5 máy ảnh compact cấp cao
Những máy ảnh compact dưới đây "lấy lòng" cả giới nghiệp dư và chuyên nghiệp với những tính năng như ở DSLR mà vẫn gọn nhẹ.
5 mẫu dưới đây đều có thể ghi ảnh dưới định dạng RAW. Tuy nhiên, mỗi chiếc một vẻ khác nhau: Panasonic Lumix LX3 với ống kính góc rộng 24 mm, Olympus E-P1 mới ra mắt là chiếc máy ống kính rời theo định dạng Micro Four Thirds mới nhất, Nikon Coolpix P6000 có hệ thống định vị GPS và khả năng đánh dấu vị trí trên ảnh chụp, Canon PowerShot G10 là máy ảnh "ngắm và chụp" đa di năng còn Fujifilm FinePix F200EXR chụp hiệu quả trong điều kiện thiếu sáng.
1.
Olympus E-P1
E-P1 là mẫu Micro Four Thirds đầu tiên của Olympus. Ảnh:
Photography.
Ưu: Thiết kế hoài cổ nhưng vẫn tươi mới, có các bộ lọc Art Fiters ở trong chế độ quay HD, chất lượng hình ảnh tốt, nhiều lựa chọn ống kính thay thế.
Nhược: Không tích hợp flash, tốc độ ghi thẻ chậm, hệ thống menu gây khó hiểu.
Kết luận: Mặc dù "ém hàng" cho đến đầu tháng này mới ra mắt, Olympus đã không phụ lòng các fan trông đợi mòn mỏi. Hình dáng bắt mắt và chất lượng của E-P1 không phải chê, nhưng máy vẫn còn thiếu một số tính năng cơ bản.
2.
Canon PowerShot G10 (độc giả Số Hóa đánh giá: 8,6/10)
Canon PowerShot G10 là đối thủ nặng ký với Panasonic Lumix. Ảnh:
Dpreview.
Ưu: Menu rất trực quan và các tính năng có thể thiết lập dễ dàng. Ống kính góc rộng 28 mm. Ảnh chụp tự nhiên, tốc độ xử lý nhanh.
Nhược: Nặng nề và hơi cồng kềnh. Tính năng không thay đổi gì nhiều so với G9.
Kết luận: G10 là đối thủ nặng ký đối với Lumix và các máy ngắm-chụp cao cấp. Tuy nhiên, tính năng không thay đổi mấy so với G9. Chất lượng ảnh nhìn chung là ổn.
3.
Panasonic Lumix DMC-LX3 (độc giả Số Hóa đánh giá: 8,1/10)
Panasonic Lumix LX3 chụp hình với nhiều tỷ lệ khác nhau. Ảnh:
Digitalcamera.
Ưu: Chụp hình độ phân giải cao với nhiều tỷ lệ hình khác nhau. Khả năng tùy chỉnh cao. Chất lượng hình ấn tượng.
Nhược: Không thể chụp hình với độ phân giải tối đa ở tỷ lệ 16:9. Phần mềm xử lý ảnh RAW đi kèm không tốt.
Kết luận: LX3 là một máy ảnh tốt với những tính năng xuất sắc. Panasonic đã thành công trong việc tạo ra chỗ đứng riêng so với các máy ảnh compact khác.
4.
Nikon Coolpix P6000 (độc giả Số Hóa đánh giá: 7,6/10)
Nikon Coolpix P6000 có tính năng Geotagging. Ảnh:
Likecool.
Ưu: Tính năng Geotagging tương đối dễ sử dụng. Người dùng có thể sử dụng cổng LAN để truyền hình ảnh.
Nhược: Để vào GPS cần phải kiên nhẫn. Ảnh RAW xuất ra chỉ được hỗ trợ bởi phần mềm của hãng Nikon. Chất lượng ảnh chấp nhận được nhưng không tương xứng với tầm vóc của máy ở phân khúc này.
Kết luận: Việc tích hợp GPS là điểm nhấn cho Nikon P6000, nhưng nó nên là một chiếc "máy ảnh" cho đúng nghĩa, vì nhiệm vụ hàng đầu của nó vẫn là chụp ảnh đẹp.
5.
Fujifilm FinePix F200EXR (độc giả Số Hóa đánh giá 8,3/10)
FinePix F200EXR ảnh đẹp ngay cả khi để ISO lớn. Ảnh:
Mydigitalphoto.
Ưu: Ảnh chất lượng cao kể cả ở ISO lớn, chế độ tự động EXR cho phép chuyển qua lại nhiều thiết lập một cách chính xác, dải tần nhạy sáng rộng.
Nhược: Thiết kế trông buồn tẻ, chức năng chỉnh phơi sáng bằng tay bị hạn chế, Không có chế độ quay HD.
Kết luận: Bỏ qua những khiếm khuyết nhỏ, chất lượng hình ảnh từ FinePix F200EXR đẹp mê lòng người. Đây là một trong những chiếc máy ảnh compact tầm trung tốt nhất có trên thị trường.
Theo Sohoa