Các anh cho em hỏi root là gì? Và làm sao biết máy mình đã có root lần nào chưa.vì em nhe nói máy root rồi mới cài đc 1 số ứng dụng
Root là gì?
Mọi người thường nói luôn có hai lớp người sử dụng công nghệ: Lớp người thứ nhất là những người sử dụng thiết bị công nghệ một cách đơn thuần, họ chỉ sử dụng những gì mà nhà cung cấp đưa ra, không thắc mắc hoặc không khiếu nại. Trong khi đó lớp người thứ hai thì đối lập hoàn toàn, họ có nhu cầu tìm hiểu sâu vào cốt lõi của những thiết bị công nghệ được cung cấp, và họ muốn được trao quyền cao nhất để tự làm với tất cả mọi thứ bên trong thiết bị được cung cấp đó. Nhu cầu tìm hiểu của lớp người này luôn cao hơn rất nhiều so với người sử dụng bình thường.
Quay lại thời kỳ huy hoàng của Windows Mobile, thời kỳ mà những bản Rom được công đồng người dùng đưa lên hàng ngày, người ta đã đặt ra câu hỏi về sự hạn chế của các thiết bị và tìm cách để giải quyết chúng. Khi iPhone đã được đưa ra vào năm 2007, người sử dụng điện thoại thuộc lớp thứ 2 (còn gọi là hacker và chuyên viên máy tính) nhanh chóng nhận ra tiềm năng thực sự của thiết bị, và những hạn chế về phần mềm mà Apple đã niêm phong nó. Những gì chúng ta gọi là 'Jailbreaking' trên iPhone đã nhanh chóng được áp dụng sang các nền tảng khác, và khi thế giới nhìn thấy chiếc điện thoại Android đầu tiên vào năm 2008, thì khái niệm này cũng đã cộng đồng người dùng quan tâm tới.
Hệ điều hành Android, dù được gọi là mã nguồn mở, nhưng vẫn không làm cho người dùng hoàn toàn kiểm soát thiết bị. Điều này đặt cơ sở cho nhiều khả năng còn có rất nhiều tiềm năng không hoạt động, và sau đó các lập trình viên nhảy vào nghiên cứu, tìm hiểu, cuối cùng thiết bị Android đã bắt đầu bị “root”. Bây giờ chúng ta lại đưa ra câu hỏi, tại sao phải “root”? Với rất nhiều điện thoại dựa trên hệ điều hành Android đang có bây giờ, câu hỏi này đã trở nên quan trọng hơn.
Root về cơ bản có nghĩa là có được “toàn quyền” truy cập sâu vào thiết bị của bạn. Những người đã sử dụng hệ điều hành Linux sẽ dễ dàng hiểu được điều này, nhưng đối với người dùng như chúng ta đã quá quen với hệ điều hành của Microsoft thì vấn đề này vẫn còn gì đó khá mơ hồ. Nói một cách dễ hiểu thì “Root” có nghĩa là bạn sẽ được điều khiển hoàn toàn và chủ động những gì có trong chiếc điện thoại của bạn và những gì mà nhà cung cấp đã ẩn nó đi. Khi bạn “Root”, bạn chính thức là người chủ và kiểm soát hoàn toàn chiếc máy điện thoại của bạn.
Điều này về bản chất sự việc nó giống như việc bạn là người đi thuê nhà và là chủ nhân của một ngôi nhà. Nếu là người đi thuê, bạn chỉ quyền được sử dụng trên những gì mà chủ nhà cung cấp, còn với tư cách là chủ nhân ngôi nhà thì bạn có toàn quyền làm mọi thứ như: sơn nhà, sửa nhà, lắp thêm thiết bị này thiết bị khác… Việc root máy khiến bản trở thành một chủ nhân đích thực.
Dưới đây mình sẽ nêu lên 10 lý do để root máy nhằm giúp các bạn có cái nhìn trực quan hơn và cũng dễ hiểu hơn. Có một số lí do hiện đã được các nhà sản xuất khắc phục nhưng mình vẫn nêu ra ở đây để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về hệ điều hành chúng ta đang dùng.
Firmware.
Hiện nay trên thị trường, điện thoại Android có nhất nhiều loại máy của rất nhiều hãng sản xuất điện thoại cũng như của các nhà cung cấp. Trong khi đó với mật độ phát hành ra thì trường lại quá dày đặc, gần như tháng nào trên thị trường cũng xuất hiện một chiếc điện thoại mới. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc support cho 1 dòng máy cố định nào đó. Bạn đã bao giờ rơi vào tình huống chiếc điện thoại của mình mới mua nhưng chưa biết đến bao giờ mới được nhà cung cấp nâng cấp lên phiên bản hệ điều hành mới nhất? Lấy ví dụ như chiếc điện thoại G1, sẽ không bao giờ có phiên bản 2.1 Éclair chính thức, nhưng nhờ một nhà phát triển nổi tiếng như Xyanogen làm việc trên các Custom Rom, thì những người sử dụng điện thoại G1 mới có cơ hội được tiếp cận với phiên bản này. Ngoài ra những bản Rom này còn có khả năng hoạt động hiệu quả hơn so với các phiên bản chính thức do nhà sản xuất cung cấp.
Phần Cứng / Phần Mềm Tương Tác
Hầu hết các thiết bị Android đều có phần cứng rất tốt, nhưng hệ điều hành giới hạn chúng và gây ra hiện tượng nút cổ chai như lag, crash. Với root, bạn thực sự loại bỏ các nút cổ chai và vì thế có thể tận dụng đầy đủ các yêu của bạn. Ví dụ, "ép xung" CPU là một thao tác khá đơn giản và khá an toàn nhờ có nhiều ứng dụng của bên thứ ba, nhưng các hệ điều hành không cho phép làm việc đó, và do đó chỉ có thể thực hiện việc ép xung được với một chiếc điện thoại đã được root. Hoặc giả sử bạn muốn sử dụng màn hình LED điện thoại di động của bạn như một chiếc đèn pin. Nhưng điều này là không thể bởi HTC sẽ không cho phép làm như thế. Root sẽ cho phép bạn để vượt qua giới hạn này!
APPS2Sd
Một trong những hạn chế lớn nhất của Android chính là bộ nhớ trong quá bé, vấn đề này hiện đã được các nhà sản xuất điện thoại khắc phục, nhưng các thiết bị đầu tiên thì không. Bộ nhớ trong của điện thoại quá bé làm cho người dùng khi cài ứng dụng bị hạn chế, chính vì thế một giải pháp được đưa ra là cài đặt ứng dụng lên thẻ SD của điện thoại. Nhưng vì lí do nào đó Google không cho phép làm điều đó (vấn đề này cũng đã được khắc phục trên phiên bản 2.1 Éclair), có thể họ cho rằng tốc độ của thẻ SD chậm chạp và không thể chạy các ứng dụng hiệu quả như bộ nhớ trong. Nhưng với những ứng dụng của hãng thứ 3, thì việc này đã được giải quyết, một số ứng dụng như App2sd, Apptocard hoạt động khá hiệu quả. Tuy nhiên để chạy được ứng dụng này bạn cũng phải root máy đã.
Không Có Sẵn Tính Năng
Khi Google đưa ra Nexus One, một trong những tính năng thẩm mỹ mà Google đem lại chính là Wallpapers Live. Thật không may, hầu hết các điện thoại Android khác đều không dùng được tính năng này, cho dù về phần cứng là tương thích với nền Live, phần mềm sẽ không cho phép chúng chạy. Tôi lấy Samsung Galaxy Spica là một ví dụ hoàn hảo. Cấu hình phần cứng của thiết bị có thể dễ dàng xử lý Wallpapers Live, nhưng Samsung đã chọn để loại trừ nó. Nhờ root bạn có thể có chạy chúng trên điện thoại của bạn miễn là phần cứng cho phép.
Các ỨNG DỤNG Đặc biệt
Thành viên Folks trên diễn đàn XDA đã tạo ra một ứng dụng tuyệt vời, SetCPU, cho phép dễ dàng ép xung của CPU cho các thiết bị Android. Tuy nhiên, do các điều khoản cần thiết để đạt được mức độ hoạt động, bạn phải có quyền superuser, và nó chỉ thực hiện được khi bạn đã root máy. Đây chỉ là một ví dụ.Internet tràn ngập những ứng dụng như vậy mà vẫn vô dụng trừ khi bạn root chiếc máy điện thoại.
Cảm Ứng Đa Điểm
Nếu bạn đã từng đánh máy trên iPhone, bạn sẽ luôn luôn nhớ những cảm giác mịn nhanh chóng. Hay như cảm giác bạn zoom một bức ảnh hoặc một trang web, bạn cũng thấy nó thật. Đấy là sản phẩm của một màn hình cảm ứng đa điểm.
Trong khi hầu hết Androids đều có thể đối phó với cảm ứng đa điểm, tuy nhiên các nhà sản xuất khác nhau đã quyết định bỏ qua nó trong các thiết bị của họ. Điều này không phải vì phần cứng không có khả năng, mà do phần mềm không để cho nó xảy ra. Điều này trở nên khó chịu hơn khi bạn thấy rằng HTC Hero đã hỗ trợ đầu vào cảm ứng đa điểm từ 1,6, nhưng những chiếc điện thoại hiện đại hơn, mạnh hơn trên phiên bản 2,1 thì không có nó (ví dụ như Samsung Spica của tôi).
Nhờ root, mà chiếc điện thoại Spica của tôi đã có cảm ứng đa điểm.
WIFI Và Bluetooth Tethering
Sau khi root thiết bị của bạn, bạn cũng có thể sử dụng WiFi hoặc Bluetooth để chia sẻ kết nối dữ liệu của bạn với máy tính xách tay hoặc máy tính của bạn. Các ứng dụng làm việc thông qua ad-hoc và sẽ giúp bạn kết nối online trên máy tính xách tay của bạn. Tương tự như vậy, tethering cũng có thể đạt được qua kết nối Bluetooth , nhưng hãy nhớ, nó chỉ làm được khi bạn đã root.
Bàn Phím Tốt Hơn
Tôi thực sự không thích bàn phím của Android lắm. Không phải vì nó kém mà thực chât nó chỉ là không đủ. HTC, với SenseUI của họ, mang đến các thiết bị của HTC bàn phím HTC IME cho phép tiên đoán những gì bạn đang gõ, và điều này đã giúp người dùng gõ một cách dễ dàng. Nhưng những thiết bị của các hãng khác thì không. Một lần nữa, các developer đã phát triển chuyển bàn phím đó cho tất cả các thiết bị khác, và điều này cũng sẽ chỉ thực hiện được trên các điện thoại đã được root.
Chia sẻ
Mỗi một nhà sản xuất điện thoại đều tự xây dựng cho mình một hề điều hành riêng dựa trên nền trang Android OS. Chính vì vậy những application mặc định trên mỗi máy là khác nhau. G1 đã không có những thứ tương tự như myTouch 3G; Nexus One khác với HTC Desire. Hơn nữa, các ứng dụng này lại không thể được chuyển sang cho người khác. Lúc này bạn sẽ có tâm lý là: “À, thằng kia có sao mình lại không có”. Tuy nhiên, với các Custom ROM, các nhà phát triển thường tập trung những ứng dụng tốt nhất của tất cả các dòng máy vào một bản ROM, giúp cho người dùng hài lòng. Và để có được các Custom ROM này chạy trên điện thoại của bạn, bạn cần root.
Backup
Máy của bạn đã bao giờ đã có đến hàng trăm ứng dụng trong máy chưa? Chắc có lẽ có nhiều người ở đây đã từng cài nhiều như thế. Và một hôm đẹp trời nhà cung cấp tung ra một phiên bản mới của hệ điều hành, bạn muốn nâng cấp máy, điều đầu tiên bản nghĩ tới là làm sao bạn có thể sao lưu toàn bộ dữ liệu cũng như toàn bộ các file apk mà bạn đã cài đặt. Nhưng rất tiếc là tính năng này không hiện diện trên các phiên bản gốc của nhà cung cấp. Chỉ có một cách để giải quyết vấn đề, root máy!
Bởi Vì Bạn Có Thể!
Tôi đang nghiêm trọng, tôi coi đây là một lý do. Bạn có một thiết bị mạnh mẽ, một thiết bị thông minh mà bạn đã trả tiền cho nó. Bạn cần phải có quyền sửa đổi hoặc thay đổi nó bằng bất kỳ cách nào bạn muốn. Thiết bị này là tài sản của bạn, và bạn đương nhiên sẽ muốn nhìn thấy nó làm việc một cách tối đa tiềm năng của nó. Đó chính điểm mấu chốt của việc root.
Cuối cùng, hãy nhớ rằng việc root máy không được các hãng điện thoại khuyến khích. Mặc dù bạn luôn có thể quay trở lại phiên bản gốc của hệ điều hành, nhưng nó vẫn chứa nhiều rủi ro, do đó hãy tiến hành thận trọng và luôn luôn đọc kỹ hướng dẫn trước khi làm gì đó.
Bài viết sưu tầm từ bạn ApsTech - Congnghe-aps.com