Lượm lặt chuyện lạ công nghệ trong tuần
GameBoy trở thành … bao cao su
Máy chơi game cầm tay GameBoy nằm trong số những thành tựu nổi bật của Nintendo trong thập niên 90. Tuy vậy, các nhà thiết kế chẳng thể ngờ “đứa con tinh thần” có ngày được trưng dụng vào mục đích như thế này: GameBoy phục vụ kế hoạch hóa gia đình!
Rất thông minh, các bạn sinh viên trẻ đã thiết kế các vỏ bao đựng có hình nhân vật nổi tiếng trên hệ máyGameBoy. Kèm trong mỗi hộp là những chỉ dẫn vui nhộn theo phong cách đồ hoạ 8-bit. Dù có thể, nó chẳng liên quan gì đến mục đích ban đầu của GameBoy, nhưng giúp ích cho xã hội thì vẫn là một công nghệ đáng trân trọng, phải không các bạn?
Máy chơi game console siêu mỏng
Máy chơi game cầm tay? Hình như ý tưởng này đã được thể hiện trên chiếc PSP cảu Sony. Nhưng kết nối 8 người chơi cùng lúc thì quả là một tính năng đặc biệt hấp dẫn. Nhà thiết kế Joseph Durnay đã làm được một chiếc máy như vậy (mấy thật chứ không phải mô hình).
Đây là hệ thống hoạt động nhờ vào kết nối Wi-Fi. Máy có thể xem phim HD qua cổng HDMI, chơi game mà không cần đĩa cứng. Đặc biệt là khả năng liên kết 8 game thủ. Bí quyết của Joseph Durnay nằm ở thiết kế mỏng, vỏ bằng lớp hợp kim đặc biệt giúp cải thiện đáng kể khả năng truyền dữ liệu. Nhà thiết kế cho biết đang nghiên cứu để “nhét” thêm đĩa cứng 500GB vào máy!
Tất nhiên, đó chỉ là kết quả thử nghiệm của designer này. Không biết khi sản xuất đại trà, giá của sản phẩm sẽ là bao nhiêu? Liệu đây đã là hình dáng tối nhất? Có lẽ phải chờ thêm vài năm nữa, những công nghệ tiên tiến này mới dến tay người dùng cá nhân.
Chơi Tetris trên thác nước
Nhóm nghiên cứu của trường đại học Carneige Mellon quyết tâm tái tạo trò chơi Tetris kinh điển trên một “thác nước” được ghép từ vô số lớp nước chồng lên nhau. Thực tế, đó là một tác phẩm sắp đặt 50 ống nước nhỏ bằng inox xếp đặt có thứ tự, mỗi ống nước nhỏ xuống 60 giọt/giây. Một camera ghi lại các truyền động và truyền đến máy chiếu. Máy chiếu phát ngược trở lại chùm ánh sáng vào “thác nước” tạo cảm giác những hình ảnh nhiều màu sắc đang chuyển động.
Đây là một phương pháp tạo hình ảnh 3D độc đáo, đầy hứa hẹn. Nhóm nguyên cứu sẽ mang công nghệ này đi triển lãm vào tháng 8.
Điều khiển game bằng dây thần kinh
Thiết bị tên gọi Emotiv Epoc thực chất là hệ thống cảm ứng gắn kết lại giống như chiếc tai nghe. Các cảm ứng này sẽ ghi nhận hàng triệu tín hiệu phát ra từ đại não, được xử lý để chuyển thành lệnh trên màn hình.
Bước đầu, Emotiv Epoc được dùng làm điều khiển trong những game đơn giản như Tetris. Nhà sản xuất hứa hẹn sẽ cải tiến sản phẩm dễ sử dụng hơn. Tuy vậy, điều khiển bằng ý nghĩ con người dường như vẫn còn là một ước mơ so với trình độ công nghệ hiện nay. Emotiv Epoc có nhiều ứng dụng, trong đó có điều khiển trên PC.
Theo PLXH