn những khách hàng khó tính nhất.

Theo GenK
 
TV OLED cong 55 inch của LG sắp được bán

LG công bố hồi tháng Tư rằng họ sẽ sản xuất và bán ra thị trường loại TV OLED cong (HDTV) 55 inch và có vẻ như thời điểm đó đã tới gần. Bằng chứng là mới đây, các quan chức trong 1 nhà máy sản xuất loại TV này của LG đã đứng cạnh và chụp hình cùng 1 chiếc TV OLED dẻo 55 inch có mã hiệu 55EA9800.

1370752396505.jpg


1370752402740.jpg


1370752435896.jpg

Đây là một trong các model 55 inch OLED dẻo được đưa vào sản xuất đại trà để bán ra thị trường. LG cho biết họ sẽ xuất xưởng chiếc TV này vào ít ngày tới với giá bán 15 triệu won (khoảng 13.500 USD). TV 55 inch cong của LG dày 4,3 mm, nặng 17 kg và có bộ khung bằng sợi carbon gia cường nhựa (CFRP).

Theo GenK​
 
Back
Top