• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Thông tin thiết bị số và công nghệ ngày 13-06-2009

Status
Không mở trả lời sau này.

NgocVNPT

New Member
Thú chơi "rạp hát tại gia" của dân mê công nghệ

Âm thầm nhưng cuốn hút, thú chơi máy tính "rạp hát tại gia" (Home Theater PC- HTPC) tại Việt Nam dần trở nên phổ biến bởi sức hấp dẫn đan xen của công nghệ và sự tinh tế. Loại "máy tính phòng khách" này cũng kén người chơi và có đặc thù riêng biệt.


HTPC dần chiếm chỗ những thiết bị điện tử khác trong phòng khách.

"Nếu phân loại các kiểu chơi máy tính thì hiện nay có 3 loại chính. Kiểu thứ nhất chuyên "vọc" tìm kiếm giới hạn công nghệ hoặc bí mật sản phẩm như ép xung, cook BIOS, mở khóa... Kiểu thứ hai đam mê sức mạnh công nghệ, đặc biệt là các game thủ, luôn sôi sục với những sản phẩm mới. Kiểu thứ ba là tận hưởng thành tựu, kết hợp hi-tech và high-end, đó chính là kiểu chơi HTPC", anh Quang MD, một "dân vọc" Hà Nội, đúc kết.

Sức hấp dẫn của loại máy tính này nằm ở khả năng giải trí cao cấp của công nghệ số phục vụ nhiều nhu cầu. Một hệ thống căn bản phải xem được phim HD (High Definition - Phân giải cao) trên màn hình lớn, nghe nhạc không nén (lossless). Tiếp theo là chơi game, xem truyền hình, rồi dần dần kết hợp thành thiết bị ghi hình, chơi đĩa DVD/Blu-ray cho đến hàng tá thiết bị multimedia khác.

"Nếu chơi các thiết bị riêng biệt, bạn sẽ cần phải bật từng thứ như dàn âm thanh, máy chơi phim HD, chọn đĩa v.v... Còn chơi HTPC thì chỉ cần bật máy tính lên là có thể sẵn sàng mọi thứ. Cứ ngả người trên salon vừa nghe nhạc vừa lướt web, check mail, xem ảnh hoặc chọn phim ưa thích trong kho", anh Quang nói.

Thực tế, thú lắp những máy tính giải trí có từ khá lâu, nhưng phải thời gian gần đây mới trở thành xu hướng chơi rộng. Do tiến bộ công nghệ cả về phần cứng và phần mềm, việc điều khiển chiếc máy tính đã đơn giản như những đồ điện tử gia dụng khác.

"Giá bàn phím, chuột không dây giao tiếp Bluetooth cũng chỉ còn vài trăm nghìn. Sử dụng điều khiển từ xa để duyệt nội dung với Vista Media Center chẳng khác gì bạn chuyển kênh tivi cả. Những công cụ đó khiến việc điều khiển máy tính dễ dàng và thoải mái hơn. Card âm thanh tích hợp sẵn trên mainboard đời mới cũng hỗ trợ các loại âm vòm 5.1, 7.1, có cả ngõ xuất nhập quang học cho chất lượng chấp nhận được", anh Trần Thành Công, chủ cửa hàng XSoft chuyên bán đồ chơi máy tính, nói. "Tất cả những cái đó khiến việc giải trí bằng máy tính trở nên hấp dẫn".


Không cần cấu hình quá mạnh, nhưng HTPC phải được trang bị điều khiển từ xa và bàn phím, chuột không dây.

Thậm chí, một số "fan" của HTPC khẳng định xem phim HD trên máy tính cho chất lượng hơn hẳn các máy xem phim, bất kể dùng đĩa BlueRay hay ổ cứng. Lý do là HTPC được trang bị card màn hình và card âm thanh tốt hơn. Việc chia sẻ phim HD trên máy tính cũng dễ dàng và rẻ hơn nhiều bởi đĩa phim BlueRay quá đắt.

Với những ưu điểm của mình, HTPC đã chinh phục được người dùng. Trên những diễn đàn như Nghe Nhìn Việt Nam, VOZ Forums... đều có những box riêng dành cho "máy tính rạp hát". Tuy nhiên, thú chơi này không trở nên phổ biến rầm rộ mà ngấm ngầm "thấm" vào giới mê công nghệ.

Trau chuốt từ vỏ đến lõi

Về căn bản, một HTPC đơn giản là một... chiếc máy tính. Nhưng điểm khác biệt của nó là những tính năng multimedia được khai thác tối đa và điều khiển lại phải thật đơn giản. "Máy tính phòng khách" không cần cấu hình siêu mạnh như dành cho game thủ, chỉ cần vừa đủ giải mã phim HD là được.

Nhưng nó bắt buộc phải có điều khiển từ xa và bộ chuột, bàn phím không dây, ổ cứng lớn và đặc biệt là một vỏ "lịch sự".

Từ cái nhìn đầu tiên, người ta có thể thấy ngay sự khác biệt của những "máy tính rạp hát" (Home Theater PC - HTPC) so với những anh em khác trong phòng làm việc ở lớp vỏ bên ngoài. Thậm chí, nhiều người nhận xét rằng đây là kiểu máy tính "vỏ đắt hơn ruột".


Case HTPC thường được chế tạo kiểu nằm để dễ sắp xếp với các thiết bị điện tử khác.

"Bộ cánh" của loại máy tính này thường mang hình dáng của các loại thiết bị điện tử gia dụng như dàn âm thanh, máy chơi đĩa, v.v... Đương nhiên trong các kiểu vỏ máy, người chơi phải chọn được chiếc vỏ cùng tông, cùng kiểu với những thiết bị khác trong hệ thống của mình. Nhiều khi chi phí cho chiếc vỏ case cũng bằng, thậm chí nhiều hơn cả tiền mua những linh kiện khác bên trong.

"HTPC được dịch nôm na là "máy tính rạp hát tại gia". Như vậy, để chơi loại máy này thì người chơi cũng phải có một hệ thống "rạp hát tại gia" đã. Sau đó mới đặt chiếc PC vào giữa để kết nối các thiết bị. Nó bắt buộc phải ăn nhập với những "đối tác" của mình", anh Hoàng Việt (Hà Nội), một dân chơi máy tính, chia sẻ.

Để có được sự "ăn nhập" đó, anh Việt quyết "xuất quỹ" gần 600 USD đặt mua chiếc vỏ Zalmal từ nước ngoài, có sẵn màn hình LCD cảm ứng, điều khiển từ xa và hệ thống nút điều khiển media ngay trên vỏ.

"Điều quan trọng là bề mặt trước bằng nhôm được phay rất hợp với amply và reciever của mình", anh Việt nói.

Các hãng chuyên sản xuất vỏ máy như Thermaltake, Antec, SilverStone, Lian-Li... hiện đều có dòng case HTPC riêng mình. Những model đắt tiền được chế tạo từ nhôm, trang bị màn hình cảm ứng và điều khiển từ xa, hỗ trợ mainboard ATX đầy đủ (full size) lên tới hàng trăm USD. Các loại rẻ hơn được làm từ khung tôn, vỏ nhựa, ít khe cắm mở rộng, không có sẵn điều khiển từ xa và thậm chí phải dùng nguồn nhỏ chế tạo riêng.

Bên trong chiếc vỏ cáu cạnh đó là một hệ thống đủ khỏe để xem phim nhưng quan trọng là phải thật mát và êm. Tiếng gió rít, ổ cứng kêu... có thể làm ảnh hưởng đến không gian thưởng thức của phim hoặc nhạc. Điều này HTPC trái ngược hẳn với những Gaming PC luôn đòi hỏi hiệu năng cao nhất với vỏ máy như những "nhà máy gió".

Tùy theo khả năng của mỗi người, một hệ thống HTPC có thể bắt đầu từ vài trăm USD lên tới hàng nghìn USD. Nếu khả năng tài chính có hạn, người dùng có thể xây dựng hệ thống từ những thiết bị giá rẻ như màn hình Full HD của Acer, loa vi tính 5.1 hoặc 7.1... Nếu hầu bao dư dả, bạn có nhiều cơ hội để đầu tư như màn hình Full HD trên 50 inch, receiver và amply có cổng quang (optical) và bộ loa 7.1 "xịn".
(Theo Thongtincongnghe)
 
Người trẻ sắm máy ảnh xịn: Chơi ảnh hay chơi máy?

Hai năm gần đây, hình ảnh những người trẻ vác balô “hầm hố” sau lưng, phía trước là máy ảnh cũng “hầm hố” không kém lang thang ở trên phố trở nên quen thuộc. Thú chơi này đang lan ngày một nhanh.


Các tay máy trẻ đang “săn ảnh” ở làng gốm Bát Tràng (Hà Nội) - Ảnh: Hoàng Minh

Ban đầu họ chỉ là những người trẻ làm việc trong lĩnh vực mỹ thuật, kiến trúc, truyền thông, nhưng dần dần đã lan rộng ra với bất cứ bạn trẻ nào có đủ... “đạn” để mua máy và ống.

Thú vui hiện đại và sành điệu

Dù mới tham gia phong trào được một năm nhưng bộ đồ nghề của “tay chơi” Dương Vi Khoa, admin của website www.ddth.com, khiến không ít dân cầm máy kiếm sống phải thèm khát: Canon 1D Mark III (2 máy), 5D Mark II, đèn 430EX II, 580EX II, ống 35L, 50L, 135L, 100 Macro, 17-40L, 24-70L, 24-105L, 70-200L f2.8 IS và các phụ kiện linh tinh khác. Tính ra đống đồ chơi này đã ngốn của anh chàng Khoa hơn 21.000 USD.

Sở thích của chàng là chụp tuốt từ sân bóng đá đến sàn catwalk, từ đường phố đến các cà phê nội thất sang trọng... Những ngày đầu cầm máy, mẫu cho Vi Khoa sáng tác là những cô bé Miss Audition, khi đã lên tay anh chàng chụp ảnh cưới, thời trang... cho bạn bè và người quen. Chụp ảnh có chút phí và miễn phí đều nhiệt tình như nhau, vì anh chàng đã xác định từ đầu chụp ảnh vì thích dẫu nghề chơi có tốn kém.

Với Hoàng Minh, biên tập viên trẻ của một tạp chí khoa học ở Hà Nội, thì đồ chơi của cậu chỉ giản dị là Canon 40D và ống kính 17-50 còi còi của Tamron. Chơi ảnh được vài năm, từ khi còn là SV, thể loại của Minh là chụp ảnh đời sống và chân dung. Minh nhận định: “Về trào lưu chụp ảnh hiện nay, mình nghĩ là phần đông người Việt chơi máy chứ không chơi ảnh. Khi kinh tế khá lên và máy móc rẻ đi thì nhà nhà mua máy, người người mua máy rồi anh em rủ nhau đi chụp các cô em xinh tươi, hay là các “hot girl”, xét cho cùng đấy là một thú vui cũng tao nhã hiện đại và sành điệu”.

Phân tích ở một góc độ khác, Minh nói: “Người chơi máy ảnh trẻ nhìn chung không để ý tới yếu tố nghệ thuật của nhiếp ảnh mà hầu hết quan tâm tới khẩu độ, tiêu cự và vô số thông tin kỹ thuật hay ho khác. Họ thuộc làu làu tính năng các dòng máy nhưng không thuộc các quy tắc bố cục, không biết quan sát ánh sáng, không sáng tạo. Dù nói vậy nhưng chắc chắn vẫn có những tay máy nghiệp dư đáng được cánh phóng viên ảnh cúi đầu ngả mũ, nhưng số này rất ít”.

“Chất gây nghiện” mới

Phong trào chụp ảnh ngoại cảnh và chơi máy ảnh DSLR (máy ảnh số ống kính rời) ngày càng lan rộng trong giới trẻ, phần lớn là SV mới ra trường và những người đi làm có thu nhập ổn định thay thế cho trào lưu đến studio uốn éo theo các tư thế 10 mẫu như 1 với ánh sáng y chang.

Ở Hà Nội, những cánh đồng cải ngồng hoa vàng rực ven sông, cầu Long Biên cổ kính, bãi sông Hồng mênh mông cát... là những hậu cảnh được các “mẫu” và tay máy ưa thích. Những bạn trẻ thường dùng ngày cuối tuần để kết hợp đi dã ngoại ven đô với sáng tác. Nếu có điều kiện hơn thì chuyến đi sẽ trải dài lên Tây Bắc, Sa Pa, Điện Biên... Ở Sài Gòn sẽ là Phú Mỹ Hưng với đô thị hiện đại, cầu Thủ Thiêm, hay khu vực trung tâm thành phố với tòa nhà cao ngất và đèn màu rực rỡ về đêm.

Đôi khi đam mê đến rất tình cờ. Đi cà phê, bạn lôi máy ra bấm cho mình vài tấm, về gửi qua email, thấy đẹp, trưng lên blog, nhiều người vào trầm trồ khen, thế là bỗng dưng muốn làm “mẫu”. Đi chơi, bạn chụp mình rồi thì cũng phải chụp lại bạn. Chạm tay vào chiếc máy bán chuyên, lần đầu lóng ngóng, lấy nét sai lung tung, thế là bỗng thấy tự ái, muốn chinh phục cái máy, muốn tự tay tạo ra các “tác phẩm” đẹp như của bạn và thế là nghiến răng, nhịn các khoản chi tiêu khác để sắm cho mình một máy. Cầm máy rồi mê nó lúc nào không hay, có một ống kính thường đi kèm máy không đủ “pro”, phải sắm cho được ống kính tele, ống kính góc rộng, rồi đèn, rồi chân máy...

Tiến lên chuyên nghiệp

Nhiều bạn trẻ sau một thời gian cầm máy đã tự tin rao trên blog nhận chụp ảnh cưới ngoại cảnh, ảnh thời trang với mức giá chỉ khoảng 1 triệu trở lại. Ưu điểm của việc chụp ảnh cưới này là có những bức ảnh tự nhiên, tư thế không gượng, “sến” và rập khuôn như chụp ở studio.

Từ phong trào chơi máy ảnh, mới đây đã xuất hiện dịch vụ cho thuê máy và ống kính chủ yếu là cho thành viên diễn đàn vnphoto. Giá thuê hơi cao nhưng đáp ứng được nhu cầu của người chơi máy muốn dùng nhiều loại ống kính nhưng không có điều kiện mua hoặc sử dụng thử trước khi mua. Cũng từ phong trào này, máy ảnh đang là miếng mồi ngon của cướp đường phố.

Giá trị cao, dễ giật do khi tập trung tác nghiệp, người cầm máy thường lơ là xung quanh.
(Theo Thongtincongnghe)
 
Motorola chuyển sang hàng điện tử tiêu dùng

Đây là lần đầu tiên một nhà sản xuất điện thoại di động lại bán công nghệ không dây của mình cho hãng khác.

Ông Gary Koerper, Phó giám đốc Hệ thống máy dùng cho các thiết bị di động của Motorola, cho biết, việc ứng dụng đường truyền băng thông rộng không dây cho các thiết bị điện tử là một cơ hội phát triển rất lớn, không chỉ cho Motorola mà còn cho cả ngành công nghiệp nói chung. Nếu thành công, trong vòng 5 đến 7 năm nữa, tất cả các thiết bị bạn đang có sẽ được kết nối mạng Internet.

Trong hai năm trở lại đây, việc kinh doanh trong thị trường mạng không dây của Motorola không mấy khả quan. Công ty không đưa ra được dòng sản phẩm đáng chú ý nào kể từ lần ra mắt mẫu điện thoại Razr năm 2004. Cùng với đó là việc mất dần thị phần vào tay các đối thủ nặng ký, như Nokia hay Samsung. Trong nỗ lực nhằm "cứu vớt" công việc kinh doanh đang trên đà đi xuống, hãng đã thay giám đốc điều hành và công bố kế hoạch phát triển mới.

Kế hoạch phục hồi kinh doanh của Giám đốc điều hành mới, ông Sanjay Jha, bị hoãn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Theo đó, công ty sẽ cắt giảm số lượng hệ điều hành dùng cho các thiết bị của hãng và chuẩn hóa bằng một số hệ điều hành, như Android của Google. Tuy nhiên, cho đến nay kế hoạch này vẫn chưa mang lại kết quả gì.

Trong khi đó cuộc chạy đua giữa các hãng sản xuất di động truyền thống ngày càng căng thẳng. Các đối thủ mới, như Apple hay Research in Motion, lần lượt tung ra iPhone và Blackberry làm " điên đảo" thị trường smartphone cao cấp. Áp lực cạnh tranh gay gắt trong thị trường phần cứng đã buộc Motorola phải tìm hướng đi trong thị trường mạng không dây. Tuy nhiên, ông Koerper bày tỏ, Motorola sẽ không từ bỏ kế hoạch giành lại thị trường di động. "Trọng tâm trong chiến lược kinh doanh mạng không dây của Motorola vẫn là điện thoại di động. Chúng tôi vẫn tập trung vào các dòng máy smartphone và các thiết bị chạy trên hệ điều hành Android".

Việc đưa mạng không dây băng thông rộng vào laptop, netbook, máy ảnh kỹ thuật số, máy chơi game và các dòng máy khác có vẻ là một hướng đi đúng đắn. Theo dự đoán của công ty phân tích thị trường Strategy Analytics, đến năm 2014 sẽ có khoảng 100 triệu thiết bị được tích hợp công nghệ 3G, 4G. Bước đầu, chủ yếu sẽ là laptop và netbook. Đến cuối năm nay, số lượng notebook được trang bị công nghệ 3G, 4G sẽ chiếm phân nửa trong tổng số 8,4 triệu thiết bị điện tử có dùng công nghệ này. Cũng theo dự tính, đến năm 2014, tổng số thiết bị có gắn công nghệ 3G, 4G trên thị trường sẽ đạt con số 16,6 triệu chiếc, gần gấp đôi so với năm 2009.
(theo SoHoa)
 
Thẻ SD giúp máy ảnh kết nối Wi-Fi

Hãng Eye-Fi tung ra chiếc thẻ nhớ SDHC dung lượng cao, tích hợp phần mềm giúp máy ảnh kết nối Wi-Fi dễ dàng.

sd1.jpg

Thẻ SDHC Pro mới của Eye-Fi. Ảnh: Dpreview.

Chiếc thẻ SDHC Pro mới của Eye-Fi hướng tới giới chuyên nghiệp với dung lượng tiêu chuẩn 4 GB. Không chỉ hỗ trợ máy ảnh kết nối Wi-Fi mà nó còn cho phép kết nối trực tiếp với máy tính hay các thiết bị di động thành một mạng để luân chuyển không chỉ ảnh JPEG mà còn định dạng nguyên gốc RAW mà không cần router hay thông qua kết nối Internet nào.

Không những vậy, thẻ còn hỗ trợ thiết lập lựa chọn những ảnh nào hay đoạn video nào mới được chuyển, thông qua tính năng Selective Transfer.

Tình trạng chuyển sẽ được hiển thị lên màn LCD của máy ảnh và các file gốc sẽ vẫn được giữ lại máy ảnh.

Bên cạnh đó, thẻ Eye-Fi Pro cũng vẫn duy trì những tính năng tiên tiến vốn có trên Eye-Fi Explore như khả năng upload trực tiếp lên hơn 25 website chia sẻ ảnh trực tuyến hiện nay và tính năng gắn địa danh lên những bức ảnh chụp trước khi những bức ảnh này được chuyển đi.

Giá cho phiên bản Eye-Fi Pro cũng khá hợp lý, chỉ 149 USD khi ra mắt trên thị trường.
(theo SoHoa)
 
Màn hình LCD nhỏ bằng móng tay

Hãng Kopin vừa công bố màn hình LCD VGA nhỏ nhất thế giới có đường chéo 0,27 inch (0,68 cm) nhưng vẫn sắc sảo ở độ phân giải 600 x 480 pixel.

manhinh.jpg

Màn hình nhỏ xíu vẫn cho độ phân giải cao.

Thành công này có được là do họ đã giảm kích thước điểm màu từ 3,75 x 11,25 µm xuống còn 2.9 x 8.7 µm. Đây là một bước tiến giúp cho nhà sản xuất có thể tạo ra những màn hình có độ phân giải tới 2.048 x 2.048 pixel mà kích thước chưa bằng một chiếc tem thư.

Hãng này cho biết họ có thể chế tạo được màn hình SVGA (800 x 600 pixel) có đường chéo 0,34 inch (0,86 cm), XGA (1.024 x 768 pixel) đường kính 0,44 inch (1,11 cm), SXGA (1.280 x 1.024 pixel) đường chéo (1,42 cm) vẫn dùng kích thước điểm màu như nhau.

Trước đó, Microoled và CEA-Leti cũng giới thiệu mẫu màn hình OLED nhỏ hơn đồng xu vẫn hiển thị được 873 x 500 pixel.
(theo SoHoa)
 
Ngắm TV 3D trình diễn

Thiết bị 82 inch của Mitsubishi là HDTV 3D Ready lớn nhất thế giới hiện nay và bắt đầu được xuất xưởng với giá 5.000 USD (90 triệu đồng).

Dù khi xem vẫn cần kính, thiết bị này mang lại cảm giác ấn tượng vì hình ảnh sắc nét ở độ phân giải 1080p. Đường viền của TV rất thanh mảnh.

m1.jpg


m2.jpg


m3.jpg


m5.jpg


m6.jpg
(theo SoHoa)
 
'Nội tạng' của Cowon S9

Chiếc PMP màn hình rộng 3,3 inch với tỷ lệ 16:9 này được mổ xẻ để khám phá bí ẩn bên trong.

co1.jpg

4 con ốc sẽ được vặn ra.


co2.jpg

Các dụng cụ sẵn sàng để mở các phần tiếp theo trong máy. Mặt sau máy có khoảng 8 lẫy để bật ra.


co3.jpg

Sau khi đã bật lẫy để mở nắp.


co4.jpg

Lúc tháo đến đây, có thể dừng lại để lau màn hình AMOLED sau khi tách nó ra khỏi bo mạch. Có thể thấy pin gắn với bo mạch ở cạnh dưới.


co5.jpg

Cận cảnh bo mạch. Bộ nhớ 32 GB nổi bật ở giữa. Các thành phần được sắp xếp ken dày nhưng khá gọn.


co6.jpg


Ráp lại thành công.​
(theo SoHoa)
 
Avalon - thương hiệu hi-end đỉnh cao

Mặc dù "tuổi đời" chỉ trên dưới 30 năm, nhưng Avalon đã đứng chân ở những vị trí cao nhất trong bảng xếp hạng các dòng loa cao cấp.

Trong giới chơi âm thanh hi-end, tên tuổi của dòng loa Avalon thường được nhắc đến với một sự ngưỡng mộ sâu sắc bởi thiết kế hoàn mỹ và chất lượng âm thanh đỉnh cao. Mặc dù "tuổi đời" chỉ trên dưới 30 năm nhưng Avalon đã đứng chân ở những vị trí cao nhất trong bảng xếp hạng các dòng loa cao cấp. Bí quyết nào làm nên thành công này?

av1.jpg

Loa màng gốm của Avalon Indra. Ảnh: Stereophile.

Lịch sử ra đời thương hiệu Avalon

Người chơi âm thanh hi-end thường chỉ biết tới cái tên Avalon Acoustics, nhưng thật ra, đây chỉ là một phần ba của toàn bộ tập đoàn Avalon, với hai chi nhánh còn lại là Avalon Professional và Avalon Multichannel (cả 3 gọi chung là Avalon Music Systems), một công ty danh tiếng chuyên sản xuất các cặp loa nghe nhạc, chuyên dụng và loa cho trang âm đa kênh.

Lịch sử của Avalon bắt đầu từ thập niên 80 khi Charles Hansen cùng những người bạn của mình quyết định thành lập một công ty sản xuất loa mang tên Avalon Acoustics. Cái tên Charles Hansen không còn xa lạ gì với dân chơi âm thanh qua thương hiệu Ayre Acoustics. Trong vài năm xây dựng Avalon, Charles đã cho ra đời những cặp loa đầy ấn tượng như Ascent và Eclipse, những thiết kế đã trở thành nền tảng cho Avalon ngày nay.

Nhưng sau một vài năm, các thành viên chủ chốt của Avalon lần lượt ra đi.

Năm 1989, Hansen quyết định bán thương hiệu Avalon cho Neil Patel, chủ nhân hiện nay của hãng. Kể từ đó, Neil Patel đã đem lại một sức sống hoàn toàn mới cho Avalon.

Neil Patel là một người đa tài. Thành công ngày nay của Avalon chủ yếu là dựa vào nỗ lực và sức sáng tạo của ông. Vai trò chính của Patel ở công ty không hoàn toàn chỉ đơn thuần là nhà thiết kế hay quản lý. Ông luôn đưa ra các ý tưởng mới cho đội ngũ kỹ sư, và cùng họ nghiên cứu, đưa ra giải pháp tốt nhất.

av2.jpg

Eidolon Diamond là hiện thân của sự hoàn hảo tuyệt đối. Ảnh: Stereophile.

Quan điểm thiết kế - công nghệ để đem đến cảm xúc

Thị trường hiện nay ngập tràn những cặp loa hi-end với đủ mọi kiểu dáng, chất lượng và giá cả. Các hãng sản xuất loa vẫn liên tục cho ra đời các sản phẩm mới. Vậy điều gì giúp Avalon trở nên độc đáo và nổi bật? Neil Patel đã suy nghĩ rất nhiều về điều đó. Cái gì giúp người nghe cảm nhận được sự kỳ diệu của âm nhạc? Cái gì chúng ta chưa đạt được, và cái gì đã đạt được? Patel không đặt mục đích về công nghệ hiện đại nhất lên hàng đầu. Ông không quan tâm tới việc tập trung áp dụng những gì mới mẻ nhất vào thiết kế của mình mà thay vào đó là những gì đã được thời gian khẳng định là hoàn thiện và hoạt động ổn định nhất. Không phải cứ gắn driver vào thùng là có thể tạo ra một cặp loa. Công nghệ không phải là yếu tố tiên quyết, nó chỉ là phương tiện để nhà thiết kế đạt được mục đích quan trọng nhất: Đưa người nghe tiến gần đến thế giới âm thanh trung thực từ đó mang lại những cảm xúc dạt dào khi thưởng thức âm nhạc.

Kích thước của loa cũng là một điểm khác biệt giữa sản phẩm của Avalon và các hãng khác. So với các đôi loa tương ứng, loa Avalon thường gọn gàng và giá cả hợp lý hơn hẳn. Đó là bởi ở Mỹ, thị trường chính của hãng, phòng nghe thường được tích hợp với phòng khách hay phòng ngủ, và không gian sống thường không được rộng lớn. Vì vậy, Avalon luôn sử dụng loa con loại vừa phải nhưng đem lại kết quả ấn tượng, cùng những thiết kế đậm chất nghệ thuật. Tiền bạc không phải vấn đề quan trọng, khi người nghe đã muốn có một cặp loa, họ phải nhận được những gì tốt nhất, đồng thời đôi loa đó phải hòa hợp với nội thất của họ, để họ cảm thấy yên tâm và hoàn toàn thoải mái thưởng thức âm nhạc.

av3.jpg

Avalon Sentinel. Ảnh: Stereophile.

Những đặc trưng của sản phẩm Avalon

Các loại thùng loa của Avalon đều có hình dáng khá đặc biệt, với các cạnh được vát chéo và các bề mặt thùng không song song với nhau.

Thoạt nhìn dáng thùng, người ta có thể hiểu ngay ý tưởng của nhà thiết kế là chống sóng đứng bên trong. Nhưng không chỉ đơn giản như vậy, kết cấu thùng loa của Avalon đã được tính toán rất kỹ để đem lại nhiều hiệu quả đặc biệt khác. Neil Patel luôn thiết kế các vách ngăn của thùng loa rất dày để chống rung chấn. Đồng thời ông sử dụng hệ thống những vách ngăn phức tạp đan vuông góc với nhau ở bên trong nhằm tăng cường độ vững chắc của thùng và đem lại hiệu quả xử lý âm thanh đặc biệt. Mặt trong của các vách thùng không để phẳng mà được cắt lồi lõm, tạo thành những ma trận để nâng cao hiệu quả chống sóng đứng. Để gia công phức tạp như vậy, các kỹ sư của Avalon sử dụng loại gỗ MDF được dán keo và ép với nhau thành nhiều lớp rất dày trên máy, sau đó mới tạo hình bằng router và máy CNC. Thùng loa sau khi hoàn thành công đoạn lắp ráp được xử lý bề mặt hoàn toàn thủ công rồi mới được trang điểm bằng một lớp gỗ verneer đặc biệt do Avalon đặt hàng đặc chế riêng. Công đoạn cuối cùng là xuất xưởng, đưa tới phòng thí nghiệm để kiểm tra trước khi phủ các lớp sơn hoàn thiện.

Không ít cặp loa hiện nay có hỗ trợ đấu bi-wire, nhưng Avalon vẫn quyết tâm theo đuổi con đường dùng dây loa đơn (single-wire).

Theo các kỹ sư Avalon, chất lượng âm thanh được cải thiện do đấu bi-wire là nhờ sự tách biệt riêng rẽ đường dẫn tín hiệu của các dải tần. Nhưng một mạch điện độc quyền của Avalon giúp thực hiện quá trình này, nhờ vậy việc đấu bi-wire trở nên không còn cần thiết nữa.

Trước khi thiết kế của Neil Patel được đưa vào sản xuất chính thức, hàng chục, thậm chí hàng trăm cặp loa mẫu phải được chế tạo và thử nghiệm.

Quá trình này được thực hiện ở xưởng loa tại Colorado. Sau khi thử hoàn hảo, hai cặp loa mẫu sẽ được làm ra, một cặp đem gửi cho Neil Patel ở Pensylvania. Hai cặp loa đó sẽ được nghe thử đồng thời ở cả hai nơi, nhằm đánh giá chất lượng của chúng một cách hoàn toàn riêng rẽ, ở những môi trường khác nhau. Chỉ khi thực sự hài lòng với chất lượng âm thanh do các cặp loa mẫu đem lại, bản thiết kế đó mới được đem sản xuất hàng loạt.

Tất cả các driver sử dụng cho loa Avalon đều được kiểm soát kỹ thông qua số series, đề phòng trường hợp cần có driver mới thay thế. Quá trình lắp đặt loa được thực hiện hoàn toàn bằng tay, và mỗi thùng loa đều được phủ một lớp veneer tuyệt đẹp, cùng nhiều lớp sơn bóng lacquer, đem lại vẻ ngoài đúng phong cách hi-end.

Mọi sản phẩm Avalon đều sử dụng loa con (driver) được đặt hàng riêng từ các hãng sản xuất bên ngoài.

Những vấn đề về độ méo, dải tần và các thông số kỹ thuật mong muốn sẽ rất khó đảm bảo nếu chỉ dựa vào các linh kiện hàng loạt, vì vậy mọi driver của Avalon đều được chế tạo dành riêng cho hãng. Tất cả các driver này đều được sản xuất theo công nghệ tiên tiến và sử dụng những loại vật liệu mang tính chất cách tân như vật liệu gốm, hỗn hợp giấy nomex và sợi thủy tinh kevlar, kim cương, neodym.... Tương tự, mỗi bộ crossover trong loa Avalon đều độc nhất vô nhị và không thể tìm mua được trên thị trường.

av4.jpg

Avalon Isis. Ảnh: Stereophile.

Những sản phẩm hi-end đỉnh cao của Avalon
Sentinel

Kết cấu của mỗi chiếc loa con luôn có ảnh hưởng rõ rệt tới chất lượng của một cặp loa, và với Sentinel, loa con chính là điểm mấu chốt dẫn tới thành công. Sử dụng vật liệu màng loa đặc biệt, nam châm siêu mạnh, mạch phân tần chất lượng cực cao, kiểm soát tốt các dải tần và đồng bộ phase... phối hợp với thiết kế thùng loa độc đáo của Neil Patel đã đem đến cho Sentinel độ chính xác tuyệt đối, độ động đáng kinh ngạc, khả năng tái hiện âm hình hoàn hảo trong tất cả mọi môi trường, với tất cả mọi thể loại âm nhạc.
Đôi Sentinel đã được cả thế giới biết tới như cặp loa với đẳng cấp tham chiếu cao cấp nhất (Ultimate Reference). Không ít tạp chí đã dành giải "Component of the Year" (Thiết bị của năm) cho cặp loa này, và thậm chí còn bình luận rằng "Đây là một kiệt tác của thiên niên kỷ".

ISIS
Có những thứ không thể nào miêu tả được bằng ngôn ngữ, trong đó có sự kỳ diệu của âm nhạc. Và mục đích của cặp loa ISIS là tái hiện lại được sự kỳ diệu đó. Vượt trên mọi thiết kế loa thông thường, ISIS chính là biểu tượng của âm thanh chính xác tuyệt đối, nhờ sử dụng những loa con chất lượng siêu hạng. Đôi loa này, được đánh giá là tuyệt vời tới mức khó có từ ngữ nào có thể nói lên đầy đủ được khả năng tái hiện âm nhạc với đầy đủ các cung bậc cảm xúc của nó.

ISIS là cặp loa nhiều đường tiếng đầu tiên trong lịch sử chế tạo loa trên thế giới sử dụng công nghệ nam châm neodymium trong tất cả các loa con. Màng loa làm từ vật liệu Nomex/Kevlar và gốm. Kết cấu nhiều lớp nhiều tầng của thùng loa cùng những vật liệu cao cấp nhất loại bỏ hoàn toàn nhược điểm của những thiết kế "single material" phổ thông.

Sử dụng phương pháp đấu single-wire, ISIS được tinh chỉnh để có thể lắp đặt dễ dàng, và đem lại chất lượng âm thanh tốt nhất từ hầu hết các ampli công suất có trên thị trường, từ bình dân tới hi-end, từ bán dẫn tới đèn điện tử.

Kỹ thuật tiên tiến chỉ là một phần của điều kỳ diệu mang tên ISIS. Chính việc phối hợp công nghệ hiện đại với thiết kế tinh tế và đầy chất nghệ thuật mới là phép màu thực sự mà Avalon đã đem lại cho đôi loa này. ISIS sẽ đưa bạn tới studio hay buổi hòa nhạc mà bạn yêu thích nhất, kết nối tâm hồn bạn với âm nhạc, trong một thế giới mà không gian và thời gian hòa làm một.

Ediolon
Eidolon, theo quan niệm triết học Platon, là hiện thân của sự hoàn hảo tuyệt đối. Cặp Eidolon Diamond dường như thể hiện điều đó một cách rõ rệt nhất: Dải âm đầy nhạc tính, mạch phân tần độc đáo và các loa con thiết kế riêng cho dòng loa này. Loa tweeter có màng phủ kim cương nhân tạo và loa trầm có độ méo hài bậc 2 và bậc 3 cực thấp... tất cả vẽ nên một bức tranh "Eidolon" hoàn chỉnh.

Mỗi cặp Eidolon Diamond đều là một kiệt tác nghệ thuật độc nhất vô nhị, với số lượng sản xuất ra rất hạn chế nhằm đảm bảo chất lượng cao nhất. Như một nhà phê bình âm nhạc nổi tiếng đã đánh giá, "đây không chỉ là cặp loa tốt nhất mà tôi từng được nghe, mà còn là hiện thân hoàn mỹ nhất của âm thanh trong suốt chiều dài lịch sử".

Indra
Nhiều năm nghiên cứu không biết mệt mỏi với muôn vàn các mẫu thử nghiệm đã dẫn tới sản phẩm Indra, cặp loa kết tinh những thành công mà Avalon đã đạt được về tốc độ đáp ứng, dải tần và cân bằng âm thanh. Kết quả là đôi loa này đã đặt ra chuẩn mực mới cho khái niệm "âm thanh trung thực" so với các loa trong cùng tầm giá. Không chỉ trong trẻo, giàu chi tiết và mạnh mẽ, chất âm mà loa Indra đem lại còn có một đặc điểm nổi trội, tạo ra một không gian âm thanh ba chiều hoàn toàn tự do, vượt qua mọi giới hạn của vị trí đặt loa hay kích thước phòng nghe. Bên trong không gian này, bạn sẽ cảm nhận được những chi tiết nhỏ nhất và tinh tế nhất. Cũng như những cặp loa Avalon khác, Indra làm người nghe phải bất ngờ với độ động tuyệt vời và độ méo tiếng thấp tới mức không thể nhận ra.

Indra thừa hưởng những ưu thế của các model loa đời trước, bao gồm cả thiết kế phân tần và loa con sử dụng vật liệu Nomex/Kevlar và gốm ceramic. Indra có thể phản ứng ngay tức thì ngay cả với những đoạn nhạc hoành tráng nhất và nhanh nhất. Thùng loa đẳng cấp Avalon cho phép dòng chảy của âm nhạc mượt mà và không bị ảnh hưởng bởi cộng hưởng bên trong thùng loa. Với thiết kế phân tần tối ưu, Indra là một trong những loa có hiệu suất cao nhất và có thể ghép với tuyệt đại đa số mọi ampli.

av5.jpg

Chế tạo loa vẫn là mảnh đất duy nhất mà Avalon tập trung phát triển. Ảnh: Avmega.

Ngoài việc tiếp tục nghiên cứu và phát triển loa stereo hi-end, trong thời gian tới Avalon sẽ mở rộng thêm thị trường âm thanh surround, bao gồm cả home theater và âm nhạc multichannel. Những cặp loa đa kênh mới này của họ sẽ vẫn tiếp tục duy trì được chất lượng âm thanh đỉnh cao truyền thống, đồng thời không gian âm thanh sẽ được mở rộng, đẩy sâu và nâng cao hơn nữa. Chế tạo loa vẫn sẽ tiếp tục là mảnh đất duy nhất mà Avalon tập trung phát triển, bởi quan điểm của Neil Patel là không muốn và không cần đa dạng hóa các dòng sản phẩm mà chất lượng chỉ ở mức trung bình.

Xét cho cùng, mục đích của những đôi loa Avalon vẫn sẽ là vươn tới sự hoàn hảo để mãi đem lại những giai điệu âm nhạc vượt thời gian và không gian đến với người nghe.
Theo SoHoa
 
Bộ case của người Việt gây tiếng vang trên diễn đàn quốc tế

"Chiếc rương tử thần" của anh Đỗ Đức Thắng (44 tuổi, Sài Gòn) đã lọt vào danh sách 4 bộ vỏ máy tính xuất sắc trên website nổi tiếng về những cuộc thi "độ case" Extreme Tech.

Dù làm trong ngành xây dựng, anh Thắng rất mê máy tính và thường tự lắp ráp các hệ thống cho riêng mình. Đầu năm 2008, anh nảy ý tưởng tạo một bộ case lấy cảm hứng từ phim Pirates of the Caribbbean: Dead Man's Chest (Chiếc rương tử thần).

Do đây là tác phẩm đầu tay, anh vừa làm vừa điều chỉnh, thay đổi các chi tiết cho phù hợp nên mất gần 2 tháng mới hoàn thiện với chi phí khoảng 1,5 triệu đồng. Ngoài ra, việc tìm kiếm các bức phù điêu, bản lề, khóa... theo kiểu cổ điển cũng không dễ (sau anh tìm được trên một trang web của Rumania).

Nhận được nhiều lời khen ngợi khi đăng sản phẩm lên trang Techpower Up (Mỹ), anh quyết định tham gia cuộc thi độ case của Extreme Tech vào 4/2009. Cuộc thi này kéo dài một tháng để chọn ra 4 vỏ máy nổi bật của 4 tuần (anh Thắng đạt giải nhất tuần thứ 4). Hiện Extreme Tech đang tập hợp phiếu bình chọn cho hệ thống xuất sắc tại extremetech.com/article2/0,2845,2346909,00.asp

Dead Man's Chest được làm từ ván MDF và chứa chip lõi kép Intel 6750, bảng mạch Asus P5K, RAM 2 GB, đồ họa Nvidia 8600 GT graphics card, hai ổ cứng 160 GB, ổ ghi DVD, 8 cổng USB và nắp đậy tích hợp màn hình LCD của Dell.

C3.jpg


C4.jpg


C5.jpg


C6.jpg


C7.jpg


C8.jpg


C1.jpg


C2.jpg
Theo VNExpress
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Back
Top