• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Thông tin thiết bị số và công nghệ ngày 14-10-2008

Status
Không mở trả lời sau này.

NgocVNPT

New Member
Lạm dụng máy nghe nhạc MP3 có thể gây điếc tai

musicdangerous_131008.jpg

Âm nhạc, "mối nguy hại" tiềm tàng?

Nghe nhạc với âm lượng cao dù chỉ 5 giờ mỗi tuần vẫn có nguy cơ tổn thương thính giác vĩnh viễn.


Tuyên bố trên được đưa ra bởi một Hội đồng khoa học chuyên về về các nguy cơ thính giác. Theo nghiên cứu của hội đồng này, các tổn thương thính giác khi dùng máy nghe nhạc quá độ có thể chỉ phát tác nhiều năm sau đó.

"Thiếu niên nghe nhạc qua máy nghe nhạc cá nhân với âm lượng cao trong thời gian dài có thể dẫn đến tổn thương thính giác vĩnh viễn, nhưng các tổn thương này chỉ lộ diện khi họ vào khoảng giữa tuổi 20. Nhiều nghiên cứu chỉ ra hiện tượng ù tai tạm thời ở thanh niên khi nghe nhạc quá to, nhưng rất ít trong số đó tập trung làm rõ mối liên hệ giữa chứng ù tai và việc lạm dụng máy nghe nhạc cá nhân".

Trong quá khứ, không hiếm vụ kiện tụng phát sinh xung quanh vấn đề tổn thương thính giác do nghe nhạc quá nhiều. Một người đàn ông sống tại bang Loussiana, Mĩ từng đưa đơn kiện tập thể nhắm vào Apple vào năm 2006, cho rằng hãng không làm tròn trách nhiệm ngừa tổn thương thính giác cho người dùng iPod.

Đơn kiện chỉ ra rằng iPod có khả năng phát ra âm thanh lên tới 115 Db, trong khi chỉ cần nghe ở mức âm lượng đó trong 28 giây cũng đủ gây tổn hại tới màng nhĩ. Do đó, Apple có trách nhiệm bồi thường tiền cho người dùng iPod bị tổn thương thính giác, cũng như chia sẻ lợi nhuận thu được trên mỗi đầu máy iPod. Đây cũng là lý do Apple bổ sung tính năng giới hạn âm lượng tối đa của iPod và chính thức cung cấp các headphone có chức năng giảm ồn từ bên ngoài, giúp người dùng không cần vặn to âm lượng khi thưởng thức nhạc số.

Để kết luận, báo cáo của Hội đồng các nhà khoa học châu Âu nêu trên cho rằng mặc dù máy nghe nhạc cá nhân có thể "có ích khi thực hiện những công việc buồn tẻ lặp đi lặp lại", người dùng sẽ gặp nhiều rắc rối mà hỏng thính giác chỉ là một trong số đó.

"Hơn thế nữa, lạm dụng máy nghe nhạc có thể gây cản trở cho các công việc cần tập trung suy nghĩ. Âm nhạc làm người nghe mất tập trung và cách ly họ với môi trường bên ngoài, rất nguy hiểm nếu đang lái xe hay qua lại đường có mật độ lưu thông cao"
Theo DanTri
 
Nhìn lại 20 năm laptop Apple trước ngày MacBook 800 USD xuất hiện

Macintosh Portable là hệ thống máy tính di động sử dụng pin đầu tiên của hãng công nghệ Mỹ vào năm 1989. Các loại notebook giá từ 1.100 USD đến hơn 3.000 USD hiện chiếm 29% doanh thu của Apple.

A1.jpg

Macintosh Portable có màn hình LCD đen trắng, sử dụng chip Motorola 6800 tốc độ 16 MHz, nặng 7,2 kg và thời lượng pin lên đến 12 tiếng. .


A2.jpg

Tháng 10/1991, Apple cho ra mắt 3 máy tính PowerBook 100, 140 và 170. Tháng 2/2005, tạp chí Mobile PC của Mỹ xếp phiên bản 100 đứng đầu trong danh sách các thiết bị của mọi thời đại.


A3.jpg

Năm 1992 Apple tiếp tục ra mắt máy tính lai giữa desktop và notebook là PowerBook Duo, sử dụng bộ vi xử lý Mototola 68030 hoặc 68LC040 tốc độ 25-33 MHz.


A4.jpg

Dòng PowerBook 500, tên mã Blackbird, xuất hiện năm 1994, hoạt động trên Motorola 68LC040 và là máy tính đầu tiên có trackpad (bàn lăn chuột). Nó cũng là thiết bị di động đầu tiên tích hợp Ethernet.


A5.jpg

PowerBook 150 được Apple giới thiệu năm 1994, sử dụng Motorola 68030 xung nhịp 33 MHz, RAM 4 MB và có thể mở rộng lên 36 MB và ở cứng 250 - 500 MB.


A6.jpg

Năm 1996 và 1997, Apple trình diễn PowerBook 1400 cùng phiên bản "xa xỉ" 3400. Đây là PowerBook đầu tiên có ổ CD.


A7.jpg

eMate 300 là thiết bị số cá nhân được Apple cho ra mắt như là một laptop giá rẻ hoạt động trên hệ điều hành Newton vào tháng 3/1997. Thiết bị có màn hình xám 480 x 320 pixel và cổng hồng ngoại.


A8.jpg

PowerBook G3 là máy Macintosh chuyên nghiệp được Apple sản xuất trong khoảng 1997-2000. Đây là laptop đầu tiên sử dụng dòng vi xử lý PowerPC G3 (PPC740/750).


A9.jpg

iBook có mặt trên thị trường từ 1999 đến 2006, hướng đến người tiêu dùng và ngành giáo dục, được trang bị ít tính năng và rẻ hơn PowerBook.


A10.jpg

PowerBook G4 được sản xuất giữa 2001 và 2006, sử dụng bộ vi xử lý PowerPC với vỏ titan hoặc nhôm. Đây là thế hệ PowerBook cuối cùng và được thay thế bằng MacBook Pro sử dụng chip Intel vào nửa đầu 2006.


A11.jpg

MacBook Pro lần đầu được công bố vào tháng 1/2006 và là laptop Macintosh đầu tiên dùng Intel Core Duo và Core 2 Duo.


A12.jpg

Tháng 5/2006, Apple giới thiệu máy tính xách tay mang thương hiệu MacBook với Intel Core Duo và chipset 945GM, đồ họa GMA950, FSB 667 MHz. Những phiên bản MacBook tiếp theo được trang bị Core 2 Duo.


A13.jpg

MacBook Air là sản phẩm mỏng nhẹ với màn hình 13,3 inch, đèn nền LED, độ phân giải 1.280 x 800 pixel, nặng 1,36 kg, mỏng 0,4-1,93 cm và xuất hiện vào tháng 1/2008.


A14.jpg

Tuần qua, cộng đồng blog xôn xao với thông tin Apple chuẩn bị ra mắt phiên bản MacBook giá rẻ (800 USD).​
(theo VNExpress)
 
Màn hình LCD 3 chiều đầu tiên cho điện thoại

Màn hình tinh thể lỏng độc đáo với độ phân giải 480 x 800 pixel này có khả năng hiển thị cả ảnh tĩnh và video dưới dạng 3D.

B1.jpg

Ảnh: Physorg.

Hình ảnh sẽ được kết hợp lại với nhau và chiếu lên 2 tấm nền LCD riêng biệt, một màn hình xuất ảnh cho mắt trái và một hiển thị ảnh cho mắt phải. Phương pháp này giúp tạo hiệu ứng lập thể, đánh lừa người sử dụng rằng họ đang quan sát ảnh 3D thật.

Màn hình 3 chiều cho điện thoại di động đầu tiên đã được hãng viễn thông KDDI trình diễn trong triển lãm CEATEC 2008, diễn ra tuần trước ở Chiba (Nhật Bản).
(theo VNExpress)
 
Windows 7 được chính thức đặt tên... Windows 7

w7_141008.jpg

Microsoft Windows 7.

Lần đầu tiên trong lịch sử Windows, Microsoft lấy tên mã phát triển làm tên chính thức cho hệ điều hành của mình

Trong bài viết mới nhất trên blog Windows Vista team, tổng giám đốc Mike Nash cho biết phiên bản Windows tiếp theo sẽ vẫn giữ nguyên tên mã Windows 7 khi được tung ra thị trường vào cuối năm 2009 hoặc đầu năm 2010: "Nói một cách đơn giản, đây là phiên bản Windows thứ 7, vậy nên "Windows 7" là hoàn toàn hợp lý!". Các phiên bản thử nghiệm đầu tiên của Windows 7 sẽ được hãng giới thiệu đến giới phát triển phần mềm cuối tháng 10 này tại Hội thảo các nhà phát triển chuyên nghiệp (PDC).

Giám đốc Nash chia sẻ: "Với tôi, thời điểm phấn khích nhất khi phát triển sản phẩm là lúc trình làng lần đầu tiên với thế giới. Trong vài tuần tới, chúng tôi sẽ mô tả rõ hơn về phiên bàn này tại PDC và WinHEC, chia sẻ một phiên bản tiền-thử nghiệm dành riêng cho giới phát triển phần mềm tham dự hội thảo này, cũng như cung cấp thông tin sâu hơn về những dự tính trong thời gian sắp tới".

Về lý do chọn cái tên Windows 7, Nash cho biết "vì sự đơn giản của nó". Tên mã của các dự án Windows đi từ Chicago cho Windows 95, Memphis (98), Whistler (Windows XP), tới Longhorn cho Vista, nhưng chưa bao giờ đơn giản và rõ ràng như "Windows 7" lần này.

"Trong nhiều năm, chúng tôi đã thử nhiều cách đặt tên Windows khác nhau ... từ số phiên bản như 3.11, năm như 98, hoặc gây ấn tượng như XP và Vista. Nhưng vì không ra đều đặn phiên bản mới mỗi năm, đặt tên theo năm không hợp lý. Đặt tên "gây ấn tượng" không phản ánh nỗ lực của chúng tôi [trong phiên bản mới] - nỗ lực gắn kết chặt chẽ trong khi vẫn cải tiến, nâng cấp những thay đổi về căn bản Vista đã đạt được".

Windows 7 là HĐH "bí mật" nhất của Microsoft từ trước đến nay. Hai đặc điểm nổi trội nhất của Windows 7 sẽ là HĐH này dùng chung kiến trúc với Vista, cũng như hỗ trợ tính năng cảm ứng đa điểm chạm tương tự như iPhone của Apple.​
Theo DanTri
 
Truy cập Internet từ bóng đèn

Trong tương lai, bóng đèn điện sẽ không chỉ có vai trò chiếu sáng, mà còn có thể giúp chúng ta truy cập Internet, giao tiếp với các thiết bị điện tử trong nhà.

Các thiết bị điều khiển từ xa đang sử dụng tia hồng ngoại để giao tiếp với TV, đầu DVD. Việc biến những chiếc đèn bàn và đèn trần thành điểm truy cập Internet không dây có thể giúp bạn lướt web ở mọi nơi.

"Chúng ta có thể liên lạc ở khắp nơi, miễn là có ánh sáng điện", Thomas Little, một kỹ sư máy tính của Đại học Boston (Mỹ), phát biểu.

Tất nhiên, giới khoa học không thể biến mọi thứ ánh sáng thành mạng không dây. Thomas và nhiều nhà nghiên cứu khác quan tâm tới bóng đèn diode phát sáng (LED) - loại bóng tiêu hao ít năng lượng và có tuổi thọ cao hơn so với các loại bóng đèn truyền thống.

LED.jpg

Những bóng đèn LED. Ảnh: dyitrade.com.

Ngay từ thời cổ đại con người đã biết sử dụng ánh sáng để liên lạc. Các pháo đài của người La Mã báo tin cho nhau bằng các đống lửa lớn. Hải đăng cảnh báo tàu bè tránh xa những dải đá ngầm hay vùng nước xoáy. Cơ quan hàng không vũ trụ và quân đội Mỹ đã xúc tiến việc sử dụng tia laser làm phương tiện truyền tin trực tiếp và nhanh chóng.

Tuy nhiên, các công nghệ liên lạc không dây hiện nay phụ thuộc vào sóng radio nhưng tốc độ truyền dữ liệu của sóng radio sẽ chậm đi khi số người truy cập Internet và thiết bị truy cập (máy tính, PDA, điện thoại) cùng chiếm lĩnh một băng thông tăng lên.

Ánh sáng có thể khắc phục vấn đề về nghẽn băng thông vì nó truyền dữ liệu trực tiếp tới từng thiết bị và người dùng. Đầu tiên, thông qua dây điện, dữ liệu sẽ được truyền từ một bộ định tuyến không dây tới các đèn LED (đặt ở bàn hoặc treo trên trần nhà). Từ đây các đèn LED sẽ truyền dữ liệu tới các thiết bị.

Việc truyền tin bằng ánh sáng có độ bảo mật cao hơn, vì ánh sáng không thể xuyên qua các bức tường như sóng radio. Một hệ thống không dây dựa trên ánh sáng không thể đi qua 4 bức tường của căn phòng. Những người hàng xóm có tâm lý "xài chùa" và hiếu kỳ sẽ không thể lợi dụng hệ thống của bạn để truy cập Internet miễn phí, trừ khi họ đứng bên ngoài cửa sổ nhà bạn, nơi ánh sáng có thể thoát ra.

Thomas và các cộng sự đã chế tạo được hệ thống truyền dữ liệu thử nghiệm từ một bộ định tuyến cải tiến và đèn LED.

Đèn LED đã xuất hiện khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực của đời sống, từ màn hình máy tính tới đèn giao thông. Tuy nhiên, nó vẫn chưa được sử dụng nhiều như bóng đèn truyền thống vì giá thành cao (từ 30 USD trở lên). Bù lại, một bóng LED có tuổi thọ tới hơn 50 nghìn giờ và giúp cắt giảm số tiền điện mỗi tháng. Thomas hy vọng rằng việc truyền dữ liệu bằng ánh sáng điện sẽ trở nên phổ biến trong 5-10 năm tới, khi giá thành đèn LED giảm mạnh.
(theo VNExpress)
 
LG giới thiệu công nghệ màn hình bảo vệ tính riêng tư dành cho laptop

Việc những chiếc màn hình LCD ngày càng được các nhà sản xuất nâng cao tỉ lệ góc nhìn nhằm đáp ứng nhu cầu cộng tác với nhiều người cũng như tạo sự thoải mái khi sử dụng là điều vô cùng có ích. Nhưng bạn nghĩ sao khi chính vì góc nhìn rộng cố định ấy đã vô tình làm giảm bớt tính riêng tư của các thông tin cá nhân nhất là khi bạn đang sử dụng máy ở những địa điểm công cộng như nhà sách hay quán cà phê. Hãng LG Display vừa công bố về việc phát triển một công nghệ mới cho phép điều chỉnh giảm tỉ lệ góc nhìn chỉ đơn giản bằng cách nhấn nút điều khiển.



Theo đó, hãng sẽ sớm tung ra màn hình LCD kích thước 14,1 inch dành cho máy tính xách tay sử dụng công nghệ mang tên Viewing-angle Image Control Display (VIC). Màn hình này có tỉ lệ góc nhìn tối đa theo phương ngang là 175 độ và có thể dễ dàng điều chỉnh xuống còn 60 độ nhằm ngăn chặn người ngồi kế bên có thể nhìn thấy thông tin đang hiển thị trên màn hình

Màn hình LCD truyền thống sử dụng những điểm ảnh phụ cho việc cấu trúc nên 3 màu sắc chính, trong khi đó công nghệ LG Viewing-angle Image Control Display (VIC) của LG có thêm điểm ảnh phụ khác hoạt động tương tự như một màn che cho phép dễ dàng bật tắt mà không ảnh hưởng đến hiệu ứng màu sắc. Ở góc nhìn 60 độ, những người ở vị trí cách xa mép màn hình từ 30 cm sẽ không nhìn thấy những thao tác đang diễn ra.

Theo trang web tin tức Korea Times, LG dự tính cũng sẽ sử dụng công nghệ VIC trên các thiết bị di động nhưng trước mắt là trên máy tính xách tay. Việc sản xuất số lượng lớn những chiếc màn hình như vậy sẽ LG tiến hành ngay trong tháng 10.
(Theo Thongtincongnghe)
 
'Siêu zoom' Olympus SP-560UZ

Tiếp bước đàn anh SP-550UZ, chiếc máy ảnh 8 chấm SP-560UZ cũng được Olympus trang bị cho ống kính góc rộng 27 mm, zoom quang 18x nhưng tốc độ hoạt động và chất lượng ảnh vẫn chưa được cải thiện nhiều.

2.let.jpg

Olympus SP-560UZ là thế hệ kế tiếp của SP-550UZ. Ảnh: Letsgodigital.

Thiết kế ngoại hình từng được đánh giá là một trong những điểm mạnh nhất của SP-550UZ, nên không có lý do gì để Olympus phải thay đổi khi trình làng SP-560UZ. Gần như tất cả những điểm ưu việt nhất của đời máy trước đều được duy trì, từ đèn flash dạng pop-up cho đến hệ thống các phím bấm có kích thước lớn và bằng phẳng. Cân nặng của DP-560UZ cũng chỉ khoảng 465 gram, tính cả 4 cục pin AA và một thẻ nhớ xD-Picture.

5.digiklix.jpg

Điểm đáng chú ý nhất ở Olympus SP-560UZ là ống kính có zoom quang 18x.

Ảnh: Digiklix.

Dĩ nhiên, điểm đáng nói đến nhất ở Olympus SP-560UZ chính là ống kính siêu zoom có khả năng chụp rộng tốt hơn cả SP-550UZ.


Các thông số của ống kính lần lượt là: dải tiêu cự 27-486 mm, khẩu độ f/2.8-4.5, zoom quang học 18x. Bên cạnh đó, hệ thống ổn định ảnh hoạt động theo cơ chế di chuyển cảm biến cũng đặc biệt có ý nghĩa với chiếc camera zoom cao như Olympus SP-560UZ.

Tuy nhiên, tính năng đáng chú ý nhất của SP-560UZ lại cũng chính là một trong những điểm yếu nhất của chiếc máy này.

Mặc dù chụp rộng và chụp xa đều tốt, nhưng độ sắc nét của các chi tiết lại không được cao. Đặc biệt, những chi tiết nhỏ như những dòng chữ khi chụp từ xa thường bị mờ, bất kể ở độ nhạy sáng, tốc độ trập và chế độ lấy nét nào.

Không những vậy, nhiễu cũng là một vấn đề đối với những bức ảnh chụp bằng Olympus SP-560UZ. Ngay từ mức ISO 200, ảnh đã bắt đầu có sạn, và tình hình càng trở nên tồi tệ hơn khi tăng dần độ nhạy sáng lên. Ở các mức ISO 400 và cao hơn, nhiễu "xâm chiếm" các chi tiết, khiến kết cấu bức ảnh bị đảo tung.

1.let.jpg

Olympus SP-560UZ sở hữu thân hình khá nhỏ gọn. Ảnh: Letsgodigital.

Giống như hầu hết các mẫu máy siêu zoom, Olympus SP-560UZ nhắm đến đối tượng người dùng là những tay máy nhiều kinh nghiệm, nên được trang bị khá nhiều tính năng tiên tiến, hữu ích. Đầu tiên là chiếc kính ngắm điện tử (EVF), hỗ trợ rất tốt cho màn hình LCD 2,5 inch ở mặt sau máy trong những trường hợp chụp dưới điều kiện ánh sáng mạnh, có thể khiến màn hình bị lóa. Người dùng không thể sử dụng cùng lúc cả màn hình và kính ngắm, nhưng nếu chọn ngắm qua EVF, ảnh sau khi chụp sẽ hiển thị ngay trên màn hình.

Bên cạnh đó, Olympus SP-560UZ cũng được tích hợp một loạt các tính năng chỉnh phơi sáng, bao gồm các chế độ chụp Program, ưu tiên độ mở, ưu tiên tốc độ trập và chỉnh tay (Manual).

4.dpre.jpg

Olympus SP-560UZ được trang bị nhiều tính năng tiên tiến. Ảnh: Dpreview.

Trong các lần chụp thử nghiệm, Olympus SP-560UZ hoạt động nhanh hơn so với bậc tiền bối SP-550UZ, nhưng vẫn không mấy ấn tượng.


Phải mất 2,4 giây máy mới khởi động xong và chụp được bức ảnh đầu tiên. Sau đó, tốc độ chụp trung bình là 2,1 giây một ảnh khi không dùng flash, và 2,5 giây một ảnh nếu chụp với flash. Tuy có hỗ trợ định dạng ảnh RAW, nhưng thời gian chụp mỗi bức ảnh kiểu này lên tới 13,5 giây.

Tốc độ trập trung bình trong những điều kiện ánh sáng lý tưởng là 0,6 giây, sẽ tăng lên 1,5 giây nếu chụp trong điều kiện thiếu sáng, độ tương phản thấp. Trong chế độ chụp liên tiếp, Olympus SP-560UZ chụp được 11 bức ảnh độ phân giải tối đa trong vòng 9,7 giây, đạt tốc độ trung bình 1,1 khung hình/giây. Ngoài ra, chiếc máy này còn có một chế độ chụp liên tiếp tốc độ cao khác, có thể chụp được 15 bức ảnh trong vòng một giây, nhưng độ phân giải tối đa chỉ là 1.280 x 960 pixel.

3.dpre.jpg

Tốc độ hoạt động của chiếc máy này không ấn tượng. Ảnh: Dpreview.

Tóm lại, nếu bạn cần một mẫu máy ảnh có khả năng zoom xa nhưng giá bán không quá cao, thì Olympus SP-560UZ là một trong không nhiều lựa chọn hiện nay, nhưng nếu chấp nhận vui vẻ với mức zoom quang 15x, Sony Cyber-shot DSC-H9 là một mẫu máy ảnh đáng đầu tư hơn. Hiện nay tại Việt Nam, Olympus SP-560UZ đang được rao bán với giá gần 8 triệu đồng.

Ưu điểm:
- Ống kính siêu zoom nhưng có khả năng chụp rộng cũng rất tốt
- Thiết kế ngoại hình nhỏ gọn, hấp dẫn
- Có nhiều tính năng tùy chỉnh tiên tiến

Nhược điểm:
- Ảnh chụp được không nét, nhiều nhiễu
- Tốc độ hoạt động chỉ ở mức trung bình
(theo SoHoa)
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Back
Top