Sự khác biệt giữa máy scan CCD và CIS
Công nghệ CIS có sau, cho tốc độ quét nhanh hơn, nhưng CCD lại vượt trội về độ nét của ảnh.
Có hai công nghệ thường được sử dụng trong máy quét: CCD (charge-couple device – thiết bị điện tích kép) và CIS (contact image sensor - bộ cảm biến hình ảnh tiếp xúc). Công nghệ CIS có sau, cho tốc độ quét nhanh hơn, nhưng CCD lại vượt trội về độ nét của ảnh. Máy quét sử dụng công nghệ CIS vẫn được sử dụng vì ít hao năng lượng (cấp điện qua cổng USB) và có kích thước nhỏ gọn. Nhưng công nghệ này không thể dùng để quét phim mà người ta sẽ dùng máy quét công nghệ CCD vì cho ảnh đẹp hơn và mức độ chuyển màu cũng mịn hơn.
Máy CanoScan 4400F của Canon. Ảnh:
T&A.
Máy quét ảnh công nghệ CCD được phát triển cho mọi nhu cầu quét tài liệu từ văn bản cho đến phim chụp. Máy quét sử dụng công nghệ CCD mỏng và dễ dàng vận chuyển hơn. Độ phân giải sử dụng công nghệ này như CanoScan 4400F của Canon lên tới 4.800 x 9600 dpi (tương đương với độ phân giải ảnh của máy chụp ảnh số cùng sử dụng cảm biến CCD). Chiều sâu màu bản quét có thể đạt tới 48 bit. Công nghệ xử lý gam màu đôi giúp màu sắc của bản quét trung thực và sắc sảo hơn.
CanoScan 4400F là một trong các dòng máy quét khá toàn diện của Canon với khả năng quét phim, ảnh và tài liệu linh hoạt. Tốc độ quét của máy rất nhanh: 11 giây cho kích thước A4 với độ phân giải 300 dpi, 6 khung hình/phút tương đương dải phim 35mm.
Thao tác quét ảnh với 4400F cũng rất đơn giản. Nếu cần quét 5 ảnh cùng lúc, bạn chỉ cần nhấn một nút "Scan", máy sẽ tự động quét, lưu các tài liệu thành 5 file riêng biệt. Bên cạnh đó, máy còn tự động giảm bụi bẩn, vết xước và chỉnh sửa ánh sáng, vết sần, hiện tượng phai màu trong các tấm hình. 4400F có khả năng kết nối trực tiếp với máy tính thông qua cổng USB 2.0 tốc độ cao nên không cần thêm dây nguồn.
Đây là dòng máy quét thực sự tiện lợi cho gia đình, trường học và văn phòng. Giá tham khảo: 2.150.000 đồng.
Dòng máy LiDE có tốc độ quét hình khá nhanh. Ảnh:
T&A.
Điểm đặc biệt của cảm biến CIS là cho phép quét với tốc độ khá nhanh. Điển hình cho các dòng máy sử dụng cảm biến này như LiDE100, LiDE200 hoàn thành bản quét tài liệu màu cỡ A4 với độ phân giải 300 dpi trong thời gian 19 giây, tài liệu đen trắng trong 13 giây.
Độ phân giải của 2 dòng máy đại diện cho máy quét cảm biến CIS này lên tới 4.800 x 9.600 dpi và 2.400 x 4.800 dpi với chiều sâu màu quét 48 bit. Là dòng máy quét đại diện của công nghệ Z-Lid độc quyền của Canon, máy có kích thước cực mỏng lại quét được các tài liệu dày thông qua khả năng quét theo chiều thẳng đứng. Ước tính, 2 dòng máy này có khả năng quét những tài liệu dày tới 40 mm, nặng khoảng 1,6 kg. Ngoài ra, nhờ tính năng tự động giảm hiện tượng bụi bẩn, xước và chỉnh sửa ánh sáng, vết sần, hiện tượng phai màu trong các tấm hình mà các bức hình cũ, ố có thể được chỉnh sửa tăng sáng, thêm màu hoặc chuyển sang đen trắng ngay trên máy quét.
Một tính năng khác của LiDE200 và LiDE100 rất hữu ích cho văn phòng là có thể quét từng phần với những tài liệu kích thước lớn như A3, B4 sau đó kết hợp tài liệu vào cùng một file. Việc này tiết kiệm đáng kế thời gian và công sức chỉnh sửa của các nhân viên văn phòng.
Hai dòng máy quét này của Canon rất thuận tiện với 4 phím nóng one-touch giúp người dùng dễ dàng sử dụng các chức năng quét, copy sang máy tính, tạo email. Người sử dụng cũng có thể xử lý các file tài liệu nhiều trang rất dễ với chức năng PDF tăng cường. Thay vì phải tiến hành các thao tác chuyển đổi trên máy tính, máy quét sẽ tạo file PDF ngay khi vận hành. Thêm vào đó, máy còn có chức năng tạo password cho các file tài liệu PDF để bảo mật tài liệu đầu ra. Máy được trang bị cổng kết nối USB 2.0 tốc độ cao, kết nối trực tiếp với máy tính, không cần thêm dây nguồn.
Nhỏ gọn, dễ dàng mang đi du lịch, tốc độ quét nhanh, dễ sử dụng cùng chất lượng bản in có độ phân giải cao khiến 2 dòng máy quét công nghệ Z-Lid này trở thành máy scan thân thiện đối với các văn phòng hiện nay.
Giá tham khảo LiDE100 có giá 1.180.000 đồng; LiDE200 khoảng 1.910.000 đồng.
Theo Sohoa