• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Thông tin thiết bị số và công nghệ ngày 22-09-2009

Status
Không mở trả lời sau này.

PhuongNguyen

Well-Known Member
Đọ sức khử nhiễu trên D300s và 50D

Cảm biến độ phân giải cao của Canon 50D cho ảnh sắc nét và chi tiết tại các mức ISO thấp. Đây cũng là nguyên nhân khiến 50D tỏ ra lép vế khi đứng cạnh Nikon D300s.

Nikon D300s và Canon EOS 50D là hai đối thủ cùng tầm thuộc phân khúc máy ảnh DSLR tầm trung. Theo các chuyên gia Cnet, D300s được đánh giá nhỉnh hơn sản phẩm đến từ Canon nhờ vào tốc độ và chất lượng hình ảnh xuất sắc. Còn lại, bộ tính năng và những đặc điểm kĩ thuật trang bị trên hai máy gần tương tự nhau.

su1.jpg


Bài test chỉ sử dụng phần ảnh trong ô hình chữ nhật đỏ để đánh giá khả năng khử nhiễu của Nikon D300s và Canon EOS 50D. Ảnh: Cameralabs.

Các bài test thực hiện trên Nikon D300s và Canon EOS 50D cho thấy một vài sai khác trong công nghệ khử nhiễu của hai máy ảnh tầm trung này. Để đảm bảo tính khách quan, các ảnh chụp thử đều được lưu dưới dạng ảnh thô (RAW). Hai ống kính được sử dụng là Nikkor DX 16-85 mm VR và Canon EF 24-105 mm IS, cùng thiết lập khẩu độ F/8 để đạt độ sắc nét tối đa. Thiết lập tối ưu hóa dải tương phản (Active D-Lighting trên D300s và Auto Lighting Optimiser trên 50D) đều được tắt. Tính năng khử nhiễu tại ISO cao đều được chỉnh về mức tiêu chuẩn, trên cả hai máy.

su2.jpg


Ảnh chụp thử từ Nikon D300s và Canon 50D. Ảnh: Cameralabs.

Ảnh chụp thử cho thấy, tại các cài đặt ISO 100 và 200, cả hai máy đều cho ảnh rất mịn và chi tiết, hoàn toàn không xuất hiện hạt sạn lác đác như trên các máy du lịch. Khi nâng lên ISO 400, một lượng cực nhỏ nhiễu đã xuất hiện trong những vùng tối nhưng hầu như không thể phát hiện, các chi tiết của đối tượng vẫn được giữ lại với khả năng tái hiện màu chuẩn xác đến bất ngờ.

su3.jpg


Ảnh chụp khi tăng ISO ở cả hai máy. Ảnh: Cameralabs.

Khi độ nhạy tăng lên đến ISO 800, ảnh chụp bởi D300s bắt đầu trở nên hơi mờ nhưng nhiễu vẫn được kiểm soát khá tốt. Ảnh nhìn chung vẫn sạch và giàu chi tiết. Trong khi đó, nhiễu có thể nhận thấy tương đối rõ trên Canon EOS 50D, đặc biệt tại vùng tường và những khu vực tối của giò hoa.

su4.jpg


ISO được đẩy lên mức cao. Ảnh: Cameralabs.

Tại cài đặt ISO 1600 và 3200, nhiễu tăng đáng kể trên cả hai model. Công nghệ khử noise tại ISO cao bắt đầu phát huy tác dụng và cũng cho thấy rõ sự khác biệt trong chất lượng ảnh cho bởi hai máy. D300s nhỉnh hơn một chút với khả năng tái hiện màu tự nhiên với rất ít chi tiết "bẩn" trên ảnh . Nhiễu trên 50D hơi thô nhám, một vài khu vực còn bị đổi màu bất thường do quá trình khử nhiễu của vi xử lý gây ra. Bù lại, ảnh cho bởi 50D rất sắc nét.

su5.jpg


Và tại mức ISO 6400. Ảnh: Cameralabs.

Khi lên tới ngưỡng ISO 6400, ảnh của D300s trở nên xỉn một cách khó hiểu, dải màu bị thu hẹp và hơi nhợt. Trong khi đó, 50D lại có xu hướng tăng cường bão hòa màu, đặc biệt là tại các gam ấm. Ảnh trên cả hai máy đều mất nhiều chi tiết và khó có thể sử dụng để in cỡ lớn. Canon EOS 50D cho thêm lựa chọn ISO 12.800, tuy nhiên không gây nhiều ấn tượng vì chất lượng ảnh đã xuống dưới mức cho phép.

Theo ghi nhận của tạp chí Cameralabs, cảm biến độ phân giải cao của Canon 50D (15 Megapixel) cho ảnh khá sắc nét và chi tiết tại các mức ISO thấp. Tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân chính khiến 50D tỏ ra lép vế khi đứng cạnh đối thủ Nikon D300s với cảm biến chỉ ở mức "tầm tầm" 12,1 Megapixel.


Theo Sohoa


 
Microsoft cần sản xuất Zune tablet

Microsoft đã sản xuất Zune HD, model với nền tảng mạnh mẽ, đó là lý do mà nhiều người tin rằng hãng nên đi trước Apple để giới thiệu Zune tablet.

ZuneHD.jpg


Zune HD được đánh giá cao về giao diện. Ảnh: Zune.

Khi Microsoft mang Zune HD ra thị trường, người dùng không thể không ấn tượng với màn hình OLED rực rỡ, trình duyệt web cảm ứng đa điểm thân thiện và một giao diện người dùng mượt mà. Có thể xem Zune HD là một đối thủ về phần mềm với iPod Touch mà không cần sao chép Apple, một thiết bị giải trí di động vượt trội so với Samsung hay SanDisk.

Điều đó cho thấy, Microsoft không chỉ là một nhà sản xuất phần mềm máy tính, mà hãng còn giới thiệu đến người dùng thiết bị phần cứng đa tính năng. Nhiều người dùng nhận định, Zune HD là một thiết bị tốt, các nhà phân tích cho rằng, đây là nền tảng mà họ muốn thấy trên các thế hệ tiếp theo của smartphone chạy Windows.

Tại thời điểm được cho là Apple sắp ra mắt tablet, thì Microsoft bắt đầu giới thiệu hai nền tảng của mình là thị trường là Windows 7 và Windows Mobile 6.5 ra thị trường, ngoài ra hãng cũng kết hợp với các đối tác đưa ra các giao diện máy tính cảm ứng. MediaSmart của HP là một ví dụ điển hình cho thiết bị với giao diện đẹp, dễ tùy chỉnh hay Simple Tap của Lenovo. Điều đó cho thấy, Microsoft đủ khả năng trình làng một chiếc Zune tablet, model với nền tảng Internet di động, giao diện thân thiện, cho phép đi vào các nội dung, mạng xã hội, lướt web và nhiều tiện tích khác.

apple-talbet.jpg


Nếu Microsoft trình làng tablet, họ sẽ đi trước Apple. Ảnh: Gizmodo.

Xem xét Menu Quickplay trên Zune HD có thể thấy tính năng tương tực như phần mềm PC. Trong đó, giao diện được thiết kế với các shortcut, cho phép đi vào các nội dung yêu thích, chương trình thường dùng và hỗ trợ thêm nhạc, podcast, video.

Microsoft toàn toàn có thể mang các trang bị này lên màn hình cảm ứng lớn hơn, đi trước một bước trong cuộc chiến với Apple, nhưng sẽ phải chịu những áp lực cạnh tranh với các nền tảng chạy Android đang lớn lên, Archos 5 (giá 180 USD) là ví dụ điển hình. Nếu Zune tablet trở thành hiện thực, thì nền tảng này sẽ tiếp tục mở ra một hướng đi mới trên thị trường gian ứng dụng bên cạnh iTunes và Android.

Tuy nhiên, nếu Microsoft sản xuất Zune tablet, hãng lại phải cạnh tranh ngay với các đối của mình. Tuy nhiên, công ty này sẽ không phải là một kẻ phá vỡ cuộc chơi, với những tín hiệu mới cho rằng Apple sẽ tham gia lãnh địa này nay mai, vì thế Microsoft có thể dựa vào hệ sinh thái Windows để chiến thành đối thủ.

Zune HD đã được bán ra, model được xem là thế lực cạnh tranh với các nhà sản xuất thiết bị giải trí di động. Tạp chí Laptopmag cho rằng, Microsoft hoàn toàn có thể làm được nhiều hơn thế, mang tới một thiết bị màn hình rộng hơn.


Theo Sohoa


 
Các hãng máy tính 'ấp ủ' màn hình 3D

Dell, HP, Lenovo và Sony được cho là đã bắt đầu sản xuất laptop màn hình công nghệ 3D.

cac1.jpg


Mẫu laptop màn hình 3D của Acer. Ảnh: Notebookcheck.

Lần đầu tiên, thông tin về chiếc notebook với công nghệ hình ảnh 3D được giới thiệu ở hội chợ công nghệ quốc tế CES (Consumer Electronics Show) 2008. Sau đó, tiếp tục xuất hiện thêm tin tức như vậy cũng tại hội chợ này vào năm 2009, nơi các gian hàng của Nvidia giới thiệu về một vài công nghệ game 3D với tên gọi Nvidia GeForce 3D Vision. Về cơ bản, những gì công nghệ này cần là một LCD có tốc độ đáp ứng (Refresh Rate) 120 Hz và tạo ra hai hình ảnh lập thể với tốc độ đáp ứng 60 Mhz, sau đó đi qua kính 3D để tạo ra hiệu ứng cuối cùng.

Theo DigiTimes, nhà sản xuất thiết kế gốc hàng đầu (ODM) Wistron đã nhận được một số đơn đặt hàng để xây dựng công nghệ 3D cho cả hai loại máy tính mới của Dell và HP. Trong khi đó Lenovo và Sony cũng được cho là đang đàm phán với Wistron về việc phát triển sản phẩm tương tự.

Chi phí để sản xuất một màn hình với công nghệ 3D cao hơn rất ít so với sản xuất một màn hình thông thường. Điều đó đồng nghĩa giá của một chiếc máy tính sở hữu công nghệ này sẽ không đắt hơn hơn nhiều so với các sản phẩm hiện có mặt trên thị trường. Nếu có, thì chỉ là chi phí mà người dùng phải bỏ ra mua kính 3D để tận dụng toàn bộ hiệu ứng của hình ảnh
Tuy nhiên, mới chỉ có hình ảnh phiên bản máy tính xách tay của Acer sử dụng công nghệ hình ảnh 3D là đã xuất hiện. Thông tin về sản phẩm tương tự được cung cấp bới HP và Dell không có nhiều. Hơn nữa ngày ra mắt các sản phẩm này cũng chưa được nhà sản xuất công bố chính thức.

Theo Sohoa
 
Không gian qua ống kính Canon S90

Con người, cảnh vật và những hình ảnh sinh hoạt đầy màu sắc thông qua Canon S90 - chiếc máy ảnh 10 Megapixel vừa ra mắt cuối tháng 8.
> Dòng S hồi sinh bằng Canon S90 / Thông số Canon PowerShot S90

Model S90 của Canon kế nhiệm chiếc PowerShot S80 ra mắt 4 năm về trước. Đây là dòng máy compact nhưng dành cho giới biết chụp và chỉ đứng sau G-serries. Canon S90 ra đời nhằm cạnh tranh trực tiếp với LX3 của Panasonic, model chiếm ngôi vị đầu bảng Máy ảnh bán chạy tại châu Á quá lâu. S90 được thiết kế theo ý tưởng tương tự: nhỏ gọn, đơn giản nhưng đầy tính năng, đặc biệt các tính năng chỉnh tay tùy biến (vốn chỉ có trên các phiên bản dòng G cồng kềnh hơn).

img_0003.jpg



28 mm, ISO 80, 1/640 sec, F4.5, -0.7 EV

img_0004.jpg



85 mm, ISO 80, 1/250 sec, F4.5, -0.3 EV

img_0008.jpg
img_0010.jpg



50 mm, ISO 80, 1/800 sec, F4.5, +0.0 EV

img_0011.jpg



28 mm, ISO 800, 1/60 sec, F2.0, -0.7 EV

img_0012.jpg



60 mm, ISO 800, 1/160 sec, F3.5, -0.7 EV

img_14.jpg



60 mm, ISO 500, 1/160 sec, F3.5, -1.3 EV

img_16.jpg



70 mm, ISO 640, 1/200 sec, F4.0, -1.3 EV

img_0022.jpg



60 mm, ISO 80, 1/500 sec, F5.0, -0.3 EV

img_22.jpg



70 mm, ISO 400, 1/200 sec, F5.0, +0.0 EV

img_0029.jpg



28 mm, ISO 80, 1/200 sec, F2.0, -0.7 EV

img_29.jpg



60 mm, ISO 800, 1/25 sec, F3.5, -1.0 EV

img_0043.jpg



60 mm, ISO 80, 1/250 sec, F3.5, -0.7 EV

img_0046.jpg



28 mm, ISO 80, 1/60 sec, F2.0, -0.3 EV

img_0047.jpg



70 mm, ISO 80, 1/125 sec, F5.6, +0.0 EV

img_0059.jpg



28 mm, ISO 80, 1/125 sec, F7.1, -0.3 EV

img_0063.jpg



50 mm, ISO 320, 1/60 sec, F3.2, +0.0 EV

img_0070.jpg



50 mm, ISO 1600, 1/500 sec, F5.0, +0.0 EV

img_0075.jpg



105 mm, ISO 800, 1/40 sec, F4.9, +0.0 EV

img_0080.jpg



105 mm, ISO 3200, 1/640 sec, F4.9, +0.0 EV

img_0085.jpg



50 mm, ISO 400, 1/125 sec, F3.2, +0.0 EV

img_0097.jpg



70 mm, ISO 800, 1/500 sec, F7.1, +0.0 EV

img_0102.jpg



60 mm, ISO 800, 1/160 sec, F3.5, +0.0 EV

Theo Sohoa




 
MSI bước chân vào lĩnh vực PMP

Nhà sản xuất máy tính Đài Loan, MSI vừa giới thiệu chiếc PMP mang tên V656 với màn hình 3 inch, vỏ ngoài sáng bóng và hỗ trợ giải trí.

Model mới cho phép người dùng xem phim, kết nối với các thiết bị màn hình rộng hơn, bắt sóng FM, ghi âm và chơi game. Máy chạy các định dạng âm thanh và video phổ biến.

Model này bắt đầu bán ra tại Thượng Hải (Trung Quốc) với giá khoảng 42 USD.

MSI_MT-V656.jpg
MSI_MT-V656_1.jpg
MSI_MT-V656_2.jpg


Theo Sohoa
 
Chuyện nâng cấp hệ thống âm thanh

Có mấy ai nhớ rằng hệ thống thiết bị của mình chỉ để phục vụ một mục tiêu duy nhất: Tái tạo âm nhạc để thưởng thức.

chuy1.jpg


Bạn sẽ phân vân với những bộ loa đắt tiền rằng liệu chúng có xứng đáng với tầm tiền bỏ ra. Ảnh: Soundscafehifi.

Ngụ ngôn Nga kể rằng, có một người nông dân đi ra một khu chợ. Anh này mua một ổ bánh mỳ từ người bán dạo. Sau khi ăn xong, vẫn cảm thấy đói, anh ta liền mua tiếp một ổ khác, và một ổ khác nữa. Nhưng đói vẫn hoàn đói. Sau đó, anh quyết định mua một chiếc bánh nướng từ một cửa hàng nhỏ. Thật kỳ lạ, anh đã hết đói. Anh nông dân liền tự nhủ, "mình thật tốn tiền cho những ổ bánh mỳ, lẽ ra nên mua bánh nướng ngay từ đầu".

Câu chuyện này cũng nhằm để minh họa cho quá trình mua thiết bị âm thanh. Nếu biết trước thiết bị nào sẽ làm mình thỏa mãn nhất, chắc hẳn bạn sẽ dành dụm thật nhiều tiền để có thể mua luôn được thứ đó. Vấn đề là, thật khó có thể hài hòa được giữa sự tin tưởng và quyết định mua. Ví dụ, bạn sẽ phân vân với những bộ loa có giá khoảng 20.000 USD một cặp rằng không chắc bộ loa này có xứng đáng với giá tiền định bỏ ra. Dân gian vẫn có câu "trước khi biết đi ai cũng thích bò". Đầu tư dần dần có thể là một vỏ bọc an toàn nhưng cũng có thể là một quyết định sai lầm.

Cãi bẫy nằm ở việc sẽ mất rất nhiều tiền cho một loạt các khoản đầu tư nâng cấp nhỏ giọt. Mọi người thường tự nhủ "mình thật sự thích bộ loa 1.000 USD này, nhưng giờ phải lên đời bộ loa 1.500 USD". Sự thực của vấn đề là quá trình đầu tư từng bước để cuối cùng đạt được đôi loa 20.000 USD thực sự là đau khổ trong khi mục tiêu cuối cùng của bạn vẫn là nghe nhạc thật hay. Rõ ràng, như thế này, bạn đang mất rất nhiều thứ không đâu.

Trong việc phối ghép âm thanh, ngã rẽ quan trọng duy nhất luôn là thứ dễ bị lãng quên nhất. Có mấy ai nhớ rằng hệ thống thiết bị của mình chỉ để phục vụ một mục tiêu duy nhất: Tái tạo âm nhạc để thưởng thức?

chuy2.jpg
Bạn phải định hình muốn hệ thống âm thanh của mình phục vụ thế nào. Ảnh: Gizmag.

Những yếu tố ảnh hưởng tới việc phối ghép.

Giả sử rằng bạn muốn một hệ thống với mục tiêu tối thượng là nghe nhạc. Khi đó ngã ba tiếp theo trên con đường "chông gai" sẽ là việc lựa chọn những thiết bị có khả năng tái tạo đầy đủ dải tần và âm vực.

Luôn có những sự đánh đổi không thể tránh được giữa chất lượng và số lượng. Theo bản chất logarit của tần số âm thanh, để tái hiện thêm một quãng tám âm trầm sẽ cần phải tái tạo bước sóng dài gấp hai lần. Vì thế, không có gì bất bình thường khi bạn thấy hai phiên bản loa từ cùng một nhà sản xuất, cái to có giá gấp hai lần cái nhỏ, nhưng âm vực trầm cũng chỉ sâu hơn từ 5 đến 6 Hz.

Một yếu tố cũng không kém phần quan trọng là thể loại nhạc mà bạn nghe. Trong khi một số tác phẩm âm nhạc cổ điển được trình diễn với cả một dàn nhạc, cộng thêm bộ dây và bộ ống, thì có những tác phẩm cũng cổ điển nhưng chỉ là độc tấu đàn luýt, độc tấu sáo hay guitar. Hoặc đều là rock, nhưng có bản chất metal lại nặng hơn rock đơn thuần rất nhiều.

Kể cả cùng một thể loại nhạc, mỗi người lại nghe ở nhiều mức độ âm lượng khác nhau. Ví dụ, chuyên gia âm thanh danh tiếng Bob Ludwig thường nghe nhạc ở mức trung bình khoảng 85 dBA. Nhưng nếu nhà có hàng xóm khó tính hay trẻ em đang ngủ, không nghe lớn được thì cũng nên suy nghĩ về điều này. Đừng mua những gì bạn không thể dùng.

Sau khi cân nhắc những điều trên, giờ là lúc bạn phải định hình ý tưởng thực tế về việc muốn hệ thống âm thanh của mình phục vụ thế nào. Người này có thể muốn nghe vừa phải, không to quá, trong khi vẫn có thể nói chuyện. Người khác lại muốn nghe lại với độ trung thực cao nhất đĩa than James Taylor mà những đĩa mới không thể truyền tải. Lại có người muốn chơi guitar điện cùng với đĩa nhạc của một ca sĩ nào đó.

Sự lựa chọn âm nhạc, âm lượng sẽ nghe cộng thêm phòng nghe sẽ quyết định loa nào là lựa chọn tối ưu cho bạn. Chọn ampli chỉ sau khi đã chọn xong loa. Nếu bộ loa tối ưu nhất cho bạn khá khó đánh, hãy giới hạn ampli vào một vài lựa chọn nhất định. Sau đó mới là các nguồn phát, và thường sẽ tùy thuộc vào ngân sách còn lại bao nhiêu.

chuy3.jpg


Hãy mua đồ âm thanh trên cơ sở giá trị sử dụng dài hạn. Ảnh: Loftsound.

Nếu việc nâng cấp không phù hợp với bạn, hãy lựa chọn hướng dành dụm đầu tư.

Nếu bộ KEF Reference 207/2 giá 20.000 USD thật sự làm bạn "kết", hãy hỏi người bán hàng nếu bạn mua bộ KEF Reference 201/2 giá 5.000 USD mỗi cặp. Và trong vòng một năm tới, bạn có thể gửi lại và các thêm tiền để có được bộ mình mơ ước hay không.

Lời cuối cho quá trình chọn lựa hệ thống âm thanh, theo Stereophile, là đừng mua trên cơ sở giá tiền, hãy mua trên cơ sở giá trị sử dụng dài hạn.
Hãy xác định động cơ của mình. Các tạp chí audiophile đôi khi là một dạng tạo cơn nghiện mua sắm cho đàn ông, chỉ có điều thay túi xách, giày dép... bằng các bộ DAC và các dây dẫn đắt tiền… Vấn đề không phải là bạn đi mua hàng, mà vấn đề là bạn thưởng thức âm nhạc.


Theo Sohoa
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Back
Top