HuynhThanh
New Member
TV giá rẻ đe dọa vị thế các hãng Nhật và Hàn Quốc
Các hãng TV lớn như Samsung, LG, Sony đang đối mặt với cuộc cạnh tranh lớn từ các thương hiệu Đài Loan, Trung Quốc với nhiều model giá rẻ.
Các nhà sản xuất TV tới từ Nhật và Hàn Quốc đang phải đối mặt với một cuộc cạnh tranh mới trên thị trường TV tới từ những thương hiệu giá rẻ của Đài Loan và Trung Quốc.
Các mẫu TV giả rẻ luôn thu hút sự chú ý của khách hàng. Ảnh: Chinapost.
Theo thống kê tới từ hãng nghiên cứu thị trường TV toàn cầu DisplaySearch, tại thị trường TV lớn nhất thế giới hiện nay, Vizio đã đánh bai Samsung để có được vị trí số một về TV LCD với thị phần chiếm tới 18,2% thị phần. Mặc dù Vizio là một thương hiệu của Mỹ nhưng đa phần sản phẩm của họ được sản xuất tại Đài Loan và một lượng không ít cổ phiếu của hãng này cũng đang thuộc về nhà sản xuất Amtran Technology (Đài Loan).
Thời gian vừa qua Vizio đã liên tiếp lập các kỷ lục mới trên thị trường TV. Thậm chí ở ba tháng cuối năm hãng này còn đạt được thị phần LCD HDTV bán ra tại Mỹ lên tới 28%, tăng trưởng năm lên tới 55%. Vizio hiện là hãng chiếm tới 3 trong tổng số 5 model bán chạy nhất tại Mỹ năm 2010. Việc sản xuất ở Đài Loan giúp cho hãng TV của Mỹ sở hữu nhiều model giá tốt hơn các đối thủ khác.
Trong khi đó, đứng sau Vizio tại Mỹ là Samsung với 17,5%, Funai (nhãn hiệu TV của Philips dành riêng cho Bắc Mỹ) với 12%, Sony và LG lần lượt 10,4% và 9,7%, tiếp đến mới là Sanyo (5,9%) và Sharp (3,2%).
LG và Samsung, hai hãng TV lớn nhất thế giới hiện nay cũng đang đánh mất thị phần của mình tại thị trường TV LCD ở Trung Quốc, một trong những thị trường TV lớn nhất thế giới hiện nay, có doanh số tiêu thụ TV lên tới 37,9 triệu sản phẩm và chỉ thua kém Bắc Mỹ với 38,3 triệu sản phẩm.
Hisense là hãng TV LCD lớn nhất tại Trung Quốc, thị trường TV lớn không kém Bắc Mỹ. Ảnh: Audiovideo2day.
Thay vì hai nhãn hiệu tới từ Hàn Quốc, hãng TV LCD bán chạy nhất ở Trung Quốc năm vừa rồi lại là các thương hiệu nội địa, dẫn đầu là Hisense với 18,1% thị phần, Skywordth với 16,6%, Konka 10,8% và Changhong 10,5%. Các thương hiệu nổi tiếng như Sony, LG hay Samsung thậm chí còn đứng sau một nhãn hiệu nhỏ khác là Haier, hiện chiếm 5,4% thị phần tại thị trường Trung Quốc. Một điều khá bất ngờ, Sharp lại là thương hiệu lớn có thị phần tốt nhất tại thị trường này với 5,3% chứ không phải ba thương hiệu kể trước đó.
Một minh chứng cho thấy việc các hãng TV giá rẻ, thương hiệu Trung Quốc và Đài Loan đang tạo ra sức ép lớn cho các nhãn hiệu mạnh của Hàn Quốc và Nhật thời gian gần đây chính là việc, Hisense, trở thành công ty Trung Quốc đầu tiên phát hành TV tại thị trường Nhật. Hãng TV lớn nhất Trung Quốc đã lên kế hoạch bán ra 500.000 sản phẩm và mở một loạt đại lý bán lẻ khác nhau tại thị trường mới. Hãng tin tưởng mình sẽ cạnh tranh tốt với các nhãn hiệu nội địa như Panasonic, Sharp hay Sony.
Sự cạnh tranh, sức ép đang tạo ra cho các hãng TV lớn hiện nay nằm ở việc các nhà sản xuất TV tới từ Trung Quốc và Đài Loan sở hữu nhiều model giá rẻ, thiết kế tính năng hợp lý đi kèm với chất lượng đã được cải thiện nhiều. Ví dụ như một mẫu TV LED 32 inch của Hisense bán ra tại nhất chỉ có giá gần 50 USD, rẻ gần 30% so với model cũng kích cỡ tới từ một thương hiệu lớn của Nhật. Ngoài Nhật, châu Âu và Mỹ cũng sẽ là đich đến tiếp theo của các model Hisense giá rẻ trong năm nay.
Ngay như ở Việt Nam, dù thói quen của phần lớn người tiêu dùng khi mua TV mới là lựa chọn các thương hiệu nổi tiếng của Nhật, Hàn Quốc như Sony, LG, Samsung hay Panasonic. Nhưng thực tế cho thấy khách hàng vẫn rất quan tâm tới các model mỏng giá rẻ mang thương hiệu Trung Quốc. Theo ghi nhận tại hệ thống siêu thị PicoPlaza vào đợt mua sắm cuối năm 2010, với mức giá chỉ khoảng 3,8 triệu đồng, các model LCD 24 inch D10F và D10FV của TCL là hai trong số 10 mẫu HDTV LCD bán chạy nhất tại thị trường Hà Nội.
Theo Sohoa