Oai , thấy mấy bác không chuyên về kỹ thuật ... bàn về cái chuyện sạc mà em buồn cười quá đi mất !
--- Có thể nói cơ chế của nó thế này :
--- PIN : Khi nói đến pin thì 2 thành phần khá quan trọng được quan tâm là : điện áp , và dung lượng .
Điện áp thì được biểu thị là Volt ( Vôn) thí dụ Pin nokia 3,7V
Dung lượng , được biểu thị là mAh ( mili ampe giờ ) hoặc Ah ( ampe giờ ( đối với loại có dung lượng rất lớn) )
Thông thường các pin điện thoại thường được ký hiệu mAh ( vì dung lượng cả chúng khá nhỏ ) .... Ví dụ 750mAh , 950mAh , 1050mAh ....v.v.
--- //// Dung lượng và sự tiêu thụ :
Về lý thuyết , nếu một Pin 3,7V 950mAh ... cung cấp cho một mạch điện ăn dòng 950mA thì được 1 giờ là Hết .
Trên thực tế : Để bảo vệ các mạch điện tử ( nhất là những máy điện thoại ) ... khi pin quá yếu thì không cho phép hoạt động nữa ... do đó nếu một mạch điện ăn dòng 950mA thì thời gian của pin dùng không phải được 1 giờ theo lý thuyết mà chỉ bằng khoảng 2/3 hoặc 3/5 có nghĩa là khoảng 0,6 giờ ( hay 36 phút ) mà thôi .
--- khi dùng quá kiệt điện có thể gây sai lệch , hư hỏng cho thiết bị ( nếu không có mạch bảo vệ ) vì điện áp yếu , hoặc hỏng pin vì quá kiệt không thể nạp hay phục hồi .... Vì lẽ đó thường có mạch " điều tiết " và bảo vệ .
--- Sạc pin và mạch bảo vệ : Trái ngược quá trình tiêu thụ là quá trình " Nạp " điện .
Thời gian nạp điện phụ thuộc vào ( dung lượng của pin ) , dòng đầu ra của bộ sạc ( hoặc IC điều khiển nạp ) .
Về lý thuyết khi sạc 1 pin 950mAh mà sạc có dòng output = 950mA thì cần sạc 1 tiếng là đầy ... TUY nhiên
--- Khi nạp dòng cao thì khả năng cháy nổ , nhanh hư pin ... các nhà sản xuất khuyến cáo nên sử dụng dòng nạp khoảng 10% đến 20% dung lượng của pin là tốt nhất .
--- Tuy nhiên bạn sẽ chờ dài cổ để sạc đầy ... vì lẽ đó có nhiều loại sạc có dòng lớn , sạc nhanh đầy ... rồi đến kỹ thuật sạc xung ( sạc ngắt quãng ) ... Nhằm tiết kiệm thời gian quá trình sạc pin ( Tuy điều này là rất không tốt ) .
--- Nếu có điều kiện thời gian ( VD sạc qua đêm ) thì dùng sạc có dòng out put nhỏ hơn ( tuy sạc lâu ) nhưng pin sẽ bền và tốt hơn .
/// Mạch sạc và quản lý điện năng : Trong hầu hết các điện thoại nokia hay các đồ điện tử cao cấp .... Đều có mạch điện tử để điều khiển quá trình Nạp điện cho pin . Bạn sẽ yên tâm là khi pin đầy thì nó tự động cắt ... để bảo vệ Không sạc pin nữa ( tránh hỏng pin ) ... và khi pin yếu đến một mức nhất định thì mạch sạc lại cho phép sạc .
( Nói như vậy không phải nó như cái cầu bập bênh cứ đầy thì ngắt , tụt lại sạc ) ... như thế thì rất nhanh hỏng pin ( theo kiểu sạc nhồi , hay sạc mà vẫn dùng điện thoại ) ....
Cách thức quản lý điện năng hay sạc kểu này chỉ tồn tại ở các đời máy cũ ( khi mà kỹ thuật điện tử thời đó chưa được hoàn hảo cho lắm ) ... với các thiết bị mới , khi sạc đầy là mạch sạc trong máy tự ngắt .... trừ khi bạn rút dây sạc ra .... và điện áp trong máy yếu đến mức độ sạc có thể hoạt động thì quá trình sạc mới lại tiếp tục sạc ( cách sạc nhồi ) .
Cách sạc này nó đã có ưu điểm rất nhiều so với cách sạc ... bập bênh .
--- Còn trong máy móc , thiết bị , đều có IC sạc ( phục vụ quá trình sạc ) , IC nguồn ( quản lý cung cấp điện năng cho các khối mạch điện ) .... Tất cả nhằm hạ chế và nâng cao độ bền của thiết bị lên mức cao nhất ....
Vì thê hãy yên tâm mà sử dụng .
( QueDuong
www.dientuvietnam.net )