Máy ảnh đắt, rẻ tại sao?
Mặc dù cùng chung độ phân giải, nhiều máy ảnh số lại có giá tiền chênh lệch nhau cả triệu đồng. Lý do là yếu tố trên không làm nên ảnh đẹp, vì còn ống kính, tốc độ chụp và các tính năng đi kèm.
Dịp cuối năm này, nếu có thời gian dạo qua các cửa hàng điện máy sẽ thấy máy ảnh giảm giá khá nhiều và tìm mua một mẫu tầm 2 đến 3 triệu đồng không khó. Tuy nhiên, giữa “ma trận” máy ảnh rẻ - đắt, không ít người phân vân nên chọn model nào. Yếu tố nào quyết định giá thành máy và ảnh hưởng tới chất lượng ảnh ra sao.
Máy Canon A640 thuộc dòng entry-level. Ảnh:
Digitalcameratracker.
Trước hết, cần nói về độ phân giải (hay còn được biết là số điểm ảnh trong bức hình). Tại thời điểm hiện tại, số “chấm” ở máy compact không còn là “chỉ số vàng” để đánh giá về chất lượng hình ảnh nữa. Thậm chí quá nhiều “chấm” lại phản tác dụng vì ảnh sẽ bị nhiễu, hoặc thuật toán khử nhiễu làm mất chi tiết. Lúc đó, độ phân giải chỉ là chiêu quảng cáo. Thực tế, nhiều máy hơn kém nhau 2 hoặc 3 Megapixel mà chất lượng ảnh tương đương.
Các máy compact tầm thấp và trung, ngay cả máy thời trang, đôi khi dùng chung một loại cảm biến và bộ vi xử lý, vì vậy, nếu chỉ nhìn qua số “chấm” thì bạn sẽ thấy chúng “na ná” nhau. Vậy sự khác biệt nằm ở đâu? Bảng dưới đây nêu ra một số chú ý khi so sánh dòng máy ảnh compact khởi điểm và các model tầm trung/thời trang.
Máy tầm trung/thời trang Máy khởi điểm
Kích thước cảm biến Cỡ nhỏ Cỡ nhỏ, đôi khi nhỏ hơn dòng trung Ống kính Chất lượng quang học tốt, độ mở tối đa tốt hơn, thường có chống rung Trung bình, một số mẫu còn bằng nhựa, độ mở tối đa kém hơn Tốc độ chụp liên tiếp Thường nhỉnh hơn Thường chậm hơn Tính năng chuyên nghiệp Có thể có Không có Tính năng độc đáo Thường có Thường không có Cường độ Flash Mạnh hơn Yếu hơn Pin Thường kèm pin riêng Lithium Thường sử dụng pin AA, phải mua thêm pin sạc Vỏ máy Kim loại cứng cáp Nhựa mạ, kém bền Màn hình Lớn hơn, độ phân giải cao Nhỏ hơn, độ phân giải thấp Khi nói về tính năng, có thể phân các đặc điểm ra làm 3 nhóm: Ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng hình; ảnh hưởng gián tiếp tới chất lượng hình và không ảnh hưởng tới chất lượng hình mà là độ bền, tiện dụng, thẩm mỹ.
Tùy hãng sản xuất mà công thức gia giảm của những đặc điểm này có thể khác nhau.
Canon A1000 IS có 10 triệu điểm ảnh. Ảnh:
iTechnews.
Kích thước cảm biến và chất lượng ống kính ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng hình.
Thông thường. nhà sản xuất không thông báo rõ kích thước cảm biến, thông tin này thường chỉ tìm thấy ở các trang web của hãng. Ví dụ, chiếc Canon A640 và Canon A1000 IS đều có 10 triệu điểm ảnh nhưng kích thước cảm biến của A640 lớn hơn nên dãy tương phản rộng và chụp thiếu sáng tốt hơn. Tuy nhiên, hầu như máy ảnh tầm thấp và tầm chung dùng chung cảm biến nên điều này cũng không cần quá bận tâm.
Dòng tầm trung cao thường sử dụng ống kính tốt hơn, đôi khi đây là điểm nhấn quảng cáo của một số hãng. Ví dụ, dòng S rẻ nhất của Sony ghi trên ống kính là Sony Lens, trong khi dòng cao cấp hơn lại sử dụng ống kính có tên tuổi của Đức là Carl Zeiss. Tương tự như vậy, Samsung dòng thấp ghi Samsung Lens và các dòng cao ghi Schneider. Theo lý thuyết, nếu chất lượng quang học tốt sẽ giúp ảnh có độ tương phản cao, ít méo hình, góc mở rộng và nếu ống kính tích hợp chống rung quang thì hiệu quả hình ảnh sẽ cao hơn.
Phú Quốc, ảnh chụp bằng máy Panasonic Lumix TZ3. Tác giả:
Nhật Thanh.
Các yếu tố ảnh hưởng gián tiếp tới chất lượng hình thường là tốt độ chụp liên tiếp, tính năng chuyên nghiệp (chỉnh tay), các tính năng hỗ trợ như nhận diện khuôn mặt, nhận diện nụ cường, cường độ flash…
Những ví dụ về ảnh hưởng này: Bạn cần chụp nhanh nhưng máy phản ứng chậm, đầu ra là… không có hình; bạn cần chỉnh độ phơi sáng theo ý mình trong điều kiện phức tạp hoặc thể hiện ý đồ sáng tạo mà máy không chỉnh tay được, đầu ra là … hình chẳng giống ai. Trong trường hợp phải chụp buổi tối mà cứ phải lùi ra xa thì nhóm bạn đông quá mà flash yếu, thì hậu quả là hình bị tối.
Nhóm tiếp theo thường không liên quan tới chất lượng hình, nhưng lại làm đội giá sản phẩm.
Đương nhiên ai cũng muốn sử dụng một chiếc máy ảnh gọn nhẹ với pin Lithion mỏng dính, vỏ thép sáng loáng và màn hình rộng, nét. Nhưng chỉ quan tâm đến chất lượng hình ảnh và đang tiết kiệm chi phí thì những tính năng trên chỉ là phù phiếm.
Sự khác biệt về giá nằm ở những tính năng gián tiếp ảnh hưởng tới chất lượng hình và dáng vẻ bên ngoài. Ảnh:
Hoàng Hà.
Có thể kết luận một cách tương đối rằng, chất lượng hình ảnh của các máy tầm thấp và tầm trung thực tế không chênh lệch, hoặc nếu có thì cũng không quá lớn. Sự khác biệt nằm ở một số tính năng gián tiếp và dáng vẻ bên ngoài. Nếu bạn đang “rủng rỉnh” thì cũng nên sắm cho mình một chiếc máy ảnh tầm trung, nhưng nếu phải “thắt lưng buộc bụng” thì một model dòng khởi điểm cũng cho ảnh đẹp.
Theo SoHoa