QuangThang89
New Member
Máy ảnh bán chạy tháng 7/09
Tháng 7 đánh dấu thành công của 3 tên tuổi Panasonic, Canon và Sony khi mỗi hãng sở hữu tới 3 model lọt vào bảng xếp hạng.
Dù về cơ bản không có nhiều thay đổi, xong phải nói rằng danh sách máy ảnh bán chạy tháng 7 do tạp chí Cnet châu Á tổng hợp chỉ xoay quanh 3 đại gia Panasonic, Canon và Sony. Nhờ vào sự quay trở lại bảng xếp hạng của Cybershot T900 và Lumix FX48 mà Panasonic và Sony chia sẻ vinh quang cùng Canon khi mỗi hãng có tới 3 phiên bản được yêu thích, chiếm gần trọn top 10 máy ảnh bán chạy tháng này. Còn Fuji cũng không kém phần tự hào khi phiên bản FinePix F200XR dù là phiên bản duy nhất của hãng trụ được từ đầu năm tới nay, nhưng luôn giữ vị trí cao ở nửa trên.
Dưới đây là 10 mẫu máy ảnh bán chạy tại châu Á trong tháng 7 do tạp chí Cnet châu Á bình chọn.
1. Panasonic Lumix DMC-LX3: (độc giả Số Hóa đánh giá: 8,2/10)
Panasonic Lumix LX3 chụp được nhiều kích cỡ khung hình. Ảnh: Flickr.
Ưu: Độ phân giải cao, chụp được nhiều kích cỡ khung hình, ống kính độ mở lớn f2.0, có thể lưu cài đặt tùy biến người dùng, cảm biến kích cỡ lớn.
Nhược: Ở kích cỡ 16:9 không chụp hết được độ phân giải, phần mềm xử lý ảnh RAW còn kém.
Nhận xét: LX3 là một máy ảnh hợp lý với nhiều chức năng thú vị nên có chỗ đứng nhất định trong làng máy ngắm chụp bình dân hiện nay.
2. Panasonic Lumix DMC-TZ7
Panasonic Lumix TZ7 zoom tới 12x. Ảnh: Letsgodigital.
Ưu: Ống kính góc rộng tới 25 mm và zoom tới 12x, khả năng quay phim AVCHD, tốc độ chụp liên tiếp khá nhanh, chất lượng ảnh trên trung bình.
Nhược: Không hỗ trợ chỉnh phơi sáng manual, file nén chuẩn AVCHD có đuôi không thông dụng.
Nhận xét: TZ7 không những là một máy ảnh zoom dài hữu ích cho dân du lịch mà còn cho ra những bức ảnh có chất lượng vào hàng khá. Chỉ tiếc là máy không hỗ trợ chế độ chỉnh tay các thông số phơi sáng.
3. Fujifilm FinePix F200EXR: (độc giả Số Hóa đánh giá: 8,3/10)
Fujifilm FinePix F200EXR có dải tương phản động lớn. Ảnh: Techfresh.
Ưu: Chất lượng ảnh tốt ngay cả ở ISO cao, nút chuyển chế độ sử dụng cảm biến đáng tin cậy, dải tương phản động lớn.
Nhược: Thiết kế chưa bắt mắt, chức năng chỉnh tay hạn chế, không ghi được phim HD.
Nhận xét: Mặc dù vẫn còn một số nhược điểm, nhưng có thể nói chất lượng của F200EXR xuất sắc so với các máy cùng cấp.
4. Canon Digital IXUS 100 IS: (độc giả Số Hóa đánh giá: 7,4/10)
Canon Digital IXUS 100 IS thiết kế mỏng. Ảnh: Letsgodigital.
Ưu: Thiết kế mỏng, chức năng quay phim HD, chất lượng và hoạt động đáng tin cậy.
Nhược: Thiếu ống góc rộng, thiết kế quá nhỏ đôi khi khó cầm với những người tay to.
Nhận xét: 100 IS là phiên bản IXUS có thiết kế nhỏ gọn nhất nhưng tính năng không kém phần tiên tiến. Với những người ưa gọn gàng thì đây chính là một lựa chọn hợp lý.
5. Canon PowerShot G10: (độc giả Số Hóa đánh giá: 8,6/10)
Canon G10 ống góc rộng 28 mm. Ảnh: Wordpress.
Ưu: Dễ truy cập các cài đặt với nút điều chỉnh mặt trên, ống góc rộng 28 mm, màu sắc tươi tắn tự nhiên, tốc độ hoạt động nhanh chóng.
Nhược: Hình dáng còn nặng và thô, không có nhiều cải tiến so với phên bản đời trước G9.
Nhận xét: G10 quả thực là một đối thủ đáng gờm với Lumix và các dòng máy bán chuyên khác. Mặc dù các tính năng không có nhiều cải thiện, nhưng đây xứng đáng là phiên bản cho những tay máy thích học cách chỉnh các thông số như với DSLR nhưng trên một thân máy nhỏ gọn bỏ túi.
6. Sony Cyber-shot DSC-T900: (độc giả đánh giá: 6,2/10)
Sony T900 thiết kế đẹp. Ảnh: Indiatimes.
Ưu: Hoạt động nhanh, thiết kế đẹp, khả năng zoom quang khi quay phim
Nhược: Pin mau hết, chất lượng ảnh trung bình, màn LCD cảm ứng không phù hợp cho mọi đối tượng.
Nhận xét: Dù chất lượng ảnh có thể vẫnchưa làm thỏa mãn những người khó tính nhưng máy ảnh công nghệ cao Cybershot DSC-T900 vẫn là một máy ảnh nhỏ gọn rất sáng giá.
7. Sony Cyber-shot DSC-T90
Sony T90 kéo lại uy tín của Sony. Ảnh: Techfresh.
Không lên hạng nhưng cũng không hề bị tụt, có thể nói việc bám trụ liên tục trong bảng xếp hạng của T90 cũng đã kéo lại phần nào uy tín của Sony. Máy sở hữu cảm biến 12,1 triệu điểm ảnh, zoom 4x. Màn hình LCD 3 inch. T90 cũng hỗ trợ quay video độ phân giải cao (1.280 x 720 pixel) và dùng thẻ nhớ Memory Stick PRO Duo.
8. Panasonic Lumix DMC-FX48
Panasonic FX48 lấy nét nhanh. Ảnh: Photography.
Hai tháng sau khi bị đẩy ra khỏi danh sách máy ảnh được ưa chuộng, FX48 đã không phụ lòng Panasonic khi quay trở lại bảng xếp hạng tháng 7 này dù thứ bậc vẫn còn chưa cao.
Ưu: Chức năng nhận diện khuôn mặt tiên tiến, lấy nét tương đối nhanh, ống kính góc rộng 25 mm, màu sắc khá chính xác.
Nhược: Khởi động còn chậm, ở một số chế độ chụp mặc định độ phân giải giảm sút, ảnh chưa thật sắc nét.
Nhận xét: FX48 sở hữu nhiều tính năng đời mới thú vị, trong đó phải kể đến tính năng thông minh iA giúp nhận diện khuôn mặt và tự tính toán thông số phơi sáng phù hợp. Tuy nhiên những người cầu kỳ thì có thể vẫn còn thất vọng với tốc độ khửoi động hơi chậm và ảnh chưa thật sắc nét của model này.
9. Canon Powershot SX200 IS: (độc giả Số Hóa đánh giá: 6,5/10)
Canon SX200IS ống kính góc rộng 28 mm. Ảnh: Letsgodigital.
Ưu: Ống kính góc rộng 28 mm, tùy chọn phơi sáng hợp lý, chất lượng quay video HD khá ấn tượng, có thể điều chỉnh công suất flash.
Nhược: Chất lượng hình ảnh phải cải thiện hơn, cơ chế đèn lật khá bất tiện, tốc độ chụp nhanh không cao.
Nhận xét: SX200 IS là một máy ảnh trang bị khá nhiều tình năng, đủ đáp ứng cả những người mới bắt đầu lẫn những người chụp thường xuyên. Tuy nhiên lý ra với những tính năng tiên tiến như vậy thì chất lượng hình ảnh của phiên bản này phải tốt hơn nữa mới xứng tầm.
10. Sony Cybershot DSC-W270
Sony W270 ống zoom 5x. Ảnh: Letsgodigital.
Ưu: Ống zoom 5x, góc rộng 28 mm, ổn định hình ảnh tốt, quay phim HD.
Nhược: Chất lượng ảnh ở mức trung bình, một số nút khó bấm.
Nhận xét: Phiên bản W270 hướng tới những người mới làm quen với chụp ảnh và không quá cầu kỳ trong đánh giá chất lượng ảnh và thiết kế. Tuy nhiên những người khó tính hơn có thể không thích phiên bản này do thiếu khả năng điều chỉnh tay và ảnh bị nhiễu khi ISO lên 400.
Theo Sohoa