• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Thông tin thiết bị số và công nghệ ngày 17-07-2009

Status
Không mở trả lời sau này.

PhuongNguyen

Well-Known Member
Người mẫu siêu mỏng 0,3 mm đứng quầy triển lãm

Đây là công nghệ hiển thị được trình diễn tại Hội chợ thiết bị văn phòng quốc tế diễn ra tại Tokyo (Nhật) tuần này.

Hệ thống trình chiếu kỹ thuật số rất bắt mắt này bao gồm một miếng phim dày 0,3 mm, gắn kết với một tấm chất liệu bằng thủy tinh dày 3 mm và cắt thành khuôn hình người phụ nữ.

Một máy chiếu ở phía sau sẽ hướng luồng sáng của hình ảnh video lên tấm phim và tạo trên bề mặt đó một hình ảnh sáng rõ có thể xem từ mọi góc độ, kể cả trong môi trường có nhiều ánh sáng lóa.

Babe-450.jpg

Xem video trình diễn người mẫu ảo nói chuyện

Theo VnExpress
 
Dell ra mắt laptop 17 inch giá 500 USD

Hôm qua, Dell giới thiệu chiếc máy tính mới Inspiron 17, model màn hình rộng với tỷ lệ 16:7, thiết kế mỏng.

d1.jpg

Dell Inspiron 17 có phiên bản thấp nhất giá 500 USD. Ảnh: Electronista.

Màn hình của máy rộng 17,3 inch, trang bị công nghệ LED backlit, độ phân giải cao, 1.600 x 900 pixel. Inspiron 17 sử dụng bộ vi xử lý Core 2 Duo 2,4 GHz.

Một trong những điểm được chú ý nhất ở phiên bản này là máy được bán ra ở mức chỉ 499 USD (9 triệu đồng), với cấu hình được hạ xuống gồm bộ vi xử lý Pentium dual-core, tốc độ 2 GHz, RAM 2 GB, ổ cứng 160 GB, chip video tích hợp của Intel và sử dụng hệ điều hành Windows Vista Basic. Phiên bản giá rẻ cũng chỉ chạy pin tối thiểu, 4 cell.

Người mua có thể tùy chọn nâng cấp lên với cấu hình RAM 4 GB, ổ cứng 500 GB, đầu Blu-ray, pin 6 cell cùng card độ họa Mobility Radeon HD 4330 256 MB. Hiện người dùng đã có thể đặt hàng trước, máy sẽ bán ra vào tháng sau. Dell còn thêm một tùy chọn khác là pin 9 cell, vào tháng 9 hãng sẽ mang ra phiên bản có card màn hình 512 MB, làm việc tốt với phim full HD 1080p.

d2.jpg

d3.jpg

d4.jpg

d5.jpg

f6.jpg


Theo Sohoa
 
Các hãng camera khoe hàng tại VCEW 09

Hội chợ Công nghệ thông tin và Điện tử tiêu dùng (VCEW) 2009 đang diễn ra tại TP HCM có sự góp mặt của nhiều hãng máy ảnh cùng các model đỉnh nhất.

hang3.jpg

Canon vẫn là đối thủ nặng ký về DSLR.


hang2.jpg

Canon A480 dành cho những người mới bắt đầu chơi máy ảnh.

hang4.jpg

hang1.jpg

Sony cho thấy họ cũng là đối thủ đáng gờm về dòng máy số ống kính rời với sự trợ giúp đắc lực của hãng sản xuất ống kính Carl Zess hàng đầu thế giới.

hang5.jpg

Olympus mang tới hội chợ những sản phẩm đa dạng, trong đó nổi bật là DSLR E3 với màn hình xoay lật.

hang6.jpg

E-P1 PEN phong cách hoài cổ, và cách giới thiệu chúng cũng không kém phần cổ điển và độc đáo.

hang7.jpg

Olympus Miu Tough chịu shock, chịu thời tiết cũng là một sản phẩm đỉnh.

hang8.jpg

Hai sản phẩm của Panasonic được khách thăm quang lưu tâm là chiếc siêu zoom Tz7...

hang9.jpg

và Lumix Tough TS1 chịu shock, chịu nước.

hang10.jpg

Fujifilm với dòng máy ý tưởng 2 ống kính chụp ảnh ba chiều.

hang11.jpg

S100fs trông không khác gì DSLR với giá cả cũng "khủng".

hang12.jpg

F200EXR với cảm quang tiên tiến.

hang13.jpg

Kingcom – một hãng ít tên tuổi cũng mạnh dạn giới thiệu dòng máy bình dân từ vài trăm nghìn tới hai triệu đồng.

Theo Sohoa
 
Màn hình cho hai người ngồi đối diện

Muốn chỉ cho người đối diện một điều gì đó trên màn hình, người ta lại phải đứng lên để ngồi cạnh nhau. Sản phẩm của EVGA sẽ loại bỏ phiền toái này.

man1.jpg

Các màn hình có thể xoay chuyển.

Theo thói quen, khi thảo luận, mọi người thích ngồi đối diện để dễ nói chuyện hơn. Nhưng bạn thường thấy cảnh ai đó muốn cho người khác xem các nội dung trên laptop hay màn hình, họ phải xoay máy, xoay người rất vất vả.

InterView Dual-Display là ý tưởng đơn giản nhưng tiện ích đối với những người này. Hai màn hình 17 inch độ phân giải 1.440 x 900 đặt trên một giá, có hướng ngược nhau và xoay được 180 độ hoặc gập vào 90 độ. Mỗi người sẽ có một bàn phím và chuột để tương tác. Khi một người mở ứng dụng nào thì người kia đồng thời thấy được.

man2.jpg

Cả hai người sẽ cùng nhìn thấy một nội dung.

Sản phẩm sẽ rất tiện dụng ở các bàn lễ tân, các cuộc gặp của luật sư, kiến trúc sư, tư vấn tài chính, bác sĩ... với khách hàng. Người tiếp khách tất nhiên sẽ ngồi sau chiếc bàn lớn và họ không phải di chuyển lung tung để chỉ trỏ các nội dung trên máy tính cho khách.

Màn hình này còn được trang bị webcam, microphone để những người ngồi sau lớp kính (thường thấy ở các quầy bán vé, quầy ngân hàng, nhà tù...) giao tiếp dễ dàng hơn. Ngoài ra, chúng sẽ được ứng dụng trong các cuộc hội thảo trực tuyến.

Giá sản phẩm khoảng 650 USD.


Theo Sohoa
 
Từ cát bụi trở thành chip bán dẫn

Chỉ bằng đầu ngón tay nhưng chính những chip bán dẫn nhỏ bé này, như bộ vi xử lý Intel Core 2 Duo, đã thay đổi cách thức con người sống, làm việc và giải trí.

Ngày nay, chip silicon hiện diện ở khắp nơi. Chúng gia tăng sức mạnh của mạng Internet, cho phép tạo nên cuộc cách mạng về điện toán di động, tự động hóa các nhà máy, nâng cao năng lực của điện thoại và làm giàu lĩnh vực giải trí gia đình.

3.jpg


Chip silicon ở khắp nơi.

Việc sản xuất những chip như thế là một kỳ công. Công nghệ chế tạo của Intel đã tạo ra những mạch điện với kích thước chỉ bằng một phần nghìn sợi tóc trên miếng silicon. Loại chip phức tạp nhất - bộ vi xử lý - có thể chứa hàng trăm triệu, thậm chí là hàng tỷ bóng bán dẫn (transistor) được kết nối với nhau bằng những dây dẫn mỏng chế tạo từ đồng. Mỗi transistor có vai trò như một công tắc đóng/mở, điều khiển dòng điện chạy qua để gửi, nhận, và xử lý thông tin chỉ trong vòng một phần của giây.

Thiết kế

Việc sản xuất chip silicon bắt đầu bằng một thiết kế, hay bản vẽ. Ở giai đoạn này, Intel xem xét rất nhiều tham số như: Chọn kiểu chip nào và tại sao? Số lượng bóng bán dẫn có thể được tích hợp trên chip đó? Kích cỡ tối ưu của chip là gì? Công nghệ nào sẽ được sử dụng để sản xuất chip? Khi nào thì chip phải được đưa ra thị trường? Chip đó sẽ được sản xuất và kiểm tra tại đâu?

Năm 1965, Gordon Moore đưa ra dự báo về tốc độ phát triển của công nghệ bán dẫn. Định luật Moore phát biểu rằng mật độ bóng bán dẫn trên vi mạch tích hợp sẽ nhân đôi sau mỗi chu kỳ 2 năm. Định luật Moore có độ chính xác đáng ngạc nhiên sau nhiều thập kỷ. Vào năm 1971, chip 4004 của Intel chứa 2.300 bóng bán dẫn. Năm 2005, bộ vi xử lý Itanium có hơn một tỷ bóng bán dẫn. Intel vẫn tiếp tục chứng minh tính đúng đắn của định luật. Để trả lời những câu hỏi trên, Intel làm việc với các khách hàng, công ty phần mềm cũng như nhân viên tiếp thị, chế tạo và kiểm tra của Intel. Nhóm thiết kế lấy tham số đầu vào và bắt đầu xác định các tính năng của chip và thiết kế nó.

Khi bản chỉ tiêu kỹ thuật của chip đã được xác lập, Intel tạo ra sơ đồ logic - cách biểu diễn bằng ký hiệu của hàng triệu bóng bán dẫn và các kết nối điều khiển dòng điện đi qua toàn bộ chip. Khi giai đoạn này kết thúc, nhà thiết kế tạo các biểu diễn vật lý của mỗi lớp trong chip cùng các bóng bán dẫn của nó. Các mẫu giống như khuôn tô này (còn gọi là Mặt nạ) được sử dụng để che một số khu vực của chip khỏi tia cực tím trong quá trình sản xuất in quang khắc. Để hoàn tất thiết kế, kiểm tra và mô phỏng, Intel sử dụng máy workstation chạy chương trình thiết kế được máy tính hỗ trợ (CAD). Công đoạn này mất khoảng 2 năm với 200 người làm việc liên tục.

Chế tạo

Quá trình tạo chip bán dẫn được gọi là chế tạo và các nhà máy nơi chip được sản xuất gọi là nhà máy chế tạo, hay gọi tắt là Fab. "Phụ gia" xây dựng chip thay đổi tùy thuộc mục đích sử dụng dự kiến của nó. Intel sử dụng nhiều thành phần và thực hiện tới 300 bước, trong đó có hóa chất, khí ga hoặc ánh sáng để hoàn tất quá trình chế tạo.

Bắt đầu từ cát

Tất cả được bắt đầu với silic. Intel chế tạo chip theo từng mẻ trên các tấm wafer được làm từ silic tinh khiết - thành phần chính trong cát ở bờ biển. Hãng này dùng silic bởi vì nó là chất bán dẫn tự nhiên dễ bị oxy hóa. Không giống chất cách điện như thủy tinh (luôn ngăn dòng điện đi qua) hay chất dẫn điện như đồng (luôn cho phép dòng điện đi qua), bạn có thể biến silic thành chất dẫn điện hoặc cách điện.

1.jpg


Silic, nguyên tố hóa học phổ biến thứ hai trên trái đất sau oxy, được sử dụng vì nó là chất bán dẫn tự nhiên. Để sản xuất tấm wafer, silic được xử lý hóa học nhằm đạt được độ tinh khiết đến 99,9999%. Silic đã tinh lọc được nung chảy và trở thành thỏi hình trụ. Những thỏi silic đó được cắt lát mỏng thành những tấm wafer và được đánh bóng cho đến khi chúng có bề mặt hoàn hảo, nhẵn bóng như gương. Khi mới bắt đầu sản xuất chip, Intel dùng các tấm wafer 2 inch còn hiện nay họ sử dụng wafer 300 mm (12 inch) và 200 mm (8 inch) để đạt sản lượng cao hơn và giảm được chi phí.

Cấu trúc nhiều lớp

Intel dùng quy trình "in" quang khắc để hình thành nhiều lớp bóng bán dẫn và dẫn điện trên tấm wafer của chip.

Phân loại các tấm wafer

Bước cuối cùng trong quy trình chế tạo là phân loại wafer - một phép kiểm tra về điện để phát hiện và loại bỏ các chip không hoạt động. Hệ thống máy tính hoàn tất một loạt các phép đo kiểm để đảm bảo rằng các mạch điện của chip đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và hoạt động theo thiết kế.

Các nhà máy sản xuất chip (Fab)


Trong các cơ sở sản xuất tinh vi này, Intel chế tạo chip trong những khu vực đặc biệt được gọi là Phòng sạch. Do các phần tử không nhìn thấy hoặc bụi bẩn có thể phá hỏng mạch điện phức tạp trên chip, không khí trong phòng sạch cũng phải "siêu" sạch (gấp hàng nghìn lần độ sạch của phòng mổ trong bệnh viện). Nhân viên kỹ thuật mặc những bộ quần áo đặc biệt, thường được gọi là "trang phục của thỏ" trước khi vào phòng sạch. Trang phục đó ngăn chất bẩn như xơ vải hoặc tóc rơi vào tấm wafer.

2.jpg


Trong phòng sạch, không khí sạch luân chuyển qua trần và nền nhà. Tự động hóa cũng đóng vai trò quan trọng trong một nhà máy sản xuất. Các mẻ wafer được giữ sạch cũng như được xử lý nhanh và hiệu quả khi chúng đi qua các bình đựng có cửa mở về phía trước (FOUP). Mỗi FOUP được gắn nhãn có mã vạch xác định các thành phần được sử dụng để sản xuất chip. Nhãn này đảm bảo việc xử lý chính xác ở mỗi bước trong quy trình sản xuất. Tại nhà máy 300 mm, một FOUP chứa tới 25 tấm wafer và nặng hơn 11 kg (25 pound). Tự động hóa cho phép đạt đến trọng lượng này vì nó quá nặng để có thể mang vác hiệu quả bằng nhân công.

Quy trình sản xuất

Tạo ra bóng bán dẫn trên các chip máy tính là một quy trình rất chính xác và phức tạp. Dưới đây là tổng hợp về các bước chính trong quy trình:
Cách điện và bọc: Một lớp cách điện được "cấy" trên bề mặt của tấm wafer đã được đánh bóng trong lò ở nhiệt độ cao với sự hiện diện của ôxy. Tấm wafer sau đó được phủ chất liệu nhạy sáng gọi là quang trở và cũng giống như các tấm phim chụp ảnh, nó thay đổi về mặt hóa học khi bị phơi sáng dưới tia tử ngoại.

Che mặt nạ: Mặt nạ (tạo trong giai đoạn thiết kế) quy định hình dạng của mạch điện trên mỗi lớp của chip. Một chiếc máy tinh vi có tên máy xếp bậc sẽ cân chỉnh mặt nạ vào tấm wafer. Nó chiếu tia tử ngoại thông qua những chỗ bị phơi sáng trên mặt nạ. Quang trở ở phần bị chiếu sáng trở thành một lớp trong và dính.

Khắc axit: Những phần bị phơi sáng của quang trở bị loại bỏ làm lộ các phần của lớp oxy silic phía dưới. Phần hở của oxy silic bị loại bỏ bằng quá trình được gọi là khắc axit. Sau đó, phần quang trở còn lại cũng bị loại, để lại mẫu của oxy silic trên tấm wafer.

Ghép thêm các lớp: Những vật liệu khác như là Silic đa tinh thể (polysilicon), có tính dẫn điện được phủ lên tấm wafer thông qua các bước che mặt nạ và khắc mở rộng. Mỗi lớp của vật liệu mang một mẫu mạch điện duy nhất. Nhiều lớp được trải trên tấm wafer và sau đó được loại bỏ theo từng chỗ nhỏ để tạo thành bóng bán dẫn và kết nối. Chúng sẽ trở thành mạch điện bán dẫn của chip theo một cấu trúc trong không gian 3 chiều.

Hóa khắc (Doping): Những khu vực hở của wafer bị bắn phá bởi ion của các hợp chất hóa học khác nhau, làm thay đổi cách thức dẫn điện của silic trong những khu vực này. Hóa khắc là quá trình chuyển silic thành những bóng bán dẫn silicon, giúp bóng bán dẫn thực hiện việc bật và tắt - hai trạng thái được dùng để biểu diễn các số nhị phân 1 và 0. Các biểu diễn nhị phân này sau đó được dịch thành các ký tự, con số, màu sắc và hình ảnh đồng thời tạo ra nền tảng để lưu trữ dữ liệu trong máy tính.

Tạo công tắc: Để tạo kết nối với các lớp khác trên tấm wafer, các công tắc điện tử được tạo thành qua nhiều bước che mặt nạ và khắc lặp đi lặp lại.

Thêm kim loại: Nhiều lớp kim loại được sử dụng để hình thành kết nối điện giữa các lớp trong chip. Intel sử dụng nguyên liệu đồng trong khâu này.

Hoàn thiện tấm wafer: Một tấm wafer hoàn thiện chứa hàng triệu bóng bán dẫn. Mỗi bóng bán dẫn đóng vai trò như một công tắc đóng hoặc mở cho dòng điện đi qua. Một điện áp dương đặt trên cực cổng của bóng bán dẫn sẽ hút điện tử (cổng này tạo ra một kênh giữa cực nguồn và cực máng của bóng bán dẫn để điện tử có thể đi qua). Trong khi đó, một điện áp âm trên cực cổng sẽ chặn dòng điện không cho đi qua bóng bán dẫn.

Đóng gói


Sau khi được phân loại, wafer được đưa đến nhà máy lắp ráp của Intel, nơi một cái cưa chính xác phân tách mỗi tấm wafer thành từng chip riêng lẻ gọi là khuôn (die). Mỗi chip được lắp ráp vào một đế (ngoài chức năng bảo vệ chip, chiếc đế đó còn có nhiệm vụ cung cấp nguồn và các kết nối điện với bo mạch chủ trên máy tính). Đây chính là những IC thành phẩm mà người ta sẽ gắn trên bo mạch chủ của máy tính hoặc điện thoại di động, PDA...

4.jpg


Những núm nhỏ trên đế cung cấp kết nối điện tử giữa chip và bo mạch chủ. Tái kiểm tra

Intel thực hiện các phép kiểm tra về điện và độ tin cậy đối với từng thành phẩm. Họ thẩm định việc sản phẩm phải hoạt động ở tốc độ thiết kế trên toàn dải nhiệt độ. Bởi vì các chip có thể được sử dụng trong nhiều sản phẩm khác nhau, từ động cơ ô tô cho đến máy bay và laptop nên chúng phải có khả năng chống chịu những tác động của nhiều điều kiện môi trường. Sau khi được kiểm duyệt, các chip được đánh mã, kiểm tra bằng mắt, đóng gói và được chuyển giao cho khách hàng của Intel.
Một số thuật ngữ trong sản xuất chip

Theo VnExpress
 
PMP hoàn hảo Cowon S9 thêm áo trắng

Cowon S9 có phần thân kim loại hầm hố, và rìa được chế tạo cong cong khiến teen có cảm giác “chú khủng long” này thiệt là lộng lẫy. Ẩn dưới lớp vỏ ấy là một màn hình cảm ứng AMOLED 3.3 inch, cực kỳ sành điệu và hiển thị tới 16 triệu màu đẹp đẽ. Màn hình AMOLED của Cowon S9 có khả năng tự phát sáng mà không cần hệ thống chiếu sáng tương tự như ở màn hình LCD.

Bên cạnh đó, máy được trang bị cả tính năng truyền hình di động T-DMB, kết nối bluetooth, cổng TV-out, các chức năng chơi media và một ứng dụng từ điển điện tử cho các “mem” ham học. Đây còn là một thiết bị rất tiết kiệm pin với thời lượng nghe nhạc lên đến 55 tiếng đồng hồ hoặc thời lượng xem phim kỷ lục 11 tiếng đồng hồ liên tục. Phiên bản Cowon S9 dung lượng 32GB hiện đang có giá khoảng 300 USD (tương đương 5,4 triệu đồng).

Image


Image


Image


Image


Image


Image


Image


Theo Kenh14
 
Lenovo ra mắt netbook IdeaPad S10-2

Lenovo mới đây đã cho ra mắt netbook với model IdeaPad S10-2. Theo nhà sản xuất thì Netbook này được Lenovo thiết kế lại trông mỏng hơn và hấp dẫn hơn so với model IdeaPad S10 trước đây, các cạnh của nó được bo tròn hơn và hiện đại hơn.



Lenovo IdeaPad S10-2 được trang bị bộ xử lý Intel Atom 1.6GHz N270, 1GB RAM DDR2, hệ điều hành Windows XP Home Edition (SP3), màn hình LED-backlit 10.1 inch, ổ cứng 160GB 5400rpm, card đồ hoạ tích hợp Intel GMA 950, hỗ trợ kết nối Wi-Fi, camera 1,3 Megapixel, Media card 4 trong 1, Pin 6-Cell Li-ion 10.8v 4.06Ah 44Wh, 3 cổng USB 2.0.

IdeaPad S10-2 được cung cấp với 04 màu chủ đạo gồm màu trắng, đen, hồng và màu xám. Máy cân nặng chỉ 1.3 kg kể cả pin và kích thước bàn phím chỉ bằng 89% kích thước chuẩn laptop. Sản phẩm được bảo hành 01 năm và có giá khoảng 349USD.
(Theo Thongtincongnghe)
 
Dell giới thiệu dòng máy để bàn tất cả trong một Vostro

Hãng Dell vừa cho ra mắt dòng máy tính tất cả trong một Vostro Studio One dành cho thị trường các doanh nghiệp vừa và nhỏ và gia đình. Dòng máy tính để bàn nhỏ gọn Studio One 19 này có mức giá khởi điểm 629 USD khá hấp dẫn.



Chân đế Studio One 19 có thiết kế khá biệt, khách hàng hoàn toàn có thể dễ dàng ngoàm vào 1 cạnh bàn (hay kệ sách) để xếp đặt (hay treo máy) vào một vị trí thích hợp nhất nhằm tiết kiệm diện tích bàn làm việc.

Studio One 19 được thiết kế với màn hình LCD 19", VXL Intel Core 2 Duo (hay Pentium dual-core), bộ nhớ RAM 2GB và đĩa cứng 160GB (cho cấu hình thấp nhất), mạng Ethernet, không dây WiFi, webcam tích hợp.

Studio One 19 sẽ có mặt trên thị trường Bắc Mỹ vào tháng 8 với mức giá 629 USD.
(Theo Thongtincongnghe)
 
Chống rung trong thân máy Olympus E-520

Chống rung trong thân máy rất có lợi, bởi ống kính nào lắp vào cũng được chống rung.

chong1.jpg

Olympus E-520 chống rung trong thân máy. Ảnh: Photographynews.

Ở kỷ nguyên máy phim, chống rung chỉ có thể thực hiện được trên ống kính. Tuy nhiên trong thời đại máy số, một số hãng máy ảnh đã áp dụng việc dịch chuyển cảm biến, thay vì dịch chuyển một thấu kính trong ống kính, để đối trọng lại sự rung lắc của máy ảnh. Olympus là người tiên phong của các hệ thống chống rung bằng dịch chuyển cảm biến, hay còn gọi là chống rung trong thân máy. Chiếc E-520 đã được áp dụng công nghệ này.

Chống rung trong thân máy rõ ràng là rất có lợi, bởi ống kính nào lắp vào cũng được chống rung. Tuy nhiên, vẫn có băn khoăn là chống rung kiểu này có hiệu quả như trên ống kính hay không.

Một khác biệt rất dễ nhận ra giữa chống rung trên thân máy và trên ống kính khi nhìn qua ống ngắm quang. Nếu chống rung ống kính, hiệu quả thấy ngay được khi ngắm, bố cục khung hình và dĩ nhiên là cả hình ảnh được chụp. Trong khi đó, hệ thống chống rung trong thân máy thì không có được tiện ích này. Vì vậy người dùng thường có cảm giác là chống rung trong thân máy không hiệu quả bằng.

Một số nhà sản xuất ống kính cho rằng, chống rung trên ống kính mới đem lại được hiệu quả tối đa bởi nó được thiết kế chuyên biệt. Còn loại kia không tốt bằng bởi nó dành chung cho tất cả các loại ống.

Còn thử nghiệm thực tế thì sao?

Thử nghiệm hệ thống chống rung được tiến hành theo hai kiểu cầm máy: vững tay và run tay với hai ống kính 50 mm (tương đương ống 100 mm ở máy ảnh 35 mm) và 150 mm (tương đương ống 300 mm ở máy ảnh 35 mm).

Olympus E-520, ống 50 mm
(Tốc độ tối thiểu mà hình vẫn nét)
Kiểu chụp 1/Tiêu cự IS Tắt IS Bật Cải thiện trị số thời chụp Vững tay 1/100 1/29 1/4 2.7 Run tay 1/74 1/11 2.7 Olympus E-520, ống 150 mm
(Tốc độ tối thiểu mà hình vẫn nét)
Kiểu chụp 1/Tiêu cự IS Tắt IS Bật Cải thiện trị số thời chụp Vững tay 1/300 1/95 1/22 2.1 Run tay 1/234 1/40 2.6 Ở tiêu cự 50 mm, vững tay có thể cho hình nét ở 1/29 giây. Khi chống rung được kích hoạt, có thể hạ thấp tốc độ một cách đáng kinh ngạc là 1/4 giây. Run tay thì phải chụp ở tốc độ là 1/74 giây và với chống rung được kích hoạt thì có thể xuống tới 1/11 giây, tác dụng của chống rung là tương đương với độ lợi là 2,7 trị số thời chụp.

Với ống kính tiêu cự dài hơn, khả năng chống rung có giảm nhưng vẫn còn khá tốt. Vững tay có thể đạt hình ảnh sắc nét với ống 150 mm ở tốc độ 1/95 giây và khi kích hoạt chống rung thì có thể hạ tốc độ xuống tới 1/22 giây, có nghĩa là chống rung cải thiện được 2,1 trị số thời chụp. Run tay thì đạt tốc độ tối thiểu không chống rung mà hình vẫn nét là ở 1/234 giây nhưng có thể xuống tận 1/40 giây khi có chống rung - đạt được 2,6 trị số thời chụp.

Trên các thử nghiệm, thực tế cho thấy kết quả không bao giờ được như các nhà sản xuất tuyên bố. Olympus cho rằng chiếc E-520, có thể chống rung được "tới 4 trị số thời chụp EV", trong khi hầu hết thử nghiệm cho kết quả cao nhất chỉ là 2,7.

Một sự khác biệt khi so sánh E-520 với hệ thống sử dụng các ống chống rung là hiệu quả tốt hơn ở tiêu cự tầm ngắn chứ không phải tầm xa, trong khi các ống chống rung lại cho hiệu quả tốt ở tầm xa chứ không phải tầm ngắn.

chong2.jpg

Olympus E-520 có khả năng chống rung ngang ngửa các hệ thống có chức năng tương tự trên ống kính. Ảnh: Photography-mag.

Nhìn chung, Olympus E-520 có khả năng chống rung ngang ngửa với các hệ thống có chức năng tương tự trên ống kính, thậm chí còn tốt hơn nếu gắn các ống tiêu cự ngắn. Vì mới test một hệ thống chống rung bằng dịch chuyển cảm biến (Olympus) nên kết luận không thể áp dụng được cho các hãng khác cùng công nghệ. Cũng có thể hệ thống này sẽ lộ nhược điểm với những tiêu cự rất dài, tuy nhiên, khi thử nghiệm với ống kính 150 mm (tương đương ống 300 mm ở hệ máy 35 mm, hoặc ống 200 mm ở nhóm máy có hệ số cúp 1,5x) thì Olympus E-520 chống rung tốt ngang ống Canon 70-200mm F/4L IS. Còn ở tiêu cự ngắn hơn thì lại tốt hơn.
THeo SoHoa
 
Tận hưởng âm thanh vòm với headphone

Trông nhỏ hơn so với các hệ thống âm thanh "khủng" nhưng tai nghe giờ đây đã được tích hợp âm thanh vòm 5.1, 7.1 hoành tráng.

Các bộ headset thường tạo ra hiệu ứng "nhốt trong hộp", khiến người nghe cảm giác âm thanh dường như bắt nguồn từ giữa đầu họ. Điều này khiến các nhà sản xuất phải nhanh chóng tìm đến công nghệ vòm để xóa bỏ hiện tượng trên. Cách rẻ tiền để tận hưởng hiệu ứng âm thanh vòm là mua một bộ headset vòm thay vì chi rất nhiều tiền để lắp đặt hệ thống loa đa kênh.

Chúng là giải pháp rẻ tiền hơn và gọn gàng hơn cho người sử dụng.

Trên thị trường Việt Nam có khá nhiều loại tai nghe âm thanh vòm của Sony, giá từ 3 - 4,5 triệu đồng, Pioneer giá khoảng 6 triệu đồng, Logitech hơn 2 triệu đồng... Nhìn chung, tiền triệu bỏ ra để mua tai nghe có vẻ như hơi phung phí. Dù chọn loại rẻ hay đắt tiền, người mua cũng cần chú ý một điều là có loại dùng công nghệ giả lập âm thanh vòm qua 2 kênh, có loại dùng giải mã surround thực sự cho âm thanh hay hơn hẳn.

Dưới đây là các mẫu headset surround đa kênh giá mềm đáng chú ý.

he1.jpg


Megalodon của Razer nổi bật với vi xử lý âm thanh vòm ảo 7.1 mang tên Maelstrom, kết nối với máy tính qua cổng USB, có núm chỉnh âm lượng độc lập cho kênh trung tâm, trước, bên và sau. Các nút kích hoạt vi xử lý âm thanh vòm và điện cho bộ này cũng được tích hợp trên hộp điều khiển. Tuy nhiên, vi xử lý này không mở rộng tín hiệu stereo lên âm thanh vòm. Do đó, người dùng phải kết nối với máy tính có card sound hỗ trợ hoặc qua bộ đầu - TV tương thích. Giá khoảng 150 USD (2,7 triệu đồng).

he2.jpg


Plantronics Gamecom 777 được kết nối với một sound card Dolby có cổng USB để gắn với máy tính. Card âm thanh này dùng công nghệ Dolby Pro Logic II và Dolby Headphone để tạo hiệu ứng âm thanh vòm. Thiết bị sẽ xử lý trước các tín hiệu stereo từ máy tính và tái tạo một môi trường âm thanh ảo quanh headphone. Giá khoảng 2,5 triệu đồng.

he3.jpg


G35 của Logitech cũng đã xuất hiện ở VN với giá khoảng 2,7 triệu đồng.

Sản phẩm có âm thanh vòm 7.1 theo công nghệ của Dolby, có 3 nút lập trình và các phần điều khiển âm thanh surround, mic, âm lượng tích hợp, nối với máy tính qua cổng USB. Mic có chế độ lọc tiếng ồn và tự động "câm" khi được xoay ngược lên.

he4.jpg


Cyber Snipa Sonar 5.1 có 4 loa độc lập ở mỗi bên tai, trong đó có một driver "siêu trầm" để xử lý các tần số thấp. Phần điều khiển có sẵn sound card bên trong và các chức năng điều khiển âm lượng, chế độ câm, chế độ bật mic. Xử lý âm thanh vòm hay các điều khiển âm lượng độc lập cho các kênh ảo đều dựa trên phần mềm. Mic của bộ này cũng có chế độ lọc tiếng ồn.

he5.jpg


Trong trường hợp đã sở hữu headphone "xịn" nhưng chưa có kênh surround, bạn có thể mua thiết bị giải mã. Victor-JVC SU-DH1 là một lựa chọn trong số này. Sản phẩm sẽ mang âm thanh vòm đến bất kỳ tai nghe nào vì nó sẽ chuyển đổi tín hiệu stereo lên surround. Hiện hỗ trợ giải mã Dolby Digital và Dolby Pro Logic II,SU-DH1 có 3 chế độ surround có thể tùy chọn, có cổng vào analog hoặc digital, và hoạt động như một ampli cầm tay. Giá khoảng 130 USD.
(theo SoHoa)
 
Loa máy tính cho âm thanh 360 độ

Logitech vừa công bố 4 mẫu loa vi tính dùng âm học không hướng để cho âm thanh tỏa mọi nơi.

Hãng này cho hay với công nghệ mới, các loa sẽ tạo ra một "điểm ngọt ngào" tái tạo chính xác âm thanh bởi họ có các driver hướng ra trước và sau. Logitech muốn những người hay di chuyển trong phòng có thể nghe âm thanh hay hơn mà không phải di chuyển loa.

Z320 và Z520 là các cặp loa stereo tiêu chuẩn, có công suất 10 watt và 26 watt.

Z323 và Z523 là hệ thống gồm 2 loa vệ tinh và 1 loa siêu trầm 6,5 inch, ampli tích hợp 40 watt.

Z320 và Z323 có giá khoảng 70 USD, còn Z523 100 USD và Z520 là 130 USD, được phát hành trước hết ở Mỹ.

lo1.jpg


lo4.jpg


lo2.jpg


lo3.jpg
(theo SoHoa)
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Back
Top