• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

[DIY] CASE FOR GAMER – GLADIATOR - Đì-zai bay vdz

vdz

New Member
( đăng lần đầu tiên tại vozforums.com bởi vdz )


Đây là 4 phần đầu trong bài viết 16 phần tại voz :

http://vozforums.com/showthread.php?t=109473


Phần 1: SỰ KHỞI ĐẦU

Câu chuyện bắt đầu từ một buổi offline với vOzer tại Đà Nẵng khoảng giữa tháng Ba . Trong lúc đang cao hứng vDz đã “ tuyên bố “ … mục tiêu tiếp theo sẽ là mod một cái case dành cho game thủ v.v… và v.v…”
Vài ngày sau, trong khi đang ngồi café cóc chợt nhớ lại vụ “ nổ “ hôm off thấy ý tưởng về một cái case mang phong cách game thủ cũng không phải tồi.
Một cái case cho game thủ …. ?*%$@
………
Một hôm đang nhảy cò cò trên web lại lòi ra cái này


83760305wk4.jpg



Ý tưởng cho cái case trở nên có mục tiêu và dần rõ ràng hơn: Hình ảnh của các Đấu sĩ thời cổ .
Vài nét vẽ vội khi đang ngồi café cóc

13736198ok6.jpg



Phát thảo ban đầu còn mang hơi hướng của một Alienware … Không sao cả, vì bản thân tui cũng thích phong cách của Alienware, nhưng không chắc …tui sẽ làm như Alienware
Hình ảnh mà tui muốn hướng đến là một Chiến Binh Thép

designcopy2ju4.jpg


……………….
Trong gần một tháng sau, trong đầu mới định hình rõ ràng được cái case muốn làm. Các chi tiết mặt ngoài, chất liệu thi công được lựa chọn, sàng lọc thử trong đầu … cuối cùng quyết định nhôm là vật liệu chính. Nhiều phát thảo được vẽ ra …để cố liên kết mọi chi tiết thiết kế các bộ phận lại với nhau …
Các review về “case cho game thủ” được tích cực ngâm cứu, học tập... Các yêu cầu cho hiện tại và tương lai cũng được cân nhắc …
Cuối cùng cũng tạm chấp nhận một mẫu có vẻ khả thi nhất để làm cơ sở thực hiện

maketcase2zv6.jpg

Tui đã tính toán rất kỹ để nhằm mục đích thực hiện được project với những phương tiện đơn giản nhất.
Thật sự mà nói, cái project kéo dài hơn 4 tháng này thì chỉ tháng đầu tiên là chiếm nhiều thời gian làm việc nhất. Những lúc được rảnh một chút thì trong đầu lại suy nghĩ về project. Hầu như toàn bộ công đoạn thi công các chi tiết đã được làm thử (trong đầu) để sàng lọc, chọn phương án tốt nhất, phù hợp với vật liệu và phương pháp thi công a-ma-tơ của tui.

Xem trên các 4rum ở ngoãi , thấy bọn chúng xài các công cụ cầm tay …. mà thèm. Khi mà trong tay chỉ có vài món đồ đơn giản thì cũng đừng mắc công nghĩ đến thiết kế phức tạp …chi cho mệt.
Sau khi cảm thấy các vấn đề chính được giải quyết tạm ổn , tranh thủ một ngày rỗi bắt tay vào thực hiện ( chứ không để lâu quá mất hứng , dân gian cũng có nói một câu gì gì đó… đại loại như vậy .)



Phần 2 : KHUNG CASE BẰNG SẮT HỘP
“Giải pháp của dân A-ma-tơ”

Trước khi “cà kê” về quá trình thi công, tui xin nói gọn về “ công nghệ DIY “ của mình.
”Tui luôn hướng về một mục tiêu chính xác bằng những công đoạn không chính xác.”
Nói cách khác, nếu bạn không có máy gia công cơ khí chính xác ( vd : CNC …) thì hãy suy nghĩ cách thức làm việc dựa trên những phương tiện kém chính xác hơn, nhưng kết quả cuối cùng …phải chính xác.

Bắt tay vào ……
Uốn cong một thanh sắt hộp không cần phải có “khiếu” về cơ khí gì cho lắm. Chỉ với vài dụng cụ đơn giản. Dùng máy cắt cầm tay, cắt các rãnh ngang thanh sắt hộp ( thưa – dày tùy độ cong cần thiết ),



39269465gl9.jpg

uốn cong > hàn > mài nhẵn.



16468460sa2.jpg

Đây chỉ là đoạn cong đơn giản, còn với các đoạn lớn , cần độ chính xác và thẩm mỹ hơn thì có phương pháp khác .

Cũng đơn giản như vậy, cắt các thanh sắt và hàn lại với nhau .
Cái khung sắt bên trong nhanh chóng được hoàn thành : trông cũng bình thường thôi. Ba vòng của em nó : 23cm - 50cm - 53cm . Ở đây dùng một cây sắt hộp vuông 14 mm , dày 1mm



38926921xg5.jpg

Nói lại tất cả công đoạn này thì dễ , nhưng để tự làm được tất cả điều này, bạn cũng cần phải học qua cách sử dụng thành thạo các máy công cụ cầm tay cho an toàn . ( Kinh nghiệm bằng máu của bản thân tui – may là chưa bằng xương !!! )
……………….

Ba ngày sau : Thành phần khung sắt của body ( cái này quyết định “kiểu dáng công nghiệp” đây ! ) được dựng xong theo một phương pháp rất cổ điển : Đo và hàn trực tiếp tựa trên khung chính nhờ các thanh sắt nhỏ chống gá tạm để hàn ( trên hình các chi tiết này đã được tháo gỡ ). Đây là một phương pháp “độc quyền” hổng giống ai, vì khả năng cơ khí của tui chỉ làm được như vậy ).



75974360cp0.jpg

Mọi thứ có vẻ đang được tiến hành tốt. Ít ra thì mọi người chung quanh cũng nhận ra đây là một cái khung sắt ( chỉ thắc mắc là không biết để làm gì ? )


11107778or3.jpg

Bộ khung xi-cà-que này được tui đặt gần bàn làm việc, sau hai ngày ngắm nghía, xem xét và ra quyết định: sửa vài chi tiết nhỏ nhưng rất quan trọng
Vài cạnh thẳng của body được chỉnh cong lại cho đúng với mô hình đã dự định

34469228pa7.jpg



Các cạnh cong trên khung chính được bỏ đi do yêu cầu kỹ thuật.



89592191du7.jpg




Và đây là hình ảnh chung cuộc cho giai đoạn này.


10uc4.jpg

Nhìn cái khung sắt này tự dưng tui cảm thấy …. con đường đau khổ …. hiện ra trước mắt.



11lb0.jpg




Phần 3 : VỎ CASE BẰNG NHÔM
“Bết choi” nhưng “khó chơi”

Như đã dự tính : Nhôm là vật liệu chính dùng để gia công , nhưng chọn độ dày phù hợp cũng là vấn đề : Nhôm càng dày
thì càng … mỏng ví. - Nói vậy thôi , tui đã tính làm nhôm dày 1,2 – 1,5 mm là hiệu quả nhất. Chính vì thế nên phải cần một cái khung bằng sắt hộp để dễ gia công và đảm bảo vững chắc.
Vì khó tính chính xác lượng nhôm cần thiết nên mua đại gần 2 m2 nhôm tấm dày 1,2mm. Cuối cùng cũng vừa đủ, thậm chí còn dư cho bà ve chai …

Mục tiêu thứ nhất:
Đầu tiên lấy một tấm giấy bìa cắt và ướm thử lên khung sắt để tạo hình khối cho body. Các cạnh cần gấp được miết cẩn thận. Chỉ có cái kéo và cuộn băng keo dán để hổ trợ quá trình đo đạt 3D rất 3D này !!!.



12bj3.jpg


OT : Nếu ở nước ngoài, có khi tui chỉ cần cầm cái que chấm chấm mấy cái… rồi giao cho cơm-piu-tờ dựng hình…chuyển sang máy robot gia công, phần tui chỉ có nhiệm vụ …. trả tiền.


Dính tấm giấy bìa mẫu đã được dãn phẳng ra lên tấm nhôm, đánh dấu các các vị trí đường cắt và gấp. Chú ý các điểm giao nhau của các đường để có thể lấy mẫu chính xác. Kinh nghiệm là ngoài rìa nên để dư ra một ít, vì chúng ta có thể cắt bớt lại nếu dư, nhưng bù thêm thì … chưa chắc !!!



13hq9.jpg

Công việc tiếp theo là dùng kéo cắt tôn cắt ra và gấp các cạnh cần thiết lại. Đầu tiên tui gấp các cạnh bên trong, sau khi gá thử vào khung mới đánh dấu để gấp cạnh phía sau.

Mánh nhỏ : Dùng sống con dao rọc giấy (loại lưỡi bẻ được) kẹp với cây thước để rạch sâu các đường sẽ gấp ( phía sẽ gấp vào) sẽ giúp đường gấp không chạy bậy. Phương pháp để gấp cạnh thì có nhiều cách, đại khái là bạn làm thế nào để kẹp được tấm nhôm một bên đường gấp , phần còn lại là dùng một cái búa cao su hoặc một thanh gổ có cạnh vuông ( khoảng 5x5 cm) để vỗ xuống từ từ.



14yt6.jpg


Tấm nhôm sau khi gấp các đường ở giữa và cạnh sau được gá vào khung - dùng vít bắn để giữ tạm. Dùng búa cao su vổ nhẹ các mép rìa phía trước và trên khít đều vào khung sắt. Nói chung một vật mềm ( đàn hồi) có mặt tiếp xúc lớn là phù hợp, những đầu búa sắt nhỏ có thể để lại nhiều dấu vết.

.....


15uz2.jpg


Sau khi tiêu thụ ½ chai coca mới được hai tấm thế này. Bạn có thể thấy tui cố định tạm bằng các con vít bắn




16lo3.jpg


Đường gấp phía trên: độ cong nếp gấp từ trước ra sau được bo tròn dần để tạo cảm giác mềm mại hơn cho hình khối và hài hòa hơn với chi tiết của báng tay cầm sẽ làm sau.


272vn6.jpg




Mục tiêu thứ hai :
Cũng dùng giấy bìa để tạo mẫu trên khung sắt



17zr5.jpg

Có một chút phiền toái là dù mẫu đơn giản nhưng phải dùng cưa lộng để cắt cho chuẩn. Vì các đường cắt này sẽ lộ ra ngoài khi hoàn thiện, nên tui không muốn sau này phải tốn thêm thời gian cho khâu hậu kỳ , nếu cắt bằng kéo cắt tôn.
* Note : Dùng kéo cắt tôn thì nhanh hơn, nhưng đường cắt không được phẳng phiu.



18bx3.jpg


Cuối cùng em nó cũng vào khung .
Lưu ý : các vị trí đấu ghép các thành phần lại với nhau phải dự trù dư một tý ( Chẳng qua là Ông Bà mình vẫn dạy “ Thà thừa chứ không để thiếu ! “ ). Sau này khi ta ghép các thành phần với nhau, nếu có chỉnh sửa cũng còn “ đất dụng võ“



20dp1.jpg




Mục tiêu thứ ba :
Sau khi trải qua kinh nghiệm chinh phục hai mục tiêu trước, mục tiêu mới lại có vấn đề mới. Cũng dùng giấy bìa để tạo hình mẫu , nhưng lần này giấy bìa không thể tạo được mẫu hình khối mà tui mong muốn.
Chai Coca thì đã hết, thôi … để đó tính sau.



21cx0.jpg


Sau hai ngày “biến tư duy thành hành động” tui mới tạo được miếng nhôm để bảo vệ cái trán của Đấu sĩ. Đầu tiên tui gấp các cạnh thẳng, rồi gò …rồi thử, rồi gò …thử, thử … gò.
Kết quả khi gắn vào thử… sau khi gò.



24jh9.jpg


Sau đó tạo thêm một đường gấp mới phía trên để tôn cao cái kỳ trên đầu, cho đường nét ăn nhịp với báng tay cầm hơn.


23yw3.jpg

Bây giờ thì kết quả công việc có vẻ tốt hơn so với khi làm mẫu bằng giấy nhiều. Nói thiệt chứ mục tiêu này mà không qua chắc project cũng tiêu luôn.


Sau khi làm thêm chi tiết nhỏ trước mũi, tiện tay làm thêm đường gờ nổi mới để nới rộng thêm chiều ngang và đường nét hình khối cũng bớt đơn điệu. Thật ra đây là đường gờ xuất phát từ yêu cầu kỹ thuật, nhằm tăng cường chịu lực của bề mặt nhôm . Lý do rất đơn giản : vật liệu mỏng thì ở những bề mặt lớn sẽ dễ vênh. Như nói ở trên : khi … cái ví của tui … chọn loại nhôm mỏng 1,2mm thì tui cũng đã nghĩ đến giải pháp này.


25cp4.jpg


Hậu quả của sự hiệu chỉnh này là phải sửa lại khung sắt …. cho phù hợp với dáng em. Nhưng cũng không sao, dân chơi mà sợ chi …. tốn thêm chút thời giờ.



26wg4.jpg


Miếng nhôm trên báng tay cầm được gia công có vẻ dễ dàng hơn nhờ kinh nghiệm thi công mấy phần trước


28jm5.jpg

Nhưng phần bên dưới thì không như vậy.Vì phần này có liên quan đến ổ đĩa quang, các cổng I/O và nút power, đèn led … nên cần nghiên cứu thử trước với mẫu thật. Riêng cái mặt trước chỗ CD làm tui tốn không ít thời gian để tạo hình khối cho ăn khớp với phần trên. Nói gọn là có hai mẫu đã chuyển cho bà ve chai …gia công tiếp.


29ef8.jpg


Khi đặt CD và các cổng I/O ở vị trí này , tui cảm thấy chắc phải mod lại mớ dây nhợ rồi…Nhưng với ý định là hạn chế thấp nhất các chi tiết máy móc lộ ra bên ngoài, nên cũng đành chấp nhận. Lúc đầu tui cũng có ý bố trí ổ CD lên phía trên; nhưng như vậy mỗi lần xài lích kích lắm đối với người hay tìm đồ trong CD như tui.


30ap1.jpg



Phần 4 : MÁT-TÍT
Nghĩa là Tít và Mài ..cho đến khi “Thành Đạo”​

Nhôm là vật liệu dễ gia công bằng tay, nhưng cũng để lại nhiều vết tích chiến tranh nhất. Vì thế khâu mát-tít và mài láng rất được tui coi trọng . Nói thật chứ việc mài bóng mấy cái đế đồng tản nhiệt so với công đoạn này chả là cái đinh gì hết.

Mát-tít sử dụng là loại keo tít xe có bán tại các tiệm bán sơn cho “thợ sơn tút xe”. Một combo như trong hình khoảng 10.000 đ. Mỗi lần dùng trộn một ít vừa đủ, vì sau khi trộn xong rất mau khô. Tỷ lệ khoảng 1 muỗng café chất màu xám với 1 hột đậu xanh chất màu vàng. Trộn đều hai thứ thành một hổn hợp vàng nhạt, dùng một miếng gạt bằng cao su cứng để tít. Ở đây tui dùng cái dao vẽ tranh (chẳng qua vì quen tay thôi) vì bề mặt cần mát-tít cũng không phẳng và lớn quá .


31hk6.jpg


Phần đầu và trán của Đấu sĩ do được gia công kỹ quá nên bây giờ ăn đầy mát-tít


32xr4.jpg

Các vết lằn gấp cũng cho một tí để bề mặt ở các đoạn cong được nhẵn liên tục.


33pb7.jpg


Chờ khoảng 2-3 giờ cho mát-tít khô, dùng giấy nhám số 200 đánh khô sơ qua cho bớt xù xì. Sau đó dùng giấy nhám 400 kẹp bằng một miếng cao su to bản để mài nhẵn với nước. Số giấy nhám sẽ tăng dần lên 600 - 800 - 1000 để làm bề mặt nhẵn dần.Từ 600, nhớ đánh cả những phần nhôm không mát-tít để bề mặt dễ ăn sơn lót sau này. Sau khi bề mặt tạm nhẵn, làm vệ sinh, để thật khô, sơn đều lên một lớp sơn lót.

Lưu ý dùm là sơn lót khác với sơn thông thường (Thợ sơn hay gọi là sơn “ áp-rê “). Điều dễ nhận thấy là sau khi sơn lót, nước sơn không bóng và có cảm giác bột xù xì.Vấn đề này cần quán triệt khi mua sơn; vì nếu dùng nhầm, khi mài … thấy bà cố luôn.



34yi2.jpg

Đây là combo sau khi sơn lót xám


35rq1.jpg


Dù đã tít – mài chổng vó mới sơn lót, nhưng sau khi sơn khô vẫn còn thấy còn những chỗ bị phô, cần phải tít và mài lại. Bề mặt sau khi mài nhẵn cần kiểm tra trước những nguồn sáng ngược, để dễ thấy lỗi.
* note: Khi đang mài với nước rất khó thấy chỗ chưa đều, cho nên đôi khi cũng cần một cái khăn khô lau chỗ mài cho dễ quan sát.


36bc0.jpg

Qui trình TÍT – MÀI – SƠN LÓT này lặp đi, lặp lại đến ba bốn lần
Chỉ cần nhớ lại tuần lễ lao công này đủ ớn. Buổi trưa tranh thủ tít một tí, buổi tốt tranh thủ mài một tí. Trong quá trình luyện công gian khổ này tui mới hiểu tại sao bọn thợ sơn xe vespa … lấy tiền nhiều như thế !!!.
Dù sao thì hình dáng của một chiến binh cũng dần hiện ra


37zv6.jpg




cont.

...............

vdz@vozforums.com
 
Back
Top