• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

THONGTIN Thông tin thiết bị số và công nghệ ngày 13-01-2013

Status
Không mở trả lời sau này.

MinhThang

Manager
Smartphone màn hình 6 inch của KingCom xuất hiện ở VN

Tuy thuộc phân khúc phổ thông, nhưng KingCom PadPhone 61 được trang bị màn hình cảm ứng lớn, hệ điều hành Android 4.1 cùng khả năng kết nối mạnh mẽ.
KingCom PadPhone 61 có giá chưa tới 5 triệu đồng, nhưng vẫn được hãng “ưu ái” cả về phần cứng, khả năng kết nối cũng như thiết kế bên ngoài.

KingCom-PadPhone-61-2-jpg-1357889813_500x0.jpg

KingCom PadPhone 61 có 2 phiên bản màu sắc là đen tuyền và trắng ngà.

Do được trang bị màn hình cảm ứng điện dung đến 6 inch, nên KingCom PadPhone 61 có kích thước khá đồ sộ (165 x 88,5 x 10,5 mm). Thiết kế của máy khá góc cạnh và cứng cáp nhờ phần khung viền kim loại chạy dọc xung quanh thân. Sản phẩm cũng có 2 phiên bản màu sắc khác nhau là đen tuyền và trắng ngà.

KingCom PadPhone 61 được trang bị CPU lõi kép tốc độ 1 GHz, bộ nhớ RAM 512 MB. Ngoài dung lượng bộ nhớ trong 4 GB, máy còn được trang bị khe cắm thẻ nhớ cho phép mở rộng không gian lưu trữ thêm đến 32 GB. Không chỉ sở hữu phần cứng tốt, KingCom PadPhone 61 còn là một chiếc smartphone có khả năng kết nối mạnh mẽ với 2 khe cắm SIM (online cùng lúc) có thể hoạt động trên cả 4 băng tần 2G (850/900/1800/1900) cũng như kết nối băng thông rộng 3G HSPDA, bên cạnh kết nối không dây Bluetooth, Wi-Fi 802.11 b/g, DLNA, Wi-Fi Direct và hệ thống định vị GPS.

Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu giải trí, đàm thoại có hình ảnh, KingCom PadPhone 61 còn được trang bị camera ở mặt trước – riêng camera ở mặt sau còn được trang bị thêm cụm đèn flash 2 bóng có thể sử dụng như đèn pin khá hữu ích.

KingCom-PadPhone-61-12-jpg-1357889813_500x0.jpg

Trọn bộ sản phẩm và phụ kiện.
Do sở hữu màn hình lớn, kết nối mạnh, nên KingCom PadPhone 61 được trang bị pin Lithium-Ion có dung lượng đến 2.800 mAh. Theo công bố của hãng, chiếc smartphone 6 inch này có thời gian đàm thoại lên đến 5 giờ và thời gian chờ lên đến 120 giờ với một lần sạc đầy.
Sử dụng thực tế, Số Hóa thấy khá thoải mái với thiết kế của chiếc smartphone phổ thông này. Tuy ngoại hình lớn (hơi khó sử dụng một tay), nắp lưng máy bằng nhựa, nhưng KingCom PadPhone 61 không hề có hiện tượng ọp ẹp như một vài model điện thoại phổ thông khác trên thị trường. Màn hình LCD độ phân giải 854 x 480 pixel của máy tuy có độ sáng tốt, góc nhìn khá rộng, nhưng màu sắc vẫn chưa thật tự nhiên, và còn bị chói khi sử dụng ngoài trời.

Screenshot-2013-01-11-14-23-25-png-1357889813_500x0.png

Màn hình cảm ứng 6" hỗ trợ đến 5 điểm cảm ứng đồng thời.
Cũng trong quá trình sử dụng, màn hình cảm ứng của KingCom PadPhone 61 cũng tỏ ra khá “nhạy bén” với hầu hết các thao tác chạm, quét cũng như zoom bằng 2 đầu ngón tay. Máy cũng có thể xem tốt các cảnh phim HD 720p tỷ lệ khung hình 16:9 một cách dễ dàng – dù loa tích hợp có âm lượng còn hạn chế.

So với các smartphone cũng thuộc phân khúc giá dưới 5 triệu khác, KingCom PadPhone 61 cũng có phần ưu thế hơn khi được cài đặt sẵn hệ điều hành Android 4.1.1 Jelly Bean và một số ứng dụng văn phòng khác như Documents To Go (phiên bản đầy đủ) hỗ trợ tốt việc chỉnh sửa tài liệu, tiện dụng cho nhu cầu làm việc di động.​

Bài và ảnh: Quỳnh Lâm
 
5 máy ảnh nổi bật tại CES 2013

Fujifilm trình làng bản nâng cấp được chờ đợi của X100, Canon Powershot kiểu dáng "độc" hay máy mirrorless chạy Android đầu tiên của Polaroid gây ấn tượng mạnh với người xem.

fujifilm-x100s-1357485373-jpg-1357523540-500x0-jpg-1357909819_500x0.jpg

Fujifilm X100S.
X100S là bản nâng cấp rất đáng giá của model vốn đã rất thành công X100 của Fujifilm. Sản phẩm khắc phục được nhiều điểm yếu của người tiền nhiệm khi có tốc độ lấy nét nhanh hơn hẳn, hệ thống kính ngắm lai và cảm biến thế hệ mới.

Tốc độ lấy nét được hãng khẳng định chỉ 0,08 giây, nhanh nhất trong các máy sử dụng cảm biến APS-C không thể thay ống kính. Tiếp đến là hai đặc điểm lớn được ưa chuộng trên X-E1 và X-Pro1 cũng xuất hiện trên sản phẩm này là cảm biến APS-C X-Trans CMOS II (mới hơn hai sản phẩm còn lạ) độ phân giải 16,3 megapixel cho chất lượng hứa hẹn không thua kém máy full-frame. Kính ngắm của máy cũng được chuyển đổi thành dạng lai giữa chế độ ngắm quang và điện tử EVF cùng với độ phủ 100% khung hình.

Chưa có thông tin về giá của X100S.

PowerShotN-6-jpg-1357609252-500x0-jpg-1357909819_500x0.jpg

Canon Powershot N.
Canon gây bất ngờ tại triển lãm CES 2013 đang diễn ra tại Las Vegas (Mỹ) khi trình làng chiếc Powershot N với kiểu dáng độc đáo và gợi nhớ đến kiểu dáng logo ứng dụng ảnh Instagram nổi tiếng. Sản phẩm không tuân theo các quy luật thiết kế thông thường khi ống kính chiếm phần lớn diện tích mặt trước, phím chụp và phím zoom được đẩy sang hai bên cùng nút nguồn. Máy có kích thước nhỏ gọn 79 x 60 x 29 mm, cân nặng 195 gram.

PowerShot N trang bị phần cứng tốt với cảm biến CMOS độ phân giải 12 megapixel, chip xử lý hình ảnh Digic V, ống kính dải tiêu cự 28-224 mm (zoom quang 8x). Sản phẩm cũng có thể quay video chuẩn Full HD tốc độ 24 khung hình mỗi giây. Pin của máy được thông báo có thể chụp 200 kiểu sau mỗi lần sạc theo chuẩn CIPA.

PowerShot N bán vào tháng 4 với giá tham khảo là 299 USD

666-MX-1-frontside-st-SILVER-1357563249-jpg-1357616599-500x0-jpg-1357910456_500x0.jpg

Pentax MX-1.
Giống như Fujifilm hay Sony, Pentax cũng bước vào thị trường máy ảnh compact cao cấp với kiểu dáng cổ điển bằng mẫu MX-1. Sản phẩm này có nhiều nét tương đồng trong thiết kế với các máy SLR của hãng với bộ khung kim loại và lớp giả da bọc ở giữa thân máy.

Pentax MX-1 trang bị cảm biến BSI CMOS độ phân giải 12 megapixel. Với kích thước 1/1,7 inch, cảm biến này lớn hơn hầu hết các máy compact phổ thông trên thị trường nhưng vẫn thua kém XF1/X10 của Fujifilm hay RX100 của Sony. Máy có ống kính dải tiêu cự 28-112 mm f/1.8-2.5. ISO hỗ trợ tối đa lên tới 12.800 và khả năng quay video chuẩn Full HD tốc độ 30 khung hình mỗi giây.

Máy có giá bán tham khảo là 500 USD.

fujifilm-x20-1357487156-jpg-1357523540-500x0-jpg-1357910456_500x0.jpg

Fujifilm X20.
X20 là phiên bản nâng cấp của X10 và rất nổi bật với cảm biến X-Trans CMOS II kích thước 2/3 inch độ phân giải 12 megapixel. Máy có ống kính với độ mở lớn trong khoảng f/2-2.8 và zoom quang học 4x. X20 có thể quay video chuẩn Full HD ở tốc độ 60 khung hình mỗi giây. Máy có hai màu là toàn đen và một với màu đen dưới thân và phần bạc phía trên.

X20 vẫn giữ kiểu dáng hoài cổ, điểm độc đáo từng giúp X10 khá thành công trên phân khúc máy ảnh compact cao cấp trước đó.

polaroid-iM1836-hands-on-sg-5-jpg-1357630713-500x0-jpg-1357910456_500x0.jpg

Polaroid iM1836.
Nikon cũng như Samsung là hai hãng đầu tiên đưa hệ điều hành Android vào máy ảnh compact nhưng Polaroid lại đi theo hướng khác khi làm điều tương tự với máy mirrorless. Chiếc iM1836 thậm chí còn chạy hệ điều hành Android 4.1 mới nhất cùng khả năng hỗ trợ đầy đủ phần mềm cũng như truy cập Play Store giống như các điện thoại thông minh. Tuy nhiên, sản phẩm không có kết nối 3G/4G như Galaxy Camera và cũng không thể gọi điện.

Sản phẩm độc đáo của Polaroid trang bị cảm biến độ phân giải 18 megapixel, khả năng quay video chuẩn Full HD và đặc biệt là có thể thay đổi ống kính. Máy có màn hình cảm ứng phía sau 3,5 inch, ống kính zoom 10-30 mm đi kèm bộ và dự kiến các ống kính thay thế sẽ có chi phí tương đương dòng máy Micro Four Thirds.

Polaroid iM1836 có lợi thế nhờ giá bán hấp dẫn hơn đối thủ, chỉ 400 USD.​

Tuấn Hưng​
 
Xu hướng ultrabook 2013 nhìn từ triển lãm CES

Đa dạng kích thước màn hình, cấu hình để người dùng lựa chọn cùng khả năng hỗ trợ cảm ứng và độ phân giải cao Full HD dần trở thành phổ biến.
Ultrabook đã trở thành xu hướng chung của toàn thị trường máy tính khi hầu hết các hãng đều có sản phẩm và đặt kỳ vọng lớn vào dòng máy này. Tuy nhiên, so với khi xuất hiện lần đầu tiên tại triển lãm Computex 2011 cùng khoảng thời gian thăng hoa rực rỡ vào năm ngoái thì CES 2013 không chứng kiến quá nhiều bước chuyển biến lớn của dòng máy này. Đây có thể coi là điều khá dễ hiểu bởi khi khái niệm ultrabook đã được "bình dân hóa" thì rất khó để các hãng đưa ra được các ý tưởng thực sự mới mẻ và đột phá.
Điểm qua một số thay đổi sẽ đến với dòng máy ultrabook vào năm nay.
Màn hình độ phân giải Full HD, có cảm ứng
Để giảm giá thành tối đa, các mẫu ultrabook năm ngoái phần lớn đều trang bị màn hình với độ phân giải phổ thông, chỉ 1.366 x 768 pixel. Cuối năm có một vài sản phẩm từ Samsung hay Asus trình làng với độ phân giải cao hơn là 1.600 x 900 pixel nhưng vẫn chưa đủ làm hài lòng những người dùng khó tính. Chính vì vậy, việc hầu hết các mẫu ultrabook ra mắt tại CES 2013 đều trang bị màn hình chuẩn Full HD không phải là điều quá bất ngờ.

90-jpg-1357992407_500x0.jpg

Màn hình Full HD trên mẫu Z360.
Ngoài ra, khi Windows 8 đã có những bước khởi đầu khá tốt thì việc trang bị cảm ứng cũng chỉ là việc "một sớm một chiều" với nhiều nhà sản xuất. Tuy nhiên, vẫn sẽ có các model không trang bị cả hai tính năng này để lấp đầy khoảng trống về phân khúc giá cũng như phục vụ được nhiều đối tượng khách hàng hơn.

Đa dạng kích thước

2013-01-07-03-02-54-1024-verge-super-wide-jpg-1357875118-1357875655-500x0-jpg-1357992407_500x0.jpg

NEC Lavie X có màn hình 15,6 inch.
Ultrabook ban đầu ra mắt với chỉ màn hình 13 inch và một số rất ít model có màn hình 11,6 inch. Đây là các bước đi đúng đắn nhằm khẳng định tính di động của dòng sản phẩm này. Tuy nhiên, khi ultrabook đã trở thành xu hướng chung, nhiều nhà sản xuất đã mở rộng kích thước từ 10,1 inch tới 14 inch, 15,6 inch nhằm đáp ứng được nhiều nhu cầu khác nhau. Các model màn hình lớn có thể bớt đi tính di động nhưng lại có thể hiển thị nhiều nội dung hơn và có thể là cả cấu hình mạnh mẽ hơn.

Một số dòng sản phẩm đáng chú ý như Asus với dòng K series, Samsung cũng ra mắt tại triển lãm CES vừa qua với mẫu Series 7 Ultra hay NEC với dòng Lavie X.

Các phiên bản cấu hình cao xuất hiện

7-jpg-1357619266-1357619318-500x0-jpg-1357877060-500x0-jpg-1357992407_500x0.jpg

Series 7 Ultra có card đồ họa của Samsung.
Để hy sinh cho tính di động cao, tất cả các mẫu ultrabook đã ra mắt thị trường khoảng nửa năm trước đây đều sử dụng chip điện áp thấp, đồ họa tích hợp để tăng thời gian sử dụng pin cũng như trọng lượng nhẹ. Tuy nhiên, Samsung đã mang đến triển lãm CES lần này dòng sản phẩm Series 7 Ultra với card đồ họa rời để tăng khả năng hoạt động đồ họa của máy. Dấu mốc này có thể khiến những người dùng thiết kế có thể nghĩ đến việc sắm một chiếc ultrabook để làm việc.

Laptop "biến hình" không phải là hướng đi mới của ultrabook

1-jpg-1357698869-1357698967-500x0-jpg-1357877061-500x0-jpg-1357992407_500x0.jpg

Các mẫu laptop kết hợp tablet và laptop đều gặp khó ở tính khả thi khi sử dụng thực tế.
2012 là năm mà laptop biến hình lên ngôi, đặc biệt là khoảng cuối năm sau khi Microsoft chính thức tung ra hệ điều hành Windows 8 mới. Phần lớn các thiết kế lai giữa tablet và laptop truyền thống đều nhằm tận dụng được tính năng hỗ trợ cảm ứng của hệ điều hành mới. Tuy nhiên, những ý tưởng thực sự khả thi chưa xuất hiện khi các model dạng này không thu hút được nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng.

Các sản phẩm khi chuyển thành tablet đều có kích thước, trọng lượng lớn và khó sử dụng như iPad hay các máy tính bảng chạy Android. Hiện chỉ còn dạng bàn phím rời tỏ ra khả thi nhất khi triển lãm lần này có sự xuất hiện thêm của ThinkPad Helix.

Một số thay đổi khác

Ultrabook năm 2013 chắc chắn cũng sẽ dần sử dụng vi xử lý Intel Core i thế hệ 4 sắp được ra mắt. Dòng chip mới hứa hẹn không chỉ tăng hiệu suất hoạt động mà còn giúp thời lượng pin của máy kéo dài hơn nữa. Các hãng sản xuất cũng đang tìm cách để khiến dòng máy này ngày càng mỏng nhẹ hơn nhưng điều này còn phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của các thành phần linh kiện bên trong.​

Tuấn Hưng​
 
Quá trình phát triển công nghệ ống kính của Canon

Ngàm điều khiển điện tử, thấu kính fluorite giảm hiện tượng quang sai hay công nghệ chống rung quang học IS đều là những phát minh quan trọng của Canon.

Canon mới đây đã kỷ niệm ống kính thứ 80 triệu trong lịch sử phát triển 26 năm của mình. Sự chạy đua về công nghệ của hãng với "đại kình địch" đồng hương là Nikon trong nhiều năm đã đem đến cho những người đam mê nhiếp ảnh những công nghệ thực sự hữu ích và tiên tiến nhất. Từ sự ra đời của ngàm điện tử, thấu kính fluorite giảm hiện tượng quang sai, công nghệ chống rung quang học IS hay mô-tơ lấy nét siêu thanh USM đều làm nên chặng đường phát triển lịch sử đáng nể của ống kính Canon.

Điểm qua những dấu mốc công nghệ của ống kính EF của Canon.

Ống kính EF đầu tiên ra đời vào năm 1987

Lịch sử ống kính EF đồng hành với dòng máy ảnh EOS. Kể từ năm 1987, Canon đã đưa vào sử dụng hệ thống ống kính có thể thay đổi với ngàm điện tử. Vào thời đó, để vận hành máy ảnh và ống kính thì thông dụng nhất là phương pháp cơ học như sử dụng chiếc lẫy ở phía ngàm. Tuy nhiên, Canon đã sớm phát hiện những ưu điểm của ngàm điện tử và đã trở thành hãng đầu tiên trên thế giới phát triển một hệ thống tiên tiến như vậy. Với việc đưa vào sử dụng một ngàm điện tử, dòng máy ảnh EOS cho phép thân máy và ống kính trao đổi các thông tin chụp ảnh cần thiết vào mọi lúc. Ngoài ra, công nghệ này còn giúp đặt động cơ điều khiển các thấu kính lấy nét bên trong ống kính, do đó việc lấy nét không cần phải phụ thuộc vào sự vận hành của thân máy. Thêm vào đó, một màng khẩu điện từ (EMD) dùng để điều khiển khẩu độ dựa vào việc sử dụng tín hiệu điện tử và một động cơ để điều khiển các cánh mở khẩu độ được đặt bên trong ống kính.

IMG-8003-jpg-1352452057-500x0-jpg-1358053002_500x0.jpg

Ngàm điện tử là phát minh quan trọng ảnh hưởng tới ngành công nghiệp ống kính của Canon. Ảnh: Tuấn Hưng.
Bằng cách truyền thông tin qua các mối nối điện tử tám chân và bảy chân lần lượt trên thân máy và trên ống kính, việc kiểm soát độ phơi sáng và kiểm soát lấy nét tự động có thể được thực hiện với độ chính xác cao. Không những vậy, thiết kế ống kính có thể trở nên linh hoạt hơn đáng kể, giúp ống kính xử lý các chủ thể dễ dàng hơn nhiều so với các hệ thống tồn tại vào thời điểm đó. Cũng chính nhờ những ưu điểm nổi bật này mà ngày nay ngàm điện tử đã trở nên phổ biến với tất cả các nhà sản xuất.

Thấu kính Fluorite giảm hiện tượng quang sai từ năm 1969

Vào năm 1946, khoảng 40 năm trước khi ra đời ống kính EF, Canon đã bắt đầu sản xuất ống kính. Do bề mặt thấu kính có hình cầu nên xảy ra quang sai, hiện tượng mà ánh sáng không hội tụ vào một điểm duy nhất. Quang sai gây ra những vấn đề như hình ảnh bị nhòe, viền màu và độ tương phản thấp. Để khắc phục nhược điểm này, Canon đã đưa vào sử dụng nhiều loại chất liệu đặc biệt và công nghệ xử lý để giảm thiểu quang sai cho chất lượng hình ảnh tốt hơn. Có thể kể đến những dạng thấu kính được sử dụng nhằm loại bỏ hiện tượng này bao gồm:

Fluorite

Fluorite là loại chất liệu quang học đặc biệt đạt hiệu quả cao trong việc chỉnh sửa quang sai. Một ống kính cần sử dụng tinh thể fluorite lớn và có độ tinh khiết cao, trong khi đó các tinh thể fluorite tự nhiên lại có kích thước nhỏ. Để giải quyết vấn đề này, Canon chấp nhận thử thách để phát triển công nghệ tinh thể hóa nhân tạo độc đáo. Vào năm 1969, hãng đã thành công trong việc tung ra FL-F300mm f/5.6, đây là ống kính nhiếp ảnh đầu tiên có trang bị thấu kính fluorite. Thậm chí cho đến ngày nay, chỉ có ống kính EF của Canon tận dụng fluorite trong các ống kính thay đổi của máy ảnh SLR.

IMG-7985-jpg-1352452056-500x0-jpg-1358053002_500x0.jpg

Ngoài thấu kính fluorite, ngày này nhà sản xuất còn thêm vào các lớp phủ để tăng độ chính xác của ánh sáng đi qua. Ảnh: Tuấn Hưng.
Thấu kính UD

Với fluorite, thấu kính UD là loại chất liệu quang học đặc biệt rất hữu ích cho việc chỉnh sửa quang sai. Kết hợp hai thấu kính UD sẽ tạo ra hiệu ứng chỉnh sửa gần tương đương với một thấu kính fluorite đơn nhất. Kể từ khi được đưa ra thị trường vào những năm 1970, thấu kính UD đã được ứng dụng trong rất nhiều sản phẩm. Vào năm 1993, Canon đã thành công trong việc phát triển siêu thấu kính UD, đạt hiệu quả hơn nhiều so với thấu kính UD.

Thấu kính phẳng

Thấu kính phẳng là loại thấu kính quang học có bề mặt không phải hình cầu và đạt hiệu quả trong việc chỉnh sửa quang sai đơn sắc. Kể từ khi tung ra ống kính FD55mm f/1.2AL vào năm 1971, với việc sử dụng công nghệ xử lý hết sức tinh vi và công nghệ đo lường cực kỳ chính xác, thấu kính phẳng đã được ứng dụng trong nhiều sản phẩm. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng hình ảnh của các ống kính nhanh và ống kính chụp xa/góc rộng, thấu kính này còn giúp giảm bớt kích thước của ống kính zoom.

Động cơ lấy nét siêu âm USM

Canon là hãng đầu tiên trên thế giới thành công trong thị trường USM (Động cơ siêu âm) dùng để điều khiển thấu kính. Trong khi các động cơ thông thường tạo ra lực điều khiển bằng cách sử dụng dòng điện và từ trường để xoay trục, thì USM tạo ra năng lượng bằng cách biến các rung động siêu âm thành lực xoay. USM có nhiều ưu điểm, một trong số đó là khả năng tạo ra năng lượng mạnh từ những chuyển động chậm. Ngoài ra, tất cả các ống kính có trang bị USM dạng vòng hỗ trợ lấy nét bằng tay toàn thời gian ngay cả khi đang sử dụng chức năng lấy nét tự động. Sau khi tung ra EF300mm f/2.8L USM vào năm 1987, giờ đây USM dạng vòng đã được trang bị trong nhiều loại ống kính. Nhờ việc sử dụng USM cũng như DC và các động cơ khác phù hợp với đặc điểm của ống kính, có thể nhận thấy việc lấy nét tự động thật dễ dàng và nhanh chóng ở tất cả các loại ống kính.

Chức năng ổn định hình ảnh quang học trong ống kính năm 1995

1000031240-canon-18-55-480x0-jpg-1358053002_500x0.jpg

Ống kính dịch chuyển hệ thống quang học với chiều ngược so với hướng rung để triệt tiêu.
Các ống kính có tiêu cự lớn để chụp thể thao hoặc động vật hoang dã thường dễ gặp phải hiện tượng rung tay. Đây cũng chính là lý do Canon cũng như Nikon và một số hãng khác nghiên cứu hệ thống chống rung. Vào năm 1995, Chức năng ổn định hình ảnh của Canon lần đầu tiên được đưa vào sử dụng trên ống kính EF75-300mm f/4-5.6 IS USM. Giờ đây, hệ thống này được dùng ở hầu hết các ống kính chụp xa cũng như các loại ống kính khác. Vào năm 2009, Canon đã phát triển cơ chế IS hybrid đầu tiên trên thế giới, có khả năng chỉnh sửa độ rung do góc máy, đồng thời phát hiện và chỉnh sửa rung do thay đổi vị trí. EF100mm f/2.8L Macro IS USM là ống kính đầu tiên được trang bị IS hybrid.

Chức năng ổn định hình ảnh phát hiện rung máy ảnh trong quá trình chụp, chỉnh sửa rung bằng cách dịch chuyển quang học về vị trí để triệt tiêu bất kỳ nét nhòe nào trong hình ảnh.

Lý do màu trắng của các ống kính L tiêu cự lớn
1000020378-IMG-9424-JPG-1358053003_500x0.jpg

Ống kính L tiêu cự lớn với lớp sơn màu trắng. Ảnh: Tuấn Hưng.
Bên cạnh chất lượng hình ảnh cao và chức năng tiên tiến, các ống kính còn đòi hỏi khả năng chịu được điều kiện khắc nghiệt. Lớp vỏ trắng của ống kính chụp xa, còn được gọi là “ống kính trắng” giúp giảm thiểu sự giãn nhiệt của ống ống kính do nhiệt độ tăng lên, chính vì vậy đạt hiệu quả trong việc giảm tác động của nhiệt đối với hệ thống quang học.​

Tuấn Hưng​
 
Huawei sản xuất vi xử lý 8 lõi cho tablet và di động
Mẫu chip mới dựa trên thiết kế của ARM Cortex-A15 với 4 lõi năng lượng cao và 4 lõi sử dụng điện năng thấp hơn.


DSC-0378-jpg-1358059702_500x0.jpg

Điện thoại Huawei tương lai sẽ sử dụng vi xử lý 8 lõi.

Samsung không phải là công ty duy nhất nghiên cứu vi xử lý 8 lõi dựa trên ARM dành cho điện thoại thông minh và máy tính bảng. Huawei cuối tuần này đã xác nhận kế hoạch đưa ra thị trường một mẫu vi xử lý octa-core vào nửa cuối năm 2013.

Engadget cho hay sản phẩm dựa trên thiết kế của mẫu ARM Cortex-A15. Tuy nhiên, hiện chưa có thông tin để khẳng định Huawei dùng phương pháp tương tự như Samsung và sử dụng nền tảng ARM big.LITTE ghép 4 lõi năng lượng cao với 4 lõi điện năng thấp hơn.

Nền tảng này cho phép vi xử lý có thể chạy tất cả 8 lõi cùng lúc khi hệ thống yêu cầu xử lý ở hiệu suất cao. Trong trường hợp cần tiết kiệm điện năng, các tác vụ nhẹ, vi xử lý có thể chỉ tận dụng các lõi với điện áp thấp.

Hiện chưa có thông tin về các dòng máy sẽ sử dụng vi xử lý mới của Huawei.

Tuấn Hưng​
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Back
Top