• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

BẢN TIN SeaGame 24 PV Hải Phòng

Đoàn thể thao Việt Nam sẽ có vị trí thứ mấy ?

  • Nhất toàn đoàn

    Votes: 0 0.0%
  • Vị trí thứ 2

    Votes: 3 60.0%
  • Vị trí thứ 3

    Votes: 2 40.0%
  • Lựa chọn khác

    Votes: 0 0.0%

  • Total voters
    5
Status
Không mở trả lời sau này.
Thư Nakhon Ratchasima: Xin đừng rơi lệ...

Thất bại chua chát của Olympic VN trước Myanmar khiến các CĐV khóc như mưa trên khán đài sân Municipality. Nhưng, nhiều người lại đang tự hỏi, liệu chúng ta có cần tốn quá nhiều nước mắt thế không???

1. Bởi vì xét cho cùng thì đó là một thất bại đã được báo trước. Không có gì bất ngờ cả, cũng không có gì oan trái cả.

Olympic VN đã chơi một vòng đấu bảng kém cỏi chưa từng thấy trong lịch sử tham dự SEA Games. Nếu nhìn vào những gì mà thầy trò HLV thể hiện trước các đối thủ Singapore và Lào thì thậm chí chúng ta còn không xứng đáng có mặt trong 4 đội cuối cùng.

Cái gì cũng có tính 2 mặt của nó. Thần may mắn đã giúp Olympic VN "né" được chủ nhà Thái Lan ở bán kết, nhưng chính điều đó lại khiến thất bại trước một đối thủ như Myanmar trở nên "đắng" hơn rất nhiều.

Nếu chúng ta thua người Thái vào thời điểm này, đó là điều... hiển nhiên (cái sự hiển nhiên đó, trước khi sang Thái, không ai thừa nhận). Nhưng dù ít dù nhiều, cái tên Myanmar vẫn khiến chúng ta... tràn trề hy vọng, để rồi khi gục ngã thì sự thất vọng bị đẩy đến cùng cực.

2. Bởi vì soi vào từng lát cắt của trận bán kết thì Myanmar chính là đội... ít dở hơn chúng ta, nên việc họ lấy vé đi chung kết là hoàn toàn hợp lý.

Đội bóng của ông Rield đã khởi đầu đầy nỗ lực, đã có một thế trận không tồi, nhưng họ không đủ độ kết dính để tạo thành một khối sức mạnh dồn ép Myanmar trong suốt một quá trình hay làm được điều quan trọng nhất: ghi bàn.

Nhiều người sẽ tiếc cho cú sút đập xà của Công Vinh. Nhưng đổi lại, Myanmar cũng có thể đã kết thúc trận đấu sớm hơn, nếu Myo Thant "lạnh" thêm chút nữa từ chấm phạt đền.

Về cơ hội, 2 đội ngang nhau. Nhưng về khả năng làm chủ lối chơi thì Myanmar nhỉnh hơn, đặc biệt là ở nửa sau.

Nói chính xác thì Olympic VN không có lối chơi nào hết khi hàng tiền vệ gần như "tiêu biến". Liên tục là các đường chuyền dài, từ thủ môn, từ hậu vệ, từ hai cánh... và chẳng nhằm vào bất cứ ai.

Với những diễn biến nhàm chán và bế tắc như vậy thì thất bại trong loạt luân lưu còn có thể coi là kết cục... ít đau buồn nhất cho đội bóng của chúng ta, đội bóng từng được đánh giá là ứng cử viên hàng đầu nhờ những bước tiến dài trên đấu trường châu lục.

3. Bởi vì ngay cả khi lấy vị thế trên đấu trường Olympic ra làm "điểm tựa" SEA Games thì chúng ta cũng đâu có đủ thực lực làm nền tảng cho giấc mơ lấy vàng của người Thái?

Trong tay ông Riedl chỉ có khoảng gần chục cầu thủ có chất lượng, ông đã trải họ ra trên quá nhiều mặt trận. Cho đến khi tham gia mặt trận chính thì cũng là lúc lực lượng tinh nhuệ... hết hơi.

Rất nhiều vị trí được kỳ vọng trước giải đã không chơi tốt, đặc biệt là Quang Thanh, Đức Cường, Tấn Tài và rất tiếc, cả Vũ Phong. Minh Chuyên, Duy Nam thì chấn thương. Đó là lý do khiến hàng tiền vệ của Olympic VN yếu và xơ cứng đến kỳ lạ.

Bản thân BHL cũng không có được những quyết định sáng suốt trong những lúc cần thiết. Ông Rield tỏ ra thiếu linh hoạt trong cách lựa chọn lối chơi cũng như xoay chuyển tình thế ở tất cả các trận đã qua.

Và ngay từ chuyện "so bó đũa, chọn cột cờ", ông cũng khiến dư luận băn khoăn khi bỏ sót những gương mặt đầy triển vọng như Phước Tứ, Quang Vinh (Thể Công) hay Quang Hải (Khánh Hoà), Thành Lương (HN.ACB), Thanh Phúc (Đà Nẵng)...

4. Bởi vì sau thất bại của ĐT Olympic, không nên coi là SEA Games 24 đã chấm dứt, như cách hiểu bi quan của một số người. Chúng ta vẫn còn đó đội tuyển nữ hào hùng đang tràn đầy khí thế chinh phục ngôi hậu. Chúng ta vẫn còn đó những niềm hy vọng vàng karatedo, judo, cầu mây...

Dòng chảy SEA Games vẫn tiếp tục. Hãy coi bóng đá nam như một "tai nạn", một bộ môn không hoàn thành chỉ tiêu đăng ký. Vậy thôi!

Mọi sự sẽ bình thường trở lại sau khi nỗi thất vọng qua đi. Ông Riedl cũng tuyên bố là ông không từ chức, dù đã có rất nhiều sức ép về chuyện này.

Chỉ có những CĐV đầy "lửa" ở Municipality chiều 11/12 là đau khổ hơn tất cả. Mạnh béo, người đàn ông mang biệt danh "khủng khiếp" khóc như mưa như gió. Ông già Trâu vàng thất thểu rời sân như kẻ mất hồn...

Làm sao có thể khuyên họ ngừng rơi nước mắt???
 
Lịch thi đấu ngày 12/12 của đoàn TTVN:​

* Bắn cung:


- 9h30: bán kết đồng đội nam cung 3 dây (Việt Nam - Malaysia)
- 13h30: bán kết đồng đội nữ cung 1 dây (Việt Nam - Malaysia)

* Cầu lông:


- 1520: Tứ kết đơn nam (Nguyễn Tiến Minh)
-16h00: Tứ kết đôi nữ (Nguyễn Thị Sen/Vũ Thị Trang)
-16h10: Tứ kết đôi nữ (Quỳnh Mai/Phương Nhi)
- 16h40: Tứ kết đôi nam (Thanh Hải/Quang Minh)

* Bóng chuyền:

Bãi biển: - 14h50: Việt Nam - Philippines (bảng B nữ)
Trong nhà: -13h00: Việt Nam - Lào (nam)

* Billiards - Snooker:

- 10h00: Tứ kết Billiards Anh đôi nam: Việt Nam - Malaysia. 13h00: bán kết. 1900: Chung kết.
- 19h00: Vòng loại Pool 9 bóng cá nhân nam (Lê Quang Trung, Lương Chí Dũng)

* Bowling:

- 10h00: Masters nam

-13h30: Masters nữ

* Quyền Anh:

- 14h00: Chung kết hạng 46kg nữ (Vũ Thị Hải Yến).

* Canoeing:


- 9h00: Chung kết K1 1.000m nam (Đặng Văn Thắng)
- 9h20: Chung kết C1 1000m nam (Hoàng Hồng Anh)
- 10h00: Chung kết K2 1.000m nam (Thanh Quang/Văn Chi)
- 10h40: Chung kết C2 1000m nam (Văn Hoàn/Văn Long)
- 11h00: Chung kết K4 1000m nam (Thắng/Trí/Xuân/Hải)

* Nhảy cầu

- 10h00: Cầu mềm 3m nữ (Thanh Trà - Lệ Thanh)

* Golf:

- 07h00 đến 14h00: Vòng loại thứ 3.

* Bóng ném:

- 18h00: Việt Nam - Thái Lan (nam).

* Judo:

- 12h00: Hạng 52kg nữ (Trần Thị Bích Trầm)
- 12h00: Hạng 57kg nữ (Nguyễn Thị Kiệu)
- 12h00: Hạng 66kg nam (Lê Duy Hùng)
- 12h00: Hạng 73kg nam (Nguyễn Tuấn Học)

* Karatedo:

-9h30: Vòng 1/8 Kata cá nhân nam (Tô Hải Nam)
-9h48: Tứ kết Kata cá nhân nữ (Nguyễn Hoàng Ngân)
-10h30: Tứ kết Kata đồng đội nam
-10h36: Tứ kết Kata đồng đội nữ
-13h18: : Tứ kết Kumite hạng 55kg nam (Phạm Hoài Long)
-13h18: : Tứ kết Kumite hạng 65kg nam (Võ Mạnh Tuấn)
-14h00: : Tứ kết Kumite hạng 48kg nữ (Vũ Thị Nguyệt ánh)
-14h24: : Tứ kết Kumite hạng 53kg nữ (Đào Thị Tú Anh)

* Pencak Silat:

- 09:00: Vòng chung kết hạng trên 80kg nam (Nguyễn Thanh Quyền)
- 09:00: Chung kết hạng 55kg nam (Trần Văn Toàn)
- 09:00: Chung kết hạng 65kg nam (Lê Ngọc Tân)
- 09:00: Chung kết hạng 70kg nam (Nguyễn Duy Chiến)
- 09:00: Chung kết hạng 75kg nam (Đinh Công Sơn)
- 09:00: Chung kết hạng dưới 80kg nam (Vũ Thế Hoàng)
- 09:00: Chung kết hạng trên 65kg nữ (Lê Thị Hồng Ngoan)
- 09:00: Chung kết hạng 55kg nữ (Huỳnh Thị Thu Hồng)
- 09:00: Chung kết hạng dưới 65kg nữ (Nguyễn Thị Phương Thuý)

* Bi sắt:

- 9h00: Vòng loại đồng đội nam (Vũ Khang Duy, Võ Tân Xuân, Phạm Thanh Phong)
- 9h00: Vòng loại đồng đội nữ (Võ Thị Thuỳ Linh, Đỗ Thị Liên, Nguyễn Thị Trúc Mai)

* Cầu mây:


- 10h00: bán kết Regu nữ: Việt Nam - Myanmar. 15h00: Chung kết
- 11h00: bán kết Regu nam: Việt Nam - Thái Lan. 16h00: Chung kết

* Taekwondo:


- 10h00: hạng 78kg nam (Lương Minh Đạt)
- 10h45: hạng trên 84kg (Nguyễn Văn Hùng)
- 11h30: hạng trên 72kg nữ (Kim Linh)
- 14h45: hạng dưới 84kg (Nguyễn Trọng Cường)
- 15h45: hạng 67kg nữ (Trần Thị Ngọc Trâm)
- 16h00: hạng 72kg nữ (Bùi Thu Hiền)

* Quần vợt:

- 10h00: Tứ kết đôi nam-nữ (Đỗ Minh Quân/Huỳnh Mai Huỳnh)
- 10h00: Vòng 1 đôi nữ (Ngọc Vân/Thuỳ Dung)

* Đua thuyền truyền thống:


-9h40: Chung kết thuyền 10 người nữ 1,000m
-10h00: Chung kết thuyền 10 người nam 1,000m

* Cử tạ:

- 10h00: hạng 75kg nữ (Nguyễn Thị Phương Loan)
- 13h00: hạng 100kg nam (Nguyễn Thanh Hoàng)
- 13h00: hạng trên 105kg nam (Phạm Văn Cường)
 
Điền kinh Việt Nam: Tuyệt vời Vũ Thị Hương, Đình Cương!

Trong ngày thi đấu cuối cùng của môn điền kinh tại SEA Games 24, Nguyễn Đình Cương và Vũ Thị Hương đã cùng nhau toả sáng ở nội dung 1500m nam và 200m nữ để mang về thêm 2 chiếc HCV cho ĐT điền kinh Việt Nam, qua đó giúp ĐT hoàn thành vượt mức chỉ tiêu vàng (giành 8 HCV so với chỉ tiêu 6 HCV).

cuong.jpg

Đáng kể hơn nữa, với thành tích 3’45’’31, Đình Cương xô đổ kỷ lục SEA Games với 3’47"28 do Siregar Perlutan của Indonesia giữ vững suốt từ SEA Games năm 1993 cho tới nay. Như vậy, Đình Cương là VĐV thứ 3 của ĐT điền kinh Việt Nam lập kỷ lục mới tại SEA Games 24, trước đó Trương Thanh Hằng (2 lần) và Vũ Văn Huyện đã lần lượt ghi tên mình vào bảng vàng của SEA Games.

Trong khi đó, ở nội dung thi đấu cuối cùng của điền kinh trong ngày 11/12, BTC nước chủ nhà đã có ý xếp chung kết chạy 200m nữ vào cuối giờ chiều để hy vọng Klomdee Orranut sẽ qua mặt Vũ Thị Hương để mang về chiếc HCV tốc độ cá nhân đầu tiên cho Thái Lan. Tuy nhiên, dù chưa hoàn toàn bình phục chấn thương, nhưng đẳng cấp của một VĐV đã vượt ra ngoài sân chơi khu vực vẫn giúp Vũ Thị Hương cán đích đầu tiên với thành tích 23"47, còn Klomdee chỉ về thứ hai với thành tích 23"74.

2 chiếc HCV mà Đình Cương và Vũ Thị Hương giành được trong ngày thi đấu cuối cùng của điền kinh Việt Nam tại SEA Games 24 đều là một sự "báo thù" ngọt ngào đối với chính họ, bởi nếu như ở SEA Games trước Đình Cương bị tước mất HCV nội dung 1500m bởi một lỗi không phải do anh gây ra, thì Vũ Thị Hương cũng không thành công trên đường chạy 200m ở Manila (Philippines). Chính vì thế, khi đến với SEA Games 24, cả Đình Cương và Vũ Thị Hương đều quyết tâm không để tuột vàng như 2 năm trước, và thật vui khi họ đã thành công.

huong2.jpg

Nụ cười chiến thắng của Vũ Thị Hương

Đánh giá về thành tích của Đình Cương và Vũ Thị Hương, HLV trưởng ĐT điền kinh Việt Nam Dương Đức Thuỷ cho biết: "Sau cự ly 100m thì cự ly 200m cũng là một nội dung rất điển hình của điền kinh, nên việc chúng ta lấy được cả 2 HCV ở nội dung tốc độ cá nhân nữ là điều hết sức quý giá. Trong khi đó, kỷ lục SEA Games mới do Đình Cương thiết lập cũng rất đáng ghi nhận, bởi đến hơn 10 năm qua, không có VĐV nào của Đông Nam Á tiếp cận được với kỷ lục đó, nhưng đến SEA Games năm nay, Đình Cương đã rút ngắn kỷ lục mới xuống ít hơn 2 giây. Phải nói là 2 chiếc HCV của Đình Cương và Vũ Thị Hương.giành được đều rất khó, và rất ấn tượng".

Như vậy, ĐT điền kinh Việt Nam đã kết thúc SEA Games 24 với 8 HCV, 4 HCB, 5 HCĐ, ít hơn về số lượng so với SEA Games 23 (8 HCV, 8 HCB, 4 HCĐ), nhưng theo đánh giá của HLV Dương Đức Thuỷ lại trội hơn về chất lượng, vì số lượng kỷ lục SEA Games mà chúng ta lập được tại Korat năm nay ngang bằng với số kỷ lục ở SEA Games 22 diễn ra tại Việt Nam, trong khi đó kỳ SEA Games này điền kinh sang Thái Lan chỉ với 28 VĐV, ít nhất từ trước đến nay, bởi ở các kỳ SEA Games trước chúng ta đều tham dự với ít nhất 30 VĐV trở lên.

Hơn nữa, theo HLV Dương Đức Thuỷ, điền kinh Việt Nam tại SEA Games 24 đã lập được một số thành tích tiến gần hơn đến kỷ lục châu Á nên chúng ta hoàn toàn có quyền nghĩ tới tương lai xa hơn, nhưng dĩ nhiên để làm được điều đó cần phải có sự thay đổi lớn trong kế hoạch đầu tư cũng như phương pháp tư duy.

HLV Dương Đức Thuỷ cũng bày tỏ nỗi buồn về một số nội dung thi đấu không thành công như mong đợi, nhưng ông cũng khẳng định không hề có ý định chê trách VĐV bởi họ đều đã cố gắng nỗ lực hết sức, song vì nhiều nguyên nhân khách quan khác nhau mà không thể có được kết quả như ý. Đây cũng là động lực để ĐT điền kinh Việt Nam phấn đấu hơn nữa trong tương lai với mục tiêu vươn ra sân chơi châu lục.

Bảng vàng của điền kinh Việt Nam tại SEA Games 24:

1. Vũ Thị Hương (100m, 200m)
2. Trương Thanh Hằng (800m, 1500m)
3. Nguyễn Đình Cương (800m, 1500m)
4. Bùi Thị Nhung (nhảy cao nữ)
5. Vũ Văn Huyện (10 môn phối hợp)

Kỷ lục SEA Games mới do các VĐV điền kinh Việt Nam thiết lập:


1. Trương Thanh Hằng: 2’02’’39 (800m) (kỷ lục cũ 2’03"65)
2. Trương Thanh Hằng: 4’11"60 (1500m) (kỷ lục cũ 4’18"50)
3. Vũ Văn Huyện: 7.467 điểm (10 môn phối hợp) (kỷ lục cũ 7.316)
4. Nguyễn Đình Cương: 3’45"31 (1500m) (kỷ lục cũ 3’47"28)
 
Ý kiến người hâm mộ sau trận Bán kết chiều qua

Người hâm mộ đồng loạt đòi sa thải HLV Riedl!


(VietNamNet)
- Sau thất bại trên chấm phạt trước Myanmar ở trận bán kết chiều 11/12, rất đông bạn đọc đã gửi thư về Thể Thao VietNamNet với cùng nội dung, bày tỏ sự thất vọng về Olympic VN và đòi chấm dứt triều đại ông Riedl!


Nguyễn Thanh Sĩ (Phan Thiết, nthanhsi@yahoo.com.vn) viết: "Không thể thất vọng hơn nữa, cho dù đội tuyển chúng ta có thắng Singapore trong trận cuối cùng hay không. Đã đến lúc bóng đá Việt Nam nên nói lời chia tay với "Mr bảo thủ" rồi! Từ trong đáy lòng, tôi luôn hỏi: biết đến bao giờ đội tuyển chúng ta bước lên bục cao nhất của khu vực - vùng trũng nhất của bóng đá thế giới? Biết đến bao giờ?".

Nhận xét của Nguyễn Sói (Nha Trang, nguyen501xd@yahoo.com) tưởng nhẹ nhàng nhưng đầy chua xót: "U-23 VN không vào được chung kết là đúng. Đá như thế mà vào chung kết thì tội cho bóng đá SEA Games. HLV thì ngồi bất động không biết bày vẽ gì hơn. Còn cầu thủ thì mạnh ai nấy đá.

Hay là ông Riedl chỉ đạo cho đá chiến thuật phòng thủ lỏng phản công chậm. Tôi tin rằng chúng ta cũng không được HCĐ nếu vẫn đá như thế. Nưng chắc là như thế thôi vì 4 trận rồi đâu có thay đổi gì. Trận sau còn tệ hơn trận trước. Đá bóng mà cứ trông chờ may mắn thì làm sao mà thắng người ta được. Đá với Myanmar mà cũng phòng thủ thì chờ đá với đội... phường mới tấn công hả... Về đi thôi".

Bạn Nguyễn Huy Hoàng (Hà Tĩnh, nrhoang-ht@hn.vnn.vn) nhận xét: "Bạc nhược và hèn nhát, đó là những gì có thể nói sau trận bán kết chiều nay. U-23 Việt nam đã trình diễn một lối chơi bạc nhược và rất thiếu sức thuyết phục bằng một chiến thuật hèn nhát của ông thầy Riedl.

Chỉ thương Công Vinh, Thanh Bình miệt mài di chuyển tìm bóng trong khi hàng tiền vệ dường như ông Riedl chỉ giao cho họ một nhiệm vụ duy nhất là đánh chặn các pha lên bóng của đối phương".

Một bạn ở trường ĐH Khoa học Tự nhiên với nick Xương Rồng Vàng cho biết: "Tôi nín thở để xem quả phạt thứ ba đó của đôi tuyển Myanmar và đã thật sự thất vọng đã bao lần những người yêu thể thao VN hi vọng va cứ hi vọng để rồi thất vọng".

Trong khi từ Hàn Quốc, Hạnh Phúc (hanhphuc7476@yahoo.com) viết: "Thật là uổng công người hâm mô, U-23 VN lần này thua là quá dúng vì cầu thủ của chúng ta trình diễn một lối chơi vô hồn kết quả như vậy dành cho ho là xứng dáng".

Hồ Chí Năm (Dak Lak, hcnam65@yahoo.com) đặt ra dấu hỏi to đùng: "Tôi chả hiểu đội U-23 của chúng ta đá bóng kiểu gì vậy? Ra trận trong thế sọ thua hơn là quyết chiến thắng đối phương là điều tối kỵ. Chúng ta không xứng đáng để vào chơi trận chung kết. HLV hãy mau từ chức càng sớm càng tốt với lối đá vô hồn, với tinh thần bạc nhượt như thế thì không thể chấp nhận được".

Bạn Hồ Sỹ Đức (Đà Nẵng, hosyduc_1501@yahoo.com) bày tỏ quan điểm: "Chúng ta không thể chấp nhận một lối đá thiếu thuyết phục của đổi tuyển. Hiệp một họ đá khá hay nhưng sang hiệp hai không hiểu sao ông Riedl lại áp dụng một chiến thuật thật ngớ ngẩn. Tự đẩy đội nhà vào thế bị động, một lối chơi chưa từng thấy ở đội tuyển Việt Nam. Có lẽ chúng ta phải tìm những làn gió mới cho đội tuyển".

Còn NGUYỄN DUY QUANG (Hà Nội, K994cvt@yahoogroups.com) cho biết: "Tôi và các đồng nghiệp hôm nay đã bỏ cả buổi làm việc đi cổ vũ cho đội tuyển cho U-23 Nam mặc dù các dấu hỏi lớn đã được đưa ra trước trận đấu này.

Tôi rất ngạc nhiên trước khi trận đấu diễn ra, các đồng nghiệp, những người cũng hay mua độ khi xem bóng đá đã tỏ ra rất sành sỏi nhận xét là trận đấu này sẽ hoà trong 120 phút thi đấu chính thức và sẽ kết thúc bằng loạt đá luân lưu và chiến thắng sẽ thuộc về đội bạn, hoặc là đội Việt nam sẽ thua ngay trong hiệp đấu chính thức. Và thật ngạc nhiên tất cả những gì họ nói đều chính xác".

Trần Thu Hà (Hà Nội, riverbikyo2004@gmail.com) bày tỏ: "Buồn, chán và thất vọng! Đó là tất cả những gì có thể nói lúc này về bóng đá VN. Sự yêu thương và ngay cả sự bao dung của người hâm mộ VN là vô hạn.. nhưng tinh thần và sự cố gắng của các tuyển thủ chỉ là có hạn. Một lần nữa, quá thất vọng!".

Đinh Văn Thạch (Hà Nội, thachvanus@yahoo.com) nhận xét: "Trong suốt các kỳ SEA Games gần đây, trong các trận bán kết, chung kết, HLV Riedl chỉ dùng một kịch bản: Tiền đạo Thanh Bình + tiền đạo khác (hoặc Công Vinh, hoặc Văn Quyến), kết quả như thế nào chúng ta đều đã thấy. Thất bại này giúp chúng ta thấy một điều, chính HLV trưởng là nhân tố không những không giúp cho BĐ VN có thêm nhiều ý tưởng để phát triển mà với sự bảo thủ của chính ông đã làm cho BĐ VN chậm đà tiến. VFF cần có một cái nhìn xa hơn, mạnh tay hơn, người hâm mộ đang trông đợi những động thái từ VFF".

Nguyến anh Tuấn (Hà Nội, tuan1152001@yahoo.com) tỏ vẻ bình thản: "Trận thua này dường như đã được báo trước. Tôi đã nhận định trước VN sẽ thua, vì nhiều lí do, nhất là sau trận gặp Lào, một đội bóng VN ngày nào luôn chiến đấu hết mình sung sức, đã không còn. Giờ nhìn lại đội bóng của chúng ta xem, không có một tuyến nào chơi tốt và ổn định, tâm lí kém, đá không nhần nhuyễn, thường xuyên mất bóng trong các tình huống dễ dàng. Nhiều người quanh tôi đã thốt lên rằng, không biết các nhà quản lí, đội bóng và HLV đã tiều tiền của ....họ vào việc gì?!".

Trong khi đó, TÔN THẤT HY (Quảng Nam) viết liền một hơi: "Thất vọng! Thất vọng! Và thất vọng! Đó là tâm trạng của tất cả người hâm mộ Việt Nam về bóng đá nam tại SEA Games 24. Chúng ta cảm ơn ông Riedl rất nhiều về tấm lòng của ông đối với Việt Nam và tất cả những gì ông đã làm cho bóng đá Việt Nam.

Nhưng là HLV trưởng, ông ấy phải biết đâu là mục tiêu quan trọng nhất để xác định điểm rơi phong độ cho từng đội tuyển. Phải chăng đã đến lúc ông Riedll và những người lựa chọn ông làm HLV trưởng chỉ còn một lựa chọn dũng cảm duy nhất: TỪ CHỨC!".

Nguyễn Thành Công (NTCo@mobifone.com.vn) đánh giá: "U-23 Việt Nam thua một phần vì lực của các cầu thủ chỉ đến vậy. Nhưng U-23 thua còn là sự yếu kém của ông Riedl nữa. U-23 Myanmar đâu phải là đội bóng đáng để chúng ta chọn lối chơi "tử thủ" để chờ vào những quả penalty may mắn? Một U-23 với những cầu thủ yếu về thể lực và tâm lý thì có bao giờ thắng được trong những cuộc "cân não"? Đó là điều không thể.

Và sau khi kết thúc SEA Games 24 này Liên đoàn BĐVN nên chấm dứt hợp đồng với ông Riedl và có chiến lược dài hơi hơn, không nên mỗi năm tuyển một ông HLV ngoại mới chỉ để: "mục tiêu quan trọng nhất của bóng đá Việt Nam trong năm nay là SEA Games hoặc AFF Cup".

Bảo Thạnh (TP.HCM, baothanhcntp@yahoo.com) viết: "Để xem ông Riedl trả lời về thất bại này như thế nào. Mà đội tuyển đâu phải thất bại ở trận này, từ trận gặp Lào coi như đã thất bại hoàn toàn rồi. Không biết ông Riedl có nói: Thất bại trên chấm 11m là do ta kém may mắn không nhỉ? Không có gì để bàn luận về đội tuyển nữa, một lối đá vô hồn, không có bản sắc. Niềm tin vào đội tuyển đã là con số 0 sau trận gặp Lào. Gìơ tôi muốn xem những người có trách nhiệm giải thích thế nào về thất bại này".

Nguyễn Khắc Thoại (Đồng Tháp, khacthoai0682hv@yahoo.com.vn): "Thất vọng... thất vọng.... Hàng triệu con tim có lẽ rất buồn mà cái buồn đó không sao giải thích đuợc, con tim đã từng bị tổn thuơng đã từng tha thứ...và rồi lại phải hứng chịu nỗi thất vọng và chờ đợi. Bóng đá của chúng ta càng ngày càng đi xuống trong cả tổ chức và chiến thuật.

Có lẽ nên thay vị HLV nguời áo thì có thể có một con đuờng khác tốt đẹp hơn. Bởi sự bảo thủ của ông trong chiến thuật thể hiện rõ nhất trong trận này khi mà ông tăng cuờng hàng hậu vệ. Phòng thủ là chúng ta chịu thua họ một nuớc, chịu sức ép tấn công của đội Myanmar trong khi hàng tiền đạo của chúng ta không phải là thế mạnh thì cơ hội đâu mà có thể thay đổi cục diện trận đấu".

Phí Đình Mạnh (Lào Cai, phidinhmanhhanoi@yahoo.com) đề nghị: "Ông Riedl nên rời khỏi cương vị huấn luyện viên. Sau nhiều năm gắn bó với bóng đá Việt Nam nhưng tôi cảm thấy ông vẫn chưa hiểu rõ về bóng đá, tố chất và tâm lý tai Việt Nam.

Ông mang đến hy vong nhưng chắc chắn sẽ mãi chỉ là hy vọng vàng cho Việt Nam. Đã đến lúc chiếc ghế Huấn luyện viên Đội tuyển Việt Nam cần thay đổi vì ông Riedl đã hết võ rồi, các món kỹ chiến thuật của ông cũng đã không còn tính hiệu quả nưa. Tại sao chúng ta không đặt niềm tin vào huấn luyện viên nội nhỉ. Ông Mai Đức Chung chẳng hạn".


Mai Hoàng Đức (hoangducmai@yahoo.com) nói: "Tôi không nghĩ tôi thất vọng trước lối đá của ĐT U-23 VN chiều nay. Vì nỗi thất vọng đó đã có từ rất lâu khi xem ông Riedl dẫn dắt đội tuyển. Có thể sẽ có những thanh minh cho việc thất bại ở mùa SEA Games này như đội tuyển phải tham gia quá nhiều giải giao hữu, chính thức; V-League đã vắt kiệt sức các cầu thủ; bóng đá VN không sản sinh nhân tài, cầu thủ VN không chuyên nghiệp, không tuân thủ đấu pháp,...

Chiều nay, trước trận BK, tôi nghe 1 thông tin mà tôi không hiểu về độ chính xác của nguồn tin đến mức nào: LĐBĐ VN đang dự kiến ký tiếp hợp đồng với HLV Riedl. Chỉ cần nghe thôi đã thấy nản.Những vị lãnh đạo Liên đoàn đang nghĩ gì khi đội tuyển dưới thời trợ lý HLV Mai Đức Chung lại có lối đá hấp dẫn , hiệu quả hơn dưới tay ông HLV trưởng? Hãy vì sự tiến bộ của bóng đá Việt Nam".

guyễn Mạnh Hùng (Hải Dương) cũng thẳng thắn đề nghị: "Tôi là người hâm mộ bóng đá Việt Nam, tuy nhiên tại SEA Games 24, chúng ta đã thể hiện quá yếu kém. Cần phải thay đổi nhà cầm quân, chúng ta đã đầu tư rất nhiều cho bóng đã nhưng kết quả chúng ta đã được đón nhận tất cả như chiều nay sao?".

Hoàng Hải Thành (Vũng Tàu, thanh.hh@pvgas.com.vn): "Đội tuyển được đánh giá là già dặn nhất khu vực trong SEA Games năm nay chỉ đem đến cho người hâm mộ những thất vọng ê chề và cả những đau đớn. Lỗi do ai? Do các cầu thủ?? Đúng vậy, thiếu quyết tâm, không mầu cờ sắc áo. Đánh mất mình. Nhưng tội to nhất do ai??? VFF, đúng vậy! LĐ đã giữ quá lâu một nhà cầm quân hết sức bảo thủ và đã" hết bài" từ lâu.

Một HLV mà gần chục năm với bóng đá VN chỉ có một bài 4-4-2. Chấm dứt hợp đồng đi, ngay lập tức, còn nếu sợ bị phạt HĐ thì nên để ông ta ngồi chơi và để ông Chung cầm đội nốt trận còn lại xem sao???".

Trần Quang Minh(Đà Nẵng, Cutun_339@Yahoo.Com): "Không có gì khiến chúng ta phải luyến tiếc cả. Các "tuyển thủ Olympic VN" nên về nước sớm để khỏi thua bẽ mặt trước người Thái trong trận chung kết. Họ ko xứng đáng khoác lên mình chiếc áo đỏ. Một lối đá vô hồn, ko có bất kì đường nét nào. Có lẽ, bóng ma SEAGames 23 đã quay trở lại".

Nguyễn Anh Tứ (TP.HCM, anhtuqn1982@yahoo.com) nói đầy mỉa mai: "Tôi không dám bàn về chiến thuật của đội VN hôm nay vì tôi không phải là chuyên gia bóng đá. Thế nhưng nếu tôi là ông Riedl thì khỏi cần phải chọn cầu thủ đá tiền vệ chi cho nhức đầu. Cứ sắp đội hình 8 hậu vệ + Công Vinh và Thanh Bình. Nếu xếp đội hình như thế thì đảm bảo sẽ thủ tốt hơn hiệp 2 trận vừa rồi.

Tôi là người rất yêu đội tyển nhưng tôi sẽ không xem đội tuyển nữa nếu ông Riedl vẫn còn tại vị. Có muốn xem đá banh thì cuối tuần đến mấy sân bóng nghiệp dư xem. Tôi đảm bảo là hay và thù vị hơn nhiều".

Tuấn Kiệt (Khánh Hòa, trongtk2305@gmail.com) viết: "Nhìn đội U-23 VN thi đấu ngày hôm nay với Myanmar mà cứ ngỡ như đang thi đấu với Nhật. Đặc biệt là trong hiệp 2, chúng ta liên tục bị ép sân phải lui về phòng ngự, khi có được bóng là những đường chuyền dài vô nghĩa, chỉ được vài điểm sáng của những cá nhân như Công Vinh, Vũ Phong... nhưng đó là chưa đủ.

Chúng ta đã thua một cách xứng đáng, có lẽ HLV Riedl chẳng có gì để biện minh cả, không thấy sự tích cực nào đáng kể trong việc điều chỉnh chiến thuật của ông .... Thật quá đáng thất vọng so với sự đầu tư cũng như niềm tin của người hâm mộ!!!".

Thư của bạn Dương quang Thắng (Gia Lâm, hoangtuthanh_london@yahoo.com): "Liệu có thể để HLV Riedl dẫn dắt VN khi mà chúng ta thất bại phải nói quá cay đắng. Cả trận đấu, ngoài 1 số tình huống xuống biên thì còn lại là những pha bóng thiếu chính xác mà cụ thể là những đường chuyền dài lên cho 2 tiền đạo. Thử hỏi làm sao có thể thắng được. Đây không phải là trận đầu tiền mà các trận trong suốt giải đấu đều vậy. Nói tóm lại là HLV Riedl nên ra đi".

Hoàng Hải Thành (Vũng Tàu, thanh.hh@pvgas.com.vn): "Tại sao BHL lại thay đổi lối chơi trong hiệp 2 khi mà hiệp 1 đá rất khởi sắc và thể hiện được bản lĩnh của đội tuyển? Chiến thuật sai lầm xuất phát từ một HLV bất tài và bảo thủ. VFF và Riedl là 2 nguyên nhân giết chết bóng đá VN, làm đau lòng NHM và biến các cầu thủ thành những kẻ kém cỏi. Sự thực này bao giờ được nhìn nhận và thay đổi? Có ai chia sẻ cùng tôi không? Một CĐV đang rất đau khổ".

Bạn Phương Văn (TP.HCM, dragon_v88@yahoo.com.v): "Thật thất vọng, màn trình diễn kém cõi của đội O.VN có lẽ trách nhiệm lớn nhất thuộc về BHL, yếu kém về chiến thuật, bảo thủ, và không có khả năng đọc trận đấu. Olympic VN đã chinh chiến nhiều đấu trường, gặp những đối thủ lớn, nhưng lại bị tâm lí, thật khó hiểu. Đã đến lúc Riedl nên ra đi và thất bại này cần được mổ xẻ".

Thế Anh (Cầu Giấy, kevotinh_228104@yahoo.com) nói: "Từ trước đến nay tôi không có ý kiến gì với ông Riedl nhưng hôm nay tôi không thể chịu được lối đá vô hồn, đơn giản như thế được. Chúng ta không thể đổ lỗi tập thể đựơc, phải có nghiêm túc xem xet lại vấn đề. Đăc biệt là ban huấn luyện.

Ba trận đấu cuối chúng ta làm gì thế, tôi không hiểu, đây là nỗi đau của cả dân tộc. Khi đội tuyển thất bại thì hơn 80 triệu người dân Việt Nam bị rỉ máu con tim, liệu rằng sau thất bại này thì ai còn tin đội tuyển Việt Nam nữa. Liên Đoàn bóng đá Việt Nam phải có cuộc họp kiểm điểm lại toàn bộ giải lần này".

Thế Huy (buithehuy@yahoo.com) giọng đầy bức xúc: "Chúng ta đã sai lầm khi giao số phận đội tuyển VN cho ông thầy người Áo. Đã bao năm rồi, chỉ toàn là "giáo án cũ mèm" so với các nước khác, ông ấy không bị "bắt bài" mới là chuyện lạ!

Chúng ta chỉ đổ lỗi cho cầu thủ, nhưng chúng ta lại qúa nể vị thầy ngoại mà không dám "cho ông ấy ngồi ghế dự bị" Hãy nhìn nhận thực tế và sa thải huấn luyện viên người Áo ngay trước khi người hâm mộ bóng đá VN quay lưng lại với độ tuyển nhà. Hãy mạnh dạn sử dụng huấn luyện viên khác phù hợp với đội tuyển "không ra gì" của chúng ta trước khi qúa muộn".

Đó cũng là ý kiến của Tran Van Luu (Đà Nẵng): "Đã qua 8 năm làm việc cùng bóng đá Việt Nam nhưng tôi không bao giờ thấy điều gì mới mẻ tư ông ấy. Tôi cũng như bao người khác rất hâm mộ bóng đá Việt Nam. Nhưng dưới bàn tay ông Riedl, tôi quá chán tôi quá thất vọng. Đã đến lúc chấm dứt triều đại ông Riedl".
 
Ngày 12/12: Ngày của anh em nhà Hùng - Cường​


Thêm 11 HCV ở ngày thi đấu 12/12, TTVN sau ngày thi đấu thứ 6 của Đại hội giành được 57 Vàng, tiếp tục duy trì vị trí thứ 2 trong bảng tổng sắp. Đáng ra, con số ấy sẽ là 58, nhưng 1 Vàng của Pencak Silat VN đã không được BTC trao!


Cũng trong ngày này, Taekwondo có một sự kiện đáng nhớ: cả 2 anh em Nguyễn Văn Hùng - Nguyễn Trọng Cường đều mang Vàng về cho tổ quốc đúng như lời hứa trước giờ lên đường. Đây cũng là 2 Vàng đầu tiên của Taekwondo VN trong ngày ra quân.

Pencak Silat: Thua

Nhà thi đấu Sung Noen (Nakhon) đã trở thành điểm nóng đầu tiên của đoàn TTVN trong ngày thi đấu này với những trận chung kết đối kháng môn Pencak Silat.

daido.jpg

Đinh Công Sơn (đai đỏ) để mất chức VĐ hạng cân 75kg​

Với sự có mặt của 9 võ sỹ trong ngày thi đấu cuối, Silat Việt Nam tràn đầy hy vọng sẽ làm nên cơn mưa Vàng và đúng như dự báo, nó đã đến từ rất sớm.

9h15 phút, Trần Văn Toàn đánh bại Supiantoro (Indonesia) 4-1 để giành tấm HCV hạng 55kg.

9h45, đến lượt Lê Thị Hồng Ngoan chứng tỏ vị thế của nhà VĐTG khi vượt qua 1 võ sỹ của quê hương Silat Indonesia là Endah cũng bằng tý số 4-1 để lên ngôi vô địch hạng trên 65kg nữ.

Đáng tiếc là trong 2 trân chung kết còn lại của buổi sáng, nhà vô địch SEA Games hạng 75kg Đinh Công Sơn đã thua Rafili (Singapore) 0-5 và Vũ Thế Hoàng thau Rony (Indonesia) cùng tỷ số ở hạng 80kg nam nên chỉ có HCB.

Mọi hy vọng của Pencak Silat - một trong những thế mạnh hàng đầu của TTVN được dồn sang buổi chiều với 4 trận chung kết còn lại, thế nhưng các võ sỹ của chúng ta chỉ có được thành công duy nhất ở hạng 55kg nữ.

Tấm HCV thứ 3 thuộc Thu Hồng khi cô đánh đại đối thủ Indonesia ROSMAYANI với tỷ số 3-2 trong trận chung kết.

Còn lại là đều thua. Lê Ngọc Tân thua CHAIWAT (Thái Lan) 1-4 ở hạng 65kg nam; Nguyễn Duy Chiến thua MAHLEE (Thái Lan) 1-4 ở hạng 70kg; Phương Thúy thua nốt NI NYOMAN (Indonesia) 2-3 trong trận chung kết hạng 65kg nữ.

Rất may là chỉ tiêu 4 Vàng của đội tuyển Silat đã được "cứu" vào phút cuối khi Nguyễn Thanh Quyền lên ngôi vô địch ở hạng trên 80kg nam. Thế nhưng theo những thông tin mới nhất, PV của chúng tôi từ Thái Lan báo về thì hiện chiếc HCV của Quyền vẫn chưa được tính vào trong bảng tổng sắp HC của TTVN do gặp một số trục trặc.

Nhưng ngay cả giành thêm HCV này thì Pencak Silat Việt Nam vẫn không lặp lại được kỳ tích 7 HCV ở Philippines 2 năm trước.

Không những thế Silat Việt Nam còn mất luôn ngôi đầu khu vực vào tay Indonesia. Một kết quả chẳng ai ngờ tới nếu nhìn vào thực lực của chúng ta, bất chấp việc có những trận chung kết của võ sỹ Việt Nam đã bị ảnh hưởng bởi cách điều hành của trọng tài. Đơn giản, xưa nay, Pencak Silat vẫn bị ép... nhưng vẫn thành công, trừ lần này....

Karate
: Kết thúc ngày đầu tiên với 2 HCV

Đi đầu trong ngày khai cuộc của Karate, Nguyễn Hoàng Ngân với biệt danh nữ hoàng Kata khu vực được đặt rất nhiều kỳ vọng sẽ mang về tấm HCV đầu tiên, nhưng chung cuộc chỉ là ngôi á quân.

Tại vòng tứ kết Ngân thắng dễ Norasetkul (Thái Lan) 5-0 và cũng là tỷ số đó ở bán kết khi vượt qua Hasanah (Indonesia) để đối mặt với đối thủ số 1 trong khu vực Lim Lee Lee (Malaysia).

Và ở trận chung kết căng thẳng này, Hoàng Ngân đã thua với tỷ số sít sao 2-3. Đây được xem là thất bại đáng tiếc thứ 2 của võ sỹ này kể từ tấm HCV ASIAD 15.

Đội Kata nam cũng chỉ giành HCB sau khi thua 2-3 trước Indonesia trong trận chung kết. Tuy nhiên, ở phần cuối của cuộc thi Kata, đội nữ Việt Nam trong đó có cả Hoàng Ngân đã trả được món nợ trước Malaysia ở trận chung kết để có tấm HCV đầu tiên.

Karate bắt đầu buổi chiều ngày thi đấu thứ nhất bằng các trận đấu trong nội dung Kumite (đối kháng).

Và trong buổi thi đấu này, nhà vô địch ASIAD hạng dưới 48kg nữ Vũ Thị Nguyệt Ánh đã chứng minh được đẳng cấp của mình khi lần lượt đánh bại các đối thủ: Lào, Malaysia ở tứ kết, bán kết.

Trong trận chung kết với PRIHASTUTI (Indonesia), Nguyệt Ánh đã thi đấu xuất sắc để giành ngôi vô địch với tỷ số sít sao 1-0.

Vào cuối buổi chiều, có thêm 2 võ sỹ Việt Nam nữa vào chung kết Kumite nam, nữ, nhưng đều chỉ giành được HCB.

Đó là Phạm Hoài Long ở hạng 55kg nam và Đào Thị Tú Anh hạng 53kg nữ.

Judo:

Sau HCV của Văn Ngọc Tú (48kg) trong ngày ra quân, thì chiều nay, đến lượt võ sĩ Nguyễn Thị Kiệu giành chức vô địch ở hạng cân 57kg nữ sau khi thắng VĐV Myanmar Thandar Win trong trận CK.

Ngay sau đó, niềm vui tiếp tục đến với Judo VN, và người giành Vàng lại là một nữ VĐV! Ở hạng cân 52kg, vượt Pongchaliew Om (Thái Lan) trong cuộc đọ sức cuối, Trần Thị Bích Trầm cũng đã được hưởng niềm vui đăng quan.

nguyenvanhung.jpg


Võ sĩ Nguyễn Văn Hùng lần thứ tư liên tiếp vô địch SEA Games

Taekwondo: Anh em nhà Hùng - Cường đều giành Vàng

Đúng như lời hứa trong ngày lên đường, hai anh em nhà họ Nguyễn: Nguyễn Văn Hùng và Nguyễn Trọng Cường đều đã mang Vàng về cho tổ quốc.

Trong hạng cân 82kg nam, trước đối thủ Philippines Briones Alexander, Nguyễn Trọng Cường luôn trong tư thế dẫn điểm và chung cuộc, anh thắng 8-5, mang về chiếc HCV đầu tiên cho taekwondo VN.

Ngay sau đó, đến lượt người anh - Nguyễn Văn Hùng, và cũng không ngoài dự đoán, võ sỹ kỳ cựu này đã vượt qua đối thủ chủ nhà Tuchasabut Nopporn với tỷ số áp đảo 5-0 để lần thứ 4 liên tiếp vô địch SEA Games hạng cân 84kg.

Canoeing: Mở hàng với 1 HCV - 1 HCB

Tham dự cả 5 nội dung thi trong ngày thi đấu đầu tiên tại SEA Games 23, Canoeing Việt Nam ngay lập tức hoàn thành chỉ tiêu khi giành được HCV - 1 HCB.

Tấm HCV thuộc nội dung Canoe đôi nam (C2) 1.000m khi đôi Lưu Văn Hoàn/Trần Văn Long về nhất với thành tích 3:44.250, trên đôi Indonesia và Thái Lan.

Tại nội dung Kayak đôi nam (K2) 1000m, cặp Nguyễn Thanh Quang/Nguyễn Văn Chi về nhì sau đôi Thái Lan với thành tích 3:29.420.

Bắn cung: HCV trong ngày cuối

Cuối cùng thì vào ngày thi đấu cuối của Đại hội, bắn cung Việt Nam cũng đã có tấm huy chương đầu tiên và khá thú vị đó lại là tấm HCV!

Trong cuộc thi sáng nay, đội cung 3 dây Việt Nam (Chí Ba/Thanh Tuấn/ Tiến Cường) đã đánh bại Malaysia ở bán kết và thắng tiếp Indonesia ở chung kết để đăng quang ngôi vô địch.

Cử tạ: HCĐ hạng 75kg nữ

Ngày thi đấu cuối của môn cử tạ bắt đầu với hạng 75kg nữ và Nguyễn Thị Phương Loan đã giành HCĐ bằng tổng khối lượng tạ là 217kg (cử giật 95kg - cử đẩy 122kg). VĐV Indonesia giành HCV có thành tích chung là 234kg.

Quyền Anh:

Ngày hôm nay đã diễn ra các trận chung kết của nữ và quyền Anh Việt Nam chỉ có duy nhất Vũ Thị Hải Yến góp mặt trong hạng 46kg.

Tuy nhiên, trước đối thủ chủ nhà là Ngamlam, Hải Yến đã thua và chỉ có tấm HCĐ. Vắng mặt trong các trận chung kết nam, quyền Anh Việt Nam đã kết thúc SEA Games 24 với 1 HCB - 9 HCĐ.

Cầu mây: Regu nữ Việt Nam lại thua Thái Lan

Tái ngộ trong trận chung kết regu nữ vào chiều nay, nhưng cầu mây Việt Nam không thể làm nên kỳ tích ASIAD 2006 khi để thua nhanh Thái Lan 0-2 (17/21; 15/21) và đ ứng ngôi á quân. Đội Regu nam cũng thua Thái Lan 0-2 ở bán kết nên chỉ có HCĐ.

Nhảy cầu: Hoàng Thanh Trà giành HCĐ

Trong nội dung đầu tiên của môn nhảy cầu - cầu mềm 3m nữ, Hoàng Thanh Trà với 300.80 điểm xếp thứ 3 để giành HCĐ sau VĐV Philippines và Malaysia.

Bóng ném: Đội nam cũng chỉ có HCB

Đối thủ của đội bóng ném nam Việt Nam ở ngày thi đấu cuối cũng là Thái Lan, và dù là thể thức thi đấu vòng tròn tính điểm, nhưng do đều giành 2 trận thắng nên đây chính là trận chung kết.

Kết quả đội nam Việt Nam đã thua sít sao 30-26 (14/12,16/14) sau 2 hiệp để giống như đội nữ chỉ có tấm HCB.

Cầu lông: Nguyễn Tiến Minh tiến vào bán kết

Tại vòng tứ kết đơn nam, cây vợt số 1 Việt Nam là Nguyễn Tiến Minh đã có cuộc lội ngược dòng đẹp mắt để đánh bại cây chủ nhà Sapkulchananart Poompat với tỷ số 2-1 (18/21; 21/13; 21/18).

Tại vòng bán kết diễn ra vào hôm nay, Tiến Minh sẽ đối mặt với cựu số 1 thế giới, cây vợt nổi tiếng người Indonesia Hidayat Taufik. Tại các nội dung đôi, các cây vợt Việt Nam đã bị loại hết.

Billiards & Snooker:

Vượt qua vòng tứ kết, nhưng lại dừng bước ở bán kết đôi nam Việt Nam phải tranh HCĐ với đôi chủ nhà Thái Lan ở nội dung Billiards Anh. Thuua 0-3, đôi Việt Nam chỉ xếp hạng 4.

Tay cơ Lương Quang Trung cũng dừng ở vòng 1 nội dung Pool 9 bóng đơn nam, trong khi Lương Chí Dũng được miễn để vào thẳng tứ kết.

Bóng chuyền:

- Bãi biển: Đôi Loan/Hồng đã thi đấu trận cuối trong khuôn khổ vòng loại bảng B nữ và thua Philippines 0-2 nên chỉ xếp hạng chung cuộc 5/7.

- Trong nhà: đội nam Việt Nam đã có trận thắng dễ dàng trước Lào với tỷ số 3-0 (25/18; 25/15; 25/19) để vươn lên dẫn đầu bảng. Như thế, chắc chắn đội nam sẽ vào chung kết.

Golf:

Tại vòng loại thứ 3, đội nam Việt Nam vẫn đứng hạng 7/8 với 658 điểm. Thứ hạng cá nhân cao nhất là của Nguyễn Văn Thống hạng 13.

Bi sắt:

Đội nam 3 người Việt Nam dù thua Thái Lan và Campuchia, nhưng nhờ vượt qua Lào, Malaysia và Philippines ở vòng xếp hạng nên đã có mặt trong vòng bán kết diễn ra hôm nay.

Đội nữ còn xuất sắc hơn khi chỉ thua duy nhất Thái Lan ở vòng ngoài và sẽ gặp Philippines (đội chúng ta đã thắng 13-1) ở bán kết.

Quần vợt:

Trước cặp đôi nam-nữ chủ nhà có đẳng cấp chuyên nghiệp, đặc biệt là cây vợt nữ Tanasugarn đã đạt đến tầm thế giới, việc cặp đôi số 1 Việt Nam là Minh Quân/Mai Huỳnh thua nhanh ở vòng tứ kết cũng là điều dễ hiểu.

Chỉ có điều, đôi Việt Nam thua quá xa và quá đậm 0-2 (1/6; 0/6). Đôi nữ Ngọc Vân/Thuỳ Dung cũng thua ở vòng 1 trước đôi Philippines.

Đua thuyền truyền thống: Đội nữ thuyển 10 người của Việt Nam chỉ xếp trên duy nhất đội Lào để đứng hạng 5/6 ở cự ly 1.000m.
 
Cảm ơn & tạm biệt, Alfred Riedl...

Vậy là cuối cùng, ông cũng ra đi, sau thất bại đắng cay và trong một bầu không khí chẳng còn nhiều sự cảm thông. Dù sao cũng xin cảm ơn ông, vì những đóng góp của ông cho bóng đá VN và vì cả sự tự nguyện hôm nay.

images1465914_ritdo.jpg

1. Chiều 11/12, một buổi chiều u ám ở Nakhon Ratchasima.

Olympic VN gục ngã trước Myanmar sau những loạt "đấu súng", và trên khán đài, người ta khóc vì niềm tự hào bị tổn thương, người ta kêu gào đòi ông Riedl từ chức...

Ông nghe thấy hết và nhìn thấy hết.

Tối 11/12, có lẽ là một buổi tối dài nhất trong đời cầm quân của ông. Lãnh đạo VFF thiết lập gấp một cuộc "trò chuyện" về tương lai sau khi ông khẳng định "không rời ghế" tại buổi họp báo.

Và ông hiểu hết.

Sáng hôm sau, lá đơn từ chức được ông gửi đi. Dường như tất cả chỉ chờ có thế.

Buổi trưa 12/12, ông gặp gỡ các học trò để nói lời chia tay. Nhiều người khóc, nhiều người bịn rịn... Nhưng "bóng đá là như vậy" - "Mr lịch lãm" nén nỗi buồn, lặng lẽ rời đại bản doanh về Bangkok.

Chấm dứt triều đại thứ 3 của Alfred Riedl tại Việt Nam!

2. Tiếc thay, đó là một kết cục quá phũ phàng, nếu đem nó ra so với tất cả những gì ông Riedl đã cống hiến cho bóng đá Việt Nam.

Khi một ĐT Olympic vô hồn và kém cỏi dưới tay Riedl sớm tuột chỉ tiêu vàng, giọt nước cuối cùng đã tràn ly, và người ta chẳng có lý do gì để còn nhớ đến ông với những thành tích tại Tiger Cup 98, các kỳ SEA Games sau đó hay bước thăng hoa tại ASIAN Cup cũng như vòng loại Bắc Kinh 2008.

Người ta chỉ còn nghĩ đến những giải pháp làm sao để rũ bỏ ông hợp lý nhất và ít thiệt thòi về kinh tế nhất.

Liệu có ai đó cảm thấy đau không khi người phát ngôn của VFF tự tin tuyên bố rằng "VFF đã có rất nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết những trường hợp như thế này"?

Kinh nghiệm sẽ giúp VFF tiết kiệm được cả chục ngàn đô la tiền đền bù, giúp ông Riedl ra đi với tư cách người tự nguyện thôi việc chứ không phải bị sa thải... Tóm lại là một sự đồng thuận cả về danh lẫn lợi!

Nhưng kinh nghiệm liệu có giúp chúng ta làm được một cái gì đó để vớt vát lại thể diện tại SEA Games lần này hay không?

3. Câu hỏi này phụ thuộc vào ông Mai Đức Chung. Người chuyên đóng thế, nay lại thêm một lần nữa làm "cassadeur".

Ông Chung nói ông bất ngờ khi Riedl thôi việc. Điều ấy có thể hơi khó tin.

Nhưng ông Chung nói ông rất buồn khi phải chia tay Riedl, điều đó là thành thực. Không riêng ông Chung, mà hầu như tất cả các thành viên của ĐT Olympic đều có chung cái cảm giác hụt hẫng khi phải thay "thuyền trưởng" giữa dòng.

Với rất, rất nhiều người, Riedl có thể không thuyết phục họ về mặt chuyên môn, nhưng về mặt con người thì ông rõ ràng là một nhân cách lớn.

Lớn từ cách làm việc nghiêm túc và chuyên nghiệp. Lớn từ cách giao tiếp với mọi người, nhã nhặn và lịch thiệp. Lớn từ tấm lòng từ thiện, thể hiện qua những hành động nhỏ nhất, thầm lặng nhất...

Duy có điều, trên sân bóng, ông không phải người "máu lạnh" mà bóng đá Việt Nam khao khát để đem lại những thành công. Càng tồn tại lâu, những nhược điểm của ông càng lộ rõ, đến mức người ta phải gọi ông là "Mr bảo thủ".

4. Khi đó thì mọi cố gắng, mọi sự kiên định của ông sẽ chỉ mang lại sự khó chịu nhiều hơn là niềm tin. Thậm chí đã có không ít kẻ muốn vin vào sự cố xảy ra với quả thận của ông để "giải tán" ông như một chướng ngại, một vật cản cho sự tiến bộ của bóng đá Việt Nam.

Và chắc chắn sẽ có những kẻ hả hê khi Rield rời Nakhon Ratchasima không kèn không trống.

Sự thật không thể chối bỏ được, là ông Riedl xứng đáng ra đi vào thời điểm này. VFF có lý của họ, khi họ đã trao toàn quyền cho ông Riedl, từ nhân sự đến chiến thuật... Nhưng ông đã sử dụng quyền đó không hợp lý, và thất bại

Người hâm mộ cũng có lý của họ, khi họ dành trọn niềm tin yêu, hy vọng cho ĐT Olympic, để rồi đổi lại, chỉ nhận về những giọt nước mắt đắng cay...

Nhưng hãy đừng coi Riedl là nguyên nhân duy nhất khiến bóng đá Việt Nam thất bại tại SEA Games 24, dù ông có thể là nguyên nhân lớn nhất.

Và trước khi tạm biệt ông, xin cảm ơn những gì ông đã làm cho bóng đá Việt Nam dù khát vọng lớn nhất vẫn chưa thành hiện thực!
 
Bảng vàng thành tích của đoàn TTVN
(tính đến hết ngày 12/12)

1. Bắn súng (đồng đội) 10m súng ngắn nam
2. Bắn súng (đồng đội) 25m súng ngắn nữ
3. Nguyễn Thu Vân (bắn súng) 25m cá nhân nữ
4. Súng ngắn (đồng đội) ổ quay nam
5. Hoàng Xuân Vinh (bắn súng) ổ quay nam
6. Đồng đội súng trường 3 tư thế nam
7. Duy Hoàng (bắng súng) súng trường 3 tư thế nam
8. Thu Hà - Bá Đông (Aerobic)
9. Nguyễn Thị Thanh Huyền (xe đạp băng đồng nữ)
10. Trương Thanh Hằng (điền kinh, 1.500 nữ)
11. Vũ Thị Hương (điền kinh, 100m nữ)
12. Phạm Thị Huệ (vật tự do, 51kg nữ)
13. Mẫn Bá Xuân (vật tự do, 74-84kg)
14. Đặng Thị Vân (vật tự do, 48kg nữ)
15. Rowing (Thanh Bình - Đình Huy)
16. Trương Thanh Hằng (điền kinh, 800m nữ)
17. Nguyễn Đình Cương (điền kinh, 800m nam)
18.Nghiêm Thị Giang (vật, 55kg nữ)
19. Bùi Thị Nhung (nhảy cao)
20. Lương Thị Quyên (vật tự do, 59kg)
21. Vũ Văn Huyện (điền kinh, 10 môn phối hợp)
22. Nguyễn Thị Lệ Dung (đấu kiếm)
23. Nguyễn Hữu Việt (bơi lội, 100m ếch nam)
24. Vũ Trà My (wushu, trơờng quyền nữ)
25. Phạm Đức Kháng (vật, 55kg nam)
26. Nguyễn Doãn Dũng (vật, 66kg nam)
27. Bùi Tuấn Anh (vật, 60kg nam)
28. Đỗ Hữu Cường (kiếm 3 cạnh cá nhân nam)
29. Dương Anh Vũ (Carom 1 băng nam)
30. Vũ Thùy Linh (wushu, nam quyền nữ)
31. Nguyễn Thị Thiết (cử tạ, 63kg nữ)
32. Nguyễn Thị Bích (wushu, tán thủ -48kg nữ)
33. Phạm Anh Yên (wushu, tán thủ 56kg nam)
34. Nguyễn Thuý Ngân (wushu, tán thủ 52kg nữ)
35. Nguyễn Văn Tuấn (wushu, tán thủ 65kg nam)
36. Phan Thị Hà Thanh (TDDC, nhảy ngựa nữ)
37. Nguyễn Minh Tuấn (TDDC, vòng treo nam)
38. Đồng đội kiếm chém nữ
39. Nguyễn Hà Thanh (TDDC, xà kép)
40. Đỗ Thị Ngân Thương (TDDC, cầu thăng bằng)
41. Phạm Phước Hưng (TDDC, xà đơn)
42. Vũ Tâm/Thị Nhu (bi sắt, đôi nam nữ)
43. Nguyễn Đình Cương (điền kinh, 1.500m)
44. Phạm Văn Mách (thể hình, 55kg)
45. Văn Ngọc Tú (Judo, 48kg)
46. Vũ Thị Hương (điền kinh, 200m)
47. Trần Văn Toàn (pencak silat, 55kg)
48. Lê Thị Hồng Ngoan (pencak silat, 65kg nữ)
49. Văn Hoàn/Văn Long (canoeing, đôi nam)
50 Bắn cung (đồng đội nam)
51. Karate (đồng đội kata nữ)
52. Vũ Thị Nguyệt Ánh (karate, Kumite nữ)
53. Nguyễn Thị Kiệu (Judo, 57kg nữ)
54. Trần Thị Bích Trầm (Judo, 52kg nữ)
55. Thu Hồng (Pencak silat, 55kg nữ)
56. Nguyễn Trọng Cường (taekwondo, 82kg nam)
57. Nguyễn Văn Hùng (taekwondo, 84kg nam)
58. Nguyễn Thanh Quyền (pencak silat, 80kg nam)
 
Nữ Việt Nam - Thái Lan: Chờ chiếc vương miện thứ 4


HCV bóng đá nữ SEA Games 24 là cuộc chiến giữa thế lực mới nổi Thái Lan với nhà vô địch Việt Nam đang nỗ lực tìm lại vinh quang. Sẽ có chiếc vương miện thứ 4 cho các cô gái của chúng ta?


Tất cả người hâm mộ Việt Nam đều tin tưởng vào điều đó, cho dù chúng ta chưa bao giờ gặp nhiều khó khăn đến vậy khi đối đầu với các cô gái Thái tại một kỳ SEA Games.

Thái Lan đã có một niềm tin sắt đá khi bước vào giải đấu lần này. Họ từng vượt qua chúng ta với những tỷ số rất đậm 3-0 và 5-0, có thể coi là một khoảng cách an toàn về trình độ và đẳng cấp.

Họ cũng đã chuẩn bị vô cùng kỹ lưỡng cho kỳ SEA Games 24 mà họ là chủ nhà. Một lứa cầu thủ nữ được trui rèn thầm lặng trong gần 3 năm qua, giờ được tung ra để chờ ngày "hái quả".

Tuy nhiên, chúng ta có một thế mạnh là truyền thống, và không thể phủ nhận rằng chỉ sau vài tháng nắm quyền, HLV Trần Vân Phát đã thổi một luồng sinh khí mới cho ĐT nữ Việt Nam.

Điều quan trọng nhất mà ông HLV họ Trần làm được, đó là nâng cao thể lực. Trong tất cả các cuộc đối đầu với Myanmar, kể cả thời vàng son của Ngọc Mai, Minh Nguyệt..., chưa bao giờ chúng ta vượt trội họ về sức. Nhưng tại SEA Games này, chúng ta đã "bền" hơn Myanmar trong cuộc chạy đua đường trường 120 phút.

Chiến thắng ở bán kết vô cùng ý nghĩa. Nó xoá tan bao hoài nghi về sự xuống cấp của ĐT nữ VN trong khu vực, bởi danh chính ngôn thuận, Myanmar đang là ĐKVĐ ĐNÁ, giải đấu mà họ từng đánh bại Thái Lan ở chung kết sau những loạt đá 11m.

Bây giờ, gặp lại Thái Lan là cơ hội cực lớn để thầy trò HLV Trần Vân Phát "rửa" sạch các món nợ trước đây. Và các cô gái VN cũng phải đá vì niềm tự hào dân tộc, kiêm luôn cho cả đội nam đã thúc thủ đầy đau đớn.

Trên chuyến xe chở đội tuyển Olympic VN về làng VĐV chiều 11/12, các cô gái tuyển nữ ngồi nín thinh. Họ không biết làm thế nào, và có lẽ là cũng không thể an ủi những đồng nghiệp nam. Họ chỉ biết siết chặt tay nhau trước khi bước vào trận đánh cuối cùng.

Đó sẽ là trận đánh mà tất cả các vị trí đều phải vào cuộc với hơn 100% phong độ. Không khác lắm so với Myanmar, Thái Lan có hàng công rất đáng sợ, và có lẽ cựu binh Mai Lan sẽ lại phải gánh trách nhiệm "chăm sóc" chiếc "đầu tàu" Suphaphon ở khu vực giữa sân.

Do bị phồng rộp ở bàn chân, Ngọc Châm chưa chắc đã có suất trong đội hình chính. Nếu vậy, Minh Nguyệt nhiều khả năng được đá chính, dù BHL muốn sử dụng cầu thủ mạnh mẽ này cho những khoảnh khắc quyết định về cuối trận hơn.

Về cơ bản, đội hình vừa đánh bại Myanmar sẽ không có nhiều xáo trộn. Chúng ta sẽ tiếp tục đánh bại Thái Lan (như thường lệ ở các kỳ SEA Games) để giành chiếc vương miện thứ 4, tại sao không?

Đội hình dự kiến:


Việt Nam
: Kiều Trinh, Ngọc Anh, Đào Thị Miện, Thuỳ Linh, Kim Hồng, Nguyễn Thị Hương, Mai Lan, Huyền Linh, Văn Thị Thanh, Kim Chi, Minh Nguyệt

Thái Lan: Waraporn, Sukunya, Darut, Chidtawan, Nisa, Suphaphon, Wilaiporn, Sunisa, Junpen, Pitsamai, Duangnapa.
 
Chiều nay Bóng đá nữ của chúng ta ra sân để tranh chấp vị trí số 1 với tuyển Thái Lan.
Hi vọng các chị thành công và mang về chiến thắng để lấy lại chút niềm vui nơi người hâm mộ sau thất bại của đội tuyển U23.


bongdanu.jpg

Thành công các chị nhé!​

To: Văn Thị Thanh
Anh luôn dõi theo em, hãy cố gắng Thanh nhé. Khi nào về mình lại cùng đi ăn kem được không em?
 
Lịch thi đấu ngày 14/12 của đoàn TTVN:

1. Bóng đá:

-15h30: Tranh HCĐ bóng đá nam: U23 Việt Nam - U23 Singapore

2. Bóng chuyền:
- 15h00: Chung kết bóng chuyền nam: Việt Nam - Indonesia
-17h00: Chung kết bóng chuyền nữ: Việt Nam - Thái Lan.

3. Judo:
- 12h00: hạng trên 100kg nam (Lý Huỳnh Long)
-12h00: hạng dưới 100kg nam (Đặng Hào)

4. Karate:
- 9h30: tứ kết đồng đội Kumite nam: Việt Nam - Philippines
- 13h00: Tứ kết đồng đội Kumite nữ: Việt Nam - Malaysia

5. Taekwondo:

- 10h00: Tứ kết hạng 54kg nam (Nguyễn Hữu Nhân)
- 10h45: Tứ kết hạng 58kg nam (Lê Huỳnh Châu)
- 11h30: Tứ kết hạng 47kg nữ (Nguyễn Thị Bích Ngọc)
- 13h15: Tứ kết hạng 51kg nữ (Đỗ Thị Bích Hạnh)

6. Canoeing:
- 9h00: Chung kết K1 500m nữ (Nguyễn Thị Hà)
- 9h15: Chung kết C1 500m nữ (Hoàng Hồng Anh)
- 9h30: Chung kết K1 500m nam (Trần Hữu Trí)
- 10h00: Chung kết K2 500m nữ (Nguyễn Thị Loan/Nguyễn Thị Mai)
- 10h30: Chung kết C2 500m nam (Lưu Văn Hoàn/Trần Văn Long)
- 10h45: Chung kết K2 500m nam (Nguyễn Thanh Quang/Nguyễn Văn Chi)
- 11h00: Chung kết K4 500m nữ(Hoa/Loan/Duyên/Khanh)

7. Nhảy cầu:
- 10h30: Đôi nam cầu mềm 3m (Nguyễn Minh Sang/Vũ Anh Duy)
- 14h30: Cầu cứng 10m (Nguyễn Minh Sang)
- 16h30: Đôi nữ cầu mềm 3m (Hoàng Thanh Trà/Nguyễn Hoài Anh)

8. Quần vợt:
- 10h00: Bán kết đôi nam (Đỗ Minh Quân/Lê Quốc Khánh)

9. Thể dục nghệ thuật:
- 14h00 đến 16h30: Chung kết toàn năng (Trần Thị Minh Thu, Lưu Hoài Thu)

10. Cầu mây:

- 10h00: Vòng loại đôi nam bảng A: Việt Nam - Indonesia
- 11h00: Vòng loại đôi nữ bảng A: Việt Nam - Lào
- 14h00: Vòng loại đôi nam bảng A: Việt Nam - Thái Lan

11. Đua thuyền truyền thống:

-9h45: Thuyền 10 người nữ cự ly 500m

12. Bowling:

- 10h00 và 13h00: Đôi nam-nữ
 
Tấm HCĐ - không được chờ đợi chút nào trước ngày khai cuộc - bây giờ cũng trở nên quý giá với Olympic VN. Liệu thầy trò HLV Mai Đức Chung có đòi nợ được Singapore để chuộc lỗi với người hâm mộ?

congvinh.jpg
 
Nhật ký SEA Games 24: Cố 1 cho đủ... 65!


Bóng đá nam đến... Đồng cũng chẳng có, chỉ có thêm trận thua vỡ mặt. TTVN quay lại với cái mục tiêu còn lại - Tốp 3 và 65 HCV. Tốp 3 thì chắc rồi, bởi Indonesia với khoảng cách 11 chiếc khó mà đổi kịp, nhưng ... 65 HCV thì vẫn phải chờ.

Tối nay, ngọn lửa SEA Games 24 sẽ tắt để hẹn gặp 2 năm nữa ở Vientiane (Lào) năm 2009. Thế nhưng, ngay trong ngày cuối cùng vẫn có 7 môn thi được tổ chức với 17 bộ huy chương được trao.

TTVN đã mất ngôi á quân vào tay người Mã sau 1 ngày thi đấu không thành công dù đã có thêm 4 HCV khi Taekwondo, bóng chuyền chẳng thể chiếm thêm được ngôi đầu.

Khoảng cách giữa Việt Nam và Malaysia trên thực tế chỉ là 1 chiếc, nhưng nếu căn cứ vào lịch thi đấu cũng như thực lực của 2 đoàn thì chúng ta khó mà đòi lại được ngôi thứ nhì trong bảng xếp hạng.

Cầu mây liệu có làm nên bất ngờ trong ngày cuối cùng? Ảnh: CTV
Cầu mây liệu có làm nên bất ngờ trong ngày cuối cùng? Ảnh: CTV


Đơn giản là bởi người Mã dự tranh nhiều môn hơn, cửa Vàng sáng hơn và họ cũng rất mạnh trong những cuộc tranh tài còn lại ở: nhảy cầu, thể dục nghệ thuật, polo (bóng ngựa)...

Vậy thì TTVN hãy quên ngôi thứ nhì đi để nghĩ đến chiếc HCV thứ 65 (hoặc may mắn thì là hơn thế) như đã hứa trước khi lên đường.

Nó ở đâu? ở đôi nữ cầu mây - nội dung mới được đưa vào SEA Games, trong bối cảnh người Thái đã "no HCV"? hay thể dục nghệ thuật với cuộc thi 4 đơn môn còn lại - môn thể thao 2 năm trước chúng ta đã không có tấm HCV nào?

Hoặc có thể là 2 nội dung nhảy cầu nam cuối cùng, đội tuyển mà phu nhân của Trưởng đoàn TTVN Hoàng Vĩnh Giang đang là HLV trưởng?

Chẳng có thể dự báo mà cũng chẳng nên dự báo nếu cứ nhìn lại bài học cực đau của bóng đá nam. Thế nên chỉ mong là TTVN có đủ... 65 HCV và hoàn tất mục tiêu tốp 3 để vui vẻ mà dự Lễ bế mạc SEA Games 24, rồi về...
 
Lịch thi đấu ngày 15-12 của Đoàn TTVN:

1. Nhảy cầu:

- 9h00: Đơn nữ cầu cứng 10m (Hoàng Thanh Trà, Hoàng Lê Thanh Thúy)
- 10h30: Đôi nam cầu cứng 10m (Nguyễn Minh Sang/Vũ Anh Duy)

2. Thể dục nghệ thuật:

- 14h đến 16h30: Chung kết đơn môn với các bài thi: dây, bóng, chùy, dải lụa (Lưu Thị Hoài Thu, Trần Thị Minh Thu).

3. Cầu mây:

- 10h00: bán kết đôi nữ: Philippines- Việt Nam. 13h30: Chung kết.
 
Ngày 14/12: Ngày của những... mất mát

Dù canoeing và karate góp phần mang về thêm 4 Vàng cho TTVN trong ngày 14/12 thì chúng ta vẫn bị Malaysia soán mất vị trí thứ nhì trong bảng tổng sắp. Cách biệt cũng vì đoàn VN cách chỉ tiêu 1 Vàng!

Việc để "hụt" 1 Vàng so với chỉ tiêu (65 HCV) trong ngày áp chót đã khiến TTVN mất thứ hạng Nhì. Tuy nhiên, đây cũng là điều đã được dự báo trước, bởi nếu càng về cuối, thế mạnh của đoàn VN giảm đi thì Malaysia lại vươn lên mạnh mẽ với nhiều nội dung sở trường.

Trong ngày 14/12, ngoài bóng đá mang đến một "thảm họa" mới thì một số nội dung khác được chờ đợi của TTVN cũng không thể chuyển cơ may thành Vàng. Taekwondo gây thất vọng, Judo cũng không Vàng, trong khi bóng chuyền nam và nữ đều bị khuất phục trong trận chung kết...

Canoeing: Đại thắng trong ngày cuối

Đúng như dự báo, trong 7 nội dung thi đấu chung kết diễn ra trong sáng nay - buổi thi đấu cuối cùng tại Đại hội, Canoeing Việt Nam đã có thêm Vàng và không chỉ là 1 mà tới 2!

Tấm HCV đầu tiên thuộc Trần Hữu Trí ở nội dung K1 500m nam, khi anh về đích đầu tiên với thời gian là 1:51.700 hơn VĐV chủ nhà Thái Lan đúng 20% giây.

Và chỉ sau đúng 1 tiếng, Lưu Văn Hoàn/Trần Văn Long đã về nhất nội dung C2 500m nam với thành tích 1:48.660

Ngoài ra Canoeing còn có thêm 2 HCB của Nguyễn Thị Hà ở nội dung K1 500m nữ; và Nguyễn Thanh Quang/Nguyễn Văn Chi ở nội dung K2 500m nam. Cựu vô địch SEA Games 2003 Hoàng Hồng Anh cũng giành HCĐ nội dung C1 500m nam.

Như vậy với 3 HCV - 3 HCB - 1 HCĐ, Canoeing Việt Nam đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu Vàng tại SEA Games 24 khi xếp hạng 3 toàn đoàn sau Mynamar và Indonesia.

Karate: Giành trọn 2 HCV ngày cuối, Karate vượt chỉ tiêu

Trước ngày thi đấu cuối cùng, với 4 HCV ở các nội dung Kata và Kumite cá nhân, Karate Việt Nam đã hoàn tất chỉ tiêu Vàng và khả năng vượt lên được đặt vào ngày hôm nay khi 2 đội kumite nam, nữ cùng ra quân.
Đội nam vào trận đầu tiên đã dễ dàng đáng bại Philippines 3-0 ở vòng tứ kết. Thắng tiếp Brunei cùng tỷ số. Trong trận chung kết với đối thủ số 1 tại khu vực Malaysia, các võ sỹ nam Việt Nam tiếp tục giành chiến thắng để mang về tấm HCV thứ 5.

Tại nội dung của nữ, đội Việt Nam đã có trận thắng quan trọng trong ngày thi đấu cuối trước Malaysia ở vòng tứ kết và cánh cửa Vàng đã mở rộng.

Thắng tiếp Thái Lan 2-1 ở bán kết và đánh bại Philippines ở chung kết, đội nữ chính thức đăng quang.

Với 6 HCV - 6 HCB - 5 HCĐ, Việt Nam cùng Malaysia (8 HCV) khẳng định vị trí dẫn đầu Karate khu vực và quan trọng hơn các võ sỹ của chúng ta đã vượt chỉ tiêu đề ra tới 2 HCV.

Bóng chuyền: Chỉ có 2 ngôi á quân

Nếu trận thua 0-3 (18/25, 17/25, 22/25) của nữ Việt Nam trước ĐKVĐ Thái Lan là điều được dự báo từ trước bởi vẫn còn khoảng cách quá lớn về chuyên môn, thì trận thua của đội nam trước Indonesia thực sự gây sốc với những người hâm mộ môn thể thao này.

24 giờ trước, Indonesia đã thua Việt Nam 2-3 ở trận cuối vòng bảng, điều đó ý nhiều đã thổi lên hy vọng bóng chuyền nam sẽ có tấm HCV lịch sử, dù vào đến đây cũng đã là điều kỳ diệu quá lớn.

Thế nhưng, ngay sau tiếng còi khai cuộc, Indonesia như "lột xác" khi trình diễn lối chơi hơn hẳn về đẳng cấp để nhanh chóng kết thúc trận chung kết với tỷ số 3-0 (21/25, 20/25, 22/25).

Cũng cần phải nói thêm rằng, trong trận chung kết này, đội tuyển Việt Nam không có được tâm lý thoải mái như ở vòng loại nên đã không phát huy tối đa được những điểm mạnh của mình.

Nhưng dù sao với 2 chiếc HCB, bóng chuyền Việt Nam cũng đã có 1 kỳ SEA Games thành công, nhất là với đội nam khi 2 năm trước còn tay trắng.

Nhảy cầu: Đôi nam giành HCĐ cầu mềm 10m


Với 324.93 điểm, cặp Nguyễn Minh Sang/Vũ Anh Duy đã giành được tấm HCĐ nội dung đôi nam cầu mềm 10m. HCV là cặp đôi Thái Lan với số điểm chênh lệch lên tới... gần 100 điểm!

Vào buổi chiều cùng ngày, Hoàng Thanh Trà/Nguyễn Hoài Anh cũng giành thêm tấm HCB ở nội dung đôi nữ cầu mềm 3m.

Đua thuyền truyền thống

Trong nội dung cuối cùng của Đại hội, đội thuyền nữ 10 người Việt Nam chỉ về đích hạng 5/6 xếp trên duy nhất đội Lào ở cự ly 500m. Như vậy, đua thuyền truyền thống không giành được huy chương tại SEA Games 24.

Judo: Kết thúc với 1 HCĐ


Trong 2 hạng cân lớn của nam hôm nay, Judo Việt Nam chỉ có thêm tấm HCĐ của Đặng Hào ở hạng dưới 100kg khi thắng Divina Robertino (Philippines) trong trận repechage. Trong khi ở hạng trên 100kg nam, Lý Huỳnh Long lại thua ở trận tranh hạng ba.

Kết thúc SEA Games 24, Judo Việt Nam có 3 HCV - 1 HCB - 7 HCĐ. Một kết quả tốt nếu xét về chỉ tiêu, nhưng vẫn kém SEA Games 23... 1 chếc.

Taekwondo: Thất vọng!


Được đặt rất nhiều hy vọng vào ngày thi đấu này để hoàn tất chỉ tiêu 4 HCV, thậm chí là vượt lên, nhưng rồi Taekwondo Việt Nam kết thúc SEA Games bằng... 4 trận thua.

Đi xa nhất là Nguyễn Hữu Nhân khi tiến vào đến trận chung kết 54kg nhưng rồi không thể đánh bại nổi đối thủ chủ nhà Thái Lan nên chỉ có HCB. 58kg nam từng là hạng cân nổi tiếng với những cái tên: Trần Quang Hạ, Hồ Nhất Thống... nay đã chỉ còn là kỷ niệm khi Lê Huỳnh Châu cũng chỉ có tấm HCĐ. Tương tự là cựu binh Bích Hạnh ở 51kg nữ.

Và gương mặt thay thế Huyền Diệu ở hạng 47kg nữ, Bích Ngọc còn không thể qua nổi tứ kết khi để thua võ sỹ Philippines ở ngay vòng tứ kết. Với 3 HCV - 4HCB - 6 HCĐ và chỉ xếp sau Thái Lan, nhưng với kết quả này Taekwondo đã không đạt được chỉ tiêu đăng ktý 4 Vàng.

Hơn thế, chính việc không có được chức vô địch nào ở ngày cuối, Taekwondo đã khiến đoàn TTVN không thể "cấp đích" mục tiêu 65 HCV trong ngày thi đấu áp chót.

Quần vợt: Có thêm HCĐ đôi nam

Dù được xếp là hạt giống số 4 ở nội dung đôi nam nhưng Đỗ Minh Quân/Lê Quốc Khánh không thể vượt qua cặp Mamiit/Taino (Philippines) ở vòng bán kết khi thua với tỷ số 0-2 (3/6; 5/7) và chỉ giành HCĐ.

Thể dục nghệ thuật:

Kết thúc cuộc thi toàn năng nữ, đội Việt Nam với cặp Trần Thị Minh Thu, Lưu Hoài Thu chỉ xếp hạng 8/9 và... 9/9 nên không giành được huy chương.

Cầu mây:

Thua Indonesia và cả Thái Lan trong khuôn khổ vòng loại bảng A nên đôi nam Việt Nam đã sớm bị loại. Riêng đôi nữ với chiến thắng 2-0 trước Lào đã vào bán kết để gặp Philippines.

Bowling:

Ở nội dung cuối cùng, đôi nam-nữ, các VĐV Việt Nam vẫn không thể cải thiện được thành tích khi chiếm luôn.... 2 vị trí cuối, thứ 11 và 12.
 
Olympic VN kết thúc SEA Games 24 trong cơn ác mộng!

Tái đấu Singapore sau thất bại bẽ mặt 2-3 ở vòng bảng, ở cuộc so tài mà Olympic VN có nhiều biến động, các tuyển thủ đã không thể gượng dậy, chìm vào "ác mộng" thua trắng 5 bàn trong trận tranh HCĐ chiều 14/12...

Có lẽ, mọi ngôn từ để diễn tả về Olympic VN ở trận đấu cuối SEA Games 24 đều trở nên vô nghĩa. Và cũng quá khó để chọn lựa câu chữ cho phù hợp. Thực sự, BĐVN không phải đến 14/12 mới "đầu hàng" mà chúng ta đã gục ngã ngay từ vòng bảng, và hôm nay chỉ là hình ảnh cuối cùng cho một kỳ SEA Games buồn mang tham vọng vượt tầm.

Không thể tệ hơn được nữa, liệu BĐVN có dám mổ xẻ đến nơi, làm tận gốc để đi lên, khi thực tế cho thấy rằng, ông Riedl không phải là căn nguyên gây ra thất bại?

Một danh hiệu: tranh hạng 3, là đoạn kết mà cả 2 đội bóng cùng bảng B đều không nhắm tới. Tuy nhiên, với người Việt Nam, cuộc tái đấu này lại mang nhiều ý nghĩa, vượt ra khỏi mục tiêu chiếc HCĐ: cơ hội để "rửa mặt" sau thất bại bẽ mặt 2-3; hình ảnh một Olympic VN không còn là thời của thầy Riedl, thay vào đó là một tân thuyền trưởng mới mà cũ: HLV Mai Đức Chung...

Đội hình xuất phát:

Olympic VN: Vĩnh Lợi, Nhật Tân, Long Giang, Xuân Hợp, Quang Thanh, Vũ Phong, Công Minh, Duy Nam, Tiến Thành, Công Vinh, Thanh Bình.

Olympic Singapore: 1-Sunny, 2-Ridhuan, 3-Ismall, 4-Isa Abdul, 6-Bin Khaizan, 11-Fazrul, 12-Sjaiful, 15-Tengku, 17-Ishack, 21-Casmir Agu, 22-Jumaat

Trọng tài: Suresh (Indonesia)

Như vậy, so với trận đấu ở vòng bảng, cả 2 đội đều có những thay đổi trong đội hình ra quân. Và đội VN cũng trở về trang phục truyền thống: toàn đỏ.

5 phút đầu tiên của trận đấu đi qua và chưa có tình huống nào đáng kể diễn ra trên sân.

Phút 8: Singapore có quả phạt góc bên cánh phải nhưng cú sút của Tengku (15) câu bóng vào trung lộ không chuẩn xác.

Phút 9: Sjaiful (12) tung ra cú sút nguy hiểm về khung thành Vĩnh Lợi, bóng bay qua xà.

Phút 10: Sau đường chuyền của Casmir Agu (21), Fazrul (11) đánh đầu tạo nên thêm một pha sóng gió khác trước cầu môn của Vĩnh Lợi.

Singapore những phút vừa qua chơi lấn sân Olympic VN với những pha câu bóng bổng của đội bóng áo xanh tỏ ra rất đáng ngại.

Phút 15: Olympic VN phản công nhanh, đội trưởng Công Vinh tăng tốc bứt phá đi bóng bên cánh trái rồi nỗ lực tạt sang cho đồng đội. Thế nhưng, ý đồ tổ chức của đội bóng áo đỏ nhanh chóng bị đội bạn ngăn cản.

Phút 18: Công Vinh thực hiện đường chuyền lên cho Thanh Bình đang ở trong vòng cấm địa, tuy nhiên, Ismall (3) đã nhanh chân hơn.

Phút 19: Phùng Công Minh bật người lên tung ra một cú sút căng từ xa, buộc thủ thành Sunny (1) phải bay người đẩy bóng, chịu phạt góc.

Phút 21: Công Vinh đi bóng mạnh mẽ bên cánh trái rồi thực hiện đường chuyền rất đẹp và chuẩn xác cho Thanh Bình. Thế nhưng ở giữa tâm điểm của 2 hậu vệ đối phương, Bình đã không thể xoay sở để thực hiện pha kết thúc.

Phút 24: Một pha sóng gió trước cầu môn Olympic VN và tưởng như Tô Vĩnh Lợi đã phải vào lưới nhặt bóng. Quả tạt bóng hết sức hiểm hóc của Ismall (3) vào trung lộ, Ishack (17) bật lên đánh đầu, nhưng rất may Long Giang kịp phá bóng, giải vây.

Phút 26: Đến lượt Quang Thanh đánh đầu phá bóng cứu nguy sau một pha kết thúc của đối phương, chịu quả phạt góc.

Dù Oympic VN chơi dẩn tốt lên, trong đó nhờ nỗ lực đáng kể của đội trưởng Công Vinh nhưng Singapore mới là đội tạo nên những mối nguy hiểm đáng kể, gây khó cho chúng ta. Rất may, cho đến lúc này, hàng thủ VN vẫn chơi khá bình tĩnh, không phạm sai lầm.

Phút 33: Xuân Hợp bay người phá bóng sau một quả tạt cánh đầy nguy hiểm của đối thủ. Có thể thấy, hôm nay các lá chắn của Olympic VN chơi hết sức tập trung.

Phút 37: Lưới của Tô Vĩnh Lợi đã bị rung lên. Nhận bóng từ đường chuyền của đồng đội, trong tư thế thoải mái không bị kèm, ở chếch bên cánh trái, Ishack (17) ung dung tung ra cú dứt điểm, cháy lưới Olympic VN. Ishack chính là tác giả bàn nâng tỷ số lên 3-0 cho Singapore ở trận vòng bảng.

Phút 38: Ngay sau đó, VN phản công nhanh, và Công Minh tung ra một cú mạnh như búa bổ, tuy nhiên, thủ môn Singapore đã đẩy ra được.

Phút 44: 2-0 cho Olympic Singapore. Trong lúc các cầu thủ Việt Nam tưởng chừng như Fazrul (11) rơi vào thế việt vị, tuy vậy, không có tiếng còi của trọng tài cất lên và tất nhiên, bóng đã vào lưới của Tô Vĩnh Lợi!

Phút 45: Suýt chút nữa thì tỷ số hiệp 1 được... san bằng như trận vòng bảng nếu thủ môn Vĩnh Lợi không kịp ôm bóng sau cú sút căng của Casmir Agu (21).

Nhưng dù vậy, cách biệt 2 bàn cũng không phải là dễ dàng cho thầy trò ông Mai Đức Chung nếu muốn lội ngược dòng.

Có thể thấy, những ảnh hưởng của vòng bảng, bán kết, và cả cuộc chia tay với HLV Riedl đã khiến tinh thần Olympic VN không gượng dậy được.

Phút 50: VN có cơ may rút ngắn cách biệt sau cú đẩy bóng vào trong rất đẹp mắt của Công Vinh cho Tiến Thành, đáng tiếc là cầu thủ của Thanh Hóa không chạm kịp bóng.

Phút 52: Ishack (17) băng lên trống trải, đối mặt với thủ môn Vĩnh Lợi. Tuy nhiên, anh không sút ngay mà lại nhường cho Fazrul (11) kịp lao lên, đệm bóng vào lưới. 3-0 cho Singapore.

Phút 54: Olympic VN được hưởng đá phạt ngoài vòng 16m50, cú sút của Công Vinh đưa bóng đi vọt xà.

Phút 55: Fazrul )11) hoàn thành hat-trick sau cú đệm bóng cận thành. Và tỷ số đã là 4-0 nghiêng về Singapore. Kết quả thậm chí còn "ấn tượng" hơn cả ở vòng bảng.

Phút 64: Anh Đức phối hợp cùng Công Vinh băng lên, nhưng pha dứt điểm của anh vẫn không thắng được thủ môn Sunny (1)

Phút 66: Lại là Anh Đức chuyền sang cánh phải cho Công Vinh, tuy nhiên, lần này anh gặp sự cản phá của hậu vệ Singapore nên pha dứt điểm bị đổi hướng.

Phút 79: Casmir Agu (21) thoát xuống bên cánh phải, dứt điểm, nâng tỷ số lên 5-0 cho Olympic Singapore.

Trong tình thế đã bị vỡ trận, thời gian còn lại, Olympic Singapore không sút thủng lưới Tô Vĩnh Lợi còn là may mắn cho Olymic VN.


Buồn quá Việt Nam ơi!
 
BẢNG VÀNG THÀNH TÍCH CỦA ĐOÀN THỂ THAO VIỆT NAM
Tính đến 14/12

1. Bắn súng (đồng đội) 10m súng ngắn nam
2. Bắn súng (đồng đội) 25m súng ngắn nữ
3. Nguyễn Thu Vân (bắn súng) 25m cá nhân nữ
4. Súng ngắn (đồng đội) ổ quay nam
5. Hoàng Xuân Vinh (bắn súng) ổ quay nam
6. Đồng đội súng trường 3 tư thế nam
7. Duy Hoàng (bắng súng) súng trường 3 tư thế nam
8. Thu Hà - Bá Đông (Aerobic)
9. Nguyễn Thị Thanh Huyền (xe đạp băng đồng nữ)
10. Trương Thanh Hằng (điền kinh, 1.500 nữ)
11. Vũ Thị Hương (điền kinh, 100m nữ)
12. Phạm Thị Huệ (vật tự do, 51kg nữ)
13. Mẫn Bá Xuân (vật tự do, 74-84kg)
14. Đặng Thị Vân (vật tự do, 48kg nữ)
15. Rowing (Thanh Bình - Đình Huy)
16. Trương Thanh Hằng (điền kinh, 800m nữ)
17. Nguyễn Đình Cương (điền kinh, 800m nam)
18.Nghiêm Thị Giang (vật, 55kg nữ)
19. Bùi Thị Nhung (nhảy cao)
20. Lương Thị Quyên (vật tự do, 59kg)
21. Vũ Văn Huyện (điền kinh, 10 môn phối hợp)
22. Nguyễn Thị Lệ Dung (đấu kiếm)
23. Nguyễn Hữu Việt (bơi lội, 100m ếch nam)
24. Vũ Trà My (wushu, trơờng quyền nữ)
25. Phạm Đức Kháng (vật, 55kg nam)
26. Nguyễn Doãn Dũng (vật, 66kg nam)
27. Bùi Tuấn Anh (vật, 60kg nam)
28. Đỗ Hữu Cường (kiếm 3 cạnh cá nhân nam)
29. Dương Anh Vũ (Carom 1 băng nam)
30. Vũ Thùy Linh (wushu, nam quyền nữ)
31. Nguyễn Thị Thiết (cử tạ, 63kg nữ)
32. Nguyễn Thị Bích (wushu, tán thủ -48kg nữ)
33. Phạm Anh Yên (wushu, tán thủ 56kg nam)
34. Nguyễn Thuý Ngân (wushu, tán thủ 52kg nữ)
35. Nguyễn Văn Tuấn (wushu, tán thủ 65kg nam)
36. Phan Thị Hà Thanh (TDDC, nhảy ngựa nữ)
37. Nguyễn Minh Tuấn (TDDC, vòng treo nam)
38. Đồng đội kiếm chém nữ
39. Nguyễn Hà Thanh (TDDC, xà kép)
40. Đỗ Thị Ngân Thương (TDDC, cầu thăng bằng)
41. Phạm Phước Hưng (TDDC, xà đơn)
42. Vũ Tâm/Thị Nhu (bi sắt, đôi nam nữ)
43. Nguyễn Đình Cương (điền kinh, 1.500m)
44. Phạm Văn Mách (thể hình, 55kg)
45. Văn Ngọc Tú (Judo, 48kg)
46. Vũ Thị Hương (điền kinh, 200m)
47. Trần Văn Toàn (pencak silat, 55kg)
48. Lê Thị Hồng Ngoan (pencak silat, 65kg nữ)
49. Văn Hoàn/Văn Long (canoeing, đôi nam)
50 Bắn cung (đồng đội nam)
51. Karate (đồng đội kata nữ)
52. Vũ Thị Nguyệt Ánh (karate, Kumite nữ)
53. Nguyễn Thị Kiệu (Judo, 57kg nữ)
54. Trần Thị Bích Trầm (Judo, 52kg nữ)
55. Thu Hồng (Pencak silat, 55kg nữ)
56. Nguyễn Trọng Cường (taekwondo, 82kg nam)
57. Nguyễn Văn Hùng (taekwondo, 84kg nam)
58. Nguyễn Thanh Quyền (pencak silat, 80kg nam)
58. Nguyễn Ngọc Thanh (karate, -60kg nam)
59. Nguyễn Thị Hải Yến (karate, -60kg nữ)
60. Nguyễn Thị Hoài Thu (taekwondo, 59kg nữ)
61. Trần Hữu Trí (canoeing, K1 500m nam)
62. Văn Hoàn/Văn Long (canoeing, C2 500m nam)
63. Đồng đội karate (Kumite nam)
64. Đồng đội karate (kumite nữ)
 
Như vậy là đoàn thể thao Viẹt Nam đã mất vị trí thứ 2 vào tay Malaysia.Buồn quá...
 
Kết thúc ở vị trí thứ 3 với 64 HCV cũng đã là một thành công của TTVN rùi.
Cố gắng ở SeaGames sau thui!
 
Cứ tưởng đoàn TTVN sẽ ăn chắc ở vị trí thứ 2.Thế mà lại bị cướp mất...:(:)(:)(:)((
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Back
Top