PhuongNguyen
Well-Known Member
‘Ngụy trang’ giao diện Mac OS với Front Row
Tôi xin thuật lại quá trình kết nối Mac Mini với các thiết bị khác tạo thành hệ thống AV hoàn chỉnh.
> Tự truyện của một tín đồ Mac.
Phần trước, tôi đã giới thiệu việc nâng cấp chiếc Mac Mini 599 USD cho một hệ thống giải trí đa phương tiện "tiềm năng". Trong phần này, tôi sẽ thuật lại quá trình kết nối chiếc Mac Mini với các thiết bị khác tạo thành hệ thống AV hoàn chỉnh và thiết lập phần mềm đa phương tiện tích hợp sẵn của Apple.
Âm thanh, hình ảnh
Bộ cáp mà tôi dùng. Ảnh: PcMag.
Mac Mini hỗ trợ hệ thống âm thanh vòm lập thể Dolby Surround 5.1 qua ngõ xuất Audio trên máy (xuất cả tín hiêu số và tín hiệu analog). Để có thể xuất tín hiệu số qua cổng xuất audio, cần sử dụng bộ cáp Toslink có sẵn giắc chuyển đổi. Đầu giắc chuyển đổi đó được kết nối với cổng Audio của Mac Mini và đầu cáp kia nối với ngõ vào audio của đầu thu AV.
Tôi đã dùng bộ cáp Toslink dài 2 mét, giá 20 USD do XtremeMac cung cấp và receiver AV hiệu Onkyo TX-SR606.
Mặc dù Mac Mini chưa có cổng xuất đời mới HDMI nhưng XtremeMac cũng cung cấp cả bộ giắc chuyển đổi DVI sang HDMI. Với bộ giắc này, đầu DVI nối với ngõ xuất DVI trên Mac Mini, còn đầu HDMI nối với ngõ vào HDMI trên đầu thu.
Kết nối mạng
Mac Mini chỉ hỗ trợ kết nối Wireless với card AirPort 802.11n. Tôi muốn một kết nối mạnh hơn để có thể xem được những nội dung Streaming từ máy Mac Pro lưu trữ rất nhiều nội dung đa phương tiện đặt ở tầng dưới. Tôi cũng đã có sẵn bộ Switch Gigabit Ethernet dùng cho TV Apple, và chiếc Mac Mini cũng được kết nối với Switch này qua cổng Ethernet trên máy.
Tôi tạm dùng bàn phím Apple và chuột Mighty trong bộ sưu tập thiết bị ngoại vi "lâu năm" của mình và hy vọng mình sẽ không phải sử dụng chúng cho việc nhập liệu lâu dài mà chỉ dùng cho những thiết lập ban đầu. Một khi các thiết lập đã hoàn chỉnh, tôi sẽ ngồi từ xa nhập liệu bằng thiết bị khác.
"Che đậy" Mac Mini
Sau thật bại trong lần thử nghiệm đầu tiên biến Mac Mini thành một hệ thống giải trí đa phương tiện "như ý", một phần là vì vợ và con gái tôi không quen với giao diện của hệ điều hành Mac và cách sử dụng nhiều ứng dụng giải trí của nó. Chính vì lý do đó, tôi đã rất cố gắng "ngụy trang" giao diện của Mac OS một cách ‘kín đáo" nhất có thể.
Cách đầu tiên và tốt nhất là sử dụng bộ phần mềm đa phương tiện Apple Front Row. Với Front Row, tôi có thể truy cập kho dữ liệu iTunes dành cho Mac Mini, gồm rất nhiều bản nhạc, video clip âm nhạc, phim truyền hình, phim truyện, ảnh và cả podcast. Khi việc chia sẻ dữ liệu trong mạng giữa 2 chiếc Mac đã được thiết lập, tôi có thể dùng Front Row để chạy và xem các file đa phương tiện. Với ổ DVD tích hợp sẵn trên Mac Mini, tôi cũng có thể dùng Front Row để điều khiển việc xem đĩa DVD.
Việc đầu tiên phải làm là thiết lập mặc định để Front Row hiện lên ngay khi khởi động hệ thống. Để làm được điều này, tôi đã tải về phần mềm Start Front Row v1.0 Automator action từ web Automator.us và cài đặt. Sau đó mở mục System Preferences, chọn Accounts, rồi Administrator Account, nhấn vào thẻ tab Login, chọn (+) và trỏ tới phần mềm Start Front Row vừa cài đặt. Trong lần truy nhập hệ thống sau đó, Front Row sẽ tự khởi động, và để thoát khỏi chương trình này có thể dùng điều khiển từ xa hay đơn giản là nhấn phím "Escape" trên bàn phím.
Quản lý iTunes và iPhoto
Để truy cập dữ liệu đa phương tiện và các file ảnh, cần chắc chắn đã kích hoạt các tính năng chia sẻ của iTunes và iPhoto. Đầu tiên, mở bảng hội thoại iTunes Preferences (iTunes -> Preferences), nhấn vào tab Sharing, và lựa chọn tính năng chia sẻ trên mạng cục bộ "Share My Library On My Local Network". Với tính năng này, có thể chia sẻ toàn bộ kho dữ liệu "Share Entire Library" hay một số lựa chọn cụ thể "Share Selected Playlists". Để chạy các file dữ liệu chia sẻ, khởi động Front Row, chọn "Sources", rồi Mac Network, phải bảo đảm trên mạng này có iTunes để có thể truy cập kho dữ liệu với Front Row. Cần chú ý là không nhất thiết phải kích hoạt tính năng chia sẻ file "File Sharing" để thấy và xem được các nội dụng trên mạng Mac cục bộ này.
Smart Playlist. Ảnh: PcMag.
Hơi bất tiện khi Front Row không có tính năng tìm kiếm "Search". Nếu kho dữ liệu iTunes của bạn có đến hàng nghìn bài hát của các ca sỹ khá nhau và bạn đã lựa chọn chia sẻ toàn bộ kho dữ liệu đó, thì phải cuộn chuột "dài dài" để tìm bài hát muốn nghe. Vì vậy, sẽ cần thiết phải tạo một danh mục các bài hát để đơn giản hóa quá trình này. Cách thiết lập tùy thuộc ở bạn, nhưng tôi đã tìm ra một cách khá đơn giản để tạo danh mục với Front Row.
Cách đầu tiên là tạo danh mục "thông minh" với các nhóm tên ca sỹ theo bảng chữ cái. Ví dụ như danh mục có yêu cầu sau:
"Match any of the following rules:
Artist Starts With A
Artist Starts With B
Artist Starts With C"
Và đặt tên là danh mục "A-C", rồi lần lượt tạo các danh mục tương tự với các chữ cái còn lại.
Và để không chọn lẫn cả podcast, tôi tạo một danh mục với yêu cầu: "Match all of the following rules: Playlist is A – C Genre Does Not Contain Podcast".
Ảnh chụp màn hình đặt tên danh mục.
Với iPhoto, các thiết lập được tiến hành tương tự. Mở bảng thoại Preferences, tab Sharing, và lựa chọn tính năng "Share My Photos". Với tính năng này có cả lựa chọn chia sẻ toàn bộ kho dữ liệu iPhoto hay chỉ một sô album cụ thể. Nhưng sẽ không cần truy nhập màn hình Source để lựa chọn các kho dữ liệu ảnh trên các máy Mac khác. Thay vào đó, với Mac mini là nguồn, bạn chọn mục Photos, rồi Shared Photos. Trên màn hình Shared Photos, bạn sẽ thấy một bảng danh mục các máy Mac khác cùng chia sẻ ảnh mà cùng mở iPhoto.
Khi thiết lập tính năng Sharing, chương trình sẽ yêu cầu nhập mật khẩu password, và Front Row sẽ cho phép bạn nhập mật khẩu qua bàn phím ảo trên màn hình có thể thực hiện với điều khiển từ xa hay các phím mũi tên – Arrow và Enter (còn nếu sử dụng phím số và chữ cái trên bàn phím sẽ không được và đóng lại màn hình của Front Row). Sau đó bạn cần khởi động lại iTunes và iPhoto. Một khi password bảo vệ đã được thiết lập, bạn sẽ cần nhập password mỗi khi truy cập vào kho dữ liệu.
Để xem ảnh trên Mac Mini, tôi lựa chọn máy này là nguồn "Source", trỏ tới mục Photo và chọn các album cần xem. Bạn cũng cần sắp xếp ảnh trong album nếu bạn có quá nhiều ảnh. Front Row chưa hỗ trợ tính năng "Faces and Places" của iPhoto 2009. Để xem ảnh một cách "ưng ý" nhất cũng cần phải thiết lập một số mục trên iPhoto. Với tôi là hiệu ứng Ken Burns và nhạc nền.
Để xem ảnh trên các máy khác, bạn sẽ không lựa chọn ảnh đó trên Menu Front Row Sources mà trên màn hình Front Row, bạn trỏ tới mục Photos trên máy Mac đang dùng và nhấn Shared Photos rồi chọn Mac Network.
Thiết lập chạy slideshow.
Cũng trên màn hình Shared Photos, bạn sẽ thấy thiết lập chạy slideshow. Chọn thiết lập này và nhấn Return, bạn sẽ thấy các lựa chọn hiển thị hình ảnh với Front Row như Time/Slide (thời gian hiện thi Slide), nhạc nền, các chế độ chạy ảnh (Repeat, Shuffle), chế độ chạy nhạc nền và hiệu ứng Ken Burns cũng như hình thức chuyển ảnh.
Không có những tính năng này trên máy Mac bạn đang dùng mà bạn cần thiết lập sẵn trên iPhoto cách mà slideshow ảnh hiển thị trên màn hình Front Row. Để làm việc này, trên iPhoto 2009, chọn một bức ảnh, nhấn biểu tượng Slideshow ở phía dưới khung cửa sổ iPhoto, và chờ cho ảnh hiện lên. Sau đó, di chuột và một thanh công cụ sẽ xuất hiện, nhấn vào biểu tượng Settings (có hình bánh răng), trên màn hình Settings, chọn tab Theme.
Nếu lựa chọn theme "Classic’, bạn sẽ được những hình ảnh tĩnh không có hiệu ứng Ken Burns. Nếu muốn, bạn có thể nhấn và chọn theme kèm hiệu ứng này. Hay nhấn tab Music trên Menu, chọn một bài hát hay bản nhạc làm nhạc nền có sẵn trong danh mục mặc định của iPhoto hay iTunes. Nếu không muốn nghe nhạc, đừng kích hoạt tính năng chơi nhạc khi chạy slideshow. Sau đó xác lập những settings đã chọn là mặc định cho việc xem ảnh bằng cách nhấn vào nút Default ở đáy khung cửa sổ.
Với việc hoàn tất các thiết lập Front Row, tôi có cơ sở để lựa chọn nội dung và thưởng thức thành quả của mình trên chiếc Mac Mini "nhỏ xinh" và mạng cục bộ 2 máy Mac.
Theo Sohoa